intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo nhỏ làm giảm cơn cao huyết áp

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

153
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số thao tác như vuốt ấm vành tai, vuốt dọc hai bên mũi... có thể ngăn nguy cơ tai biến về não trước khi bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc. Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đo được bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg, có thể gây tai biến mạch máu não nếu không được điều trị kịp thời. Những thao tác đơn giản sau có thể làm giảm huyết áp khi có cơn, nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ chưa có biến chứng. Vuốt ấm hai vành tai Dùng ngón...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo nhỏ làm giảm cơn cao huyết áp

  1. Mẹo nhỏ làm giảm cơn cao huyết áp Một số thao tác như vuốt ấm vành tai, vuốt dọc hai bên mũi... có thể ngăn nguy cơ tai biến về não trước khi bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc. Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đo được bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg, có thể gây tai biến mạch máu não nếu không được điều trị kịp thời. Những thao tác đơn giản sau có thể làm giảm huyết áp khi có cơn, nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ chưa có biến chứng. Vuốt ấm hai vành tai
  2. Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc vành tai từ trên xuống dưới khoảng 9-10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết. Nếu có người bên cạnh, có thể nhờ họ ngồi sau lưng, dùng bàn tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống eo để tăng tác dụng. Vuốt dọc hai bên mũi Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ 15-20 lần. Việc kích thích huyệt ấn đường làm phóng thích endorphine nội sinh, giúp an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm làm tăng sự lưu thông khí huyết, gây ấm người và làm nhẹ áp lực ở phần đầu. Vuốt dọc hai chân mày Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường, đi dài theo chân mày ra thái dương, đến tận chân tóc ở phía ngoài đuôi mắt, mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Do đó động tác này giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị hay bị tắc nghẽn ở vùng trán, làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay, giúp giảm nhẹ áp lực ở đầu. Ngồi hoặc nằm thư giãn, tập trung vùng đan điền
  3. Theo y học cổ truyền, thần ở đâu khí ở đó. Do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng đan điền, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển xuống dưới nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này cần kéo dài hơn 10 phút. Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu tăng huyết áp như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ hay trong người thấy bực tức vô cớ, ngực sườn đầy tức..., người bệnh nên ngồi xuống, áp dụng lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim chậm lại, tay chân ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
  4. Người cao huyết áp không nên dùng nhân sâm Suốt mấy hôm căng thẳng vì chuẩn bị đám cưới cho con trai, bà Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) thường nhấm chút sâm cho đỡ mệt. Sau đó, bà bị lên cơn tăng huyết áp. Do quá nhiều công việc, chuyện ăn uống nhà bà Loan mấy hôm vừa rồi cứ bữa đực bữa cái. Vì vậy, bà đã mua sẵn một gói sâm, thỉnh thoảng đưa cho con cháu, và bản thân mình cũng ngậm. Đến sát hôm cưới, bà thấy rất chóng mặt, đau đầu, mắt hơi mờ, nghe có tiếng o o trong tai.
  5. Đo huyết áp, bà Loan thấy con số tăng vọt. Tư vấn bác sĩ, bà được giải thích là tình trạng căng thẳng do việc nhà cộng với dùng nhân sâm đã khiến huyết áp tăng cao. Theo bác sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm y dược Tinh hoa (Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), nhân sâm được khuyến cáo không dùng cho những người vốn có bệnh huyết áp cao như bà Loan, bởi có thể làm cơn tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn, rất nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nhân sâm trong những trường hợp sau: Đau bụng: Sách thuốc Đông y có câu "Phúc thống phục nhân sâm tắc tử" tức là đau bụng mà uống nhân sâm thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khó ngủ: Nhân sâm có thể hưng phấn khiến bạn càng khó ngủ thêm, vì vậy bạn không nên dùng nó vào buổi tối. Người khỏe mạnh: Nếu dùng nhiều sẽ lãng phí và có thể gây mất cân bằng cho cơ thể. Nhân sâm rất tốt khi sử dụng cho những người mệt mỏi, suy nhược, nhất là những người gầy yếu, cơ địa nội nhiệt (nóng trong), hay bị mụn nhọt, trứng cá, rôm sảy, mẩn ngứa. Người có thai mệt mỏi, suy nhược vẫn có thể sử dụng, nhưng trong 3 tháng đầu thì phải thật cần thiết mới dùng vì đây là giai đoạn hình thành thai nhi, nhân sâm có thể ảnh hưởng không tốt cho em bé. Chỉ nên dùng 2-4 g nhân sâm mỗi ngày, và cũng không nên dùng thường xuyên vì nó dễ làm cho cơ thể phụ thuộc vào dược liệu. Chỉ nên coi nhân sâm là một trong
  6. các biện pháp để tăng cường sức khỏe, bên cạnh các biện pháp khác như ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên. Việc dùng quá nhiều nhân sâm có thể gây ngộ độc vì vị thuốc này vẫn có độc tính. Các thực nghiệm cho thấy, nếu chuột nhắt uống bột nhân sâm với liều 5 g/kg cân nặng thì 50% số chuột sẽ bị chết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2