intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mày đay cấp tính (L50)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Mày đay cấp tính (L50)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng - cận lâm sàng, chỉ định nhập cấp cứu, điều trị ngoại trú, lưu đồ xử trí phản ứng phản vệ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mày đay cấp tính (L50)

  1. MÀY ĐAY CẤP TÍNH (L50) 1. ĐỊNH NGHĨA Mày đay cấp tính được định nghĩa là sự xuất hiện của sẩn phù/mảng phù dưới 6 tuần. 2. NGUYÊN NHÂN - Mày đay cấp tính vô căn chiếm 30-50%. Một số yếu tố khởi phát gồm: nhiễm trùng, thuốc, thức ăn. - Một số nguyên nhân của mày đay cấp tính: Tự phát Nhiễm trùng Vi rút Adenovirus “Vi rút gây cảm thông thường” Cytomegalovirus Enterovirus Epstein-Barr Viêm gan siêu vi A, B, C Herpes simplex Influenza A Parvovirus B19 Vi rút gây viêm xoang hô hấp Rotavirus Varicella/Zoster Vi khuẩn Streptococcus tan huyết B Haemophilus inflluenzae Staphylococcus aureus Khác Anisakis simplex Blastocystis hominis Sốt rét Mycoplasma 386
  2. Ghẻ Thuốc Ức chế men chuyển Kháng sinh, đặc biệt là Cephalosporins và Penicillin Kháng histamin Ức chế TNF-a Aspirin và kháng viêm Non-steroid Chế phẩm từ màu Candesartan Immunoglobulin truyền tĩnh mạch Isotretinoin Methylprednisolone (uống) Opiates và Tramadol Paracetamol Ức chế bơm proton Vắc xin Thức ăn Sữa bò Trứng Cá và hải sản Trái cây như: đào, kiwi Đậu Cà chua và các loại rau Ngũ cốc Chế phẩm lên men 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Biểu hiện lâm sàng - Mày đay cấp bao gồm những sẩn phù, mảng phù thoáng qua màu đỏ và ngứa. Sẩn phù, mảng phù có kích thước và số lượng thay đổi, thường ảnh hưởng trên 50% diện tích cơ thể, thường tồn tại không quá 24 giờ. Có thể kèm theo phù mạch (16-31%), thường ở trẻ dưới 3 tuổi (60%), đối 387
  3. tượng này có thể có sẩn phù xuất huyết. Những bệnh nhân có sẩn phù lan tỏa thường dễ kèm theo phù mạch và triệu chứng toàn thân. - Triệu chứng toàn thân xuất hiện ở 1/4 số bệnh nhân bao gồm: hắt hơi, ho, viêm mũi, hoa mắt, nóng bừng, trào ngược dạ dày thực quản (nôn ói, tiêu chảy, đau bụng), đau đầu, sốt, rối loạn nhiệt, đau khớp hay viêm kết mạc. Những triệu chứng này chỉ điểm cho sốc phản vệ nếu khởi phát nhanh. 3.2. Cận lâm sàng - Trong đa số trường hợp thường chỉ cần thông qua bệnh sử là đủ. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể hữu ích trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng (tăng bạch cầu). CRP và/hay tốc độ máu lắng tăng có thể do nguyên nhân viêm, nhiễm và CRP có thể tăng trong trường hợp mày đay do NSAID. - Các xét nghiệm cần cân nhắc: + Tổng phân tích tế bào máu. + CRP và/hay tốc độ máu lắng. + Nuôi cấy vi khuẩn. + Test dị ứng nguyên huyết thanh. + Prick test. + Test dị ứng thuốc. 4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu - Có dấu hiệu của phản ứng phản vệ. 388
  4. 4.2. Điều trị ngoại trú - Các trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng nên điều trị thích hợp. Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. 4.2.1. Điều trị tại chỗ: thoa Menthol 1-2% giúp giảm ngứa. 4.2.2. Điều trị toàn thân - Kháng H1 thế hệ 2 được sử dụng đầu tay: Loratadine, Desloratadine, Levocetirizin, Cetirizine. + Siro Loratadine: § Trẻ 2 tuổi-12 tuổi: < 30 kg: 5 mg/1 lần/ngày; > 30 kg: 10 mg/1 lần/ngày. § Trẻ trên 12 tuổi: 10 mg/1 lần/ngày. + Siro Desloratadine: § Trẻ 6 tháng-11 tháng: 1 mg/1 lần/ngày. § Trẻ 12 tháng-5 tuổi: 1,25 mg/1 lần/ngày. § Trẻ 6 tuổi-11 tuổi: 2,5 mg/1 lần/ngày. § Trẻ > 12 tuổi: 5 mg/1 lần/ngày. + Siro Levocetirizin: § Trẻ 6 tháng-5 tuổi: 1,25 mg/1 lần/ngày uống vào buổi tối. § Trẻ 6 tuổi-11 tuổi: 2,5 mg/1 lần/ngày uống vào buổi tối. § Trẻ ≥ 12 tuổi: 5 mg/1 lần/ngày uống vào buổi tối. + Siro Cetirizine: § Trẻ 2 tuổi-5 tuổi: 2,5 mg/1 lần/ngày. § Trẻ 6 tuổi-11 tuổi: 5 mg/1 lần/ngày. 389
  5. § Trẻ ≥ 12 tuổi: 5 mg-10 mg/1 lần/ngày tùy mức độ nặng nhẹ. + Fexofenadine: § Dạng viên: Trẻ 6-11 tuổi: 30 mg/1 lần x 2 lần/ngày: uống (đối với viên nén) hoặc ngậm (đối với viên ngậm). Trẻ ≥ 12 tuổi: uống 60 mg/1 lần x 2 lần/ngày hoặc 180 mg uống 1 lần/ngày. § Dạng siro: Trẻ từ 2 tuổi-11 tuổi: uống 30 mg/1 lần x 2 lần/ngày. - Trường hợp nặng, đặc biệt nếu có phù mạch hay triệu chứng toàn thân và sau khi loại trừ (hoặc đã điều trị) nguyên nhân nhiễm khuẩn, có thể sử dụng corticoid uống trong 3-5 ngày: prednisolone 1-2 mg/kg/ngày. 390
  6. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG SỐC PHẢN VỆ CHẨN ĐOÁN (phụ lục 1) NGỪNG NGAY TIẾP XÚC VỚI THUỐC HOẶC DỊ NGUYÊN + GỌI HỖ TRỢ Đặt người bệnh nằm đầu thấp Nặng (độ 2) Nguy kịch (độ 3) Nhẹ (độ 1) - Mày đay, ngứa, phù mạch xuất - Đường thở: khàn tiếng, tiếng rít thanh quản (phụ lục 2) PHÂN ĐỘ hiện nhanh Chỉ có triệu chứng - Khó thở, tức ngực, thở rít - Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối da: mày đay, - Đau bụng quặn, nôn loạn nhịp thở ngứa, phù mạch - HA chưa tụt hoặc tăng - Tuần hoàn: da nhợt, lạnh, ẩm, tụt HA - Không có rối loạn ý thức - Rối loạn ý thức, hôn mê, rối loạn cơ tròn Xử trí ngay bằng ADRENALIN (ống 1 mg/ 1 ml) Duy nhất cứu sống bệnh nhân TIÊM BẮP ĐƯỜNG TĨNH MẠCH XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ - Diphenhydramin - Người lớn: ½ ống Sau khi tiêm bắp > 2 lần huyết áp không lên, uống hoặc tiêm - Trẻ em: 1/5-1/3 ống các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên: 1 mg/kg + Nhắc lại sau mỗi 3-5 phút - Nếu chưa có đường truyền TM: tiêm TM chậm (phụ lục 3) - Methylprednisolon cho đến khi hết các dấu adrenalin pha loãng 1/10 (0,1 mg = 1 ml), tiêm uống hoặc tiêm hiệu về hô hấp và tiêu nhắc lại khi cần. 1-2 mg/kg tùy hóa, huyết động ổn định + Người lớn: 0,5 ml – 1 ml (50-100 ug) theo mức độ dị + Thiết lập sẵn đường + Trẻ em: không áp dụng tiêm TM chậm ứng (hoặc các truyền tĩnh mạch NaCl - Khi đã có đường truyền: truyền TM chậm liên thuốc tương tự) 0,9% tục bắt đầu 0,1 ug/kg/phút, chỉnh liều theo HA Mục tiêu: duy trì HA tâm thu - Người lớn: ≥ 90 mmHg - Trẻ em: ≥ 70 mmHg XỬ TRÍ TIẾP THEO (phụ lục 3) Các biện pháp khác tùy điều kiện (không thể thay thế được ADRENALIN) Tiếp tục theo dõi 1. Khai thông đường thở, đảm bảo hô hấp: thở oxy, không khí mạch, HA, nhịp 2. Truyền tĩnh mạch natriclorid 0,9% thở… - Người lớn: truyền nhanh 1-2 lít, có thể nhắc lại nếu cần thiết - Trẻ em: truyền nhanh 10-10 ml/kg trong 10-20 phút đầu, có thể nhắc lại nếu huyết áp chưa lên 3. Diphenhydramin: 10-50 mg 4. Methylprednisolon: 1-2 mg/kg 5. Salbutamol xịt 6. Chuyển đơn vị cấp cứu hồi sức nếu huyết động và hô hấp không ổn định. (phụ lục 3) THEO DÕI THEO DÕI: mạch, huyết áp 5-10 phút/lần – SPO2 Khi tình trạng ổn định tiếp tục theo dõi 1-2 giờ/lần trong ít nhất 24 giờ tiếp theo (đề phòng phản vệ 2 pha) KHUYẾN CÁO 1. Nhân viên y tế được phép tiêm bắp adrenalin theo phác đồ khi xảy ra phản vệ. 2. Phát thẻ theo dõi dị ứng thuốc-Khám lại chuyên khoa dị ứng sau 4-6 tuần. Lưu đồ xử trí phản ứng phản vệ 391
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2