Xã hội học số 2 (54), 1996 11<br />
<br />
<br />
<br />
MẤY VẤN ĐỀ VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI<br />
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI<br />
<br />
MAI QUỲNH NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, dư luận xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội, nó phản ánh<br />
thực tế xã hội. Sức mạnh của dư luận xã hội được quy định bởi tồn tại xã hội. Những biến đổi xã hội là cơ sở đê<br />
hình thành dư luận xã hội phản ánh quá trình đó.<br />
<br />
Mặt khác, dư luận xã hội không chỉ thuộc lĩnh vực tinh thần. Bản chất của dư luận xã hội còn thể hiện trong<br />
hoạt động thực tế. Hệ thống phân loại những phương pháp nhận thức thế giới của C. Mác cho thấy, người ta có<br />
thể nhận thức thế giới bằng phương pháp lý thuyết (khoa học), hoặc bằng các phương pháp nghệ thuật, tôn giáo<br />
và phương pháp tinh thần - thực tế. Theo cách ấy, dư luận xã hội được xếp vào phương pháp tinh thần - thực tế.<br />
Đặc trưng đó tạo nên bản chất của dư luận xã hội. Sự nhận thức của dư luận xã hội có tính chất đánh giá, từ việc<br />
đánh giá, người ta lựa chọn các phương án hành động để thúc đẩy hoặc hạn chế sự kiện, hay hiện tượng đang<br />
tạo nên mối quan tâm chung 1 .<br />
<br />
Quan điểm giai cấp, hoặc quan điểm của các cộng đồng người, xuất phát từ lợi ích giai cấp hay lợi ích của<br />
các cộng đồng người, thông qua những chức năng của dư luận xã hội can thiệp vào sự phản ánh của dư luận xã<br />
hội và chi phối hành động xã hội của các nhóm dân cư, các tập đoàn xã hội.<br />
<br />
Dư luận xã hội có các chức năng sau đây:<br />
<br />
Chức năng điều hòa các quan hệ xã hội: trong đời sống thường có những khác biệt về kinh tế, chính trị, xã<br />
hội ở các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội, những khác biệt đó có thể dẫn đến xung đột xã hội. Dư luận xã hội<br />
có khả năng điều hòa các quan hệ xã hội, làm giảm bớt những căng thẳng xã hội, bảo vệ các hành vi vì lợi ích<br />
chung, vì tiến bộ chung. Ở những xã hội kém phát triển, trong một số trường hợp, dư luận xã hội còn có sức<br />
mạnh hơn cả pháp luật.<br />
<br />
Chức năng kiểm soát: thông qua sự đánh giá của quần chúng về các hiện tượng xã hội cho thấy những thông<br />
tin nhiều mặt về tình trạng xã hội, để bộ máy quản lý lãnh đạo xem xét các hoạt động có phù hợp với lợi ích xã<br />
hội hay không? Đối với chức năng này, yếu tố công khai đặc biệt quan trọng. Chỉ trên cơ sở công khai, chức<br />
năng kiểm soát của dư luận xã hội mới phát huy được tác dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Về điểm này, nếu cần xin xem thêm: MAI QUỲNH NAM: Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên<br />
cứu. Tạp chí Xã hội học số 1-1995. Trang 5-8.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
12 Mấy vấn đề dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới<br />
<br />
<br />
Chức năng giáo dục: dư luận xã hội có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách con người. Trong xã hội,<br />
hành vi của cá nhân bị chế ước bởi dư luận xã hội, thông qua sự đánh giá (tốt, xấu, khen, chê), để người ta lựa<br />
chọn các phương án ứng xử, duy trì các khuôn mẫu hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực chung, giá trị<br />
chung. Chức năng giáo dục của dư luận xã hội có tác dụng trên các tầng của tổ chức xã hội, từ người dân ở cơ<br />
sở, đến các cán bộ có cương vị trong hệ thống quản lý.<br />
Chức năng lời khuyên: trước những vấn đề khó khăn, phức tạp, thông qua sự đánh giá của số đông, dư luận<br />
xã hội có thể đưa ra các kiến nghị, các đề xuất cần thiết để cá nhân, hoặc các tổ chức xã hội xem đó như những<br />
lời khuyên, nhằm lựa chọn các phương án ứng xử, định hướng hoạt động.<br />
II<br />
Quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội ở Việt Nam hiện nay gắn liền với công cuộc Đổi mới đất<br />
nước do Đảng ta khởi xướng. Việc mở rộng nền dân chủ trở thành nhân tố kích thích tính tích cực chính trị - xã<br />
hội của người dân. Do đó, dư luận xã hội rất được coi trọng.<br />
Sự hình thành và thể hiện dư luận xã hội ở nước ta hiện nay được chi phối bởi bối cảnh sau đây:<br />
Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế và lợi ích cá nhân được đề cao, sự phân hóa giàu nghèo trong<br />
các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội cũng tăng lên. Tình hình đó, tất yếu được phản ánh trong dư luận xã hội.<br />
Chủ trương xóa đói, giảm nghèo hiện nay hướng tới việc khắc phục những bất bình đẳng về kinh tế và tạo nên<br />
sự ổn định về tinh thần. Sự trưởng thành của dư luận xã hội diễn ra theo chiều hướng tích cực gắn liền với mục<br />
tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội.<br />
Công cuộc đôi mới đất nước là quá trình lâu dài và phức tạp. Qua ba mươi năm chiến đấu, ý chí “Không có<br />
gì quý đơn độc lập tự do” trở thành định hướng giá trị cơ bản nhất, được phản ánh trong dư luận xã hội. Truyền<br />
thống ấy còn tác động đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Mặt khác, chiến tranh cũng để lại những hậu<br />
quả nặng nề trong cơ cấu xã hội, nhất là trong tâm trạng xã hội. Những tốn thất về tinh thần chưa thể khắc phục<br />
nhanh chóng, ngay cả khi được bù đắp về kinh tế. Ở đây, chức năng điều hoà các mối quan hệ xã hội có vai trò<br />
quan trọng. Việc chấp nhận những khác biệt xã hội, trên cơ sở tôn trọng các giá trị chung vì tiến bộ xã hội, vì lợi<br />
ích quốc gia, dân tộc là điều kiện tạo nên sự đồng thuận xã hội như một nhân tố liên kết xã hội trong điều kiện<br />
và hoàn cảnh thực tế ở nước ta hiện nay.<br />
Dân cư đô thị Việt Nam chỉ mới chiếm 25% dân số cả nước, song xu thế công nghiệp hóa và đô thị hoá đang<br />
tạo điều kiện để phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng và hình thành những chất lượng mới ở các<br />
nhóm công chúng trong giao tiếp đại chúng. Sự đổi mới các hoạt động báo chí với vai trò là phương tiện tổ chức<br />
và vận động quần chúng ở phạm vi đại chúng, có tác động tích cực lên quá trình hình thành và thể hiện dư luận<br />
xã hội. Báo chí không chỉ là tiếng nói “từ trên xuống” mà còn là công cụ phản ánh tâm tư, nguyện vọng của<br />
quần chúng “từ dưới lên”. Tính chất hai chiều và đa chiều của thông tin cũng làm phong phú và phức tạp thêm<br />
quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội, đặc biệt ở môi trường đô thị.<br />
Mười năm qua, công cuộc Đổi mới đã đưa đất nước từ tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội đến thành tựu<br />
đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, lần đầu tiên chúng ta hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu của kế<br />
hoạch 5 năm và tạo được một số chuyển biển tích cực về<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Mai Quỳnh Nam 13<br />
<br />
<br />
mặt xã hội. Đây là một quá trình biến đổi xã hội với các đặc điểm cơ bản: cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bị<br />
xóa bỏ, việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được thực hiện cùng với chính sách mở cửa và<br />
mở rộng nền dân chủ. Quá trình ấy đã tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dư luận xã hội.<br />
Xã hội học về dư luận xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu các tác động xã hội, cơ chế hình thành, thể hiện dư luận xã<br />
hội về những vấn đề của Đổi mới, hướng nghiên cứu này cần được xem xét trên các quan hệ sau đây:<br />
<br />
Dư luận xã hội và định hướng giá trị: dư luận xã hội gắn bó chặt chẽ với những phương hướng xã hội mà<br />
người dân tiếp nhận và lấy đó làm cơ sở cho hành động. Các định hướng giá trị xã hội thay đổi bởi tác động của<br />
những điều kiện khách quan và chủ quan đều được phản ánh trong trạng thái của dư luận xã hội. Hướng nghiên<br />
cứu này để trả lời câu hỏi người dân nhận thức về định hướng giá trị của công cuộc Đổi mới và của kinh tế thị<br />
trường ra sao? Quan hệ giữa các hệ giá trị như thế nào? Thái độ của dư luận xã hội với định hướng giá trị, một<br />
mặt phản ánh hiệu quả do những biến đổi xã hội mang đến, mặt khác, nó cho thấy xu hướng đi lên và cả những<br />
yếu tố cần được điều chỉnh để những bước đi tiếp theo của quá trình này trở nên thích hợp, bền vững. Sự phản<br />
ánh của dư luận xã hội đối với định hướng giá trị biểu hiện trên cả hai mặt qui mô và cường độ, qui mô cho thấy<br />
bề rộng, cường độ cho thấy độ chín muồi về các định hướng giá trị được xã hội hướng tới.<br />
<br />
Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội: chuẩn mực xã hội được quy định bởi giá trị xã hội. Giá trị bền vững<br />
hơn chuẩn mực. Chuẩn mực sinh động hơn giá trị. Dư luận xã hội phản ánh định hướng giá trị cả trên các chuẩn<br />
mực. Các giá trị xã hội chỉ có thể được duy trì thành một hệ thống các chứng thực phù hợp với nó và vận hành<br />
theo nó, để giá trị ổn định và phát triển. Vì dư luận xã hội là một cấu tạo tinh thần - thực tế nên động thái của<br />
chuẩn mực xã hội cùng nói lên tình trạng của giá trị xã hội. Nếu động thái của chuẩn mực phù hợp với định<br />
hướng giá trị thì những định hướng giá trị được hiện thực hóa trong thực tế. Khi động thái của chuẩn mực xã hội<br />
diễn ra theo chiều ngược lại thì định hướng giá trị xã hội cần được sự hỗ trợ cửa các thiết chế kiểm soát và quản<br />
lý xã hội để điều chỉnh hiện tượng lệch chuẩn. Vì vậy, dư luận xã hội thường tỏ rõ ưu thế trong việc phát hiện và<br />
phê phán những lệch lạc xã hội như các hành vi phạm tội, các hiện tượng tham nhũng, các tệ nạn xã hội…<br />
<br />
Dư luận xã hội và chính sách xã hội: “Chính sách xã hội là sự thể chế hoá đường lối chủ trương của một nhà<br />
nước (hay một cộng đồng) nhằm trực tiếp tác động vào con người, thành viên của xã hội, điều chỉnh các quan hệ<br />
lợi ích giữa họ, hướng hành động của họ vào mục tiêu mà nhà nước (hay cộng đồng) mong muốn” 2 . Chính sách<br />
xã hội nhằm tác động đến con người, tức là tác động tới mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế, xã hội.<br />
Thước đo của dư luận xã hội cho thấy hệ quả của chính sách xã hội đối với người dân. Hệ quả đó có thể thúc<br />
đẩy, hoặc kìm hãm hành động xã hội của dân chúng phụ thuộc vào nhân tố lợi ích từ chính sách xã hội đến với<br />
họ như thế nào? Lợi ích là cơ sở để hình thành ý kiến. Những nhận định chung, lặp đi lặp lại, được rút ra từ<br />
những ý kiến của các cá nhân, các nhóm xã hội tạo thành dư luận xã hội. Cường độ của dư luận xã hội không<br />
tách rời yếu tố lợi ích và phúc lợi xã hội được thực hiện thông qua chính sách xã hội. Chính sách xã hội không<br />
chỉ có nhiệm vụ điều hòa các mối quan hệ xã hội mà còn tạo nên sự liên kết xã hội giữa các thiết chế xã hội với<br />
nhân dân và giữa các bộ phận dân cư với nhau.<br />
<br />
2<br />
PHẠM XUÂN NAM: “Một số vấn đề về chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa” trong sách: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội”. Hà Nội – 1994. Trang 7.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
14 Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới<br />
<br />
<br />
Dư luận xã hội và quan lý xã hội: cơ chế quản lý xã hội cần có hoạt động kiểm soát xã hội.<br />
Kiểm soát xã hội được thực hiện bằng con đường chính thức, thông qua các thiết chế, các tổ chức xã hội và<br />
cả con đường không chính thức, như các nhóm bè bạn… Sự hình thành dư luận xã hội cũng diễn ra theo cơ chế<br />
đó. Như vậy, dư luận xã hội và quản lý xã hội có mối liên hệ chặt chẽ để duy trì pháp luật và các giá trị, các<br />
chuẩn mực xã hội. Khi tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội chưa được củng cố bền vững thì hoạt động quản lý<br />
cũng có vai trò quan trọng. Nguyên nhân của những vấn đề nhối hiện nay không chỉ do kinh tế kém phát triển<br />
mà còn do sự buông lỏng lãnh đạo và quản lý của các thiết chế chính thức và không chính thức. Các thông tin từ<br />
những kênh này sẽ điều chỉnh các hành vi xã hội bằng phong tục, tập quán và bằng luật pháp. Việc phân tích các<br />
lá thư của bạn đọc gửi đến tòa soạn báo Nhân dân, như một kênh quan trọng thể hiện dư luận xã hội, để đóng<br />
góp vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội VIII của Đảng, cho thấy những mối quan tâm toàn diện, sâu sắc<br />
của quần chúng đến với các vấn đề tổ chức và quản lý xã hội, quần chúng cũng đề xuất các yêu cầu, các đòi hỏi,<br />
để tăng cường hiệu quả của hoạt động quán lý 3 .<br />
III<br />
Nghiên cứu Dư luận xã hội được coi là phương pháp chủ yếu và điển hình của việc tìm hiểu các nhân tố chủ<br />
quan trong ý thức cá nhân và các nhóm xã hội. Hiệu quả nghiên cứu không thể thoả mãn đối với số lượng các<br />
câu trá lời “đồng ý” hay “không đồng ý” về một hiện tượng xã hội nào đó. Điều quan trọng là phải nhận thức<br />
được cơ chế hình thành, khả năng biến động, xu hướng phát triển của dư luận xã hội và chỉ ra các nguyên nhân<br />
tạo nên sự đánh giá.<br />
Để hiểu được thái độ của dân chúng, người ta phải quan tâm đến các yếu tố:<br />
- Vấn đề xã hội được giới thiệu bằng cách nào?<br />
Xã hội quan tâm vấn đề đó như thế nào?<br />
Dư luận xã hội phân chia ra sao?<br />
Người ta thể hiện dư luận xã hội bằng cách nào?<br />
Quy mô và cường độ của dư luận.<br />
Quy luật chung của sư hình thành và thể hiện dư luận xã hội cho thấy dư luận xã hội rất nhạy cảm với những<br />
sự kiện quan trọng. Đối với dư luận xã hội. thông thường các sự kiện thực tế có ảnh hưởng lớn hơn các hoạt<br />
động tuyên truyền. Ý kiến trở nên nhạy bén khi lợi ích được kích thích. Trước một hiện tượng xã hội khả năng<br />
giải thích nguyên nhân và hiện tượng đó của dư luận xã hội thường kịp thời hơn là việc đề xuất các phương án<br />
hành động.<br />
Xem xét dư luận xã hội như một hiện tượng chính trị không chỉ để khẳng định vai trò của dư luận xã hội<br />
trong đời sống, vấn đề này còn liên quan đến việc phân tích và sử dụng những thông tin được phản ánh trong dư<br />
luận xã hội. Tác động của chính trị đối với dư luận xã hội và của dư luận xã hội đối với chính trị có thể trực tiếp,<br />
hoặc gián tiếp, theo những cơ chế rất phức tạp song hiệu quả của dư luận xã hội cần được xem xét trên cả hai<br />
mức độ nhận thức và hành vi. Những biến đổi xã hội tích cực trong công cuộc Đổi mới được thúc đẩy bằng hiệu<br />
lực của dư luận xã hội. Công tác tổ chức, nghiên cứu dư luận xã hội cũng dựa trên nguyên tắc ấy.<br />
3<br />
Xem: X.Đ.D: Tổng thuật bước đầu bài và thư góp ý kiến với Dự tháo Báo cáo Chính trị trình Đại hội VIII của Đảng. Báo<br />
nhân dân các số từ 29/5 đến 31/5/1996.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />