intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình 3 P

Chia sẻ: Sfdsf Sdfsd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

864
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hoá kinh doanh chính là để tạo ra "Bánh mỳ". Như mọi người đều biết, hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếu tố: con người (People - người làm ra sản phẩm, người bán, người mua...), sản phẩm/ dịch vụ (Product) và lợi nhuận (Profit). Chính quan niệm khác nhau về ý nghĩ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình 3 P

  1. MÔ HÌNH 3P
  2. 1. Tổng quan về triết lý 3P  Là một triết lý mang tính chất định vị con người trong 3P : People ( con người), Product (sản phẩm), Profit (Lợi nhuân) .  Hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếu tố trên. Chính quan niệm khác nhau về ý nghĩa, vai trò của 3 yếu tố này - thể hiện qua việc sắp xếp thứ tự ưu tiên từng yếu tố - sẽ dẫn đến những thái độ, cung cách ứng xử khác nhau trong kinh doanh
  3. Ba Quan Niệm Về Triết Lý 3P 1. Profit 2. Product 3. People 1.Product Product 2. Profit 3. People 1.People 2. Product 3. Profit
  4. QUAN NIỆM THỨ NHẤT  Đặt lợi nhuận lên mục đích hàng đầu, kế tiếp là sản phầm, sau cùng mới là con người  Quan niệm này là tư duy của thời mà nghành kinh tế chính trị học còn ở buổi tích lũy sơ khai, lúc mà kinh tế thị trường còn hoang dại, khi mà luật pháp nhà nước còn thiếu đầu hở đuôi
  5. QUAN NIỆM THỨ NHẤT  Tư duy này dựa theo trên lập luận hễ có nhu cầu là có thị trường, mà quên mất nhu cầu có thể là nhu cầu thiết yếu hoặc nhu cầu mà doanh nghiệp tự tạo ra.  Không theo một cơ sở nào khác ngoài lợi nhuận, bất kì sự thay đổi nhu cẩu nào dẫn đến lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ thay đổi theo hướng đó.  Biến mọi thứ thành mặt hàng kinh doanh, miễn sao thu được lợi nhuận càng cao càng tốt, bất kể đạo đức kinh doanh và nhân phẩm của mình
  6. QUAN NIỆM THỨ HAI  Đặt sản phẩm lên hàng đầu, lợi nhuận đứng sau và cuối cùng vẫn là con người.  Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp về nguồn cầu, doanh nghiệp không thể buôn bán bất cứ mặt hàng gì có lợi nhuận như trước mà bắt đầu phải chọn lọc và chú trọng đến chất lượng của sản phẩm nhằm chuyên môn hóa và tăng cường thêm tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
  7. QUAN NIỆM THỨ HAI Con người vẫn được đặt ở vị trí cuối cùng, doanh nghiệp luôn đặt cho mình câu hỏi  Làm thế nào để tận dụng được sức lao động của con người một cách tối ưu nhất trong một tổ chức sản suất được thiết kế khoa học nhất (nghĩa là mang đến hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế )?  Làm thế nào để tăng “độ giãn nở” của thị trường (nghĩa là tăng sức mua) để cho sản phẩm làm ra một cách khoa học nhất được tiêu thụ nhanh chóng nhất.
  8. QUAN NIỆM THỨ BA Những yếu kém của các trào lưu tư tưởng trong quan niệm 2:  Năng suất lao động dù có tổ chức phân công khoa học tới đâu nữa, không những không tăng mà còn giảm.  Việc kích cầu cũng như tăng lương ở các doanh nghiệp chỉ là thâm hụt ngân sách nhà nước  Tính cạnh tranh của các doanh nghiệp mất dần đi khi mà tình hình thất nghiệp ngày càng tăng trong bối cảnh suy thoái kinh tế.  Chất lượng sản phẩm làm ra ngày càng giảm và không mang tới giá trị gia tăng cho khách hàng
  9. QUAN NIỆM THỨ BA  Yếu tố con người lại được đặt vào vị trí quan trọng nhất, sau đó mới tới sản phẩm và cuối cùng là lợi nhuận.  Doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đối với khách hàng, đối tác cũng như công nhân viên của mình. Điều đó đem lại số khác hàng trung thành ngày càng tăng lên, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao.
  10. Kết luận Khi đặt yếu tố con người lên hàng đầu trong kinh doanh, thực ra cũng không đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều. Tổ chức dịch vụ tốt, chăm sóc cho khách hàng, đối xử tốt với công nhân viên là việc chẳng tốn kém nhiều so với cái lợi lớn mà nó mang lại như đã nói ở trên. Lợi thế cạnh tranh không chỉ đơn thuần là vấn đề giá cả, chất lượng sản phẩm mà quan trọng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  11. MÔ HÌNH 7S
  12. Giới thiệu Mô hình 7S do Tom Peters và Robert Waterman, nhân viên của tổ chức tư vấn McKinsey và Company phát triển vào những năm đầu của thập niên 80. Theo đó, ý tưởng chính của mô hình là có 7 yếu tố nội tại trong một tổ chức cần phải được dung hòa để tổ chức hoạt động thành công.  Mô hình 7S được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khi quan điểm hòa hợp tỏ ra hữu ích.
  13. Giới thiệu Mô hình 7S được chia làm hai nhóm chính: Yếu tố cứng và Yếu tố mềm Nhân tố cứng Nhân tố mềm Chiến lược Giá trị được chia Cấu trúc sẻ Hệ thống Kỹ năng Phong cách Đội ngũ
  14. Chiến lược  Là các kế họach mà công ty thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra, kể cả liên quan đến nhân sự, môi trường, đối thủ, khách hàng.  Tạo ra những hoạt động có định hướng mục tiêu của doanh nghiệp theo một kế hoạch nhất định hoặc làm cho doanh nghiệp thích ứng với môi trường quanh. Chiến lược đúng sẽ chi phối về sự thành công hay thất bại
  15. Cấu trúc  Là cách các bộ phận trong công ty liên hệ với nhau: tập trung, theo chức năng, phân tán, ma trận, cổ phần…  Là cơ sở cho việc chuyên môn hóa, điều phối và hợp tác giữa các bộ phận doanh nghiệp. Cơ cấu phụ thuộc vào chiến lược, quy mô và số lượng sản phẩm. Hệ thống cơ cấu theo cấp bậc đang triển khai trong doanh nghiệp, tức là phương thức tổ chức các công việc kết hợp với nhau.
  16. Những hệ thống  Các thủ tục, quy trình mà công việc được thực hiện: hệ thống tài chính kế toán, thuê mướn nhân sự, thăng chức, đánh giá nhân viên,…nhằm hỗ trợ việc thực hiện chiế lược.  Bạn hãy truyền đạt điều đặn các thông tin chính thống tới nhân viên nhằm phục vụ công việc của họ. Qua đó bạn sẽ gia tăng kết quả công việc và động lực. Nhưng đôi lúc một số thông tin không chính thức chỉ cần lưu hành nội bộ trong ban lãnh đạo.
  17. Phong cách Văn hóa doanh nghiệp cấu thành bởi hai nhóm yếu tố: Văn hóa của tổ chức và Phong cách quản lý hay cách thức giao tiếp con người với nhau: • Văn hóa của tổ chức là những giá trị và chuẩn mực chủ đạo được hình thành trong quá trình tồn tại của tổ chức và trở thành yếu tố bền vững trong doanh nghiệp • Phong cách quản lý thể hiện rõ nét ở những gì nhà quản lý hành động hơn là phát ngôn
  18. Đội ngũ nhân viên  Gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến nhân lực như: Trình độ nhân lực, quá trình phát triển nhân lực, quá trình xã hội hóa, bồi dưỡng đội ngũ quản lý kế cận, gắn kết nhân viên mới, cơ hội thăng tiến, hệ thống kèm cặp và phản hồi.  Mỗi nhân viên đều quan trọng, sự kết hợp khả năng mỗi cá nhân mang lại kết quả chung cho doanh nghiệp.  Với thay đổi về thời gian và sự phát triển của doanh nghiệp sẽ đặt ra những thách thức mới cho khả năng của đội ngũ nhân viên.
  19.  Kỹ Năng  Đây là những đặc điểm và khả năng nổi trội của một doanh nghiệp.  Nói một cách khác: kĩ năng then chốt và điểm khác biệt, nó nâng tầm vị trí doanh nghiệp ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Đặc trưng doanh nghiệp của bạn là gì?
  20. Giá trị chia sẻ  Bao gồm và tập trung vào những mục tiêu chi phối hoạt động của Doanh nghiệp.  Giá trị này sẽ bao trùm lên toàn bộ mọi nhân viên trong công ty với vai trò là nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hoạch định chiến lược tồn tại và phát triển của các phòng ban cũng như thành tựu chung của doanh nghiệp.  Shared Value là những giá trị cốt lõi nhất mà doanh nghiệp “ chia sẻ” với xã hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1