intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẫu lý thuyết về sinh trưởng, phát triển của vi khuẩ

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

132
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Số lượng tế bào sau n lần phân chia: Giả sử trong một bình nuôi cấy vi khuẩn có đầy đủ các thành phần phù hợp với nhu cầu của tế bào. Nếu ta cấy vào đó 1 tế bào thì tế bào này sẽ sinh trưởng, tăng khối lượng và thể tích, tổng hợp các thành phần của tế bào (thành tế bào, màng nguyên sinh chất, ADN, ARN, protein ...) cho đến khi kích thước lớn gấp đôi. Khi đó vi khuẩn sẽ phân chia tạo ra 2 tế bào con....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẫu lý thuyết về sinh trưởng, phát triển của vi khuẩ

  1. Mẫu lý thuyết về sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn: * Số lượng tế bào sau n lần phân chia: Giả sử trong một bình nuôi cấy vi khuẩn có đầy đủ các thành phần phù hợp với nhu cầu của tế bào. Nếu ta cấy vào đó 1 tế bào thì tế bào này sẽ sinh trưởng, tăng khối lượng và thể tích, tổng hợp các thành phần của tế bào (thành tế bào, màng nguyên sinh chất, ADN, ARN, protein ...) cho đến khi kích thước lớn gấp đôi. Khi đó vi khuẩn sẽ phân chia tạo ra 2 tế bào con. Hai tế bào này lại tiếp tục sinh trưởng và lại phân chia để tạo ra 4, rồi 8, 16... tế bào. Nếu số tế bào ban đầu không phải là 1 mà là N0 thì sau n lần phân chia, số tế bào tạo thành là:
  2. N = N0 . 2 n Trong đó: - N là số tế bào tạo thành sau khi phân chia n lần. - N0 là số tế bào ban đầu. - n là số lần phân chia (số thế hệ). Các giá trị N, N0 có thể được xác định nhờ phòng đếm hoặc tính số khuẩn lạc tạo thành trên môi trường đặc. Còn số thế hệ (n) có thể tính nhờ logarit thập phân: lg N = lg N0 + n lg2 1 n = (lgN – lgN0) Gọi g là thời gian thế hệ (khoảng thời gian giữa 2 lần phân chia liên tiếp/ thời gian cần thiết cho việc tăng đôi số tế bào). Nếu vi khuẩn phân chia n lần sau thời gian t thì :
  3. t t2 – t1 g = = lg 2 n lgN – lgN0 Gọi C là hằng số tốc độ phân chia (số lần phân chia trong một đơn vị thời gian (tức sau 1 giờ)), C chính là giá trị nghịch đảo của g. 1 n 1 lgN – lg No C==== g t lg2 t2 – t1 suy ra: N = N0 . 2 Ct Hằng số tốc độ phân chia phụ thuộc vào một số điều kiện: - Loài vi khuẩn: ví dụ ở 370C thì E.coli có C = 3, Mycobacterium tuberculosis có C = 0,07.
  4. - Nhiệt độ nuôi cấy: Ở E. coli khi nuôi cấy trong môi trường nước thịt: Nhiệt độ nuôi cấy (0C) C 18 0,5 22 1 30 2 37 3 42 3 43 0 - Môi trường nuôi cấy: khi nuôi cấy Bacillus subtilis ở 370C trong môi trường nước thịt thì C = 2, trong môi trường khoáng – glucoza thì C = 0,8, trong môi trường khoáng – xitrat thì C = 0,3, trong môi trường khoáng – glucoza – xitrat thì C = 1,2.
  5. Tuy nhiên không phải bao giờ sinh trưởng cũng diễn ra song song với sinh sản, trường hợp này chỉ gặp ở pha logarit. Vì vậy khi nghiên cứu động học trong quá trình nuôi cấy liên tục ta thường theo dõi sinh trưởng và sinh sản của quần thể vi khuẩn bằng một tiêu chuẩn khác. Cũng có thể biểu thị bằng số lượng tế bào nhưng phổ biến hơn là biểu thị bằng sinh khối vi khuẩn, bằng chất khô hay bằng mật độ quang học...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0