TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
MÔ HÌNH CÔNG SUẤT CẮT DÙNG ĐỂ<br />
KIỂM TRA MÀI MÒN DỤNG CỤ KHI PHAY<br />
A CUTTING POWER MODEL FOR TOOL WEAR MONITORING<br />
IN MILLING<br />
<br />
NGUYỄN THẾ TRANH<br />
Trường Cao đẳng Công nghệ, ĐHĐN<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày mô hình công suất cắt trong phay mặt ứng với các điều kiện<br />
cắt và mài mòn mặt sau trung bình. Mô hình công suất cắt được kiểm định bằng<br />
thực nghiệm. Với các kết quả mô phỏng và thực nghiệm chứng tỏ rằng các tín<br />
hiệu công suất mô phỏng được dự báo công suất cắt trung bình tốt hơn là công<br />
suất cắt tức thời. Cuối cùng mô hình công suất cắt được sử dụng trong phương<br />
thức cập nhật giá trị giới hạn công suất cắt để kiểm tra mài mòn dao được thực<br />
hiện thành công khi phay với các điều kiện cắt biến đổi.<br />
ABSTRACT<br />
This paper describes a cutting power model in face milling operation, where<br />
cutting conditions and average tool flank wear are taken into account. The cutting<br />
power model is verified with experiments. It is shown with the simulations and<br />
experiments that the simulated power signals predict the mean cutting power<br />
better than the instantaneous cutting power. Finally, the cutting power model is<br />
used in a cutting power threshold updating strategy for tool wear monitoring with<br />
has been carried out successfully in milling operations under variable cutting<br />
conditions.<br />
<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Trong cắt kim loại, tình trạng dao phải được kiểm tra bởi người thực hiện hoặc<br />
bởi hệ thống kiểm tra on-line để tránh hư hỏng sản phẩm và máy cắt gọt. Trong nền sản<br />
xuất hiện đại, với yêu cầu giảm giá thành và nâng cao chất lượng, việc kiểm tra on-line<br />
tình trạng dụng cụ ngày càng quan trọng. Trong những năm qua [1-3], nhiều công trình<br />
nghiên cứu đã cung cấp các hệ thống kiểm tra on-line tình trạng dụng cụ khi cắt rất hiệu<br />
quả và đáng tin cậy trong lĩnh vực chế tạo máy. Các kỹ thuật đã đề xuất để kiểm tra tình<br />
trạng dụng cụ có thể phân thành 2 loại chính [1-3]: các phương pháp trực tiếp và các<br />
phương pháp gián tiếp. Các phương pháp trực tiếp có thể được thiết lập nhờ dùng các<br />
dụng cụ như đầu dò tiếp xúc, cảm biến quang học và các cảm biến tiếp cận gần để đo về<br />
hình dáng hình học hay hình thái học lưỡi cắt. Các phương pháp gián tiếp dựa trên việc<br />
tiếp nhận các biến quá trình cắt từ đó mà tình trạng dụng cụ có thể được suy diễn ra tương<br />
ứng với một số mô hình tín hiệu đã biết. Các phương pháp trực tiếp là tin cậy nhưng<br />
chúng không thể cung cấp các phép đo liên tục trong quá trình vì rằng các lưỡi cắt nói<br />
chung không thể tiếp cận được trong quá trình cắt; ngược lại các phương pháp gián tiếp<br />
cho phép thực hiện đo đạc trong khi dụng cụ cắt đang tham gia cắt gọt tạo khả năng có thể<br />
kiểm tra on-line tình trạng dụng cụ.<br />
Trong các hệ thống kiểm tra dụng cụ gián tiếp, các biến của quá trình cắt như lực<br />
cắt, âm thanh phát ra, nhiệt độ, rung động, công suất động cơ quay hiện thời v.v...được đo<br />
<br />
<br />
85<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
một cách liên tục và trạng thái của dụng cụ được xác định tương ứng với một số mẫu tín<br />
hiệu có quan hệ với tình trạng mài mòn hay gãy vỡ dao [3]. Theo nhiều hệ thống kiểm tra<br />
dụng cụ, hệ thống kiểm tra công suất của động cơ được xem là một trong những hệ thống<br />
khả dụng nhất trong các xưởng chế tạo vì rằng tương đối đơn giản và dễ thiết lập trên các<br />
phương pháp gia công. Giống như nhiều hệ thống kiểm tra khác, hầu hết các hệ thống<br />
kiểm tra công suất thường dựa trên các phương thức kiểm tra theo chuẩn không đổi trong<br />
đó tín hiệu công suất đo được sẽ được so sánh liên tục với chuẩn kiểm tra định trước<br />
tương ứng với việc hỏng dao hoặc mức mòn dao nào đó [4,5]. Tuy nhiên phương thức này<br />
chỉ có giá trị đối với từng tập hợp riêng biệt các điều kiện gia công. Các tín hiệu công suất<br />
đo được nói chung chịu ảnh hưởng của sự biến đổi các yếu tố như vật liệu chi tiết gia<br />
công, thông số hình học và vật liệu dao và điều kiện cắt. Đặc biệt, các hằng số hay các<br />
chuẩn đề xuất để lập mối quan hệ giữa tín hiệu công suất với tình trạng dao là riêng biệt<br />
với một tập các điều kiện cắt nhất định. Điều này yêu cầu việc phát triển và tích luỹ tập<br />
hợp các chuẩn kiểm tra như là nhiều các tham số khác nhau cho mỗi điều kiện của quá<br />
trình khảo sát. Hơn nữa, khối lượng lớn các thử nghiệm mài mòn phải được tiến hành đối<br />
với các điều kiện hoặc một tập hợp các điều kiện mong muốn để nhận được các hằng số<br />
hay tham số khác nhau cần cho dự báo chính xác mức độ mài mòn hoặc hỏng dao. Những<br />
khó khăn này ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành khi gia công. Như vậy cần phải tìm các<br />
phương pháp kiểm tra mới có khả năng khắc phục các hạn chế này, đặc biệt trong gia công<br />
với các điều kiện cắt thay đổi.<br />
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là sử dụng một mô hình công suất cắt trong đó<br />
các điều kiện cắt (như là tốc độ cắt, tốc độ chạy dao, chiều sâu cắt, vật liệu chi tiết và dụng<br />
cụ) cũng như mài mòn mặt sau dao sẽ được quan tâm khảo sát. Dựa trên mô hình công<br />
suất cắt, ta có thể phát triển ứng dụng một phương thức kiểm tra theo chuẩn cập nhật đối<br />
với các trường hợp gia công có các điều kiện cắt thay đổi.<br />
2. Mô hình công suất cắt trong quá trình phay mặt<br />
Kiểm tra công suất cắt trên dụng cụ cắt dựa trên nguyên tắc công suất tiêu phí khi<br />
dùng dao sắc nhọn nhỏ hơn là khi dùng dao bị mòn. Vì rằng sự tiêu phí công suất của<br />
động cơ dẫn động quay được xác định bởi mômen cắt, nên thành phần tiếp tuyến của lực<br />
cắt sẽ được quan tâm trong nghiên cứu này. Trong phần này, mô hình công suất cắt sẽ<br />
được sử dụng dựa trên mô hình lực cắt cơ<br />
học biến đổi. a(φ) sz<br />
2.1. Lực cắt tiếp tuyến trong phay mặt.<br />
dao phay<br />
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được<br />
nêu trong mô hình lực cắt [5-6]. Theo đó, Fv(φ)<br />
thành phần lực tiếp tuyến có thể được viết<br />
như sau: (Hình 1). s<br />
<br />
Fv (ϕ ) = Ca bsz sin ϕ<br />
−x<br />
(1)<br />
t<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trong đó C và x là các hằng số, a là chiều<br />
dày cắt trung bình:<br />
1 ϕr sz<br />
ψ ∫ϕ<br />
a= h(ϕ )dϕ = (sinψ 1 + sinψ 2 )<br />
v ψ chi tiết<br />
D<br />
<br />
Hình 1. Các thông số cắt khi phay mặt<br />
<br />
<br />
<br />
86<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
ψ 1 = arcsin[(t + 2δ ) / D ],<br />
với: ψ 2 = arcsin[(t − 2δ ) / D], ψ =ψ 1 +ψ 2<br />
ϕ v = π / 2 −ψ 1 , ϕr = π / 2 +ψ 2<br />
2.2. Ảnh hưởng mài mòn dao đến lực tiếp tuyến.<br />
Mài mòn dao là không thể bỏ<br />
qua trong quá trình cắt, do vậy mài mòn<br />
chi tiết lưỡi dao<br />
dao tham gia vào mô hình lực cắt. Daniel<br />
[6] công nhận rằng lực do mài mòn mặt<br />
s<br />
sau trên lưỡi cắt có thể được biểu diễn<br />
thành hai thành phần (Fnw và Ftw). Fnw<br />
thẳng góc với vùng mài mòn và tỷ lệ với<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t<br />
độ cứng H (độ cứng Brinell) của vật liệu,<br />
chiều rộng vùng mài mòn trung bình<br />
dao cắt<br />
( VB ), chiều dài vùng mài mòn l. Theo<br />
Daniel [6]:<br />
Fnw = HVBl (2)<br />
Và Ftw do ma sát trên vùng mài mòn:<br />
Ftw = μ Fnw (3)<br />
trong đó μ là hệ số ma sát trượt giữa vật<br />
liệu chi tiết và dụng cụ.<br />
Thường lấy l=b. Dựa trên các<br />
phương trình (1)-(3), thành phần lực cắt<br />
tiếp tuyến có thể được biểu diễn như sau:<br />
<br />
Fv (ϕ ) = b[Ca − x sz sin ϕ + μ HVB ] (4)<br />
2.3. Mô hình lực cắt tức thời khi phay<br />
mặt.<br />
Dựa trên phương trình (4), đối Hình 2. Quá trình cắt nhiều răng dao:<br />
với đầu dao phay có Z răng, công suất a. Sơ đồ cắt<br />
b. Sự phân bố công suất cắt<br />
cắt của răng cắt thứ i có thể xác định bởi:<br />
<br />
pi (ϕ ) = π DnFv (ϕ ) = π Dnb[Ca − x sz sin ϕ + μ HVB ] (ϕv ≤ ϕ ≤ ϕ r ) (5)<br />
Số răng tham gia cắt đồng thời (m) được xác định bởi góc răng đầu dao (Φ) và<br />
góc ôm phần cắt (ψ) (Hình 2a) tăng khi phần ôm cắt rộng lên và ngược lại. Đối với đầu<br />
dao phay có Z răng, m lớn nhất là bằng Z/2. Xét trường hợp phần ôm cắt cho trước, quá<br />
trình phay có thể được chia thành giai đoạn m răng tham gia cắt (giai đoạn A) và giai đoạn<br />
(m-1) tham gia cắt (giai đoạn B) (Hình 2a). Hai giai đoạn này luân phiên nhau với tần số<br />
một góc răng (Hình 2b).<br />
Dựa vào phương trình (5), công suất cắt của đầu dao phay trong chu kỳ cắt thứ j<br />
có thể được viết thành:(Hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
87<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
⎡m ⎡ m<br />
⎡ P (ϕ ) (ϕv + ( j − 1)Φ ≤ ϕ < ψ + ϕv<br />
∑<br />
⎢ pi (ϕ ) ⎢ ∑<br />
π Dn Fv [ϕ + (i − 1)Φ ] ⎢ m<br />
+ ( j − m )Φ )<br />
Pj (ϕ ) = ⎢ m −1 =⎢ ⎢<br />
i =1 i =1<br />
=<br />
⎢ ⎢ m −1 ⎢ P (ϕ ) (ψ + ϕv + ( j − m)Φ ≤ ϕ < ϕv<br />
∑<br />
⎢⎣ i =1 ⎢⎣<br />
∑<br />
⎢ pi (ϕ ) ⎢π Dn Fv [ϕ + (i − 1)Φ ] ⎢ m −1<br />
i =1 ⎣ + jΦ )<br />
(j=1,2,3,...) (6)<br />
⎡ sin(ϕ + (m − 1)Φ / 2) sin(mΦ / 2) ⎤<br />
trong đó: Pm (ϕ ) = π Dnb ⎢Ca − x sz + μ HmVB ⎥<br />
⎣ sin(Φ / 2) ⎦<br />
2.4. Mô hình công suất cắt trung bình trong phay mặt.<br />
Từ các phương trình (4)-(6), công suất cắt trung bình có thể được xác định như<br />
sau:<br />
P = ZnDb ⎡⎣Ca − x sz (cos(ϕ v ) − cos(ϕ v +ψ )) + μ HVBψ ⎤⎦ / 2 (7)<br />
<br />
3. Mô phỏng và thử nghiệm<br />
3.1. Các phương pháp thử nghiệm<br />
Các thử nghiệm cắt gọt được thực hiện trên máy phay X62W. Hệ thống tiếp nhận<br />
dữ liệu bao gồm bộ chuyển đổi công suất động cơ, carte chuyển đổi A/D và máy tính. Mài<br />
mòn mặt sau của mãnh dao carbide (hợp kim cứng) được đo bằng kính hiển vi.<br />
Thử nghiệm phay được thực hiện với các điều kiện cắt khác nhau (Bảng 1). Dựa<br />
trên các tín hiệu công suất đo được và phương pháp bình phương tối thiểu, các hằng số mô<br />
hình công suất nhận được là C = 1,54MN/m, x = 0,23 và μ = 0,1.<br />
Bảng 2. Điều kiện cắt trong mô phỏng và thử nghiệm<br />
Bảng 1. Các điều kiện thử nghiệm Nhóm Số Tốc độ Chiều Lượng<br />
Chi tiết VL: Gang (HB=1680N/mm2) răng cắt sâu cắt chạy dao<br />
gia công Kích thước: 500x70x500mm3 dao (m/ph) (mm) (mm/vg)<br />
Dao cắt Vật liệu: HKC carbide 1 1 18 4 0,80<br />
Số răng: 1 và 5; D = 100mm 2 5 9 4 0,80<br />
Điều kiện b = 2-6mm; s = 0,065-2mm/vg 3 5 94 5 0,78<br />
cắt v = 18-236m/ph; t = 70mm 4 5 149 2 1,00<br />
không bôi trơn làm nguội 5 5 149 3 1,00<br />
<br />
3.2. Kết quả và nhận xét.<br />
Để kiểm tra đánh giá mô hình công suất cắt đã nêu, năm nhóm mô phỏng và thử<br />
nghiệm được thực hiện (Bảng 2). Hai nhóm đầu được dùng để khảo sát các tín hiệu về<br />
công suất cắt theo thời gian. Ba nhóm còn lại được thực hiện nhằm xác định đúng mối<br />
quan hệ tỷ lệ giữa VB và công suất cắt trung bình.<br />
Trong nhóm thứ nhất, các tín hiệu công suất đo và mô phỏng được khi cắt do một<br />
răng dao với dụng cụ mới ( VB = 0 ) và dụng cụ đã mòn ( VB = 1,1mm, l = 4, 0mm ) được<br />
cho trên Hình 3. Trong nhóm thứ hai, các tín hiệu công suất khi cắt bởi nhiều răng dao với<br />
dụng cụ mới ( VB = 0 ) và dụng cụ đã mòn ( VB = 0,98mm, l = 4, 0mm ) được cho trên<br />
Hình 4. Cả hai trường hợp, các tín hiệu mô phỏng và đo được là rất phù hợp ngoại trừ<br />
trong các vùng răng dao vào cắt và ra cắt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
88<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
mới<br />
mòn<br />
Công suất (kW)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Công suất (kW)<br />
mới<br />
mòn<br />
<br />
<br />
<br />
thời gian (s) thời gian (s)<br />
<br />
<br />
<br />
mới<br />
mòn<br />
Công suất (kW)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Công suất (kW)<br />
mới<br />
mòn<br />
<br />
<br />
<br />
thời gian (s)<br />
thời gian (s)<br />
<br />
Hình 3. Hai chu kỳ tín hiệu công suất cắt<br />
khi cắt với một răng dao: a. TH đo được; Hình 4. Tín hiệu công suất cắt khi cắt với<br />
b. Tín hiệu mô phỏng nhiều răng dao: a. Tín hiệu đo được;<br />
b. Tín hiệu mô phỏng<br />
Trong các vùng này, các tín hiệu<br />
đo được có sự dao động bất thường. Đó<br />
là do có sự gia tăng đột ngột (xung<br />
dương) của tải cắt gọt lên hệ truyền<br />
chuyển động quay khi răng dụng cụ vào<br />
vùng cắt. Sự gia tăng tải đột ngột này<br />
gây nên sự vượt quá trong hệ thống đo<br />
công suất và làm thay đổi bất thường các<br />
tín hiệu công suất đo được. Tương tự,<br />
trong các răng nằm trong vùng cắt, một<br />
xung âm do sự mất đi đột ngột của tải<br />
cắt cũng có thể gây nên sự thay đổi bất<br />
thường của các tín hiệu.<br />
Các kết quả thử nghiệm và mô<br />
phỏng của ba nhóm sau được chỉ ra trên<br />
Hình 5.<br />
Có thể thấy rằng công suất cắt<br />
trung bình mô phỏng được là rất phù hợp<br />
với các kết quả đo được. Nói cách khác,<br />
mô hình công suất cắt trung bình có thể<br />
được dùng để dự báo sự tiêu hao công<br />
suất cắt trung bình hiện thời của dụng cụ Hình 5. Quan hệ mài mòn dao và công suất cắt<br />
trung bình.<br />
cắt. Từ Hình 5 ta có cả hai tín hiệu công<br />
a. v = 94m/ph, b = 5mm, s = 0,78mm/vg<br />
suất đo được và mô phỏng được nói b. v = 149m/ph, b = 2mm, s = 1,00mm/vg<br />
chung tỷ lệ với VB . Điều này chứng tỏ c. v = 149m/ph, b = 3mm, s = 1,00mm/vg<br />
rằng công suất cắt trung bình có thể<br />
<br />
<br />
<br />
89<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
dùng làm tín hiệu dự báo cho mài mòn dao.<br />
4. PHƯƠNG THỨC CHUẨN CẬP NHẬT.<br />
Trong phần này, dựa vào mô hình công suất cắt trung bình, phương thức kiểm tra<br />
mài mòn dao với các nguyên công cắt thay đổi nhờ cập nhật liên tục chuẩn kiểm tra tín<br />
hiệu công suất cắt trung bình được sử dụng với các bước sau:<br />
(1). Nhập vào dữ liệu của máy công cụ, dụng cụ cắt và chi tiết gia công;<br />
(2). Lựa chọn tiêu chuẩn mài mòn dao [VB] ứng theo độ bóng và dung sai kích<br />
thước;<br />
(3). Xác định trực tiếp các điều kiện cắt;<br />
(4). Dựa vào phương trình (7) tính công suất cắt trung bình thực ứng với [VB]:<br />
[P ] = ZnDb[Ca − x sz (cos(ϕ v ) − cos(ϕ v +ψ )) + μ H [VB]ψ ]/2 (8)<br />
(5). Tính công suất cắt cho phép [P] để kiểm tra tình trạng dao nhờ phương trình<br />
(8):<br />
[P] = pi + [P ]/η (9)<br />
trong đó [P] là giá trị cho phép của tín hiệu công suất động cơ đo được, pi là công suất<br />
chạy không tải của động cơ quay tại tốc độ quay n nào đó và η là hiệu suất máy;<br />
(6). Lấy mẫu tín hiệu công suất từ động cơ quay và thực hiện lọc bước thấp tín<br />
hiệu công suất, tính toán mức trung bình của tín hiệu công suất lọc bước thấp p ;<br />
(7). So sánh p và [P] . Nếu p < [P] , lặp lại từ bước (3); nếu không thì dừng gia<br />
công, thay dụng cụ bị mòn, bắt đầu gia công lại và lặp lại từ bước (1) hay bước (3).<br />
Hình 6 xác nhận rằng phương thức kiểm tra đề xuất bền vững và thực dụng hơn<br />
phương thức kiểm tra theo giá trị cho<br />
phép truyền thống. Với mài mòn mặt sau<br />
[VB]=0,5mm, các chuẩn công suất tương<br />
ứng chiều sâu cắt 2 và 3mm là 3,15 và<br />
4,35kW (Hình 6). Trong phương thức<br />
chuẩn hằng số, nếu chuẩn công suất là<br />
3,15kW trong suốt quá trình phay, việc<br />
kiểm tra đúng mài mòn dao có thể được<br />
thực hiện khi chiều sâu cắt là 2mm, nhưng<br />
những tín hiệu báo nguy giả tưởng của<br />
dao bị mòn xảy ra khi chiều sâu cắt là<br />
3mm (trong khi đó tín hiệu công suất đối<br />
Hình 6. Các tín hiệu công suất trung bình khi cắt với<br />
với dao mới ( VB =0,00mm) khoảng<br />
dao mới, dao bị mòn VB =0,85mm và đường<br />
3,3kW (hình 6)).<br />
cong chuẩn kiểm tra với mài mòn [VB]=0,5mm.<br />
5. KẾT LUẬN.<br />
Mô hình công suất cắt để kiểm tra mài mòn dao với những điều kiện cắt thay đổi<br />
đã được tiến hành nghiên cứu có kết quả tốt. Tải trọng cắt không liên tục trên động cơ<br />
quay của nguyên công phay được mô phỏng. Từ các kết quả thực nghiệm ta thấy rằng có<br />
các dao động cố định trong các tín hiệu công suất cắt đo được do tải cắt gọt không liên tục<br />
trong nguyên công phay. Các dao động này gây nhiều khó khăn trong việc sử dụng mô<br />
hình công suất để dự báo tín hiệu công suất tức thời. Tuy nhiên, công suất cắt trung bình<br />
<br />
<br />
<br />
90<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
từ các tín hiệu công suất đo và mô phỏng được đã đáp ứng tốt cho việc nhận xét và đánh<br />
giá mài mòn dao. Phương thức kiểm tra mài mòn sử dụng chuẩn cập nhật đã được giới<br />
thiệu và thực hiện thành công với các điều kiện cắt thay đổi. Phương thức này có tính bền<br />
vững và thực dụng hơn trong việc triển khai thực hiện ở xưởng sản xuất đối với các<br />
phương pháp kiểm tra theo giá trị công suất giới hạn truyền thống [3-4] đặc biệt khi sử<br />
dụng các điều kiện cắt thay đổi.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] N.H. Cook, Tool wear sensors, Wear 62(1980) 49–57.<br />
[2] D. Li, J. Matthew, Tool wear and failure monitoring techniques for turning- a<br />
review, International Journal of Machine tools and Manufacture 30(4)(1990) 579–<br />
598.<br />
[3] D.E. Dimla Sr., Sensor signals for tool-wear monitoring in metal cutting<br />
operations—a review of methods, International Journal of Machine tools and<br />
Manufacture 40(2000) 1073–1098.<br />
[4] D. Cuppini, G. D’errico, G. Rutelli, Tool wear monitoring based on cutting power<br />
measurement, Wear 139(1990) 303–311.<br />
[5] J. Jones, Y. Wu, Cutting tool’s power consumption measurements, US Patent, 1996.<br />
[6] [6] D.J. Waldert, S.G. Kapoor, R.E. Devor, Automatic recognition of tool wear on a<br />
face mill using a mechanistic modeling approach, Wear 157(1992) 305–323.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
91<br />