Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TÊN LỬA<br />
PHỤC VỤ CHO THIẾT BỊ HUẤN LUYỆN<br />
Phạm Văn Tùng*, Lê Tuấn Anh, Hoàng Việt Trung, Đồng Văn Tấn<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất phương pháp xây dựng mô hình động lực học chuyển<br />
động cho một lớp tên lửa phòng không tầm thấp phục vụ thiết bị mô phỏng huấn<br />
luyện có tính đến ảnh hưởng của các thông số khí động học và thuật toán điều khiển<br />
xử lý bài toán dẫn tên lửa tới mục tiêu cơ động trên cơ sở luật dẫn tiếp cận tỉ lệ. Mô<br />
hình toán thuật toán được xây dựng và mô phỏng trong matlab/simulink. Các gói dữ<br />
liệu tham số quỹ đạo của tên lửa và mục tiêu được truyền sang máy tính giáo viên<br />
sử dụng giao thức TCP/IP. Kết quả nhận được cho thấy tính tương thích của mô<br />
hình khi kết hợp với hệ thống mô phỏng huấn luyện.<br />
Từ khóa: Quỹ đạo bay; Thiết bị huấn luyện; Tên lửa một kênh; Tiếp cận tỉ lệ.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Để phục vụ nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ thiết bị huấn luyện trắc thủ cho một chủng<br />
loại tên lửa, ngoài việc xây dựng các kịch bản, chương trình mô phỏng huấn luyện ra thì<br />
một nhiệm vụ khác phức tạp là xây dựng mô hình toán động lực học cho nó.<br />
Vấn đề này, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng hầu hết chưa<br />
được công bố và còn trong bí mật, chỉ thể hiện ở các kết quả mô phỏng. Trong nước, một<br />
số công trình đã nghiên cứu đến vấn đề này nhưng chỉ dừng ở mức độ mô hình toán để<br />
khảo sát các hệ thống điều khiển, quỹ đạo bay,... [1-3] chưa đưa vào bộ huấn luyện mô<br />
phỏng thực tế.<br />
2. MÔ HÌNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC<br />
2.1. Mô hình bộ huấn luyện kíp trắc thủ<br />
Để huấn luyện cho trắc thủ, đảm bảo các thao tác và điều kiện bắn như thực tế, bộ mô<br />
hình huấn luyện trắc thủ đưa ra sơ đồ khối các khâu như hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối chức năng của thiết bị mô phỏng huấn luyện trắc thủ.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 25<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Bộ thiết bị mô phỏng huấn luyện bao gồm các thiết bị phần cứng và phần mềm. Phần<br />
cứng bao gồm hệ thống máy tính ra tình huống, máy chiếu, ống phóng, cơ cấu phóng, khối<br />
điện tử trong cơ cấu phóng để giao tiếp với phần mềm, camera thực hiện thu nhận ảnh từ<br />
phông nền, hệ thống máy tính giáo viên, card chuyển đổi ADC/DAC để giao tiếp giữa<br />
phần cứng và phần mềm đánh giá thao tác của trắc thủ. Phần mềm của thiết bị mô phỏng<br />
huấn luyện bao gồm 2 chương trình chính: Chương trình ra tình huống mô phỏng chuyển<br />
động 3D của mục tiêu với các điều kiện địa hình như đồi núi, mặt biển, với mục tiêu di<br />
động là máy bay trực thăng, máy bay tiêm kích, tên lửa hành trình,...; Chương trình quản<br />
lý thu thập thông tin về thao tác ngắm bắn, bóp cò và xử lý tình huống trong khi tập bắn<br />
của trắc thủ, sau đó sẽ tổng hợp và đánh giá kết quả bắn của các trắc thủ [6].<br />
2.2. Mô hình toán chuyển động của tên lửa<br />
Dựa trên cấu hình của thiết bị mô phỏng huấn luyện thực tế đã được triển khai, để phù<br />
hợp với việc kết nối với bộ thiết bị huấn luyện, coi chuyển động của tên lửa là chuyển<br />
động của chất điểm với khối lượng biến thiên theo thời gian, bỏ qua chuyển động quay của<br />
tên lửa. Phương trình mô tả chuyển động của tên lửa có dạng sau [5]:<br />
Fx mV (1)<br />
<br />
Fy mV cos (2)<br />
<br />
Fz mV (3)<br />
x V cos cos (4)<br />
y V sin cos (5)<br />
z V sin (6)<br />
dm<br />
m (7)<br />
dt<br />
Trong đó: Fx , Fy , Fz là tổng các lực tác dụng lên tên lửa trong hệ tọa độ tốc độ; V là<br />
là độ hụt khối của tên lửa; , là hai góc khi<br />
vận tốc tên lửa; m là khối lượng tên lửa; m<br />
chuyển đổi từ hệ tọa độ quán tính sang hệ tọa độ tốc độ.<br />
Tổng các lực tác dụng lên tên lửa theo các trục hệ tọa độ có dạng:<br />
Fx Fdc P sin Fkdx Fdc mg sin Fkdx (8)<br />
Fy Fkdy (9)<br />
<br />
Fz Fkdz P cos Fkdz mg cos (10)<br />
Trong đó: P là trọng lực; Fdc là lực đẩy động cơ; Fkd là lực đẩy khí động,<br />
Fkdx , Fkdy , Fkdz tương ứng là hình chiếu của lực khí động lên các trục của hệ tọa độ tốc độ.<br />
Các lực này được biểu diễn thông qua hệ số khí động có dạng sau:<br />
<br />
2<br />
Fkdx qSC x qS C x 0 C x x2 (11)<br />
<br />
Fkdy qSC y qSC y y (12)<br />
<br />
Fkdz qSCz qSCz z (13)<br />
<br />
<br />
<br />
26 P. V. Tùng, …, Đ. V. Tấn, “Mô hình động lực học chuyển động … cho thiết bị huấn luyện.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Với q là áp suất động; S là diện tích đặc trưng, C x , C y , C z tương ứng là các hệ số lực<br />
2 <br />
khí động theo các trục tọa độ; Cx , C y , Cz tương ứng là các đạo hàm hệ số lực khí động<br />
theo góc lệch cánh lái. Trên thực tế, đối với chủng loại tên lửa đang khảo sát, chỉ có một<br />
góc lệch cánh lái, nhờ tên lửa quay nên đối với các kênh chuyển động khác nhau ta có các<br />
góc lệch cánh lái tương ứng với kênh đó. Ở đây, để đơn giản hóa bài toán mô phỏng quỹ<br />
đạo phù hợp với thiết bị mô phỏng huấn luyện, bỏ qua chuyển động quay của tên lửa và<br />
coi như có 3 góc lệch cánh lái x , y , z theo 3 trục của hệ tọa độ.<br />
Khâu động học mục tiêu:<br />
xmt Vmt cos mt cos mt ; (14)<br />
y mt Vmt cos mt sin mt ; (15)<br />
zmt Vmt sin mt ; (16)<br />
Trong đó: Vmt là vận tốc của mục tiêu; mt là góc tầm; mt là góc hướng.<br />
Phương pháp dẫn tiếp cận tỷ lệ:<br />
Đây là phương pháp dẫn mà tốc độ góc quay của véc tơ vận tốc tên lửa tỷ lệ với tốc độ<br />
góc quay của đường ngắm tên lửa mục tiêu [4].<br />
Gia tốc lập lệnh trong phương pháp dẫn tiếp cận tỷ lệ được tính theo công thức sau:<br />
ac (t ) N cl (t ) (17)<br />
Trong đó: ac là gia tốc lập lệnh; N là hệ số dẫn; cl là vận tốc tương đối của tên lửa<br />
mục tiêu, (t ) là tốc độ góc của đường ngắm tên lửa mục tiêu.<br />
R s .r Rs .r VTs VMs Rs . cl<br />
s (t ) 2 (s=1,2,3) (18)<br />
r2 r r<br />
3 3<br />
<br />
R (V s Ts VMs ) R s cls 3<br />
cl r s 1<br />
s 1<br />
s cls (s=1,2,3) (19)<br />
r r s 1<br />
<br />
Trong đó: Rs là tọa độ của tên lửa trong không gian; r là tọa độ tương đối của tên lửa<br />
so với mục tiêu; VTs là vận tốc của tên lửa trong không gian; VMs là vận tốc tương đối của<br />
tên lửa so với mục tiêu trong không gian; cls là vận tốc tương đối của tên lửa mục tiêu<br />
trong không gian.<br />
Hệ (1) ÷ (19) là mô tả mô hình toán chuyển động của tên lửa và mục tiêu theo phương<br />
pháp dẫn. Để giải được hệ (1) ÷ (19) phải xác định được các tham số đầu vào của mô hình<br />
như lực, mô men và các tham số khác. Các tham số hình học khối lượng, định tâm khí<br />
động được xác định qua đo đạc, khảo sát mẫu. Hệ số khí động được tính toán bằng phần<br />
mềm ANSYS.<br />
3. MÔ HÌNH HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
3.1. Các dữ liệu đầu vào<br />
Các tham số khối lượng, định tâm của một chủng loại tên lửa sử dụng cho bài toán mô<br />
phỏng đặt được thể hiện trong bảng 1, các tham số khí động được lấy theo bảng 2.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 27<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Bảng 1. Đặc trưng quán tính tên lửa.<br />
t m XT YT ZT<br />
(s) (kg) (mm) (mm) (mm)<br />
0 10,03 817,9 -0,122 -0,233<br />
1.965 7,684 705,724 -0,423 -0,029<br />
8.5 5,486 656,832 -0,442 -0,405<br />
<br />
Bảng 2. Các hệ số khí động.<br />
2 1 1 1 <br />
V [m/s] Cx 0 C x C y Cz <br />
rad rad rad <br />
2<br />
<br />
<br />
20 0,5807 1.7032 2.1856 -0.2351<br />
200 0,5807 1.7032 2.1856 -0.2351<br />
350 0.7561 2.2684 2.5927 -0.3075<br />
400 0.8533 2.0262 2.2938 -0.2743<br />
500 0.8941 1.6964 1.9295 -0.0375<br />
600 0.8565 1.4333 1.7935 -0.0127<br />
700 0.8173 1.1403 1.5089 0.0227<br />
3.2. Mô hình hóa mô phỏng<br />
Trên cơ sở mô hình toán chuyển động của tên lửa đã được xây dựng, nhóm tác giả thiết<br />
lập chương trình mô phỏng trên Matlab-Simulink, gồm các khối cơ bản sau: khối mục tiêu,<br />
khối khâu tên lửa, khối phương pháp dẫn (hình 2, 3, 4)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Giao diện chương trình mô phỏng quỹ đạo TL-MT.<br />
<br />
<br />
28 P. V. Tùng, …, Đ. V. Tấn, “Mô hình động lực học chuyển động … cho thiết bị huấn luyện.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Khâu tên lửa và mục tiêu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Khâu PP dẫn tiếp cận tỷ lệ.<br />
Với tham số đầu vào như trên, kịch bản mô phỏng được tạo ra cho mục tiêu như sau:<br />
Trường hợp tọa độ ban đầu của mục tiêu xmt 3000( m) , y mt 2000(m) ,<br />
z mt 2000(m), tốc độ mục tiêu 100m/s, góc tầm và góc hướng mt 90, mt 0 , chọn<br />
phương pháp bắn đuổi thì quỹ đạo chuyển động của tên lửa được thể hiện như ở hình 5.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 29<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Trường hợp tọa độ ban đầu của mục tiêu xmt 3000( m) , y mt 2000(m) ,<br />
z mt 2000(m) tốc độ mục tiêu 120m/s. Góc tầm, góc hướng mt 90, mt 0 , chọn<br />
phương pháp bắn đón thì quỹ đạo chuyển động của tên lửa mục tiêu được thể hiện ở hình 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Bắn đuổi theo pp tiếp cận tỷ lệ. Hình 6. Bắn đón theo pp tiếp cận tỷ lệ.<br />
Các kết quả nhận được cho thấy, quỹ đạo dẫn tên lửa đến mục tiêu phù hợp với phương<br />
pháp dẫn, phù hợp với bài toán đặt ra.<br />
3.3. Ghép nối chương trình mô phỏng với bộ mô phỏng huấn luyện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Giao diện phần mềm thiết bị huấn luyện.<br />
Với các kết quả đạt được, ghép phần chương trình mô phỏng quỹ đạo tên lửa mục tiêu<br />
với bộ thiết bị huấn luyện, kịch bản như sau. Trước tiên, chạy phần mềm sinh mục tiêu,<br />
chọn các tham số cho mục tiêu như địa hình, loại mục tiêu, tham số mục tiêu (hình 7). Sau<br />
khi phát dữ liệu mục tiêu và khởi chạy thì phần mềm 3D sinh tình huống sẽ chạy, khi đó<br />
mục tiêu bắt đầu chuyển động(hình 8, 9).<br />
<br />
<br />
30 P. V. Tùng, …, Đ. V. Tấn, “Mô hình động lực học chuyển động … cho thiết bị huấn luyện.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Mục tiêu cơ động trên biển đảo. Hình 9. Mục tiêu cơ động trên đồi núi.<br />
<br />
Mục tiêu di động trên phông nền, trắc thủ bắt đầu thực hiện thao tác ngắm bắn, khi mục<br />
tiêu di chuyển vào vùng phóng thì tiến hành bóp cò, đồng thời lúc này chương trình mô<br />
phỏng chuyển động của tên lửa mục tiêu được khởi chạy, sẽ mô phỏng quỹ đạo tên lửa và<br />
mục tiêu để trắc thủ có thể theo dõi bài bắn của mình (hình 10). Kết thúc bài bắn phần<br />
mềm sẽ đưa ra kết luận về cách ngắm bắn, bóp cò của trắc thủ có đúng hay sai và chấm<br />
điểm từng trắc thủ (hình 11).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Tên lửa bắn trúng mục tiêu. Hình 11. Kết quả bắn của trắc thủ.<br />
Kết quả nhận được sau khi thử nghiệm thực tế cho thấy, chương trình mô phỏng động<br />
lực học của tên lửa mục tiêu đề xuất có thể kết hợp được với thiết bị huấn luyện, và phù<br />
hợp với môi trường huấn luyện sát với thực tế.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày một mô hình toán động lực học của một chủng loại tên lửa và xây<br />
dựng chương trình mô phỏng quỹ đạo chuyển động của tên lửa – mục tiêu, chương trình<br />
này có thể kết hợp với bộ thiết bị huấn luyện nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện bắn<br />
của các trắc thủ. Kết quả nhận được cho thấy hệ thống phù hợp, dễ sử dụng huấn luyện và<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 31<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
sát thực tế. Tiếp theo, nhóm tác giả sẽ đưa các thông số thực tiễn vào để bộ huấn luyện<br />
được sát hơn với điều kiện tác chiến.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Đức Cương, Đỗ Quý Thẩm(2002), “Mô phỏng số chuyển động của khí cụ<br />
bay tự dẫn có hệ thống điều khiển một kênh”, Tuyển tập công trình khoa học Hội nghị<br />
cơ học toàn quốc lần thứ bảy, Hà Nội.<br />
[2]. Tô Văn Dực, Nguyễn Văn Sơn, Phạm Vũ Uy, “Động lực học bay và nguyên lý dẫn<br />
KCB điều khiển một kênh”, NXB Khoa học kỹ thuật -2006.<br />
[3]. Nguyễn Đức Cương. “Mô hình hóa và mô phỏng chuyển động của các khí cụ bay tự<br />
động”, Nhà xuất bản QĐND -2002.<br />
[4]. Кашин В.М. Лифиц А.Л. Ефремов М.И. “Основы проектирования переносных<br />
зенитгых ракетных комплексов”. МГТУ им НЭ.БАУМАНА – 2014.<br />
[5]. Лебедев А.А. Черновровкин Л.С. “Динамика полета беспилотных летательных<br />
аппаратов”. Москва Издательство Машиностроение 1973.<br />
[6]. Lê Tuấn Anh. “ Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị huấn luyện bắn tên<br />
lửa Igla theo kiểu KOHYC ”, đề tài nền Viện KH-CNQS.<br />
ABSTRACT<br />
MODEL FLIGHT DYNAMICS FOR A KIND OF AIR-TO-AIR MISSILE DEFENSE<br />
FOR TRAINING SIMULATION EQUIPMENT<br />
This paper proposes a method to create a flight dynamics model for a low-range<br />
anti-air missile class for training simulation equipment taking into account the<br />
impact of the rocket's aerodynamic parameters. The article also provides an<br />
algorithm to control the problem of guiding the missile to a maneuverable target<br />
based on the proportional navigation guidance law. The missile dynamics<br />
mathematics model is built and simulated in Matlab/Simulink software. The<br />
trajectory parameters packets of missiles and targets are communicated to server<br />
computers using the TCP / IP protocol. The results show the compatibility of the<br />
model when combined with the training simulation system.<br />
Keywords: Flight trajectory; Training equipment; Single channel missile control; Proportional navigation.<br />
<br />
Nhận bài ngày 28 tháng 12 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 18 tháng 01 năm 2020<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2020<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa/Viện Khoa học và công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: potato284@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32 P. V. Tùng, …, Đ. V. Tấn, “Mô hình động lực học chuyển động … cho thiết bị huấn luyện.”<br />