intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật vận động và trí tuệ nặng tại Bình Đình và Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật vận động và trí tuệ nặng tại Bình Đình và Quảng Nam" là tài liệu hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình chăm sóc tại nhà bền vững, lâu dài và chất lượng, kết nối với hệ thống phục hồi chức năng tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh; Giảm gánh nặng cho người chăm sóc người khuyết tật nặng thông qua cung cấp các kỹ năng chăm sóc người khuyết tật nặng thiết yếu tại nhà, góp phần làm giảm gánh nặng cho người chăm sóc và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người chăm sóc và khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật vận động và trí tuệ nặng tại Bình Đình và Quảng Nam

  1. MÔ HÌNH CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG VÀ TRÍ TUỆ NẶNG TẠI BÌNH ĐÌNH VÀ QUẢNG NAM Focus on Basic Care Skills PEOPLE WITH SEVERE DISABILITIES Hà Nội, 2018
  2. Mục lục I. Đặt vấn đề..................................................................................................... 3 II. Mục tiêu của Mô hìnhchăm sóc tại nhà ....................................................... 6 III. Thiết kế chương trình ................................................................................ 7 IV. Sàng lọc ................................................................................................... 10 V. Đào tạo ....................................................................................................... 10 VI. Giám sát & hỗ trợ sau đào tạo: ............................................................... 10 VII. Dự kiến khung chương trình đào tạo về các kỹ năng chăm sóc người khuyết tật nặng tại gia đình ........................................................................................... 11
  3. I. Đặt vấn đề Người khuyết tật nặng (PWSD) gặp rất nhiều rào cản trong việc tham gia xã hội bình đẳng như mọi người, ngoài một số ít có thể sống độc lập trong cộng đồng thì nhìn chung phụ thuộc vào chăm sóc y tế, xã hội và người chăm sóc tại gia đình 1 . Tại Việt Nam, ngành phục hồi chức năng sau nhiều năm ít được quan tâm và phát triển, tuy rất cố gắng nhưng số lượng các chương trình đào tạo và số lượng chuyên gia về các chuyên ngành phục hồi chức năng còn rất hạn chế và hoàn toàn không đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngành công tác xã hội mới được nói đến trong thời gian 3-5 năm trở lại đây và chương trình đào tạo và nghề công tác xã hội còn rất ít được biết đến trong xã hội và cũng chưa có chuyên ngành hỗ trợ người khuyết tật2. Tất cả các yếu tố nói trên có thể dẫn đến tình trạng người khuyết tật nặng và gia đình của họ tại cộng đồng không có các hỗ trợ đáng lẽ phải có và người chăm sóc tại gia đình tự phải xoay sở với người khuyết tật nặng mà không có/thiếu những kỹ năng chăm sóc tại nhà cần thiết để thực thi công việc chăm sóc người khuyết tật tại nhà. Việc thiếu các kỹ năng chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến gia đình người khuyết tật. Đứng trước các khó khăn đó, trong khuôn khổ dự án HMH, PHAD và CRS đề xuất “Mô hình chăm sóc tại nhà với mục tiêu cung cấp các kỹ năng chăm sóc người khuyết tật thiết yếu cho người chăm sóc tại nhà”, thông qua đó giảm gánh nặng lên người chăm sóc, tăng hiệu quả chăm sóc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người khuyết tật và người chăm sóc. Tổng quan các mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật cho thấy rất khó để có mô hình chăm sóc tại nhà tiêu chuẩn vì mỗi mô hình được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu, bối cảnh, dạng khuyết tật, nguồn lực sẵn có (Miller et Paul, 2011; Tracy, 2005). Thời gian can thiệp (từ 1 tuần đến 1 năm), thời gian đào tạo mô hình chăm sóc tại nhà (từ 3 ngày đến 1 tháng) khác nhau giữa các mô hình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới cung cấp quan thiệp, hỗ trợ thường
  4. xuyên qua các chuyến giám sát hỗ trợ tại nhà hoặc qua điện thoại hàng tuần thường được thực hiện, hệ thống giám sát, hỗ trợ thường do nhân viên y tế hoặc cán bộ PHCN phụ trách. Tại Việt Nam, trước dự án HMH, có các tổ chức cũng đã có thử nghiệm một số hoạt động chăm sóc tại nhà như CRS, VietHealth và VNAH. Mô hình hỗ trợ trẻ từ 0-14 tuổi tại nhà của tổ chức CRS: Với mục tiêu nhằm tăng cường chăm sóc, phát triển kỹ năng, hành vi nhằm giảm thiểu các hành vi tiêu cực của trẻ, tăng cường kỹ năng vận động, nhận thức, tự bảo vệ bản than để trẻ có thể hòa nhập và tiến tới tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động tại cộng đồng, Tổ chức CRS đã phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ khuyết tật, nhà trường và cộng tác viên để cung cấp các hoạt động hỗ trợ tại nhà cho trẻ khuyết tật nặng. Mô hình của CRS tham khảo mô hình can thiệp sớm và dựa trên kế hoạch hỗ trợ cá nhân (IEP Individual Education Plan) và Kế hoạch hỗ trợ gia đình cá thể trẻ (IFSP: Individualized Family Services Plan). Mô hình này trước đây CRS triển khai có sự hỗ trợ của Đại học Oregon. Với sự tham gia của các bác sĩ có chuyên môn, chuyên gia giáo dục, trẻ được khám, đánh gía xác định khả năng, nhu cầu và đề xuất hướng can thiệp, hỗ trợ. Từ đó CRS cùng đối tác đã hỗ trợ kĩ thuật cho cha mẹ cốt cán, giáo viên và các cộng tác lập danh sách lựa chọn hỗ trợ trẻ tại nhà, lập kế hoạch hỗ trợ và lập nhóm hỗ trợ tại nhà. Tùy từng đặc điểm và điều kiện của trẻ, trẻ có thể được hỗ trợ từ 6 tháng đến 1 năm với thời gian từ 1-2 buổi/1 tuần với thời lượng mỗi buổi từ 1-1,5 tiếng. Để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em, CRS yêu cầu gia đình luôn có người tham gia cùng thời gian khi giáo viên, người hỗ trợ hoặc cha mẹ hỗ trợ đến để hỗ trợ trẻ tại nhà. Trong thời gian này, gia đình cũng được hướng dẫn các hoạt động hỗ trợ trẻ nhằm đảm bảo việc chuyển giao các hoạt động hỗ trợ cũng như duy trì hỗ trợ đều đặn cho trẻ trong thời gian không có người hỗ trợ đến tại nhà. Để các cộng tác viên (giáo viên, cha mẹ hoặc cán bộ xã hội) hỗ trợ được cho trẻ tại gia đình, dự án đã triển khai một loạt các khóa tập huấn từ 2-3 ngày gồm tập trung vào các nội dung sau: 1) kiến thức cơ bản về trẻ khuyết tật (đặc điểm, năng
  5. lực và cách hỗ trợ); vai trò của cha mẹ và người chăm sóc trong phối hợp với gia đình, nhà trường và cộng đồng; 2) các lớp theo chuyên môn sâu như tập trung cho trẻ cần chăm sóc về vận động, cách PHCN cơ bản, cách sử dụng, bảo quản máy trợ thính và phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi đeo máy; 3) kĩ năng chăm sóc, phát triển nhận thức và quản lý hành vi đối với trẻ chậm phát triển và trẻ gặp khó khăn về hành vi. Để đo lường các kết quả đạt được, nhóm cha mẹ cốt cán và giáo viên sẽ tiến hành thăm trẻ tại nhà; tổ chức các buổi tư vấn cha mẹ (parent counseilling) cho khoảng 10-20 cha mẹ theo các chuyên đề; hội thảo rút kinh nghiệm cho hoạt động. Mô hình hỗ trợ tại nhà của VNAH: Bước 1: Khám sàng lọc (KSL): chuyên gia khám sàng lọc bao gồm cả BS và KTV về PHCN và ưu tiên trong vùng dự án. Giai đoạn đầu VNAH có mời cả từ Tp HCM, nhưng hiện nay đến năm thứ 4 thì chỉ ưu tiên trong tỉnh. Bước 2: Sau khi KSL, dự án hỗ trợ một số tại nhà, một số đề nghị lên khám tại TT PHCN huyện hoặc BV tỉnh. Hỗ trợ tại nhà: + Những NKT được hỗ trợ tại nhà có thể được nhận cả hướng dẫn trực tiếp về PHCN cơ bản và dụng cụ trợ giúp hoặc người chăm sóc tại gia đình sẽ nhận được hướng dẫn hỗ trợ từ dự án. + Thời gian tập huấn: thời lượng tập huấn cho người chăm sóc không cố định và đặt theo một tiêu chuẩn nào, có thể nửa buổi, có thể 1-2 ngày nhưng chia thành nhiều buổi. Caregivers được tập huấn về kiến thúc chung chăm sóc cơ bản và GBV. + Hàng quý, cán bộ y tế cơ sở sẽ đi kiểm tra tại nhà 1 lần/1 người. Các cán bộ này không mang tính hỗ trợ chuyên môn mà chủ yếu xem tình hình tập PHCN thế nào, có khó khăn gì không, sử dụng và bảo quản dụng cụ ra sao. + Cán bộ chuyên môn của VNAH chính là các KTV hoặc BS trực tiếp tập huấn cho caregivers (cả mời thêm từ tỉnh và HCM). Các KTV này cũng đi hướng dẫn cho gia đình và NKT ít nhất 1 lần/1 quý, mang tính hướng dẫn cụ thể case by case. Gia đình NKT và NKT cũng có sổ theo dõi các bài tập và kế hoạch tập.
  6. Mô hình can thiệp sớm và hỗ trợ trẻ tại nhà của Viethealth: Phụ huynh và trẻ cùng tham gia, hướng dẫn và thực hành 3 ngày/tập huấn, cách 3-6 tháng có thêm 1 tập huấn. Trung bình mỗi gia đình theo dõi hỗ trợ trong 9 tháng – 1 năm. Trong khuôn khổ dự án HMH, PHAD và CRS đề xuất mô hình cung cấp các kỹ năng chăm sóc tại nhà cho người chăm sóc của người khuyết tật nặng. Chúng tôi hy vọng với mô hình này, sẽ góp phần giảm tải gánh nặng lên người chăm sóc, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người chăm sóc và người khuyết tật. II. Mục tiêu của Mô hình chăm sóc tại nhà - Xây dựng mô hình chăm sóc tại nhà bền vững, lâu dài và chất lượng, kết nối với hệ thống phục hồi chức năng tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. - Giảm gánh nặng cho người chăm sóc người khuyết tật nặng thông qua cung cấp các kỹ năng chăm sóc người khuyết tật nặng thiết yếu tại nhà, góp phần làm giảm gánh nặng cho người chăm sóc và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người chăm sóc và khuyết tật. III. Cách thức triển khai Mô hình chăm sóc tại nhà Với mục tiêu xây dựng mô hình chăm sóc tại nhà bền vững, lâu dài, chất lượng, dự án sẽ: - Phối hợp với chuyên gia điều đưỡng PHCN tuyến trung ương để nâng cao năng lực cho nhân lực TOT tuyến tỉnh. - Xây dựng đội ngũ đào tạo TOT mô hình chăm sóc tại nhà tại địa phương có cơ chế và năng lực tiếp tục tổ chức đào tạo sau thời gian của dự án. - Tối đa sự tham gia trong việc phát triển và thực hiện, cung cấp mô hình chăm sóc tại nhà của Sở Y tế, tổ chức cộng đồng tại địa phương để nâng cao khả năng duy trì, mở rộng mô hình. - Đánh giá và tìm hiểu khả năng phối hợp với Bệnh viện PHCN tỉnh hoặc các cơ sở đào tạo tại tỉnh để tổ chức chương trình đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân lực chăm sóc NKT tại nhà.
  7. - Đánh giá và tìm hiểu khả năng tổ chức chương trình đào tạo có chứng nhận của cơ sở nhà nước cấp. - Tìm hiểu khả năng mô hình HBCC có thu phí cho các gia đình không có người chăm sóc tại nhà. Sau khi dự án được phê duyệt, dự án sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Y tế tỉnh và tiến hành đánh giá, thảo luận chi tiết với các cơ quan chủ quản tại tỉnh, đơn vị PHCN, cơ sở đào tạo, tổ chức cộng đồng cho NKT. Dựa trên kết quả đánh giá, dự án sẽ cân nhắc sự sẵn có nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, chính sách, thời gian) để xác định cách thức tối ưu triển khai mô hình chăm sóc tại nhà trong khuôn khổ 3 năm của dự án hướng đến mục tiêu bền vững, lâu dài và chất lượng ngay cả sau thời gian 3 năm của dự án. IV. Thiết kế chương trình 1. Đối tượng a. Dạng khuyết tật - Khuyết tật vận động - Khuyết tật chậm phát triển trí tuệ b. Mức độ khuyết tật - Mức độ: nặng và đặc biệt nặng c. Độ tuổi: Từ 0 tuổi trở lên 2. Phương pháp: Giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Hình thức thực hành cho video và thực hành tại chỗ. Về thực hành, học viên được chia theo nhóm đối tượng theo các nhóm nhu cầu. 3. Nội dung: Các kỹ năng sẽ được đào tạo hướng dẫn cho người chăm sóc NKT. Tùy vào khả năng, độ tuổi, các kỹ năng sẽ được hướng đến mục tiêu NKT có khả năng độc lập cao nhất trong cuộc sống hàng ngày. 4. Chương trình tập huấn: xem phụ lục 5. Các kỹ năng cơ bản dành cho NKT Nhóm các kỹ năng ưu tiên a. Nhóm trẻ em 0-16 tuổi 1. Kỹ năng ăn uống đối với trẻ có khả năng ngồi được khi ăn
  8. 2. Kỹ năng cho ăn uống đối với trẻ khuyết tật nằm tại chỗ 3. Kỹ năng vệ sinh cá nhân: đánh rang, rửa mặt 4. Kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật tắm rửa (gồm bài tập để hướng dẫn TKT/NKT thực hiện) 5. Kỹ năng hướng dẫn cho trẻ khuyết tật đi vệ sinh: vệ sinh (gồm bài tập để hướng dẫn TKT/NKT thực hiện) 6. Kỹ năng vệ sinh cá nhân: đánh răng rửa mặt (gồm bài tập do caregivers trực tiếp thực hiện thay cho NKT nặng không thể thực hiện) 7. Kỹ năng vệ sinh cá nhân: tắm rửa (gồm bài tập do caregivers trực tiếp thực hiện thay cho NKT nặng không thể thực hiện) 8. Kỹ năng vệ sinh cá nhân: vệ sinh (gồm bài tập do caregivers trực tiếp thực hiện thay cho NKT nặng không thể thực hiện) 9. Kỹ năng thay quần áo: (gồm bài tập để hướng dẫn TKT/NKT thực hiện) 10. Kỹ năng thay quần áo: (gồm bài tập do caregivers trực tiếp thực hiện thay cho NKT nặng không thể thực hiện) b. Nhóm người lớn 11. Kỹ năng ăn uống đối với NKT có khả năng ngồi 12. Kỹ năng cho ăn uống đối với người lớn khuyết tật nằm tại chỗ 13. Kỹ năng ăn uống đối với người bệnh ăn qua xông 14. Kỹ năng hướng dẫn người lớn bị khuyết tật đánh răng, rửa mặt: đánh răng rửa mặt 15. Kỹ năng hướng dẫn người lớn bị khuyết tật tắm rửa (gồm bài tập để hướng dẫn TKT/NKT thực hiện) 16. Kỹ năng vệ sinh cá nhân: vệ sinh (gồm bài tập để hướng dẫn TKT/NKT thực hiện) 17. Kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt cho người lớn bị khuyết tật không có khả năng tự thực hiện 18. Kỹ năng tắm rửa cho người lớn bị khuyết tật không có khả năng tự thực hiện 19. Kỹ năng vệ sinh cá nhân: vệ sinh (gồm bài tập do caregivers trực tiếp thực hiện thay cho NKT nặng không thể thực hiện)
  9. 20. Kỹ năng hướng dẫn người lớn bị khuyết tật thay/mặc quần áo: (gồm bài tập để hướng dẫn TKT/NKT thực hiện) 21. Kỹ năng thay quần áo: (gồm bài tập do caregivers trực tiếp thực hiện thay cho NKT nặng không thể thực hiện) 22. Kỹ năng thay ga, chiếu đối với người nằm liệt lâu ngày 23. Kỹ năng di chuyển cơ bản: di chuyển theo các mức độ tập đi với chân tay giả, tập di chuyển sau khi điều trị/PHCN hoặc phẫu thuật khớp gối, chân… 24. Kỹ năng phòng ngừa và chăm sóc vết loét đối với người nằm liệt lâu ngày c. Nhóm chung cho trẻ em và người lớn 25. Kỹ năng di chuyển an toàn đối với người khuyết tật vận động: xe lăn, dùng nạng, có chân tay giả, người mất cả hai chi và di chuyển bằng tay, di chuyển an toàn đối với trẻ nhỏ (ra đường, môi trường ao, hồ…) 26. Kỹ năng thể hiện yêu cầu qua giao tiếp: đối với cả trẻ em và người lớn 27. Kỹ năng chăm sóc y tế cơ bản: nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm sức khỏe và cách xử lý cơ bản khi bị sốt, bị cảm cúm, xử lý vết thương (chung cho cả trẻ em và người lớn) 28. Kỹ năng phát hiện các triệu chứng cần can thiệp chuyên sâu và đưa đến cơ sở y tế (chung cho cả trẻ em và người lớn) 29. Điều chỉnh/ sửa chữa dụng cụ trong nhà giúp NKT di chuyển hoặc vận động 30. Các nguyên tắc và kỹ năng bảo vệ và phòng chống bạo lực dựa trên giới (chung cho cả trẻ em và người lớn) Optional 31. Kỹ năng bảo vệ an toàn đối với trẻ nhỏ: trong kiểm soát cảm xúc, không làm bản thân tổn thương, làm đau mình 32. Kỹ năng phòng chống bị xâm hại ở trẻ em: nhận biết nguy hại, từ chối, kêu cứu
  10. 33. Kỹ năng hỗ trợ tương tác, chơi với bạn, mọi người xung quanh cho trẻ em. 34. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, không làm bản thân tổn thương, làm đau mình cho người lớn 35. Kỹ năng điều hòa cảm xúc đối với người chăm sóc: cha mẹ, hoặc người chăm sóc cần học được cách thư giãn, điều hòa cảm xúc của mình trong quá trình chăm sóc người bệnh: các video đã có sẵn (chung cho đối tượng trẻ em và người lớn) V. Sàng lọc - Lựa chọn danh sách đối tượng NKT trong địa bàn phù hợp với đối tượng của mô hình từ danh sách NKT trong hệ thống DIS, danh sách NKT của xã, cập nhật từ cộng đồng, UBND xã - Dự kiến mỗi xã 30 đối tượng VI. Đào tạo - Tập huấn tổ chức cho người chăm sóc cho nhóm trẻ em và người lớn riêng. Đối với từng nhóm trẻ em hoặc người lớn, các kỹ năng chung sẽ dạy chung, sau đó chia thành nhóm phù hợp để học các kỹ năng cụ thể. - Việc xếp nhóm trẻ em và người lớn có tính tương đối vì sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá nhu cầu và kỹ năng cần được học để sắp xếp vào tập huấn phù hợp. - Thời gian và thời lượng tập huấn: mỗi người chăm sóc NKT và cộng tác viên sẽ nhận được ít nhất 3 ngày tập huấn các kỹ năng cơ bản. Sau đó, tuỳ căn cứ đánh giá nhu cầu khám sàng lọc, người chăm sóc NKT có thể nhận khóa học chuyên sâu hơn. VII. Giám sát & hỗ trợ sau đào tạo: - Trong quá trình đào tạo, người chăm sóc NKT sẽ lập kế hoạch chăm sóc với sự hỗ trợ của giảng viên - Giám sát: 3 tháng 1 lần, trạm y tế xã sẽ tiến hành chuyến giám sát, hỗ trợ tại nhà
  11. - Hỗ trợ trực tiếp: bác sĩ, KTV PHCN (giảng viên) thăm hỗ trợ trực tiếp 3 tháng 1 lần - Hỗ trợ qua điện thoại: khi có nhu cầu - Hỗ trợ video bài tập: lưu tại trạm y tế xã để gia đình NKT có thể tiếp cận, up lên youtube để NKT có thể xem và thực hành. - Diễn đàn hỏi đáp cho NKT: dự án sẽ đánh giá nhu cầu tại địa phương để lên kế hoạch phát triển diễn đàn phù hợp - Công cụ giám sát theo dõi việc thực hành kỹ năng tại nhà, TYT xã sẽ tiến hành giám sát vào thu thập số liệu việc thực hành kỹ năng tại nhà của người chăm sóc NKT. - Bên cạnh đó, dự án đánh giá nhu cầu tìm hiểu nhu cầu người đào tạo dài hạn, để có thể tổ chức 1 lớp dài hạn VIII. Dự kiến khung chương trình tập huấn 4.1 . Kỹ năng 1: Kỹ năng ăn uống đối với trẻ có khả năng ngồi được khi ăn ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho trẻ sơ sinh ăn uống là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc cho trẻ ăn uống đúng cách, tránh được sặc. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho trẻ sơ sinh khuyết tật ăn uống, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc cho trẻ ăn uống đúng cách - Liệt kê được các bước cho trẻ sơ sinh khuyết tật ăn uống đúng - Thực hành đúng các bước cho trẻ sơ sinh khuyết tật ăn uống đúng cách: + Hướng dẫn ngồi ăn đúng tư thế + Cách đưa thức ăn vào miệng đúng cách + Các lưu ý khi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau cho trẻ 4.2 . Kỹ năng 2: Kỹ năng ăn uống đối với trẻ khuyết tật nằm tại chỗ ❖ Mục tiêu của kỹ năng:
  12. Mục tiêu của bài học kỹ năng ăn uống cho trẻ khuyết tật nằm tại chỗ là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó giúp người chăm sóc cho trẻ ăn uống đúng cách, tránh được sặc. ❖ Dự kiến đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho trẻ khuyết tật ăn uống, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc cho ăn uống đúng cách - Liệt kê được các bước cho trẻ sơ sinh khuyết tật ăn uống đúng - Thực hành đúng các bước cho trẻ sơ sinh khuyết tật ăn uống đúng cách: + Các lưu ý cho bệnh nhân khi ăn: Hướng dẫn nghiêng đầu khi ăn + Hướng dẫn NKT tư thế ngồi khi ăn sớm nhất khi có thể + Các lưu ý khi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau cho trẻ. 4.3. Kỹ năng 3: Kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật đánh răng rửa mặt ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật đánh răng, rửa mặt là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trực tiếp trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc hướng dẫn trẻ đánh răng, rửa mặt đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho trẻ khuyết tật vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn trẻ đánh răng, rửa mặt đúng cách - Liệt kê được các bước cho trẻ khuyết tật đánh răng, rửa mặt đúng cách - Thực hành đúng các bước hướng dẫn trẻ khuyết tật đánh răng, rửa mặt đúng cách ở cho các trường hợp khác nhau (tại giường, nhà vệ sinh và các tư thế phù hợp (ngồi, đứng)). 4.4. Kỹ năng 4: Kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật tắm rửa ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật tắm rửa là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó giúp người chăm sóc hướng dẫn trẻ tắm rửa đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng:
  13. Sau khi được học bài kỹ năng cho trẻ khuyết tật tắm rửa, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn trẻ tắm rửa đúng cách - Liệt kê được các bước cho trẻ khuyết tật tắm rửa đúng cách - Thực hành đúng các bước hướng dẫn trẻ khuyết tật tắm rửa đúng cách ở cho các trường hợp khác nhau (tại giường, nhà vệ sinh và các tư thế phù hợp (ngồi, đứng)). 4.5. Kỹ năng 5: Kỹ năng hướng dẫn cho trẻ khuyết tật đi vệ sinh ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật vệ sinh (tiểu tiện, đại tiện) là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc hướng dẫn trẻ đại, tiểu tiện đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật đi vệ sinh, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn trẻ đại tiện, tiểu tiện đúng cách - Liệt kê được các bước hướng dẫn trẻ khuyết tật đại tiện, tiểu tiện đúng cách - Thực hành đúng các bước hướng dẫn trẻ khuyết tật đại tiện, tiểu tiện đúng cách: Các lưu ý để NKT tránh ngã, quan sát cách tiến triển của NKT để khuyến khích NKT tự làm. 4.6. Kỹ năng 6: Kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt cho trẻ khuyết tật không có khả năng tự thực hiện ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt cho trẻ khuyết tật là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc đánh răng, rửa mặt cho trẻ khuyết tật không có khả năng tự thực hiện đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt, tắm rửa cho trẻ khuyết tật, người chăm sóc có thể:
  14. - Liệt kê các lợi ích của việc đánh răng, rửa mặt đúng cách cho trẻ khuyết tật. - Liệt kê được các bước đánh răng, rửa mặt cho trẻ khuyết tật đúng cách. - Thực hành đúng cách bước đánh răng, rửa mặt cho trẻ khuyết tật không thể thực hiện + Hướng dẫn cách di chuyển bệnh nhân để đi vệ sinh/ nhà tắm: từ giường đến xe lăn, từ xe lăn đến nhà vệ sinh; + Hướng dẫn sử dụng các đồ dùng trong nhà tắm/ nhà vệ sinh: Cách lấy kem đánh răng, sử dụng khăn mặt và lấy quần áo 4.7. Kỹ năng 7: Kỹ năng vệ sinh cá nhân tắm rửa cho trẻ khuyết tật không có khả năng tự thực hiện ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng vệ sinh cá nhân tắm rửa cho trẻ khuyết tật là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc tắm rửa cho trẻ khuyết tật không có khả năng tự thực hiện đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt, tắm rửa cho trẻ khuyết tật, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc tắm rửa đúng cách cho trẻ khuyết tật. - Liệt kê được các bước tắm rửa cho trẻ khuyết tật đúng cách. - Thực hành đúng cách bước đánh răng, rửa mặt, tắm rửa cho trẻ khuyết tật không thể thực hiện + Hướng dẫn cách di chuyển bệnh nhân để đến nhà tắm: từ giường đến xe lăn, từ xe lăn đến nhà tắm; + Hướng dẫn sử dụng các đồ dùng trong tắm: Cách lấy sữa tắm/ xà phòng, sử dụng khăn mặt và lấy quần áo, mặc quần áo. 4.8 Kỹ năng 8: Kỹ năng cho trẻ khuyết tật đi vệ sinh với trẻ không có khả năng tự thực hiện ❖ Mục tiêu của kỹ năng:
  15. Mục tiêu của bài học kỹ năng cho trẻ khuyết tật vệ sinh (tiểu tiện, đại tiện) là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc cho trẻ đại, tiểu tiện đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho trẻ khuyết tật đi vệ sinh, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc cho trẻ đại tiện, tiểu tiện đúng cách - Liệt kê được các bước cho trẻ khuyết tật đại tiện, tiểu tiện đúng cách - Thực hành đúng các bước cho trẻ khuyết tật đại tiện, tiểu tiện đúng cách: + Đi vệ sinh đúng giờ + Hướng dẫn và lưu ý các cách sau khi bệnh nhận đi đại tiện: làm sạch phân, vệ sinh hậu môn và vùng kín. 4.9 Kỹ năng 9: Kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo là: cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc hướng dẫn trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng hướng dẫn trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn trẻ thay/mặc quần áo đúng cách - Liệt kê được các bước hướng dẫn trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo đúng cách - Thực hành đúng các bước hướng dẫn trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo đúng cách: + Hướng dẫn cách chọn quần áo phù hợp (dạng quần áo theo thời tiết, và dễ mặc trẻ KT); + Các lưu ý khi cởi và mặc quần áo. 4.10 Kỹ năng 10: Kỹ năng thay/mặc quần áo trẻ khuyết tật không có khả năng tự thực hiện ❖ Mục tiêu của kỹ năng:
  16. Mục tiêu của bài học kỹ năng cho trẻ khuyết tật thay/mặc quần áo là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc trẻ, thông qua đó gúp người chăm sóc có thể thay/mặc quần áo cho trẻ khuyết tật đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng thay/mặc quần áo trẻ khuyết tật, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc thay/mặc quần áo đúng cách cho trẻ khuyết tật - Liệt kê được các bước thay/mặc quần áo cho trẻ khuyết tật đúng cách - Thực hành đúng các bước thay/mặc quần áo đúng cách cho trẻ khuyết tật + Các lưu ý cho bệnh nhân liệt nửa người/ một bên khi mặc quần áo + Hướng dẫn cách chọn quần áo phù hợp (dạng quần áo theo thời tiết, và dễ mặc trẻ KT); + Các lưu ý khi cởi và mặc quần áo. 4.11. Kỹ năng 11: Kỹ năng ăn uống đối với người lớn khuyết tật có khả năng ngồi ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho người lớn khuyết tật ăn uống: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc NKT, thông qua đó gúp người chăm sóc cho ăn uống đúng cách ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho NKT có khả năng ngồi ăn uống, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc cho ăn uống tư thế ngồi đúng cách - Liệt kê được các bước cho NKT ăn uống qua tư thế ngồi đúng cách - Thực hành các bước cho NKT ăn uống qua tư thế ngồi đúng cách 4.12. Kỹ năng 12: Kỹ năng cho ăn uống đối với người lớn khuyết tật nằm tại chỗ ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho người lớn khuyết tật nằm tại chỗ ăn uống là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc, thông qua đó gúp người chăm sóc cho ăn uống đúng cách, tránh được sặc.
  17. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho NKT nằm tại chỗ ăn uống, người chăm sóc có thể: + Hướng dẫn ngồi ăn đúng tư thế: giữ thăng bằng + Cách đưa thức ăn vào miệng đúng cách + Các lưu ý khi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau cho NKT và khuyến khích NKT tự ăn 4.13. Kỹ năng 13: Kỹ năng cho ăn uống đối với người khuyết tật ăn qua xông ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho người lớn khuyết tật ăn qua xông là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc, thông qua đó gúp người chăm sóc cho ăn uống đúng cách, tránh được sặc và các biến chứng ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho NKT lớn ăn qua xông, người chăm sóc có thể: - Thực hiện đúng các bước cho người khuyết tật ăn qua xông - Các lưu ý khi cho người khuyết tật ăn qua xông để tránh bị sặc và các biến chứng 4.14. Kỹ năng 14: Kỹ năng hướng dẫn người lớn bị khuyết tật vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc, thông qua đó gúp người chăm sóc hướng dẫn người khuyết tật đánh răng, rửa mặt đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho người khuyết tật vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn NKT đánh răng, rửa mặt đúng cách - Liệt kê được các bước cho NKT đánh răng, rửa mặt đúng cách
  18. - Thực hành đúng các bước hướng dẫn người khuyết tật đánh răng, rửa mặt đúng cách ở cho các trường hợp khác nhau (tại giường, nhà vệ sinh và các tư thế phù hợp (ngồi, đứng)) 4.15. Kỹ năng 15: Kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật tắm rửa ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật tắm rửa là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc, thông qua đó giúp người chăm sóc hướng dẫn tắm rửa đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho người khuyết tật tắm rửa, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn tắm rửa đúng cách - Liệt kê được các bước cho người khuyết tật tắm rửa đúng cách - Thực hành đúng các bước hướng dẫn người khuyết tật tắm rửa đúng cách ở cho các trường hợp khác nhau (tại giường, nhà vệ sinh và các tư thế phù hợp (ngồi, đứng)). 4.16 Kỹ năng 16: Kỹ năng hướng dẫn người lớn bị khuyết tật đi vệ sinh ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật vệ sinh (tiểu tiện, đại tiện) là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc người khuyết tật, thông qua đó gúp người chăm sóc hướng dẫn người khuyết tật đi đại tiện, tiểu tiện đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật đi vệ sinh, người chăm sóc có thể: + Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn NKT đại tiện, tiểu tiện đúng cách + Liệt kê được các bước hướng dẫn NKT đại tiện, tiểu tiện đúng cách + Thực hành đúng các bước hướng dẫn NKT đại tiện, tiểu tiện đúng cách 4.17 Kỹ năng 17: Kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt cho người lớn bị khuyết tật không có khả năng tự thực hiện ❖ Đối tượng cần học kỹ năng:
  19. - Người chăm sóc cho bệnh nhân (bố/mẹ/ông/bà/anh/chị/em) là người đánh răng, rửa mặt cho người khuyết tật - Nhân viên chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng. ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt cho người khuyết tật là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc người khuyết tạt, thông qua đó gúp người chăm sóc đánh răng, rửa mặt cho người khuyết tật không có khả năng tự thực hiện đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng vệ sinh cá nhân đánh răng, rửa mặt cho người khuyết tật, người chăm sóc có thể: + Liệt kê các lợi ích của việc đánh răng, rửa mặt đúng cách cho người khuyết tật. + Liệt kê được các bước đánh răng, rửa mặt cho người khuyết tật đúng cách. + Thực hành đúng cách bước đánh răng, rửa mặt cho người khuyết tật. 4.18 Kỹ năng 18: Kỹ năng tắm rửa cho người lớn bị khuyết tật không có khả năng tự thực hiện ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật tắm rửa là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc, thông qua đó giúp người chăm sóc tiến hành tắm rửa đúng cách cho người khuyết tật. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng tắm rửa cho người khuyết tật, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc tắm rửa đúng cách - Liệt kê được các bước tắm rửa cho người khuyết tật đúng cách - Thực hành đúng các bước tắm rửa cho người khuyết tật đúng cách ở cho các trường hợp khác nhau (tại giường, nhà vệ sinh và các tư thế phù hợp (ngồi, đứng)).
  20. 4.19 Kỹ năng 19: Kỹ năng giúp người lớn khuyết tật đi vệ sinh với người khuyết tật không có khả năng tự thực hiện ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho người khuyết tật vệ sinh (tiểu tiện, đại tiện) là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc NKT, thông qua đó gúp người chăm sóc cho NKT đại, tiểu tiện an toàn và đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng cho người khuyết tật đi vệ sinh, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc cho NKT đại tiện, tiểu tiện an toàn và đúng cách - Liệt kê được các bước cho người khuyết tật đại tiện, tiểu tiện an toàn, đúng cách - Thực hành đúng các bước cho người khuyết tật đi vệ sinh đúng cách ở các trường hợp khác nhau (tại giường, nhà vệ sinh và các tư thế phù hợp (ngồi, đứng), các chú ý sự tiến bộ nhỏ nhất của NKT. 4.20. Kỹ năng 20: Kỹ năng hướng dẫn người lớn bị khuyết tật thay/mặc quần áo ❖ Mục tiêu của kỹ năng: Mục tiêu của bài học kỹ năng cho người khuyết tật thay/mặc quần áo là: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng đúng cho người chăm sóc NKT, thông qua đó gúp người chăm sóc hướng dẫn người khuyết tật thay/mặc quần áo đúng cách. ❖ Dự kiến Đầu ra cho học viên sau khi học kỹ năng: Sau khi được học bài kỹ năng hướng dẫn người khuyết tật thay/mặc quần áo, người chăm sóc có thể: - Liệt kê các lợi ích của việc hướng dẫn NKT thay/mặc quần áo đúng cách - Liệt kê được các bước hướng dẫn NKT thay/mặc quần áo đúng cách - Thực hành đúng các bước hướng dẫn NKT thay/mặc quần áo đúng cách: + Các lưu ý cho bệnh nhân liệt nửa người/ một bên khi mặc quần áo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2