intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ biết khích lệ thì con ngoan

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đừng nghĩ rằng, nói với trẻ con thì có thể nói gì thì nói, vì chúng nhỏ, chẳng biết gì, vì chúng nhỏ nên chẳng thể phản ứng lại. Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng, những từ ngữ dùng để nói với con quan trọng như thế nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ biết khích lệ thì con ngoan

  1. Mẹ biết khích lệ thì con ngoan Bạn đừng nghĩ rằng, nói với trẻ con thì có thể nói gì thì nói, vì chúng nhỏ, chẳng biết gì, vì chúng nhỏ nên chẳng thể phản ứng lại. Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng, những từ ngữ dùng để nói với con quan trọng như thế nào. Nếu bạn dùng những từ ngữ nói chuyện với con hợp lí, bạn sẽ khiến cho con mình tự tin hơn, cảm thấy được tôn trọng và dĩ nhiên bạn sẽ có một người con ngoan theo đúng nghĩa. Không ít trường hợp, chúng ta ngạc nhiên vì cha mẹ học rộng, biết nhiều, có vị thế trong xã hội nhưng con cái lại hư hỗn. Bạn từng ngưỡng mộ gia đình đó, hai vợ chồng đều làm công chức, ăn nói điềm đạm, lịch sự trước mặt mọi người. Nhưng khi chứng kiến đứa con của hai người đó nói chuyện với bạn bè, bạn mới ngỡ ngàng, bị sốc vì những điều mà đứa bé đó nói ra. Chẳng có gì là lạ vì hai vợ chồng đó khi về nhà thường dùng những từ hạch sách với con cái, những từ mà rất nhiều các bậc cha mẹ hay dùng để chì chiết con mỗi khi con cái làm sai điều gì đó. Vô tình những từ
  2. ngữ không hay, thô tục đó đã khiến lũ trẻ tổn thương và bất cần. Đừng nghĩ rằng, nói với trẻ con thì có thể nói gì thì nói, vì chúng nhỏ, chẳng biết gì, vì chúng nhỏ nên chẳng thể phản ứng lại. Người mẹ cần nhất là nghệ thuật nói chuyện với con để chúng tin tưởng, tâm sự những điều ưu tư, kể chuyện trường lớp, để chúng tin và trở về nhà khi làm sai điều gì đó, để có cảm giác nhận được sự bao bọc từ cha mẹ, nhận lỗi và sửa chữa sai lầm. Những hàng ngày với câu nói con 1. Cám ơn con! Chẳng mất gì khi bạn nói điều này, nó khiến cho các con cảm thấy mình có ích với ba mẹ, cảm thấy giá trị của bản thân. Bạn có thể cảm ơn con khi con giúp bạn làm việc nhà, thậm chí khi con xới cơm giúp. 2. Nói cho mẹ biết nhé! Điều này biểu lộ thái độ lắng nghe cầu thị của bạn đối với mọi vấn đề trong cuộc sống của con chứ không phải là những bài giáo điều, nhiều lời nhưng đọng lại trong đầu các con rất ít.
  3. Không phải nói với con thế nào cũng được.(Ảnh minh họa) 3. Con có thể làm được mà. Khuyến khích sự tự tin ở con vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách, trí tuệ. Chỉ có tự tin, các con mới dám bộc lộ bản thân trước mọi người, dám phát biểu về vấn đề ở trên lớp, dám đứng trước đám đông... Đó là kĩ năng vô cùng cần thiết cho sự trưởng thành, là cơ sở để giúp các con chiếm được cảm tình của mọi người. 4. Mẹ có thể giúp được gì cho con không? Điều này thể hiện bạn luôn quan tâm tới cuộc sống của trẻ và sẵn sàng giúp đỡ nếu trẻ có khúc mắc đâu đó.
  4. 5. Một chiếc ôm thì sao nhỉ? Điều này làm tăng tình cảm, sự gắn bó thân thiết giữa bạn và trẻ, những người trong gia đình. Việc thường xuyên ôm con vào lòng sẽ giúp cho con bạn cảm nhận được tình yêu thương mà bạn dành cho chúng. Đối với những trẻ lớn hơn, chúng thường ngại ngần khi bạn ôm chúng trước mặt mọi người. Bạn nên thể hiện kín đáo bằng cách đặt nhẹ tay lên vai, nhất là đối với trẻ vị thành niên nam. 6. Con làm tốt đấy! Câu nói này khuyến khích trẻ rất nhiều vì đối với chúng, bạn chính là thế giới, là tất cả, là người mà chúng ngưỡng mộ, chúng rất thích được bạn khen. Những lời khen đúng chỗ sẽ giúp các con tôn trọng bản thân hơn, tự tin hơn. 7. Đã đến lúc... Đi ngủ rồi, học bài rồi, tắt ti vi rồi đấy... Trẻ cần hình thành thói quen hoạt động đúng giờ. Không để trẻ sống bừa bãi, không có kỉ luật nào cả. Chúng sẽ hư khi lớn lên. 8. Mẹ yêu con! Tất cả mọi người trên thế gian này đều cần tình yêu và cảm giác được che chở bởi những người thân
  5. yêu. Bạn cần biểu đạt tình yêu của bạn với con và gia đình bằng những lời nói cụ thể. Không nên giấu kín trong lòng. Trong những trường hợp đặc biệt 1. Mẹ xin lỗi! Giống như câu nói cám ơn của bạn trong ngày, câu xin lỗi cũng rất quan trọng vì nó cho thấy bạn tôn trọng trẻ. Thừa nhận lỗi lầm của bạn như muộn đón con ở trường, không đưa con đi xem phim được mặc dù đã hẹn trước... 2. Không! Câu nói này khá quan trọng. Đừng bao giờ ngại sử dụng nó bởi vì bạn cần đặt ra giới hạn cho trẻ. Không yêu chiều con quá mức tới lúc nào đó, chúng sẽ không biết giới hạn là gì và chúng sẽ có những đòi hỏi tai quái. Bạn cần sử dụng từ "không" thực sự kiên quyết. Không phủ định hoàn toàn mà đưa cho trẻ những lựa chọn khác nhau. 3. Thế là đủ rồi! "Con xem đủ tivi rồi đấy!". Đặt ra giới hạn này cho con giúp chúng biết kiểm soát được bản thân. 4. Con cảm thấy việc này như thế nào? Trẻ sẽ bất ngờ khi thấy bạn hỏi vậy vì chúng cảm thấy ý kiến của chúng cũng quan trọng và trở nên người lớn hơn.
  6. 5. Con có thể nghĩ cách khác? Khi trẻ "bí" trong một bài toán hoặc một vấn đề gì đó, bạn nên gợi ý cho trẻ tìm cách khác. Không cái gì là không có lời giải cả. Hi vọng, với những bí quyết trên, bạn sẽ trở thành một người mẹ tuyệt vời với gia đình yên ấm, hạnh phúc, con ngoan, học giỏi. Theo Eva.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0