intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huyết giác

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

183
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep). Thuộc họ Hành Alliaceae. Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát. A. Mô tả cây Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-1.5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huyết giác

  1. Huyết giác Còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep). Thuộc họ Hành Alliaceae. Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
  2. A. Mô tả cây Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 -1.5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.
  3. B. Phân bố, thu hái và chế biến Cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loài nấm nào gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Khả năng thu mua huyết giác hằng năm của ta có thể lên tới 20-30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay
  4. được thu mua để dùng trong nước và suất sang Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm hiểu được đông y Trung Quốc d ùng để làm gì. Tên huyết giác chỉ là tên các nhà đông y Việt Nam thường dùng mà thôi. C.Thành phần hoá học Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961 nghiên cứu sơ bộ Đặng Thị Mai An không thấy antoxyan, không thấy có cacmin và cũng không thấy chất nhựa. Chỉ mới biết rằng trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ete, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam. D. Tác dụng dược lý Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong r ượu 1/270 có tác dụng giãn mạch E. Công dụng và liều dùng Huyết giác còn là vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chưa thấy được ghi trong tài liệu nào.
  5. Nhân dân dùng chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương, máu tím bầm không lưu thông. Dùng cho cả nam và nữ, đối với nữ còn dùng khi kinh nguyệt bế. Liều dùng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống và xoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2