intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình hay, cách làm sáng tạo của Hội Cựu chiến binh các cấp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Chia sẻ: Kequaidan5 Kequaidan5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày mô hình hay, cách làm sáng tạo của Hội Cựu chiến binh các cấp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình hay, cách làm sáng tạo của Hội Cựu chiến binh các cấp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

  1. TRUNG ƢƠNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM MÔ HÌNH HAY, CÁCH LÀM SÁNG TẠO CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH CÁC CẤP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn. Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các tổ chức Hội, đoàn thể có vai trò hết sức quan trọng, trong đó có vai trò tham gia đóng góp của Cựu chiến binh (CCB) các cấp, nhất là CCB ở cơ sở. Qua 10 năm thực hiện, nhân dân cả nước cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị đã chung sức, đồng lòng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả nổi bật. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn, hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng; sản xuất tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện…Tuy nhiên, sau khi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, một số địa phương thỏa mãn, dừng lại, cơ sở hạ tầng xuống cấp, nên rất cần được duy trì, chỉ đạo những nội dung tiếp theo để bảo đảm tính bền vững và phát triển ở cấp độ cao hơn. Do vậy, chủ trương nghiên cứu đề ra tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là cần thiết và phù hợp. Đối với CCB, là tổ chức chính tri- xã hội, tham gia rất tích cực và có hiệu quả vào Chương trình MTQG xây dựng NTM, nhất là tham gia xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, thể hiện qua những nội dung sau: Một là, CCB phát huy bản chất “Bộ đội cụ Hồ”, bằng ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, tác động trực tiếp đến tham gia xây dựng NTM. Trong mục tiêu nhiệm vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thức 6, nhiệm kỳ 2017-2022 đã xác định: CCB mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 01- 1,5%; Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4% theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu xóa 70% nhà dột nát, tạm bợ cho cho gia đình hội viên và CCB, xóa 100% nhà dột nát, tạm bợ cho hội viên CCB là người có công. Phấn đấu 100% CCB trong độ tuổi lao động, còn sức khỏe được tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, bồi dưỡng hoặc đào tạo nghề để có cơ hội tìm việc làm. Phát huy bản chất “Bộ đội cụ Hồ” của CCB, tâp trung tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Trước hết, truyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, hội viên CCB, tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để góp phần xây dựng NTM kiểu mẫu, vườn mẫu với yêu cầu cao hơn. Gắn tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là 106
  2. mục tiêu cốt lõi. Nói đi đôi với làm, phong trào thi đua:“CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” làm trung tâm xuyên suốt, góp phần thực hiện tiêu chí Sản xuất - Thu nhập- Hộ nghèo. Phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội phát động trong toàn quốc, cứ 05 năm tổng kết 01 lần, đến nay đã 04 lần tổng kết. tác động trực tiếp đến phục vụ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của CCB và dân cư, được các địa phương ghi nhận và đánh giá cao, đời sống vật chất, tinh thần Cựu chiến binh có nhiều đổi mới. Từ năm 2010 đến nay đã giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng NTM tại các địa phương, thông qua các mô hình làm kinh tế, giảm nghèo bền vững của CCB 63 tỉnh, thành phố luôn hoạt động có hiệu quả như các mô hình: Mô hình “CCB sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã”, “CCB đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế hiệu quả”; mô hình “góp vốn xoay vòng” của CCB tỉnh Bạc Liêu và nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; mô hình “5+1” (5 hội viên khá hoặc giàu giúp 1 hội viên thoát nghèo) của Bến Tre đã được Hội đồng sáng kiến của tỉnh công nhận và Chủ tịch Hội CCB Việt Nam tặng Bằng Khen cho 04 cá nhân; Mô hình kinh tế trang trại, mô hình Hợp tác, tổ hợp tác, mô hình kinh doanh- dịch vụ”đang được khuyên khích phát triển; mô hình VAC, VACR, trồng rừng, bảo vệ rừng, trang trại, gia trại, sản xuất chế biến nông, lâm, hải sản (chế biến rau quả, nước mắm, nuôi ong, chè …) chuyên canh của CCB hầu khắp các tỉnh, thành phố; Mô hình phát triển doanh nghiệp (Công ty, tổng công ty CP, TNHH…) đang được Hội CCB khích lệ phát triển và đóng góp không nhỏ vào các quỹ từ thiện, nhân đạo, tri ân đồng đội rất lớn được đánh giá cao. Trong toàn Hội CCB hiện có 7.875 doanh nghiệp, 1.292 Hợp tác xã; 2.326 Tổ hợp tác; 137.120 trang trại - gia trại và hộ kinh doanh dịch vụ do CCB làm chủ, thu hút 733.000 lao động là CCB và con cháu. Đến nay, trong cả nước số hộ CCB nghèo còn 81.358 hộ, chiếm tỷ lệ 2,86%, hộ cận nghèo còn 11.648 hộ, chiếm tỷ lệ 2,97%; đã có 25/63 tỉnh, thành Hội cơ bản hết CCB nghèo, tỷ lệ hộ khá và giàu đạt trên 55,83%; đã xóa 2.611 nhà dột nát, nhà tạm. Đã có 25/63 tỉnh, thành Hội (chiếm tỷ lệ 38,09%), 82/703 huyện, thị, thành phố (chiếm tỷ lệ 11,66%); 3.015/11.158 số xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 27,2%) cơ bản hết hộ CCB nghèo. Có thể nói, những nội dung trên CCB duy trì và thực hiện đã tác động trực tiếp đến kết quả xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương. Hai là, phát huy vai trò CCB gương mẫu trong hiến công, hiến kế, đóng góp xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Trong những năm qua, CCB trong cả nước không chỉ tham gia hiến kế cùng chính quyền cơ sở, còn vận động huy động đóng góp hàng ngàn tỷ đồng, hiến hàng triệu m2 đất, hàng triệu ngày công cho xây dựng nông thôn mới, rất nhiều cá nhân, gia đình CCB đã hiến hàng trăm m 2 đất, hàng trăm triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Vận động nhân dân đóng góp để sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, giúp hộ nghèo, đóng góp quỹ Vì người nghèo, quỹ Xây dựng NTM… Riêng CCB tham gia đóng góp nguồn lực xây dựng NTM từ 2016-2018: - Tiền đóng góp hơn 1.429 tỷ đồng - Hiến đất 4 triệu 605 m2 - Tham gia xây dựng 7.858 km đường giao thông nông thôn 107
  3. - Xây dựng 22.033 cây cầu, cống - Tham gia xây hơn 6.481 nhà văn hóa, trường học - Đóng góp hơn 02 triệu 127.000 ngày công lao động. - Ngoài ra CCB trong cả nước còn đóng góp hàng triệu tấn vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng, tre, gỗ, tấm lợp…); cây con giống, vật tư nông nghiệp, nhiên liệu…trị giá hàng ngàn tỷ đồng. - Riêng CCB thành phố Hải Phòng: Phong trào “Tấn xi măng CCB xây dựng NTM”; Hội CCB huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã tích cực vận động Hội viên CCB, CQN và nhân dân đóng góp kinh phí làm đường giao thông, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài 3942 km, các gia đình hội viên CCB đã đóng góp 11.361.000.000 đồng, hiến 75.576 m2 đất và tham gia 15.721 ngày công. Hội còn đảm nhiệm xây dựng tuyến đường dài 1.241 m với tổng kinh phí là 547 triệu đồng. Trong đó có sự hỗ trợ 180 tấn xi măng của Hội CCB thành phố qua các phong trào phát động điển hình là phong trào bê tông hóa đường giao thông thôn, xóm. - Hội tỉnh Nam Định: Hội CCB huyên Hải Hậu đã vận động gia đình hội viên hiến 4,7 ha đất, 8 tỷ 260 triệu đồng, 4.820 ngày công, 123.000 viên gạch, hàng ngàn tấn xi măng…Hội CCB xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, có 350 hội viên trực tiếp thường xuyên tham gia làm sạch môi trường nông thôn, hiến 3.100m2 đất để xây trường mầm non, nhà văn hóa. Đặc biệt là hội viên CCB Nguyễn Đức Thái đã vận động con cháu ủng hộ địa phương xây nhà văn hóa, trường tiểu học 27 tỷ đồng, xây trạm y tế xã trị giá 4 tỷ đồng. Để góp phần thay đổi diện mạo nông thôn nhưng vẫn bảo tồn nét đẹp truyền thống làng quê Việt Nam, CCB đã tham gia xây dựng vườn mẫu, hàng rào xanh, con đường xanh, con đường hoa… Nhân rộng mô hình “Vườn mẫu”, đảm bảo tính kinh tế để nâng cao thu nhập, đồng thời đảm bảo tính an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ theo hướng liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm tính bền vững. - Phong trào “Thắp sáng đường quê” của CCB tỉnh Quảng Ninh đã huy động CCB và nhân dân đóng góp 642,418 triệu đồng, trong 3 năm 2016-2018 đã lắp đặt được 9.412 bộ bóng đèn, chiếu sáng 353,956 km đường, 25.341 cơ quan, nhà văn hóa, trường học, hộ dân được hưởng lợi với tồng số tiển đầu tư 7.254,668 triệu đồng, trong đó CCB đóng góp 1.537,9 triệu đồng. - Phong trào “Tham gia xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu” của CCB tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp tổ chức cuộc thi có 92.604 vườn mẫu được xếp loại ,B,C, trong đó có 61.277 vườn của CCB chiếm 66%; cấp huyện có 427 vườn được giải, có 215 vườn của CCB được giải chiếm 50,3%; toàn tỉnh có 1619 vườn được công nhận “vườn mẫu” có 780 vườn do CCB làm chủ chiếm 48%. - Các doanh nhân, nghiệp thuộc Hiệp Hội doanh nhân CCB Việt Nam thông qua Chương trình “Tri ân đồng đội” vào dịp 30/4, 27/7 hàng năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào các hoạt động từ thiện, thực hiện chính sách xã hội, đền ơn, đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài...tạo việc làm cho hàng vạn lao động, trong đó đại đa số là con em các đối tượng chính sách, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước và xây dựng nông thôn mới. Và còn nhiều Hội CCB các tỉnh, thành phố, huyện, xã trong cả nước tham gia đóng góp. Ngay trong từng gia đình CCB hiến đất, hiến ruộng vườn, tiền vật tư làm đường, trường học, công trình văn hóa…đóng góp xây dựng NTM nâng cao, NTM 108
  4. kiểu mẫu cũng chính là xây dựng một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp ở các vùng nông thôn. Ba là, vận động khuyến khích CCB tham gia phát triển Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Bảo vệ môi trường - An ninh trật tự nông thôn. Để đạt mục tiêu sản xuất hiện đại và bền vững, CCB chúng tôi cho rằng, nếu xây dựng NTM kiểu mẫu thì cần phải có những tiêu chí chất lượng vượt bậc. Trong đó sự hài lòng của người dân phải là một tiêu chí bắt buộc; thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí của xã, huyện NTM kiểu mẫu phải cao hơn so với những đơn vị đạt NTM. Việc xây dựng các tiêu chí NTM kiểu mẫu phải toàn diện, sát với tình hình thực tế, thể hiện được sự nổi bật và phù hợp với đặc thù của mỗi vùng miền, trong đó tiêu chí về Môi trường là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. - Hội CCB đã phối hợp, đóng góp tiền, vật liệu, ngày công…tham gia sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, cơ sở vật chất văn hóa thể thao. CCB ở cơ sở làm nòng cốt xây dựng nếp sống văn hóa, trong lễ hội, hiếu, hỷ khu dân cư, tổ chức nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ trong các ngày lễ hội, truyền thống…góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân địa phương. - Phát huy tinh thần trách nhiệm, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị- xã hội, quy chế dân chủ ở cơ sở thôn, xã trong sạch vững mạnh. Hiện nay, nhiều địa phương CCB tham gia giữ các chức vụ cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể địa phương chiềm hơn 30%; nhiều xã, thôn có trên 40% hội viên CCB đảm nhiệm các chức vụ, góp phần quan trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Hàng năm tổ chức hàng chục ngàn buổi nói chuyện, giao lưu, tọa đàm và thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên; tuyên truyền, động viên thanh niên lập nghiệp, lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc… - Tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh trật tự xã hội như: Tuyên truyền vận động, làm nồng cốt tham gia tháo gỡ, giải quyết khi có “điểm nóng” điển hình như CCB huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An, huyện Lộc Hà ở Hà Tĩnh năm 2017; CCB tổ chức hàng chục ngàn “Tổ tự quản”, “Tổ nắm tin”, “Đọan đường tự quản”, “Khu phố An toàn giao thông”,…Nhiều CCB tự nguyện hàng ngày chỉ đường, dẫn các cháu học sinh đi qua đường, bảo đảm an toàn giao thông được nhân dân khen ngợi. - Về bảo vệ môi trường nông thôn: Hội CCB các cấp tham gia tích cực, có hiệu quả, hàng năm tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho hàng chục nghìn lượt cán bộ Hội cơ sở. Thành lập hàng chục ngàn “Câu lạc bộ, Tổ, Đội CCB tự quản thu gom rác thải”, “Tổ CCB thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”, “Câu lạc bộ bảo vệ môi trường”cấp xã, thôn,…Phong trào xây dựng khu dân cư “ Sáng, xanh, sạch, đẹp”, nhiều CCB tự nguyện, hàng ngày làm sạch môi trường nơi cư trú, huy động CCB ở cơ sở ra quân làm sạch hồ, ao, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh, xây dựng cảnh quan, góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, điển hình CCB xây dựng các mô hình như: Mô hình “ Xây dựng mô hình CCB tham gia bảo vệ môi trường” của CCB tỉnh Nam Định nhằm xây dựng nếp sống văn hóa làng quê, vì một môi trường sống nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, góp phần giữ vững, ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Kết quả đã tổ chức thành lập các đội CCB tự quản thu gom rác thải ở hầu hết các khu dân cư trong tỉnh, tổ chức được 105 buổi ra quân với chủ đề 109
  5. “Ngày chủ nhật xanh”, thu hút 34,125 lượt người tham gia làm sach đường làng ngõ xóm, khu di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sỹ…trở thành phong trào, duy trì thường xuyên trong nhân dân. Mô hình “Câu lạc bộ CCB bảo vệ môi trưởng” của CCB tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Lâm Đồng, Tây Ninh, Kiên Giang…đang phát huy hiệu quả, lan tỏa nhân rộng, được chính quyền khen ngợi và nhân dân hưởng ứng tham gia. Mô hình Xây dựng khu dân cư “ Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, nghĩa tình” của Hội CCB tỉnh Bến Tre góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng, sự gắn kết giữa các gia đình trong khu dân cư. Từ đó tạo động lực cho nhân dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh góp phần xây dựng nông thôn mới. Qua 2 năm thực hiện mô hình đã có 527/982 khu dân cư đạt hiệu quả, được UBND tỉnh công nhận đạt sáng kiến cấp tỉnh theo Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 về lĩnh vực văn hóa. - Mô hình xây dựng khu dân cư“ Sáng, xanh, sạch, đẹp” của CCB tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,…tự nguyện tham gia cải tạo cảnh quan, sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, hồ ao, tuyên truyền vận động thu gom rác thải nông thôn, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phong tục lạc hậu…đã xây dựng được hàng trăm Câu lạc bộ, Tổ, Đội thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. - Mô hình “Ngày thứ bảy xanh, sạch đẹp” của Câu lạc bộ CCB bảo vệ môi trường tp Đà Nẵng, Cần Thơ và tỉnh Đồng Nai, Bạc liêu …đã duy trì nhiều năm, góp phần xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bốn là, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến của Hội CCB các cấp tham gia xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. CCB các cấp đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tốt vai trò tham mưu đề xuất, duy trì hoạt động các phong trào, trong đó có phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”; “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, biểu dượng khen thưởng các điển hình, gương người tốt, việc tốt. Hàng năm xét tặng danh hiệu CCB sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, Trung ương cho Hội viên: kết quả xét tặng danh hiệu hàng năm là trên một ngàn hội viên (2015: 1.072 hội viên; 2016: 962 hội viên; 2017: 1.341 hội viên; 2018: 1.350 hội viên). Tháng10/ 2011, Trung ương Hội CCB Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc Sơ kết phòng trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lần thứ III giai đoạn 2007- 2011 tại Hà Nội. Tổng số 340 tập thể và cá nhân được khen thưởng (hình thức Bằng khen của Trung ương Hội, Bằng khen của Chính Phủ, Huân Chương lao động hạng1,2,3). Tháng 10/2016, Trung ương Hội CCB Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết phòng trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lần thứ VI giai đoạn 2011-2016 tại Hà Nội. Số điển hình tiêu biểu được tiếp kiến Chủ tịch nước: 91 đại biểu, Tổng số 340 tập thể điển hình tiên tiến được khen thưởng (hình thức Bằng khen của Trung ương Hội, Bằng khen của Chính Phủ, Huân Chương lao động hạng 1,2,3). 110
  6. * Đại diện cá nhân tiêu biểu: 1. CCB, doanh nhân Anh hùng lao động Lê Văn Kiểm, CCB doanh nhân Anh hùng lao động Nguyễn Đình Trường, CCB Anh hùng LLVT Phan Văn Quý, CCB Doanh nhân Nguyễn Thị Bảo Hiền, Lê ngọc Hà…hàng năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào các quỹ từ thiện, nhân đạo, giảm nghèo, xóa nhà dột nát…tạo việc làm thường xuyên khoảng 600.000 lao động (riêng dịp 30/4/2019 tri ân đồng đội đóng góp 332 tỷ 500 triệu đồng). 2. CCB, thương binh Trần Mạnh Báo - Giám đốc Công ty giống lúa Thái Bình đã nhiều năm trăn trở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo giống lúa mới năng xuất, chất lượng, cung cấp giống lúa chất lượng cao, phù hợp với đồng ruộng Việt Nam cho nông dân, đến nay chiếm 20% thị phần trong cả nước. 3. CCB Nguyễn Đa Yến - Hội viên CCB thôn Phương Tường, xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, tp hải Phòng hiến 230 m2 đất; trong đó có 36 m2 đất thổ cư, 194 m2 đất nông nghiệp và ủng hộ hơn 25 triệu đồng làm tuyến đường thôn. 4. CCB Phạm Văn Xanh - Hội viên CCB Chi hội 10, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo hiến 30m2 đất thổ cư để mở rộng trục đường thôn và hiến 55 m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường trục chính nội đồng. 5. CCB Vũ Xuân Tuý, xã Nghĩa Lợi huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định – Chủ Doanh nghiệp tư nhân Ánh Túy với mặt hàng cói dân dụng xuất khẩu: Ngoài giá trị kinh tế còn có giá trị to lớn về đảm bảo an toàn môi trường (túi cói thay túi nilon để đựng, để ươm cây giống thay thế chậu bê tông, bầu nhựa). Tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động ở nông thôn; thu nhập trung bình từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng; doanh thu hàng chục tỷ đồng; tổ chức dậy nghề miễn phí cho 20 cháu khuyết tật. 6. CCB Đinh Xuân Mộc- xóm 19B, xã Xuân Kiên, h. Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Đinh Mộc đã đóng góp xây dựng NTM, tạo việc làm 300 lao động, làm từ thiện hàng năm mỗi năm từ 250 triệu đến 350 triệu đồng, ùng hộ xây kè bờ sông, xây nhà văn hóa thôn… 7. CCB Đinh Phúc Tâm - Thôn Bắc, xã Hương Trà, h.Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đạt giải đặc biệt Vườn mẫu. 8. CCB CCB Phạm Đình Vượng - xã Cẩm Yên, h. Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; CCB Dương Kim Hoàng- xã Trượng Sơn, h. Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; CCB Lê Hải Triều- xã Đức Hòa, h. Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; CCB Nguyễn Viết Hùng- xã Thượng Lộc, h. Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đạt giải A. Đó chỉ là mọt trong số ít CCB tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt đóng góp đối với công tác xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tóm lại, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là một chủ trương lớn, quan trọng trong xây dựng NTM, xong cũng rất khó khăn, lâu dài đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của cả hệ thống chính trị. CCB là một thành phần tham gia, cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình kế thừa, phát huy truyền thống tự lực tự cường vươn lên xây dựng quê hương giàu, đẹp, không cam chịu đói nghèo. Xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đi đến thành công, bền vững cũng chính là nội dung cốt lõi xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, góp phần xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 111
  7. Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phƣơng: 1. Kiên quyết không hạ thấp tiêu chí, không cho nợ tiêu chí khi xét công nhận NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và đặc biệt không chạy theo thành tích, phong trào mang tính hình thức, không thực chất hay nói cách khác là “xây dựng nông thôn mới nhanh và bền vững”. Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi. 2. Giai đoạn 2020-2025 xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mấu, vườn mẫu sẽ càng khó khăn bới còn lại những xã, huyện khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số cần có chính sách cụ thể, đồng bộ cho từng vùng, từng huyện, xã. Trước hết nên đột phá vào 02 khâu là tuyên truyền về nhận thức cho người dân thay đổi tư duy, phong tục tạp quán canh tác, sinh hoạt lạc hậu và phát triển cơ sở hạ tầng, trước hết đột phá vào hệ thống giao thông./. 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2