intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo chữa nấc cụt

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bạn bị nấc cụt, các cơ mà bạn sử dụng để thở, chủ yếu là cơ hoành, co thắt lại đột ngột, gây ra sự nuốt hơi vào gấp và ngưng lại gần như tức khắc bởi một sự đóng lại ngoài ý muốn của họng, tạo nên âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Hầu như mọi người đều đã từng bị chứng nấc cụt, thường chúng chỉ kéo dài vài phút và không có gì đáng bận tâm. Nấc cụt xảy ra thực tế ngay cả trước khi sinh, thai nhi nấc cục từ ngay trong tử cung của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo chữa nấc cụt

  1. Mẹo chữa nấc cụt Khi bạn bị nấc cụt, các cơ mà bạn sử dụng để thở, chủ yếu là cơ hoành, co thắt lại đột ngột, gây ra sự nuốt hơi vào gấp và ngưng lại gần như tức khắc bởi một sự đóng lại ngoài ý muốn của họng, tạo nên âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Hầu như mọi người đều đã từng bị chứng nấc cụt, thường chúng chỉ kéo dài vài phút và không có gì đáng bận tâm.
  2. Nấc cụt xảy ra thực tế ngay cả trước khi sinh, thai nhi nấc cục từ ngay trong tử cung của mẹ, có thể là để chuẩn bị cho việc thở của bản thân nó. 1. Nguyên nhân gây ra nấc cụt Trong hầu hết các trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng cho chứng nấc cụt. Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm: các rối loạn tâm thần; bệnh dạ dày, ruột gây tăng áp lực trong ổ bụng; xuất huyết tiêu hóa; viêm, co thắt thực quản; viêm, co thắt ruột, tắc ruột; viêm gan; viêm tụy; viêm dạ dày; viêm ruột; nhồi máu mạc treo; áp xe dưới cơ hoành; viêm màng bụng, tràn dịch màng bụng; viêm màng ngoài tim; viêm phổi; tràn dịch màng phổi; các bệnh lý thần kinh trung ương như: viêm màng não, u não, nhồi màu não; đè ép dây thần kinh hoành, tổn thương cột sống cổ. Tất cả các bệnh lý này, sau đó đều gây kích thích lên cơ hoành, do vậy làm cơ hoành co thắt thành cơn, làm tăng áp lực trong lồng ngực, sau đó ép mạnh lên trên, làm nắp thanh môn mở ra đột ngột và gây ra triệu chứng nấc. 2. Cách chữa nấc cụt
  3. Những trường hợp nấc xuất hiện và tự mất đi thường không cần điều trị. Những trường hợp nấc kéo dài hơn có thể được điều trị bằng cách: - Uống từng ngụm một cốc nước to, vưa uồng vừa thở đều. Bạn có thể uống nước ở tư thế chồng cây chuồi hoặc tư thế chào mặt trời. - Hít thở thật sâu: Hít một hơi thật sâu, dồn khí xuống dưới bụng, có cảm giác căng đầy cả bụng và ngực, giữ hơi một lúc sau đó từ từ thở ra. - Dùng ngón tay ấn và giữ vài phút ở hai hố lõm vùng thượng đòn, thực hiện vài lần như vậy. - Làm bệnh nhân hoàn toàn không để ý tới việc nấc trong một thời gian ngắn như gán ghép cho bệnh nhân việc gì đó, hoặc gây gổ, cãi nhau trong một thời gian ngắn. Mục đích của những phương pháp trên là để bệnh nhân hình thành một phản xạ mới và quên đi phản xạ nấc trước đó. Chú ý: Nên kiên nhẫn làm mỗi động tác vài lần, vì có thể hết nấc được một lúc sau đó phản xạ nấc lại quay trở lại.
  4. Cần đặc biệt lưu ý tìm nguyên nhân của nấc, để từ đó có hướng điều trị phù hợp. Tất cả những trường hợp nấc tìm được nguyên nhân như: loét dạ dày, tắc ruột, viêm tụy, viêm màng bụng, viêm phổi, tràn dịch màng phổi… đều cần được điều trị khẩn trương, đúng, và đầy đủ như vậy mới có thể hết hoàn toàn nấc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2