intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình Heckscher - ohline

Chia sẻ: Ngô Quang Tiến | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

434
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ lý thuyết mậu dịch cổ điển, chúng ta đã biết rằng các quốc gia tiến hành trao đổi với nhau dựa trên cơ sở lợi thế so sánh về chi phí sản xuất. Nhưng cái gì là yếu tố chủ yếu tạo nên lợi thế so sánh? Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng lợi thế so sánh phụ thuộc vào sự khác biệt về năng suất lao động tương đối, nhưng không đưa ra được cơ sở để giải thích sự khác biệt này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình Heckscher - ohline

  1. ĐỀ TÀI: CHƯƠNG III: MÔ HÌNH HECKSCHER –OHLINE Lớp: K10405A Nhóm thực hiện: Nhóm AJNOMOTO Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2012 | 1
  2. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ và tên Công việc STT Ngô Quang Tiến Phần giả thiết mô hình 1 K104050795 HECKSCHER-OHLIN Nguyễn Tấn Tùng Định luật Rybczynski 2 K104050807 Lê Văn Dương Định luật Heckscher –ohlin, 3 K094050807 trình bày powerpoint Định luật stopler samuelson, 4 Vũ Thùy Linh K104050735 trình bày word Trần Thị Lai Định luật cân bằng giá các 5 yếu tố sản xuất, trình bày K104050730 word Nguyễn Thị Kiều My Mở rộng mô hình 6 K104050745 HECKSCHER-OHLIN, trình bày powerpoint MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………………….4 | 2
  3. 1. Mô hình Heckscher-Ohlin…………………………………………………...5 1.1 Những giả thuyết cơ bản của mô hình Heckscher- Ohlin................................5 1.2 Tính thâm dụng yếu tố sản xuất……………………………………………..6 1.3 Yếu tố dư thừa.................................................................................................7 2. Định luật Rybczynski ……………………………………………………….7 2.1 Nội dung định luật……………………………………………………….7 2.2 Phân tích ………………………………………………………………..7 3. Định luật Heckscher- Ohlin………………………………………………...10 3.1 Nội dung định luật ……………………………………………………..10 3.2 Phân tích……………………………………………………………….10 4. Định luật Stolper- Samuelson………………………………………………..13 4.1 Vài nét về tiểu sử……………………………………………………….13 4.2 Định luật Stolper-Samuelson…………………………………………..14 5. Định luật cân bằng giá yếu tố sản xuất……………………………………...15 5.1 Định luật………………………………………………………………..15 5.2 Mô hình thương mại…………………………………………………… 15 5.3 Ý nghĩa và hạn chế của định luật……………………………………… 18 6. Mở rộng lý thuyết Heckscher- Ohlin………………………………………..18 6.1 Tính đến những yếu tố nhỏ……………………………………………..19 6.2 Chi phí giảm dần ( hiệu quả nhờ quy mô) ……………………………..20 CHƯƠNG III MÔ HÌNH HECKSCHER –OHLINE | 3
  4. Từ lý thuyết mậu dịch cổ điển, chúng ta đã biết rằng các quốc gia tiến hành trao đổi với nhau dựa trên cơ sở lợi thế so sánh về chi phí sản xuất. Nhưng cái gì là yếu tố chủ yếu tạo nên lợi thế so sánh? Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng lợi thế so sánh phụ thuộc vào sự khác biệt về năng suất lao động tương đối, nhưng không đưa ra được cơ sở để giải thích sự khác biệt này. Khoảng một thế kỷ sau Ricardo, hai nhà kinh tế người Thụy Điển là Eli Heckscher (1879-1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) đưa ra các luận điểm, mà từ những năm 1930 trở thành cách chính thống về nguyên nhân của mậu dịch quốc tế Mô hình này dựa trên 2 tiền đề:  Sản phẩm khác nhau ở mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất  Các nước khác nhau về nguồn yếu tố sản xuất sẵn có Theo Heckscher và Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế so sánh ở sản phẩm thâm dụng yếu tố dư thừa ở quốc gia đó. 1. Mô hình Heckscher-Ohlin 1.1 Những giả thuyết cơ bản của mô hình Heckscher-Ohlin  Mô hình 2 x 2 x 2, nghĩa là 2 qu ốc gia, 2 s ản ph ẩm(X và Y), 2 y ếu t ố s ản suất( lao động và tư bản)  Trình độ công nghệ giống nhau cả 2 nước (hàm sản suất giống nhau): Nếu giá cả yếu tố giống nhau ở cả 2 quốc gia thì các nhà s ản su ất ở c ả 2 quốc gia sẽ sử dụng cùng một số lượng lao động và tư bản để sản suất mỗi đơn vị sản phẩm. Nhưng, giá cả yếu tố thường khác nhau trong m ỗi | 4
  5. quốc gia nên các nhà sản suất sẽ sử dụng nhiều hơn yếu tố nào rẻ hơn để đạt chi phí sản suất bé nhất Sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động, sản phẩm Y là sản phẩm  thâm dụng tư bản ở cả 2 quốc gia: Nghĩa là sản phẩm X đòi hỏi nhiều lao động hơn tư bản, còn để sản suất ra sản phẩm Y thì đòi h ỏi t ư bản nhi ều hơn so với lao động hay nghĩa là tỷ lệ lao động/ tư b ản(L/K) là cao h ơn ở sản phẩm X so với sản phẩm Y ở cả 2 quốc gia ở cùng một giá cả yếu tố Không nước nào chuyên môn hóa hoàn toàn sản xuất duy nhất m ột s ản  phẩm: Nghĩa là ngay cả khi mậu dịch, 2 quốc gia vẫn tiếp tục sản suất cả 2 sản phẩm Cạnh tranh hoàn toàn chi phối cả thị trường sản phẩm và thị trường yếu  tố sản xuất: Nghĩa là vai trò của nhà sản suất, người tiêu dùng, ch ủ s ở hữu các yếu tố sản suất và thương gia là rất nhỏ để tác động lên giá cả sản phẩm X và Y. Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản suất 2 sản ph ẩm ở cả 2 qu ốc  gia: Nghĩa là sự tăng lên về lao động và tư bản để s ản suất b ất c ứ s ản phẩm nào đều làm tăng sản lượng của sản ph ẩm đó đúng nh ư th ế.Ví d ụ: Nếu quốc gia tăng 10% lao động và tư bản để sản suất sản phẩm X, thì sản lượng sản phẩm X cũng tăng lên 10%. Yếu tố hoàn toàn lưu động trong mỗi nước nhưng hoàn toàn không l ưu  động giữa các nước: Nghĩa là trong phạm vi mỗi quốc gia, lao đ ộng và t ư bản tự do di chuyển từ vùng này sang vùng khác, ngành này sang ngành khác, những nơi có tiền công thấp hơn đến những nơi có tiền công cao hơn. Quá trình di chuyển này cứ tiếp tục cho đến tiền l ương cho chính một loại lao động và tư bản giống nhau ở mọi miền và mọi ngành của đất nước. Thị hiếu giống nhau giữa các nước: Nghĩa là vị trí và hình dạng của  đường bàng quang đồng nhất ở cả 2 quốc gia.Vì vậy, khi giá cả sản phẩm so sánh là bằng nhau, 2 quốc gia sẽ tiêu dùng X và Y với cùng tỷ lệ. Tự do mậu dịch giữa các nước và chi phí vận chuyển = 0, không có thuế  quan và cản trở khác. Nghĩa là chuyên môn hóa sản suất cứ tiếp tục đến khi giá cả sản phẩm so sánh là như nhau ở 2 quốc gia 1.2 Tính thâm dụng yếu tố sản xuất Tính thâm dụng yếu tố, giống như lợi thế so sánh, là một điều kiện tương đối Trong phạm vi của 2 sản phẩm X và Y, 2 yếu tố sản suất (lao động và tư bản), ta nói rằng Y là sản phẩm thâm dụng tư bản nếu tỉ số K/L sử dụng trong sản suất sản phẩm Y lớn hơn so sản suất sản phẩm X Ta lấy ví dụ hai trường hợp 2 sản phẩm gạo và thép với chi phí sản xuất như sau: | 5
  6. Bảng 1.1 Lao động Tư bản Gạo (kg) 6 2 Thép (kg) 8 4  Gạo thâm dụng lao động hơn so với thép, vì trên mỗi đơn bị tư bản việc sản xuất gạo cần nhiều lao động hơn so với thép. Nghĩa là, tỷ suất lao động-tư bản trong sản xuất thép (  Lưu ý: Quan trọng không phải số lượng tuyệt đối tư bản và lao động được sử dụng trong sản suất 2 sản phẩm X và Y mà cần xác định rõ đâu là sản phẩm thâm dụng lao động, đâu là sản ph ẩm thâm d ụng t ư bản, b ởi có lúc dù sử dụng một số lượng tuyệt đối K nhiều h ơn nhưng sản phẩm đó vẫn là sản phẩm thâm dụng lao động và ngược lại.Ví dụ:cần 3K/12L để sản xuất 1X, cần 2K, 2L để sản suất 1Y. Mặc dù đ ể s ản su ất 1X c ần 3K trong khi để sản suất 1Y chỉ cần 2K nên Y vẫn là sản ph ẩm thâm dụng tư bản vì K/L (Y) > K/L (X)  Kết luận: Tính thâm dụng yếu tố, giống như lợi thế sao sánh, là một điều kiện tương đối. Khi gạo thâm dụng lao động hơn thép thì tự động suy ra thép thâm dụng tư bản hơn so với gạo. Yếu tố dư thừa: 1.3 Có 2 cách xác định yếu tố dư thừa của 1 quốc gia:  Dư thừa về mặt vật thể: Dựa vào số lượng lao động và t ư bản s ẵn có trong nước (chỉ dựa vào nguồn cung yếu tố): Một quốc gia là th ừa tư b ản nếu TK/TL lớn hơn ở quốc gia khác, do đó có th ể xảy ra trường hợp 1 quốc gia có ít tư bản hay lao động hơn quốc gia kia vẫn là thừa tư bản hay lao động.  Dư thừa về mặt kinh tế: Dư thừa lao động hay dư thừa tư bản dựa trên tỷ suất tiền lương-lãi suất ở trạng thái cân bằng tự cung tự cấp (dựa vào tác động qua lại của cung-cầu): Một quốc gia là th ừa tư bản n ếu P k/ PL thấp hơn tỉ số này ở quốc gia khác. Mặt khác giá cả tư bản là lãi su ất(r) và giá cả lao động là tiền lương (w) nên Pk/ PL=r/w Mô hình heckscher-Ohlin: Các nước xuất khẩu sản phẩm sử dụng yếu tố dư thừa và nhập khẩu sản phẩm sử dụng yếu tố khan hiếm 2. Định luật Rybczynski ( The Rybczynski theorem) 2.1 Nội dung định luật Khi các yếu tố được sử dụng hoàn toàn, sự gia tăng cung ứng một yếu tố làm tăng sản lượng của sản phẩm thâm dụng yếu tố đó và làm giảm sản lượng sản phẩm còn lại. | 6
  7. 2.2 Phân tích Bảng 2.1: Chi phí đầu vào trên đơn vị sản phẩm Lao động Tư bản Gạo 4 1 Thép 2 3 Hình 2.1: Giả sử, tại nước A sản xuất gạo và thép cần số lượng yếu tố đầu vào như bảng 2.1, ta thấy gạo thâm dụng lao động hơn so với thép(4:1>2:3). Giả thiết thêm là nước A có 900 đơn vị lao động và 600 đơn vị tư bản. Chúng ta có thể vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nước này như hình 2.1 Khi nguồn cung ứng lao động và tư bản có giới hạn, cả hai đường giới hạn kết hợp lại và đường giới hạn khả năng sản xuất là đường gấp khúc JEH. Nước A không thể sản xuất ngoài JE vì thiếu lao động, cũng như không thể sản xuất ngoài EH vì thiếu tư bản. Nhưng sản xuất dọc theo JE thì sẽ có một số tư bản không được sử dụng, còn dọc theo EH thì sẽ có một số lao động thất nghiệp. Chỉ có duy nhất tại điểm E giao nhau giữa hai đường giới hạn, cả hai yếu tố được sử dụng hoàn toàn. Do lao động tăng lên, sản lượng của sản phẩm thâm dụng lao động phải tăng lên để thu hút cung lao động dư thừa. Do lao động phải được sử dụng kết | 7
  8. hợp với tư bản trong khi tư bản không thay đổi, nên sản lượng của sản phẩm thâm dụng tư bản phải giảm xuống để giải phóng ra số lượng tư bản cần thiết cho sản xuất sản phẩm thâm dụng lao động. Hay một cách đơn giản, ta có phân tích dưới đây: Hình 2.2 Y PM=PE A PE B M 0 X Hình 2.2: Với giá cả hàng hóa cố định, sự gia tăng của một nhân tố sản xuất (L), sản lượng hàng hóa X (chứa nhiều L) tăng với tốc độ cao, còn hàng hóa Y (chứa nhiều K) giảm đi. sản lượng X tăng do lượng L và K chuyển sang sản  L tăng xuất X tăng.  Với giá cả hàng hóa không đổi thì w và r cũng không đổi khi năng suất lao động L và NSLĐ của K không đổi  Để sử dụng hết số L gia tăng nhưng giữ tỉ lệ K/L không đổi cần phải giảm sản lượng Y. 3. Định luật Heckscher-Ohlin  Chúng ta đã biết rằng nguyên nhân trực tiếp của mậu dịch là sự khác biệt mức giá tương đối giữa các nước trước khi có mậu dịch. Mà mức giá trước khi có mậu dịch phụ thuộc vào các đường giới hạn khả năng sản xuất và các đường bàng quang xã hội của các nước tham gia mậu dịch. Ta lại biết, đường giới hạn khả năng sản xuất thì phụ thuộc vào công nghệ, yếu tố sẵn có, do vậy các yếu tố xác lập cơ cấu mậu dịch có thể được thấy trong sự khác biệt giữa các nước ở: yếu tố sẵn có, công nghệ và thị hiếu.  Lý thuyết Heckscher-Ohlin giả thiết rằng công nghệ và thị hiếu giống nhau giữa các nước và quy luật lợi thế so sánh là do sự khác biệt về cung ứng yếu tố. 3.1 Nội dung định luật: Một nước có lợi thế so sánh ở sản phẩm thâm dụng yếu tố dồi dào quốc gia đó. 3.2 Phân tích: | 8
  9. Khi chưa có mậu dịch:  Quốc gia A với sản phẩm thép thâm dụng tư bản nhiều hơn nên sẽ nghiên về phía trục hoành, là trục thép  Quốc gia B với sản phẩm gạo thâm dụng lao động nhiều hơn nên nghiêng về phía trục tung, là trục gạo  Cả 2 quốc gia đều có độ thị hiếu như nhau nên biểu đồ đường bàng quan là như nhau (cùng bằng đường số 1)  Điểm A và điểm A’ là những điểm cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng khi chưa có mậu dịch. | 9
  10. Khi xảy ra mậu dịch  Quốc gia A chuyên môn hóa sản xuất thép và điểm A chuyển tới điểm B. Quốc gia B chuyên môn hóa sản xuất gạo và điểm A’ chuyển tới điểm B’.  Tiêu dùng cả 2 quốc gia tăng lên và thể hiện tại điểm EE’ trên đường bàng quan số 2  CB=C’E’: xuất khẩu thép của Quốc gia A đúng bằng với nhập khẩu thép Quốc gia B  CE=C’B’: tương tự: Xuất khẩu gạo của Quốc gia B bằng với nhập khẩu gạo của Quốc gia A  Tại P thép / P gạo > PB’ Thì quốc gia 1 muốn xuất nhiều thép hơn. Nhưng ngược lại thì quốc gia B lại không muốn nhập khẩu thép với giá cao như vậy. Khi đó giá P thép / P gạo phải giảm tới PB’  Mặt khác, tại P thép / P gạo < PB’ Thì quốc gia A lại muốn xuất khẩu ít sản phẩm thép hơn. Và quốc gia B thì lại muốn nhập nhiều thép với mức giá như vậy. nên giá P thép / P gạo phải tăng lên đến PB’. | 10
  11.  Tương tự giữa P thép / P gạo so với PB . thì xu hướng giữa 2 quốc gia cũng tiến về PB theo cách lý giải tương tự.  Tại E E’ thì cả 2 quốc gia thu lợi được nhiều hơn từ mậu dịch vì đã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nhiều hơn. Vì điểm E và E’ nằm trên đường bàng quan 2, cao hơn đường bàng quan 1. 4. Định luật Stolper-Samuelson Trường phái cổ điển cho rằng, mậu dịch tự do cho phép quốc gia tiêu thụ ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất, và như vậy nó nâng cao mức sống của người dân. Các nhà kinh tế học sau Ricardo cho rằng, mậu dịch tự do mang lại lợi ích cho mỗi công dân, còn bảo hộ gây thiệt hại cho tất cả mọi người. Stolper và Samuelson không đồng ý như vậy, họ chỉ ra rằng, nhìn chung, người cung cấp yếu tố thâm dụng trong ngành cạnh tranh với nhập khẩu có lợi từ bảo hộ, mặc dù nền kinh tế chịu thiệt hại. 4.1 Vài nét về tiểu sử: - Wolfgang Friedrich Stolper (13/5/1912-31/3/2002): + Ông là nhà kinh tế học của Hoa kì và có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế học nước này + Có nhiều tác phẩm kinh thế học nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế + Năm 1941 ông và Paul Anthony Samuelson đã góp phần xây dựng lí thuyết kinh tế quan trọng trong mô hình H-O với định lí stolper- Samuelson. - Paul Anthony Samuelson (15/5/1915-13/12/2009): + là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ + đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học + Ông là người sáng lập khoa kinh tế học lừng danh của Học viện Kỹ thuật Massachusetts + Samuelson đoạt Giải John Bates Clark vào năm 1947 (khi 32 tuổi) và Giải Nobel Kinh tế vào năm 1970 (khi 55 tuổi). Ông còn được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học, Hoa Kỳ vào năm 1996 4.2 Định luật Stolper-Samuelson: Nội dung định luật: Sự gia tăng giá tương đối của sản phẩm sẽ làm - nâng mức giá thực tế của yếu tố thâm dụng trong sản xuất sản phẩm đó và làm giảm giá thực tế của yếu tố khác. - Phân tích: Hình 3 | 11
  12. - Hình 3 mô tả đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia X. Trong điều kiện mậu dịch tự do, quốc gia X sản xuất tại A và xuất khẩu bánh mì lấy thép. Để bảo hộ ngành sản xuất cạnh tranh với nhập khẩu ngành thép. Việt Nam đặt ra thuế nhập khẩu, qua đó nâng giá tương đối của thép (hay giảm giá tương đối của bánh mì) - Tác động đầu tiên của sự thay đổi giá tương đối phản ánh lên mức lợi nhuận của 2 ngành này – người sản xuất thép có lợi, còn người sản xuất bánh mì chịu thiệt hại. Lợi nhuận thúc đẩy người sản xuất thép gia tăng sản lượng, còn thua lỗ buộc người sản xuất bánh mì cắt giảm sản xuất. Do đó quốc gia X sẽ dịch chuyển sản xuất từ A tới B. - Mà để quốc gia X tiếp tục chuyên môn hóa sản xuất thép thì quốc gia X tiếp tục tăng đầu tư cả 2 yếu tố đầu vào là (K, L) - Mặt khác thép là sản phẩm thâm dụng vốn ( K)  Cầu về K sẽ tăng tương đối so với cầu về L  giá thuê K(r ) tăng tương đối so với L (w) Như vậy : giá lao động (w) giảm, giá tư bản (r) tăng Kết luận: Bằng cách kết hợp định lý này với định lý H-O, có thể thấy được thương mại tác động như thế nào đến quá trình phân phối thu nhập trong nước. Một quốc gia có lợi thế so sánh ở mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố dồi dào của quốc gia đó. Thương mại quốc tế sẽ làm tăng sức mua của mặt hàng này,và do đó, theo định lý này, làm tăng thu nhập của các yếu tố khan hiếm. Do quốc gia xét về tổng thể luôn có lợi từ thương mại, cho nên mức tăng thu nhập của các yếu tố dồi dào phải lớn hơn mức giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm. Định luật cân bằng giá yếu tố sản xuất (Factor-Price equalization 5 theorem) 5.1 Định luật: | 12
  13. Ngoại thương không chỉ dẫn tới sự cân bằng giá của hàng hóa mà còn cân bằng giá của các yếu tố sàn xuất.Ở cả hai nước ,mức lương của công nhân cũng như mức giá thuê đất sẽ giống nhau ,không phụ thuộc vào cơ cấu nhu cầu hay mức cung ứng yếu tố sản xuất ở mỗi nước. Hay nói cách khác thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng cân bằng. Theo định luật này, lương của công nhân ở tất cả các nước đạt mức ngang bằng nhau,do đó không cần di chuyển sức lao động giữa các nước .Điều này là có thể xảy ra vì rõ ràng các yếu tố không thể tự dịch chuyển giữa các nước được nhưng lại được xuất khẩu nhập khẩu một cách gián tiếp dưới dạng hàng hóa. 5.2 Mô hình thương mại Theo như giả thuyết đặc ra ở mô hình Heckscher ta có: Khi không có mậu dịch giá cả so sánh sản phẩm X là thấp hơn ở quốc gia 1 so với quốc gia 2.Khi mậu dịch xãy ra quốc gia 1 sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X(sản phẩm thâm dụng lao động) và giảm sản xuất sản phẩm Y(thâm dụng tư bản).Do đó cầu tương đối về lao động tăng làm W (tiền lương) tăng trong khi đó cầu tương đối về tư bản giảm làm cho r giảm và ngược lại đối với quốc gia 2. Như vậy khi mậu dịch quốc tế xãy ra đã làm cho W tăng ở quốc gia 1 (là quốc gia có giá nhân công rẽ) và làm giảm W ở quốc gia 2(quốc gia có giá nhân công đắc)làm giảm bớt sự cách biệt về tiền lương giữa hai quốc gia 1 và 2. Và tương tự mậu dịch quốc tế làm cho r giảm ở quốc gia 1( quốc gia có giá tư bản mắc) và tăng trong quốc gia 2 (quốc gia có giá tư bản rẻ) giảm bớt sự cách biệt về lãi suất giữa hai quốc gia 1 và 2 Phân tích ví dụ cụ thể sau:Giả sữ xem xét giữa hai quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản +Trước khi có mậu dịch : Việt Nam là nước dồi dào tương đối về lao động giá của lao động (mức tiền lương)sẽ thấp hơn so với Nhật Bản Nhật Bản là nước dồi dào tương đối về vốngiá của vốn (mức lãi suất)sẽ thấp hơn so với Việt Nam +Sau khi mậu dịch xãy ra Việt Nam sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu gạo (thâm dụng lao động) nhu cầu về lao động tăngmức tiền lương có xu hướng tăng lên,mức lãi xuất có xu hướng giảm xuống Nhật Bản sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu thép(sản phẩm thâm dụng tư bản) nhu cầu về vốn sẽ tăngmức lãi suất có xu hướng tăng lên,mức lương có xu hướng giảm xuống. | 13
  14. Dẫn đến sự cân bằng giữa các mức lãi suất,tiền lương giữa hai nước. Bằng đồ thị (vẽ đồ thị) Trước khi có mậu dịch,Việt Nam sẽ ở điểm A,với w/r=(w/r)1 và /= Nhật Bản ở điểm A’ với /r=(w/r)2 và /= Vì (w/r)1
  15. Từ kết quả phân tích trên ta rút ra được mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá yếu tố sản xuất khan hiếm của một quốc gia 5.3 Ý nghĩa và hạn chế của định luật - Ý nghĩa: Sự cân bằng thu nhập thực tế của các yếu tố giữa các nước là một điều kiện tối ưu quan trọng cho việc phân bổ hợp lý tài nguyên nhiên nhiên thế giới -Hạn chế: Do định luật xây dựng dựa trên các giả thiết ít nhiều đều tách rời thực tế nên so với thực tế thì ta thấy mậu dịch tự do chỉ đem lại khuynh hướng(chỉ là khuynh hướng)cân bằng giá yếu tố sản xuất,vì cùng một yếu tố ví dụ như lao động cùng trình độ được trả giá khác nhau ở các nước. 6. Mở rộng lý thuyết Heckscher-Ohlin Nhìn chúng, lý thuyết Heckscher- Ohlin giải thích được cơ cấu ngoại thương của các nước, nhưng bắt đầu từ những năm 1960, xuất hiện những vấn đề chỉ ra tính hạn chế của lý thuyết này. Thứ nhất, số liệu thống kê mậu dịch trong những năm 1960-1980 không chứng tỏ sự thay đổi cùng hướng của lợi thế so sánh và nguồn lực yếu tố sản xuất, theo thuyết Heckscher- Ohlin.  Vd: những năm 1970, tỷ trọng của Đức và Anh trong thương mại sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao giảm sút, trong khi hai nước này có số lượng lao động khoa học kỹ thuật gia tăng rất nhanh. Còn ở Pháp diễn ra điều ngược lại- lợi thế so sánh về sản phẩm kỹ thuật gia tăng rõ rệt trong khi nhân lực trong nghiên cứu - ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng chậm. Thứ hai, trong thời kỳ này, sự thay đổi trong mức cung ứng nguồn lực yếu tố sản xuất cho thấy khoảng cách giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới về mức cung ứng tư bản, lao động lành nghề và lao động khoa học kỹ thuật đã được rút ngắn. Điều này diễn ra đồng thời với sự gia tăng chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Theo lý thuyết Heckscher- Ohlin, xu hướng này sẽ dẫn tới giảm mậu dịch giữa các nước phát triển và gia tăng mậu dịch giữa các nước phát triển(B) và các nước đang phát triển(N). Trên thực tế xảy ra điều ngược lại- tỷ trọng mậu dịch giữa các nước có thu nhập cao giống nhau gia tăng đáng kể và thường xuyên. Vì mức thu nhập giống nhau thường cho thấy mức cung ứng yếu tố sản xuất giống nhau( mức thu nhập liên quan đến lao động trình độ cao, mức tích lũy tư bản và kỹ thuật cao…). Hiện tượng thứ hai là giao dịch cung cấp qua lại các sản phẩm công nghiệp giống nhau chiếm tỷ trọng cao và ngày càng gia tăng trong mậu dịch quốc tế ( nước A xuất khẩu sang nước B những hàng hóa như kim loại màu, ô tô, hàng điện tử… cũng chính là những mặt hàng có tỷ trọng cao trong xuất khẩu của nước B sang nước A). | 15
  16. Vậy, có phải tất cả các hiện tượng trên có mâu thuẫn với lý thuyết Heckscher- Ohlin? 6.1 Tính đến những yếu tố nhỏ hơn Người ta thấy rằng, tập hợp tất cả các yếu tố sản xuất vào ba yếu tố: tư bản, đất đai và lao động là không thực tế. Thực vậy, trên thực tế tồn tại số lượng lớn các yếu tố khác hẳn nhau. Ngoài ra, có những yếu tố chỉ có ở một số ngành hay thậm chí ở một số công ty. Tính không đồng nhất thể hiện rõ đặc biệt ở các vị trí quản lý cao cấp và những nghề đặc trưng khác.  Vd 1: khi nói về ngành sản xuất ô tô các ông chủ, nhà quản lý hãng Toyota, Ford,... có tài năng quản lý trong lĩnh vực đó điều này chính là yếu tố sản xuất đặc biệt. Cũng có thể nói như vậy về kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bản quyền chỉ có ở một quốc gia, công ty hay ngành sản xuất nào đó. Khả nằn kinh doanh, công nghê, kiến thức… tự bản thân nó có thể được coi như yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu các nhân. Phân chia yếu tố sản xuất thành những yếu tố cực nhỏ có thể làm tăng khả năng của lý thuyết Heckscher- Ohlin trong việc giải thích cơ cấu của mậu dịch quốc tế. Nhờ đó có thể thấy rằng, có sự khác biệt rất cao giữa các nước về mức cung ứng yếu tố đặc biệt đối với từng ngành và mức thâm dụng yếu tố trong sản xuất có thể giải thích thành công những điều chưa làm rõ trong cơ cấu mậu dịch quốc tế. Chi phí giảm dần( hiệu quả nhờ quy mô) 6.2 Theo quan điểm này, lý thuyết Heckscher- Ohlin không phải cần được hiệu đính mà cần được thay thế hoàn toàn. Những người theo quan điểm này cho rằng tương quan yếu tố hầu như không thể giải thích điều gì, bởi vì các nước hoặc là có sẵn các yếu tố cơ bản có tỷ lệ như nhau, hoặc là trong thực tế các ngành sử dụng các yếu tố này không khác nhau lắm. Từ góc độ này, người ta cho rằng, các nước cung ứng yếu tố giống nhau có thể thu lợi tối đa từ mậu dịch, nếu như cả hai nước đều chuyên môn hóa sản xuất vào các ngành có đặc tính hiệu quả theo quy mô- nghĩa là, chi phí trên đơn vị sản phẩm giảm xuống theo mức độ gia tăng sản lượng. Mậu dịch và chuyên môn hóa trong điều kiện chi phí giảm dần | 16
  17. Máy bay A Mỹ B E Nhật C 0 D Tàu biển Hình mô tả cách thức diễn ra mậu dịch và thặng dư giữa các nước. ở đây ta quay lại ví dụ máy bay Mỹ và tàu Nhật. Theo hình thì , khi không có mậu dịch, nếu mỗi nước muốn có cả máy bay và tàu biển thì phải sản xuất mỗi thứ một ít tại các điểm không hiệu quả như B đối với Mỹ và E đối với Nhật. trong trường hợp này đường giới hạn khả năng sản xuất là đường lồi về gốc tọa độ- phản ánh tiết kiệm chi phí theo quy mô. Như thế có thể hiểu rằng, di chuyển từ điểm C dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ, những chiếc máy bay đầu tiên sẽ rất tốn kém nếu tính theo gia trị cơ hội của số tàu không được đóng. Càng tiến tới A thì chi phí cho mỗi chiếc máy bay tính trên số tàu càng giảm- độ cong có độ dốc cao về hướng này. Điều này xảy ra là do trong công nghiệp hàng không, sản xuất diễn ra trong điều kiện hiệu quả tiết kiệm theo quy mô, còn trong đóng tàu thì ngược lại. do đó, mỗi chiếc tàu không được đóng giải phóng ra càng nhiều yếu tố sản xuất. cũng như vậy đối với đường PPF của Nhật. Ở đây, giống như trong ví dụ Ricardo về chi phí gia tăng, các nước có khuynh hướng chuyên môn hóa hoàn toàn. Mỹ không có lý do gì dừng lại ở một điểm kém hiệu quả như giá tại B, nước Mỹ có thể chuyên môn hóa sản xuất máy bay tại A và đổi chúng lấy tàu của Nhật , nhờ đó đạt được mức tiêu thụ cao hơn B. tương tự như vậy Nhật có thể chuyên môn hóa tại D và đảm bảo mức tiêu thụ cao hơn trước tại E. Lý thuyết này sát với thực tế đến đâu? Vẫn còn được các nhà nghiên cứu xem xét và đánh giá ưu và nhược của lý thuyết này. Cách tiếp cận vấn đề từ quan điểm tiết kiệm chi phí trên quy mô, nếu cách tiếp cận này đúng, đặt ra cho chúng ta cách nhìn mới lên nhiều sự việc. Từ | 17
  18. kinh tế vi mô, trong những ngành có nền sản xuất đại trà có hiệu quả thì thường không có cạnh tranh hoàn toàn. Công ty đầu tiên có thể nâng sản lượng đến mức cho phép chiếm được vị trí phân phối trên thị trường, nhờ tiết kiệm chi phí trên quy mô sản xuất có thể đánh giá và qua đó loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Nếu như thực sự ngoại thương ngày càng dựa trên tiết kiệm chi phí thông qua mở rộng quy mô sản xuất, cuối cùng nó sẽ rơi vào tay các công ty quốc tê khổng lồ. Cuối cùng, vấn đề đặt ra là làm thế nào phân chia một cách thỏa đáng lợi ích thu được từ mậu dịch giữa các nước nghèo và các nước giàu, giữa các nước bị phụ thuộc về kỹ thuật, tài chính, thị trường… và các nước phát triển hơn nhiều về hầu hết các lĩnh vực vơí những siêu công ty có mức doanh thu lớn hơn nhiều GNP của số lớn các nước đang phát triển. | 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2