intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ kể chuyện, con học được gì? – Phần 1

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

101
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giờ kể chuyện là khoảng thời gian vui vẻ và thú vị – đồng thời cũng mang đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của bé. Sau đây là những cách hiệu quả giúp con bạn học được nhiều kỹ năng quan trọng và cần thiết thông qua giờ kể chuyện. Trong bài này: Khi nào nên bắt đầu đọc sách cho con? Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu đọc sách cho con bạn nghe chính là khi bé vừa được sinh ra đời. Nhưng bạn cũng có thể bắt đầu muộn hơn một chút....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ kể chuyện, con học được gì? – Phần 1

  1. Mẹ kể chuyện, con học được gì? – Phần 1 Giờ kể chuyện là khoảng thời gian vui vẻ và thú vị – đồng thời cũng mang đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của bé. Sau đây là những cách hiệu quả giúp con bạn học được nhiều kỹ năng quan trọng và cần thiết thông qua giờ kể chuyện. Trong bài này: Khi nào nên bắt đầu đọc sách cho con?
  2. Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu đọc sách cho con bạn nghe chính là khi bé vừa được sinh ra đời. Nhưng bạn cũng có thể bắt đầu muộn hơn một chút. Các bậc phụ huynh nên đọc sách cho bé nghe hằng ngày khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, em bé của bạn có thể không hiểu được những gì bé nghe được, nhưng não bộ của bé thì vẫn nhận được những kích thích. Và việc tiếp xúc sớm với ngôn ngữ như thế này sẽ có thể giúp con bạn trở thành một người ham đọc, ham học hỏi, và biết đâu có thể trở thành một nhà văn thành công trong tương lai. Hãy chắc chắn rằng khi được khoảng 12 tháng, con bạn đã được làm quen với những cuốn sách phát triển kỹ năng. Mặc dù chưa thể diễn tả được ngôn ngữ của mình nhưng bé có thể bắt đầu quan tâm đến ngôn ngữ và có ý thức về sự kết hợp các từ ngữ để tạo ra một ý tưởng mới. Khi được 2 tuổi, con bạn đã có thể bắt đầu sẵn sàng trải nghiệm những niềm vui thực sự do một cuốn sách mang lại. Mức độ thường xuyên của việc đọc sách?
  3. Hãy dành thời gian đều đặn mỗi ngày để đọc sách cho con, dù bé ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Câu chuyện của bạn có thể dài hoặc ngắn đều được, không nên giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định nào. Đối với các bé nhỏ tuổi, điều quan trọng nhất chính là sự tương tác với bạn – với giọng nói, những cử chỉ âu yếm, mùi hương của bạn. Chính những điều này sẽ khuyến khích con học hỏi. Nếu con đã biết nói, bạn có thể đọc sách cho bé nghe khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút và theo dõi mức độ chú ý của con. Nếu bé vẫn quan tâm đến câu chuyện thì cứ tiếp tục đọc, còn nếu con không đáp lại những câu hỏi bạn đặt ra nữa thì hai mẹ con hãy nghỉ ngơi đi nhé. Đến khi con bạn biết tự đọc sách thì cũng không có nghĩa là bạn không còn đọc sách cùng bé nữa bởi bé vẫn rất thích chia sẻ niềm vui đọc sách cùng bạn đấy. Tại sao nên đọc sách cho con? Theo nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì có đến 35% trẻ em nước này bước vào lớp mẫu giáo mà không có đủ kỹ năng ngôn ngữ cần thiết. Nhưng việc đọc sách cho các bé nghe ngay từ nhỏ lại sẽ giúp cải thiện được vấn đề
  4. này rất nhiều. Thông qua những tương tác trong giờ kể chuyện, em bé của bạn sẽ phát triển được nhiều kỹ năng – bao gồm cả kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội – có thể hỗ trợ bé rất tốt trong việc học hành sau này. Thêm vào đó, những câu chuyện kể sẽ góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa bạn và bé. Ruth Anan, Giám đốc Chương trình trẻ em tại Bệnh viện Beaumont gần Detroit, cho biết trẻ nhỏ có thể liên hệ các cuốn sách với niềm vui bên cạnh bố mẹ, và niềm vui này sẽ hình thành nên trong bé tình yêu đọc sách. Để tạo sự gắn bó Tạo ra cảm giác gắn bó trong khi đọc sách rất quan trọng đối với mọi đứa trẻ. Điều này cho phép bé cảm thấy thoải mái khám phá thế giới trong câu chuyện và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết. Việc đọc sách cũng góp phần làm tăng tình cảm gắn bó giữa mẹ và con. Giáo sư Lucia French thuộc Đại học Rochester đã gọi thời gian đọc truyện là “đọc sách trong lòng mẹ” – một cách tiếp xúc tích cực có thể gắn kết bé với người đọc sách cho bé nghe. Những cuộc nghiên cứu từ các
  5. chuyên gia về hành vi trẻ em cho thấy rằng những cặp mẹ – con tạo ra được sự gắn bó trong quá trình đọc sách sẽ đọc được nhiều sách hơn những cặp khác. Các chuyên gia này cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc đọc sách cùng cha mẹ với sự phát triển tình cảm của trẻ nhỏ. Rèn luyện khả năng tập trung và chú ý Có hai điểm mà có lẽ bậc phụ huynh nào cũng phải thừa nhận: Trẻ nhỏ thường không chịu ngồi yên lâu bao giờ, và con bạn sẽ học tập tốt hơn trong môi trường tích cực. Vậy nên ngay từ bây giờ, bạn đừng ép buộc con; thay vào đó hãy tìm cách làm tăng sự tương tác, niềm say mê đọc sách và khả năng tập trung của bé. Có 4 bước để bạn có thể giúp con tăng sự tương tác với câu chuyện: bố mẹ thu hút sự chú ý của bé, bố mẹ đặt câu hỏi cho bé, bé đưa ra câu trả lời và bố mẹ đáp lại câu trả lời đó. Đọc những quyển sách đơn giản sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được mức độ khó của câu hỏi và dần dần có thể đòi hỏi chất lượng của câu trả lời cao hơn.
  6. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích từ Ruth Anan, một nhà tâm lý học tại Bệnh viện Beaumont gần Detroit để tăng sự chú ý của trẻ trong khi đọc sách: - Đọc sách trước giờ ngủ, đây là khoảng thời gian bé ít hiếu động hơn. - Lựa chọn những cuốn sách có thể làm bé hứng thú. - Kết hợp đọc sách với một vài chuyển động, chẳng hạn như vuốt ve, lắc lư, tất nhiên những hành động này phải phù hợp với giọng điệu và nội dung của câu chuyện. Xây dựng niềm tin và những nhận thức đạo đức Cách cư xử nhẹ nhàng và tôn trọng của bố mẹ sẽ góp phần quan trọng giúp bé hình thành nên cảm giác an toàn. Là một người làm cha mẹ, bạn nên có cái nhìn sâu sắc đến cảm xúc và những quyền lợi của bé, hãy dành nhiều thời gian hơn bên con, thực hiện nhiều việc cùng nhau. Nhờ đó, con bạn sẽ học được cách cảm thấy an toàn và xây dựng được niềm tin vào những gì bé được học. Đến khoảng từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, con bạn bắt đầu hiểu được cách cư xử và sự trì hoãn, có nghĩa là bé đã biết chấp nhận bỏ qua những đòi hỏi trước mắt để được đáp ứng
  7. những ”mục tiêu” dài hạn hơn. Bạn có thể bắt đầu đọc cho con nghe những cuốn sách mang tính giáo dục, để dạy và củng cố các hành vi xã hội chuẩn mực cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0