intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Methionin có phải là thuốc bổ gan?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một số đơn thuốc kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các bệnh viện chuyên khoa lao thường có tình trạng lạm dụng methionin như là một loại thuốc bổ. Rất nhiều bệnh nhân điều trị lao (thường kéo dài 8-9 tháng) đã liên tục được bác sĩ kê đơn cho uống mỗi ngày 5 viên methionin 0,25g. Có bệnh nhân đã gặp dược sĩ lâm sàng và cho biết là rất sợ mỗi khi ngửi thấy mùi của loại thuốc này. Tình trạng lạm dụng methionin còn khá phổ biến ở cộng đồng do nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Methionin có phải là thuốc bổ gan?

  1. Methionin có phải là thuốc bổ gan? Trong một số đơn thuốc kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các bệnh viện chuyên khoa lao thường có tình trạng lạm dụng methionin như là một loại thuốc bổ. Rất nhiều bệnh nhân điều trị lao (thường kéo dài 8-9 tháng) đã liên tục được bác sĩ kê đơn cho uống mỗi ngày 5 viên methionin 0,25g. Có bệnh nhân đã gặp dược sĩ lâm sàng và cho biết là rất sợ mỗi khi ngửi thấy mùi của loại thuốc này. Tình trạng lạm dụng methionin còn khá phổ biến ở cộng đồng do nhiều người khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đã được bệnh viện cấp cho 2 lọ methionin (mỗi lọ 150 viên) cùng với một số vitamin như B1, B6, C về uống tại nhà. Khá nhiều người đã nhầm tưởng đây là một loại thuốc bổ gan.
  2. Methionin là một acid amin cần thiết cho c ơ thể. Nó có yếu tố hướng mỡ, là tác nhân methyl hóa và sulfua hóa, chống thiếu máu và chống nhiễm độc. Chính vì thế methionin là loại thuốc giải độc paracetamol. Trên thị trường, methionin có nhiều dạng hàm lượng 250 hoặc 500mg viên nén hoặc viên nang để uống. Cũng có dạng dung dịch để tiêm truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên phổ biến nhất là dạng kết hợp trong các chế phẩm chứa nhiều acid amin để bổ sung cho chế độ ăn. Trong công thức của các dung dịch đa acid amin tiêm truyền qua đường tĩnh mạch mà nhiều người hay gọi là “truyền đạm” đều có methionin với vai trò là một trong những acid amin thiết yếu để nuôi dưỡng. Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan. Methionin dùng theo đường uống để làm giảm pH nước tiểu. Hiện nay methionin chủ yếu được dùng để điều trị quá liều paracetamol khi không có acetylcystein và toan hóa nước tiểu. Chống chỉ định không dùng methionin cho người bị tổn thương gan nặng vì chất này được chuyển hóa ở gan. Ở những người đã bị suy gan, chất này làm cho tổn thương gan nặng thêm và có thể làm bệnh về não do gan tiến triển mạnh thêm. Cần lưu ý không được dùng methionin để điều trị ngộ độc nếu bệnh nhân đã bị quá liều paracetamol trên 12 giờ tính từ lúc bắt đầu uống thuốc.
  3. Dùng quá liều methionin hoặc lạm dụng thuốc này có thể bị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và thiếu acid folic cấp trong huyết thanh rất nguy hiểm. Tình trạng này đã được thông báo trong nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu ở các bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bằng các dung dịch đa acid amin, trong đó có methionin. Việc dùng methionin đường uống ở những người bị bệnh gan như xơ gan do uống rượu cũng làm tình trạng thiếu hụt acid folic trở nên trầm trọng. Đó là do methionin làm giảm chức năng chuyển hóa của gan và giảm chu trình acid folic gan - ruột. Dùng methionin theo kinh nghiệm, dùng liên tục hàng ngày cho những người bị bệnh gan là rất không an toàn và không hợp lý làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Dùng quá liều methionin cũng có nguy cơ làm tăng huyết khối trầm trọng. Những bệnh nhân bị tắc động mạch não hoặc ngoại biên thường có lượng homocystein máu quá mức, nếu dùng methionin thì lại càng làm tăng homocystein, làm xuất hiện tình trạng homocystein niệu dẫn tới các bệnh nguy hiểm như chậm phát triển tinh thần, loãng xương, nguy cơ cao bị tắc mạch huyết khối. Do đó cần tránh dùng methionin kéo dài vì lợi bất cập hại. Methionin còn là một acid amin có nguy cơ gây bệnh não ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan. Vai trò điều trị hiện nay của methionin chỉ là thay thế acetylcystein trong điều trị ngộ độc paracetamol
  4. cấp tính do nó có phản ứng liên kết với chất chuyển hóa của paracetamol. Vì vậy không nên lạm dụng thuốc này như là một loại thuốc giải độc gan, hay bổ gan như lâu nay một số người vẫn nhầm lẫn. Các khuyến cáo về sử dụng methionin trong điều trị đã được đề cập đến từ khá lâu trong y văn từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng lạm dụng methionin trong điều trị, kể cả điều trị cho trẻ em suy dinh dưỡng với cách hiểu là bổ sung chất dinh dưỡng do thiếu đạm. Nhưng do nguy cơ gây bệnh não của loại acid amin này ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, viêm gan, xơ gan, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển trí tuệ, tinh thần của trẻ nên tốt nhất là không nên sử dụng. Cần kiểm soát chặt chẽ về liều lượng và số ngày dùng đối với những trường hợp phải dùng các dạng thuốc phối hợp có nhiều acid amin, trong đó có methionin. Đối với các dạng methionin đơn chất, cần loại bỏ thói quen sử dụng chúng như một loại thuốc bảo vệ gan. Methionin không phải là thuốc bổ gan, trái lại nó là thuốc có nguy cơ cao đối với bệnh gan. Các cơ sở y tế khi kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú theo chế độ BHYT không nên kê thuốc này cùng với các loại vitamin thiết yếu khác như một loại thuốc bổ. Khi cần dùng methionin trong điều trị, phải cân nhắc liều chuẩn xác và dùng theo đợt tối đa là 30 ngày. Không nên dùng triền miên
  5. kéo dài từ tháng này sang tháng khác để tránh những tai biến có thể xảy ra do quá liều methionin. Vitamin B6 làm giảm tác dụng của methionin do nó làm methyl hóa methionin. Vì vậy nếu uống kèm methionin và B6 sẽ làm giảm tác dụng của methionin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1