intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẫu Báo cáo công tác chủ nhiệm giỏi

Chia sẻ: Tran Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

489
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Báo cáo công tác chủ nhiệm giỏi. Mời các bạn tham khảo báo cáo để biết được những nội dung chính và cách trình bày của bản báo cáo này. Với các bạn quan tâm tới việc soạn thảo báo cáo công tác chủ nhiệm giỏi thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẫu Báo cáo công tác chủ nhiệm giỏi

  1. PHÒNG GD & ĐT HƯNG HÀ          Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  Trường Tiểu học Lê Quý Đôn                   Độc lập – tự do – hạnh phúc BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GIỎI  ========================================                                Người thực hiện: Trần Hải Văn                                Công việc được giao:  Chủ nhiệm lớp 5B                                Năm học 2014 ­ 2015 I.  NHẬN THỨC VẤN ĐỀ      Trong tình hình Đất nước đang chuyển mình vào xu thế  hội nhập toàn cầu, Nhà  trường đang tiến đến mục tiêu khẳng định thương hiệu trong tương lai, đổi mới   phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động  của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những  con người lao động sáng tạo, làm chủ  bản thân, làm chủ  đất nước – có cả  đức lẫn  tài. Bởi “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là   người vô dụng”.         Thật vậy, song song với việc “ dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan  tâm đến việc: “Dạy người”. Vì đây là sự  nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân  mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. ‘ Tiên học lễ – hậu học văn” chân  lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Nên vấn đề  tu dưỡng   đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô, đặc biệt   là  người Thầy làm công tác chủ  nhiệm trong việc hình thành “Nhân cách” của các  em. Do vậy, chúng ta cần phải làm gì để  quá trình giáo dục này tiến hành một cách chu   đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể  đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện,  phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công  tác chủ nhiệm của nhà trường. C«ng t¸c Gi¸o viªn chñ nhiÖm lµ mét c«ng t¸c ®ßi hái ngêi Gi¸o viªn ph¶i quan t©m nhiÒu h¬n ®Õn häc sinh cïng víi viÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p thÝch hîp ®Ó gi¸o dôc häc sinh, bªn c¹nh ®ã ngêi gi¸o viªn cßn ph¶i tÝch luü thËt nhiÒu kinh nghiÖm cho c«ng t¸c chñ nhiÖm cña b¶n th©n m×nh. II.               NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1
  2.       Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng:  Sản phẩm giáo  dục mà chúng ta tạo ra không thể  biết trước chính xác kết quả  như  bao sản phẩm  của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh   không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn  luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại,  chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện  vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Như  vậy GVCN phải đề  ra được kế  hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả  tấm   lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy. Đầu năm học này,  tôi vùa mới về nhận công tác tại trường, được giao công việc chủ  nhiệm lớp 5B, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương. Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng   lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ  chức. Cơ  sở  vật chất khá đầy đủ, khang trang. Tạo không khí phấn khích trong học  sinh và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát. Được sự  quan tâm, giúp đỡ  của Ban giám hiệu,  đội ngũ giáo viên bộ  môn có   chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy. Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cô giáo chủ  nhiệm.     2. Khó khăn Vẫn còn một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không ổn định, cha mẹ  lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái. Một số  học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc  chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn mà giáo viên sẽ gặp phải khi làm công tác  chủ nhiệm. Nên tôi đề ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện : III.  MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản qui định 2
  3.    Giáo viên chủ  nhiệm cần phải nắm vững các văn bản qui định về  nhiệm vụ  của   học sinh trong nhà trường; về  qui định khen thưởng và kỷ  luật; về  nội qui và cách  xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ  biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, chúng ta   cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực   hiện công tác một cách hiệu quả; tối  ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những   luận cứ, luận chứng rõ ràng. (Luật giáo dục, Điều lệ  Nhà trường, Qui chế  đánh giá  xếp loại học sinh Tiểu học. Sau khi nhËn líp chñ nhiÖm ngoµi duy tr× sÜ sè HS, GVCN ph¶i n¾m b¾t ®îc HS ë tõng th«n, sè HS thuéc hé nghÌo cã hoµn c¶nh khã kh¨n. Líp 5BA: + Tæng sè HS: 32 em, trong ®ã: N÷ cã 11 em, Nam cã 21 em. + §é tuæi cña HS ®ång ®Òu. + Sè HS cña líp tËp trung ë các th«n: ­ Lộc Thọ :   6 em ­ Đồng Phú : 15 em ­ Bùi Xá : 4 em. ­ Phú Vính :  4 em ­ Long Nãi : 3 em   Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu đầy đủ các chi tiết sau đây:  Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C… Thành phần gia đình. Giáo viên chủ nhiệm tiến hành tìm hiểu lí lịch học sinh  đầu năm (cần chính xác: Họ  và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh… đúng theo khai sinh; địa chỉ  cụ  thể, họ tên   cha, mẹ và nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến: Các học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.  Diện gia đình chính sách, hộ nghèo. Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực. Thành phần bản thân: Căn cứ  vào sổ  điểm lớp; căn cứ  vào kết quả  học tập và hạnh kiểm của học sinh  ở  năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ  nhiệm cũ để  hiểu rõ thêm về  từng đối   tượng của lớp kể cả: Năng khiếu, thành tích tốt hoặc chưa tốt của học sinh.           + Học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém.           + Hạnh kiểm: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu. 3
  4.           + Đặc điểm: Năng khiếu; thành tích đạt được; những điều chưa tốt. Qua tìm hiểu sơ  lược, giáo viên chủ  nhiệm tiến hành sắp xếp chổ  ngồi cho   học sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai…). Sau đó chia  thành 3 tổ. Nếu được hãy lập sơ  đồ  lớp để  thuận tiện theo dõi và trao đổi với các giáo  viên bộ môn. 3. Lập sổ chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. Trong đó,   giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy đủ  các phần các mục  theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý: Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có). Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác). Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngoài giờ là vấn  đề quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch, cụ  thể theo tuần, tháng, ngày luôn có sự thay đổi gây hứng thú cho các em.  Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ:  o Họ và tên học sinh vi phạm. o Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lý. o Số lần vi phạm. Hiệu quả sau mỗi lần xử lý. o Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý. o Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – cô chủ nhiệm.                (Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh). Có sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần (A+, A, B, C, D).      4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm Giáo viên chủ nhiệm là cố  vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị  tập thể  gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của  học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh   hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể  hiện tinh   thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự  phê giúp đỡ  nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần  phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau: Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ  o Lớp trưởng. 4
  5. o Lớp phó học tập. o Lớp phó lao động. o Lớp phó văn thể mỹ. o Các tổ trưởng và tổ phó. o Sắp xếp chỗ  ngồi: Trước hết hãy để  cho các em quyền tự  chọn chỗ  ngồi theo ý thích, sau đó điều chỉnh dần dần, phân bố học sinh nam – nữ;   học sinh giỏi – khá – trung bình – yếu rãi đều ở các tổ. Tránh tình trạng   xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau. o Học tập nội qui trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận   nội qui của trường vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi  để thực hiện tốt. o Dựa trên nội qui trường, giáo viên chủ  nhiệm cho cả lớp thảo luận lập  thành nội qui của lớp o Phân công về  trực nhật lớp.Yêu cầu học sinh giữ  vệ  sinh (trong, trước,  sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc bàn của mình). Yêu cầu học sinh giám sát  và nhắc nhở  lẫn nhau trong việc giữ gìn vệ  sinh chung, nhằm giáo dục   tính cộng đồng cho các em.               5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm Để  buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ  nhiệm cần tiến hành một số  công việc sau: ­         Viết thư mời vào sổ  liên lạc và nhờ  học sinh gởi về  phụ huynh. Yêu cầu các  em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ  và chỉ  xét cho những trường họp vắng   có lí do chính đáng rồi liên hệ  trực tiếp với giáo viên chủ  nhiệm ngay ngày hôm sau  tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại). ­         Tổ chức phiên họp Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau: + Điểm  danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc hoặc thư mời từ phụ huynh. + Phổ biến bằng văn bản qui định về: Nội qui trường. Những thuận lợi và khó khăn của lớp. Thông báo các khoản thu đầu năm. + Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi đua cá nhân. Xin ý kiến đóng góp của quí   phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện. 5
  6. Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và  ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh. Chúng   ta cần đề  cử  3 phụ  huynh đứng vào ban đại diện cha mẹ  học sinh của nhà trường.  Thư kí ghi rõ họ  tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả  các ý kiến đóng   góp.  6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội  dung thực hiện thích hợp. Về  phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đội đề  ra trong tiết sinh   hoạt dưới cờ. Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể  mỹ, lớp phó lao động. Về  tổ chức: Giáo viên chủ  nhiệm thống nhất yêu cầu về  nội dung, hình thức   hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động. + Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua. + Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được. + Đề ra kế hoạch cho tuần sau. a) Hoạt động 1: Tự kiểm điểm Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng. Người vi phạm khuyết điểm: hành vi sai trái như  thế  nào? Mức độ  và hình   thức kỷ luật. b) Hoạt động 2 Theo dõi tình hình chung của Lớp        Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về  học tập (lớp phó học tập báo  cáo), về chuyên cần (lớp trưởng báo cáo), về nề nếp, việc thực hiện nội qui (đội sao  đỏ báo cáo), vệ sinh (lớp phó lao động báo cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể  – mỹ báo cáo Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong sổ họp lớp. Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ  – cá nhân, thông báo  trước  6
  7. Qua đó nêu lên được tổ  mạnh nhất về  mặt nào? Mặt nào còn hạn chế  cần khắc   phục? Tương tự  đối với tổ  yếu – chủ  yếu  ở  những mặt nào? Hướng khắc phục?   Đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và phê bình những cá nhân chưa tốt  c) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm ­         Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những   mặt nào? ­         Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng  và năng lực sẵn có của mình. ­         Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm. Thực hiện đến nơi đến chốn   để các em khác không bắt chước bạn vi phạm kỷ luật. d) Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đội đề ra. Phân công thực hiện  7. Tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ­         Để thay đổi tích cực về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho   các em nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ   rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tin thần đó các em có ý thức thi  đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ  học tập cùng rèn luyện và cùng   giúp đỡ  nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ  có ý nghĩa quan  trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để tổ chức tiết sinh hoạt này  đạt chất lượng và hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt một số công việc   sau đây: Nắm chắc mục đích yêu cầu của từng hoạt động trong chủ điểm tháng. Đề ra nội dung và hình thức hoạt động. Chuẩn bị  thật chu đáo trước khi tiến hành về  các mặt như: phương tiện, tổ  chức (chú ý về  phía giáo viên chủ  nhiệm phải làm gì? Còn phía học sinh phải  thực hiện được những yêu cầu nào mà giáo viên giao). PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ  NHIỆM VÀ CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO  DỤC KHÁC 1. Phối hợp cùng phụ huynh học sinh 7
  8. ­         Giáo viên chủ  nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ  huynh về  tình hình học tập của các em  trong nhà trường  (qua số   điện thoại, liên lạc trực  tiếp…). ­         Vậy khi đặt mình vào vị  trí của người phụ  huynh, thì hãy suy nghĩ họ  mong   muốn điều gì ở  người giáo viên chủ  nhiệm? Chính vì thế  giáo viên chủ  nhiệm phải   thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp  hiệu quả  nhất nhằm hạn chế  những tiêu cực làm sa sút về  nhân cách đạo đức con  người mà trong đó có con em chúng ta. ­         Hãy đến nhà của các em thường xuyên vi phạm để  có thể  nắm tình hình một  cách chính xác nhất, đừng ngồi chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến, khi thấy sự  việc là cần thiết! 2. Phối hợp với giáo viên bộ môn ­          Trong nhà trường các em được học tốt tất cả  các môn theo qui định. Ngoài  công tác chủ  nhiệm, GVCN còn phải phụ  trách các bộ  môn chuyên môn vì thế  viếc   phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết.  3. Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường – Ban cán sự lớp – Tập thể lớp     ­         Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về  hành vi đạo đức, học   tập, hoạt động văn – thể – mỹ… trong giờ sinh hoạt. ­          Nhắc nhở    trước lớp: Những học sinh vi phạm  ở  mức độ  nhẹ  như  nói tục,  chửi thề, nghỉ  học không xin phép 2 lần trong một tháng. Có ý kiến tham khảo của  cán bộ lớp; sau đó báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường. ­         Khen thưởng trước toàn trường: Do Hiệu trưởng (hoặc hiệu phó) nhà trường   biểu dương và tặng giấy khen. ­         Nhắc nhở trước toàn trường: Những học sinh vi phạm nhiều lần, mắc thái độ  sai như: Ăn cắp, đánh nhau, đọc sách báo đồi trụy hoặc có sai phạm khác với mức độ  tương đương. Do hiệu trưởng quyết định. ­         Khen thưởng đặc biệt: Những học sinh có thành tích cao như: Học sinh giỏi  cấp huyện trở lên, học sinh đạt giải cao cuộc thi Olympic, Thi học sinh giỏi; đạt huy  chương trong Hội Khỏe Phù Đổng… V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 8
  9. Qua quá trình tìm hiểu về  công tác chủ  nhiệm của những giáo viên có kinh nghiệm   lâu năm tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: ­         Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí   của mình như học sinh đã nói “Cô như mẹ hiền”. Thiết nghĩ, nếu con của mình đến  trường mà không chịu học, không có đạo đức thì hậu quả thật đáng sợ, tương lai các  em đi về đâu? Bởi có đi học, mở mang tri thức thì dù ít hay nhiều chúng ta cũng góp   phần xây dựng xã hội phồn vinh. Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách   nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao hơn. ­         Một yếu tố  không thể  thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi  kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích   hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi   và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn vốn có “Cây nhà,  lá vườn” của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản. ­         Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế  hoạch đã đề  ra của lớp.  Tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”. Sẽ  phản tác dụng nếu giáo viên chủ  nhiệm   không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo viên chủ nhiệm  hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường. ­         Bản thân giáo viên chủ  nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.   Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề  ra. Vì   vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư  duy các em cũng   có những suy luận nhất định. Các em sẽ  phân vân, nghi ngờ  khi người thầy nói lý  thuyết suông mà không thực hành. ­         Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương  thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ khuyết   điểm hay khó khăn cần vượt qua thử  thách để  làm chủ  bản thân. Luôn hướng tới  cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh “Chân – thiện –   mỹ”. ­          Phải bao dung, tha thứ  cho những học sinh mắc sai lầm,  động viên, khuyên  bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập   toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt. ­          Không nên nói về  bản thân Giáo viên trước tập thể  lớp. học sinh dễ  có  ấn   tượng là Thầy / Cô đang khoe khoang cái gì đó! ­         Hạn chế  lấy giờ  chuyên môn để  làm công tác chủ  nhiệm  học sinh bị  tâm lý  nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trong các giờ học sau đó. 9
  10. Là học sinh Tiểu  học, các em được tu dưỡng đạo đức tốt, tiếp thu kiến thức cần   thiết để có cách lựa chọn cho tương lai của mình đúng đắn và phù hợp. Bởi vậy, giáo  viên cần hướng cho các em xác định thái độ đúng đắn trong học tập, có hoài bảo trở  thành nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn học tập và  rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ, xứng đáng  là “Con ngoan trò giỏi”, “Cháu ngoan   của Bác Hồ”. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0