intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo thiết kế nội thất khi tài chính eo hẹp

Chia sẻ: Fscc Zxczxvczxdv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

101
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẹo thiết kế nội thất khi tài chính eo hẹp .Rất nhiều gia đình không có đủ điều kiện tài chính để hoàn thiện khâu nội thất từ A đến Z cùng một lúc, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Vì vậy, một vài lời khuyên của các KTS dưới đây có thể sẽ hữu ích cho những ai đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán này:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo thiết kế nội thất khi tài chính eo hẹp

  1. Mẹo thiết kế nội thất khi tài chính eo hẹp
  2. Rất nhiều gia đình không có đủ điều kiện tài chính để hoàn thiện khâu nội thất từ A đến Z cùng một lúc, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Vì vậy, một vài lời khuyên của các KTS dưới đây có thể sẽ hữu ích cho những ai đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán này: 1. Làm nội thất theo từng giai đoạn Vịêc mua sắm và trang trí nội thất là khâu quan trọng sau khi hoàn thiện phần thô của ngôi nhà. Nếu không thể hoàn tất cùng một lúc thì nên chia việc này thành nhiều giai đoạn tuỳ theo khả năng tài chính của chủ nhà để giảm nhẹ áp lực về hầu bao mà vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng. Gia chủ có thể mua sắm, thay đổi dần dần đồ nội thất trong nhà đến khi nào hoàn thiện. Giải pháp này giúp nhà chủ có thể chủ động hạch toán tài chính và phân bổ một cách hợp lý, để mọi không gian trong ngôi nhà đều được trang hoàng như ý.
  3. 2. Ưu tiên những nhu cầu thiết thực trước Những căn phòng cần sử dụng ở thời điểm hiện tại nên được ưu tiên trang trí trước như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, vệ sinh. Và ở những căn phòng này gia chủ cũng chỉ nên chọn những món đồ nội thất thiết yếu nhất bao gồm các thiết bị vệ sinh, tủ bếp, bàn ăn, tủ quần áo, chăn ga gối nệm…. còn các không gian chức năng chưa cần dùng ngay như phòng giải trí, phòng ngủ khách, phòng thờ… có thể lắp đặt nội thất và trang trí sau.
  4. 3. Giảm thiểu các vách ngăn chưa cần thiết Ở những không gian không cần nhiều sự riêng tư như phòng khách và bếp ăn, giếng trời, phòng sinh hoạt chung và phòng thờ gia chủ có thể bỏ trống hoặc chỉ dùng các vách ngăn ước lệ, một phần là để tiết kiệm chi phí cho việc làm vách ngăn cố định, phần khác là tạo không gian liên thông, rộng và thoáng đãng hơn. Nếu trong tương lai muốn có sự kín đáo thì có thể thực hiện sau.
  5. 4. Lựa chọn vật liệu vừa túi tiền Trên thị trường các thiết bị nội thất khá đa dạng về mẫu mã và chủng loại, hầu như giá nào cũng có. Vậy nên, khi lựa chọn thiết bị tiện nghi cho ngôi nhà, gia chủ cần cân nhắc giữa các tính năng, thương hiệu, thẩm mỹ với hầu bao của mình và một yếu tố nữa là nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn, chủ nhà chưa cần đến một hệ thống âm thanh giải trí thật xịn nhưng không thể thiếu bếp, máy hút khói hay tủ lạnh.
  6. 5. Tận dụng món đồ cũ hoặc tự làm những phụ kiện trang trí đơn giản Khi chưa có điều kiện mua sắm cái mới thì có thể tận dụng đồ vật cũ một thời gian, đây cũng là cách tiết kiệm chi phí cho chủ nhà khi còn phải lo thêm nhiều thứ khác. Đồng thời, gia chủ có thể tự làm những đò trang tí cho ngôi nhà của mình như tranh tường, lọ hoa bằng những vật liệu đơn giản, rẻ tiền. Trang hoàng cho ngôi nhà không phải là công vịêc làm trong một ngày và gia chủ cũng có thể xem đó là một thú vui dài hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2