intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MIỄN DỊCH GHÉP (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều cơ chế thực hiện tham gia vào phản ứng thải bỏ mô ghép. Thông thường nhất là phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bao gồm cả kiểu quá mẫn muộn lẫn kiểu gây độc trực tiếp. Ít xẩy ra hơn là cơ chế làm tan tế bào bởi bổ thể và kháng thể hoặc phá hủy tế bào theo cơ chế ADCC. Ðội quân chủ lực tham gia vào các phản ứng miễn dịch tế bào gây ra thải bỏ mô ghép là các tế bào lympho T và đại thực bào xâm lấn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MIỄN DỊCH GHÉP (Kỳ 5)

  1. MIỄN DỊCH GHÉP (Kỳ 5) Giai đoạn thực hiện Có nhiều cơ chế thực hiện tham gia vào phản ứng thải bỏ mô ghép. Thông thường nhất là phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bao gồm cả kiểu quá mẫn muộn lẫn kiểu gây độc trực tiếp. Ít xẩy ra hơn là cơ chế làm tan tế bào bởi bổ thể và kháng thể hoặc phá hủy tế bào theo cơ chế ADCC. Ðội quân chủ lực tham gia vào các phản ứng miễn dịch tế bào gây ra thải bỏ mô ghép là các tế bào lympho T và đại thực bào xâm lấn vào mô ghép. Về phương diện mô học trong nhiều trường hợp sự thâm nhiễm tế bào rất giống với sự thâm nhiễm xẩy ra trong quá mẫn muộn. Trong quá trình thâm nhiễm này các tế bào TDTH sản sinh ra các lymphokine có tác dụng thúc đẩy sự thâm nhiễm của đại thực bào. Các tế bào TC của túc chủ có khả năng nhận biết các phân tử lớp I lạ và trở thành các tế bào gây độc đối với mô ghép. Trong một số trường hợp phản ứng thải bỏ mô ghép còn gây ra bởi các tế bào TCD4+ chúng hoạt động như những tế bào gây độc nhưng bị giới hạn bởi các kháng nguyên hòa hợp mô chủ yếu lớp II.
  2. Trong từng cơ chế thực hiện trên đây, các cytokine do các tế bào Th tiết ra đóng một vai trò trung tâm. Ví dụ IL-2, IFN-( và TNF-( đã được chứng minh là những chất trung gian quan trọng trong phản ứng thải bỏ mô ghép. IL-2 thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào T trong đó có tế bào TC (hình 2). IFN-( có tác dụng phát triển đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn vì nó có tác dụng kích thích sự thâm nhiễm của các đại thực bào vào mô ghép và tiếp theo đó hoạt hóa các đại thực bào để có khả năng phá hủy các tế bào ghép nhiều hơn. TNF-( có tác dụng gây độc trực tiếp trên tế bào mô ghép. Một số loại cytokine khác gây ra thải bỏ mô ghép bằng cách kích thích sự xuất hiện các phân tử hòa hợp mô lớp II trên tế bào mô ghép. IFN ((, ( và (), TNF-(, TNF-( làm tăng sự xuất hiện các phân tử hòa hợp mô lớp I. IFN-( làm tăng sự xuất hiện các phân tử lớp II. Ví dụ trong mô hình ghép tim khác gene cùng loài ở chuột cống ban đầu chỉ có các tế bào có tua biểu thị các kháng nguyên lớp II, nhưng khi phản ứng thải bỏ mô ghép bắt đầu thì sự xuất hiện của IFN-( trong mô ghép đã làm cho các tế bào nội mô của mạch máu và các tế bào có tua bắt đầu biểu thị các phân tử lớp II. 2. Các biểu hiện lâm sàng của thải bỏ mô ghép Các phản ứng thải bỏ mô ghép có tiến trình thời gian khác nhau phụ thuộc vào kiểu mô ghép hoặc cơ quan ghép và loại đáp ứng miễn dịch tham gia. Thải bỏ tối cấp là một phản ứng xẩy ra trong 24 giờ đầu sau ghép. Thải bỏ cấp là phản ứng thải bỏ xẩy ra trong những tuần đầu sau ghép. Thải bỏ mạn là phản ứng xuất hiện nhiều tháng hay nhiều năm sau khi ghép.
  3. 2.1. Thải bỏ tối cấp Thường ít xẩy ra, nhưng nếu xẩy ra thì thường là ngay lập tức sau khi ghép, nhanh đến nỗi mô ghép chưa kịp có các mạch máu tân tạo. Phản ứng tối cấp xẩy ra là do trong huyết thanh của túc chủ có sẵn các kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên của mô ghép. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể được hình thành sẽ hoạt hóa hệ thống bổ thể gây ra thâm nhiễm bạch cầu trung tính vào trong mô ghép. Một phản ứng viêm cấp tính sẽ dẫn đến hình thành các cục máu đông rải rác trong các mao mạch làm tắc dòng máu, ngăn cản việc sinh các mạch máu trong mô ghép và vì vậy mô ghép sẽ bị hoại tử nhanh chóng (hình 3). Sở dĩ có sẵn các kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên ghép khác gene cùng loài là do cơ thể nhận được truyền máu lặp lại nhiều lần (việc truyền máu như vậy kích thích túc chủ sinh kháng thể chống các kháng nguyên ghép trên bề mặt các tế bào bạch cầu trong máu truyền vào). Ở những trường hợp ghép lặp lại thì kháng thể cũng được hình thành trong những lần ghép đầu tiên và khi ghép tiếp theo cũng xẩy ra phản ứng thải bỏ tối cấp. Phụ nữ chửa đẻ nhiều lần cũng sinh ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên ghép của người chồng có mặt ở thai nhi, đến khi họ nhận mô ghép có các kháng nguyên hòa hợp mô tương tự như các kháng nguyên đã mẫn cảm thì có thể bị thải bỏ tối cấp.
  4. Những cá thể đã được nhận ghép trước đây có thể có các kháng thể kháng các kháng nguyên ghép với nồng độ cao. Những kháng thể này có thể gây ra thải bỏ tối cấp đối với bất kỳ lần ghép tiếp theo nào đó. Trong một số trường hợp các kháng thể có sẵn gây ra thải bỏ tối cấp là loại kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên nhóm máu. Vì vậy trước khi ghép người ta phải định nhóm máu ABO và phát hiện các kháng thể có sẵn ở trong cơ thể nhận để góp phần loại bỏ phản ứng thải bỏ tối cấp. 2.2. Thải bỏ cấp Phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài được xem như là thải bỏ cấp khi nó xuất hiện 10 ngày sau ghép. Trong cơ chế có những biểu hiện do các tế bào gây ra. Ví dụ như sự xâm nhiễm dầy đặc của các đại thực bào và lympho bào tại nơi phá hủy mô ghép. Có nhiều bằng chứng cho thấy đó là kết quả của sự hoạt hóa và tăng sinh của các tế bào TH. 2.3. Thải bỏ mạn tính Thải bỏ mạn tính xẩy ra nhiều tháng hay nhiều năm sau khi ghép. Thường trước đó có các thải bỏ cấp tính. Trong cơ chế có sự than gia của cả đáp ứng miễn dịch thể dịch lẫn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Thông thường khó có thể điều chỉnh được phản ứng thải bỏ mạn tính bằng các thuốc ức chế miễn dịch mà thường phải tiến hành ghép lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2