intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ có đoảng không con nhỉ? - Phần cuối

Chia sẻ: Hanh Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'mẹ có đoảng không con nhỉ? - phần cuối', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ có đoảng không con nhỉ? - Phần cuối

  1. Mẹ có đoảng không con nhỉ? - Phần cuối Tôi “ăn trộm” thời gian bằng cách cho con chơi điện tử Tình thương của bố mẹ dành cho con là vô bờ bến. Ấy thế nhưng vẫn có những khi các bậc làm cha làm mẹ cảm thấy thật có lỗi với con yêu – bạn cho con ăn
  2. sáng bằng ngũ cốc, bạn để con thức khuya, bạn để con chơi điện tử để có thời gian làm việc của mình… Nhưng trước khi chìm sâu vào sự ăn năn đau khổ, bạn hãy cùng Webtretho tham khảo ý kiến của các chuyên gia đã nhé! 5. Hôm nào tôi cũng cho con chơi điện tử. Biện hộ của bạn: Như thế sẽ “giữ chân” bé ít lâu để tôi có thời gian giải quyết một số việc cần làm. Lời khuyên của chuyên gia: Không nên cho trẻ dưới hai tuổi tiếp xúc với các loại màn hình nói chung – trong đó bao gồm TV và máy tính. Máy tính chắc chắn không giúp gì được cho con bạn ở tuổi này. Những năm từ 0-3 tuổi là khoảng thời gian quan trọng cho não bé phát triển; trong thời gian này, những hoạt động – như khám phá thế giới thông qua vui chơi, giải quyết sáng tạo vấn đề, tương tác và thể hiện tình cảm với người khác (bạn bè và người thân) – là rất quan trọng. Thế giới nhị phân của máy tính không thể cho trẻ những trải nghiệm này. Và nếu trẻ không ‘luyện tập’ một số tế bào não nhất định thì sẽ có
  3. nguy cơ mất đi những neuron thần kinh mà trẻ thật sự cần đến.” Còn nếu con bạn đã hơn hai tuổi, dành thời gian cho máy tính dưới nửa giờ một ngày, vẫn thường xuyên chơi đùa bên ngoài với bạn bè… thì xét về lý thuyết, việc chơi điện tử kia không phải vấn đề báo động. Nhưng ở tuổi này, tất cả các hoạt động trên máy tính của con đều cần đến sự giám sát và hỗ trợ của bố mẹ, nên rốt cuộc đây vẫn không phải là cách giúp bạn “ăn trộm” thời gian được đâu. 6. Tôi cho con ngủ chung sau khi đã cho cháu tập ngủ riêng. Biện hộ của bạn: Như thế dễ hơn nhiều so với việc nói phải trái với bé vào lúc hai giờ sáng. Lời khuyên của chuyên gia: Nhiều đứa trẻ cứ chạy đến giường của bố mẹ khi cảm thấy sợ hãi hay cô độc vào ban đêm – thật ra như thế cũng không sao, nếu mọi người đều được ngủ đủ giấc và cảm thấy thoải mái (nhưng đó thường là điều không tưởng!) Nếu con bạn thường xoay trở, hết đá lại huých làm bố mẹ không tỉnh giấc thì cũng
  4. ê ẩm người, nếu bạn (hoặc chồng bạn) ngáy to… bạn cần phải có kế hoạch đưa con về lại giường của bé. Trẻ con thường không tự “khỏi” được cái tật này đâu, nên bạn sẽ phải huấn luyện mới được. Quan trọng là phải hoàn toàn kiên định, nếu con sang giường của bố mẹ vào ban đêm, hãy đưa bé về lại giường của bé. Để khích lệ con, bạn có thể làm theo hình thức “hoa bé ngoan”; đến cuối tuần, bé có thể dùng chúng để đổi lấy một bữa sáng đặc biệt với bố hoặc một chuyến đi sở thú chẳng hạn. Và hãy nhớ: để con bạn chịu ngủ trên giường của bé trọn đêm thường sẽ mất một tháng hoặc lâu hơn, nên bố mẹ hãy chuẩn bị tinh thần và kiên nhẫn nhé.
  5. Con bị cảm rồi, có đi học được không? Ảnh: Inmagine 7. Tôi cho con đi trẻ khi cháu bị cảm. Biện hộ của bạn: Cháu chỉ bị ốm một chút, mà tôi thì phải đi làm! Lời khuyên của chuyên gia: Nếu căn bệnh mà bạn đang nói đến chỉ là sổ mũi một chút, bé vẫn tỉnh táo và hào hứng thì bạn có thể gói thức ăn vặt cho con và “yên lòng” cho cháu đi trẻ. Với trẻ con ở tuổi nhi đồng thì chuyện mũi dãi này gần như xảy ra quanh năm, nếu hễ con hắt hơi sổ mũi lại cho bé ở nhà thì chẳng có bố mẹ nào đi làm được hết cả. Tuy nhiên, nếu con bạn bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm, hãy cho bé ở nhà. Nếu con có bất cứ triệu
  6. chứng nào như nôn ói, tiêu chảy… mà bạn vẫn cố tình cho bé đi học thì đúng là bạn đang làm chuyện xấu xa rồi đấy, không chỉ với chính con bạn mà với cả các bé cùng học nữa. 8. Tôi cho đứa con 5 tuổi của mình xem American Idol. Biện hộ của bạn: Các bạn của cháu đều xem cả, mà cháu cũng thích xem nữa. Lời khuyên của chuyên gia: Có lẽ ở nước ta không có cuộc thi âm nhạc nào “dữ dội” như American Idol, nhưng cũng không phải không có những chương trình thực tế mà tại đó các thí sinh phải dốc sức cạnh tranh và phải đón nhận những phản hồi có phần gay gắt. Bé con bạn thích xem những chương trình như vậy ư? Cũng không có gì phải quá lo lắng đâu. Thật ra, nếu coi đó là một hoạt động văn hóa văn nghệ hàng tuần của gia đình thì trải nghiệm này khá tốt. Cả nhà bạn có thể có khoảng thời gian vui vẻ, cùng nhau ủng hộ cho các thí sinh ruột và… tranh thủ trò chuyện với con về những giá trị trong chương trình – như theo đuổi
  7. giấc mơ của mình, tin ở bản thân và cách đón nhận những lời phê bình. Hoặc khi có những câu nói thô lỗ (như của Simon trong American Idol chẳng hạn), bố mẹ có thể nhân đó để giải thích cho con về phép cư xử, vì sao thô lỗ lại không tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2