intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình hướng nghiệp trực tuyến cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mô hình hướng nghiệp trực tuyến cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp" nêu vấn đề về hướng nghiệp trực tuyến cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua quá trình tổng quan tài liệu về các mô hình hướng nghiệp trực tuyến đã được nghiên cứu, tác giả đã đúc kết một mô hình hướng nghiệp trực tuyến gồm 4 bước và dùng mô hình này để phân tích thực trạng công tác hướng nghiệp đang diễn ra tại trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình hướng nghiệp trực tuyến cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Trương Cẩm Quỳnh MÔ HÌNH HƯỚNG NGHIỆP TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trương Cẩm Quỳnh(*) Tóm tắt: Bài viết nêu vấn đề về hướng nghiệp trực tuyến cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua quá trình tổng quan tài liệu về các mô hình hướng nghiệp trực tuyến đã được nghiên cứu, tác giả đã đúc kết một mô hình hướng nghiệp trực tuyến gồm 4 bước và dùng mô hình này để phân tích thực trạng công tác hướng nghiệp đang diễn ra tại trường. Từ đó, tác giả bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm hướng đến việc xây dựng và thực hiện một mô hình hướng nghiệp trực tuyến cho nhà trường trong tương lai. Từ khóa: Hướng nghiệp trực tuyến, thực trạng, giải pháp, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. ONLINE ENTREPRENEURIAL MODEL FOR STUDENTS FROM HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF PHYSICAL EDUCATION AND SPORTS: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: The article addresses the issue of online career guidance for students from Ho Chi Minh City University of Physical Education and Sports. After conducting a literature review of studies related to online career guidance models, the author has built an online four-step career guidance model, which is then used to analyze the current situation of career guidance by the university. Based on the analysis, the author has made some suggestions on building and implementing an online career guidance model for the university in the future. Keywords: Online career guidance, current situation, solution, Ho Chi Minh City University of Physical Education and Sports. (*) ThS., Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh. 414
  2. TRƯƠNG CẨM QUỲNH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi cá nhân đều có những ưu thế và khuyết điểm riêng. Việc được học và theo đuổi một ngành học đúng sở trường và khuynh hướng phát triển sẽ giúp các cá nhân lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Việc phải miễn cưỡng theo đuổi một nghề không phù hợp có thể khiến cho người học cảm thấy căng thẳng và chịu áp lực lớn khi học tập và làm việc. Chính vì lý do đó, hiện nay, công tác định hướng nghề nghiệp rất được chú trọng ở các cơ sở giáo dục của nước ta từ bậc phổ thông đến cao đẳng, đại học. Trên lý thuyết, các giai đoạn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời đại kỹ thuật số bao gồm 4 bước, cụ thể như sau: (1) tiếp cận thông tin nghề nghiệp dựa trên công nghệ thông tin, (2) lập kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến, (3) phát triển nghề nghiệp trực tuyến và (4) quản lý nghề nghiệp với công nghệ số. Trong mỗi bước kể trên có một mô hình tương ứng, mỗi mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, vẫn chưa có một mô hình hướng nghiệp gồm 4 bước kể trên. Đặc biệt, trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục mang tính chuyên biệt như trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn chưa có mô hình hướng nghiệp bao gồm 4 bước kể trên. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các cơ sở lý thuyết từ đó đề xuất mô hình hướng nghiệp cho trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại số. 2. NỘI DUNG 2.1. Hướng nghiệp trong thời đại số Theo OECD (2004), hướng nghiệp đề cập đến các dịch vụ nhằm hỗ trợ mọi người, ở mọi lứa tuổi và vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của họ, đưa ra các lựa chọn về giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp cũng như quản lý nghề nghiệp của họ. Theo Trần Thành Nam và cộng sự (2020), các hướng dẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những căn cứ về nguyện vọng, sở thích của cá nhân cũng như các nhu cầu của thị trường lao động. Hướng nghiệp cũng hướng đến việc hỗ trợ các cá nhân để đạt được mức độ phát triển bản thân tối ưu nhất (Bhakti, 2017). Trong giáo dục đại học, hướng nghiệp là một trung tâm các thông tin hướng tới thế giới việc làm, thiết kế nghề nghiệp và giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp (Subhan et al., 2019). Thị trường lao động trong tương lai sẽ chứng kiến sự tăng trưởng về năng suất thông qua các công nghệ và kỹ năng kỹ thuật số (Deloitte, 2020; U.S. Bureau of Labour Statistics, 2021). Trong bối cảnh này, giáo viên hướng dẫn và tư vấn cần đổi mới và sáng tạo hơn trong việc phát triển hệ thống dịch vụ hướng dẫn và tư vấn, đặc 415
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM biệt là lập kế hoạch nghề nghiệp (Astuti et al., 2022). Chúng bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông kết nối với Internet được thiết kế để học sinh sử dụng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ giáo viên hoặc cố vấn (Risqiyain & Purwanta, 2019). 2.2. Các giai đoạn hướng nghiệp Mỗi người chúng ta cần phải có hiểu biết về bản thân mình cũng như nghề nghiệp mà mình muốn chọn bởi lẽ sự hiểu biết này có liên quan chặt chẽ đến những thành tựu trong nghề nghiệp cũng như trong công việc của chúng ta. Theo Neary et al (2016), mỗi cá nhân có thể xác định kiến thức, kỹ năng và khả năng hiện có của mình, phát triển mục tiêu học tập nghề nghiệp và hành động để nâng cao sự nghiệp của bản thân thông qua quá trình hướng nghiệp. Quá trình hướng nghiệp này thông thường đi qua các bước từ tiếp cận thông tin nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp và quản lý nghề nghiệp. Mỗi bước trong quy trình trên đều có vai trò nhất định trong quy trình hướng nghiệp đặc biệt trong thời đại số. Ở bước tiếp cận thông tin nghề nghiệp, với sự hỗ trợ của công nghệ số, mỗi cá nhân có thể thu thập và đánh giá thông tin nghề nghiệp, nâng cao khả năng ra quyết định trong lựa chọn nghề nghiệp cho chính mình. Bước tiếp theo là lập kế hoạch nghề nghiệp, theo Ismail và cộng sự (2013), bước này có thể được xem là một giải pháp giúp các cá nhân có thể phát triển sự nghiệp một cách tối đa, Đồng thời, giảm thiểu khả năng mắc sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Việc lựa chọn sai ngành, sai công việc có thể khiến cá nhân bối rối khi đưa ra quyết định, căng thẳng trong khi làm việc và cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại của mình. Bước phát triển nghề nghiệp bao gồm hoạt động mà mỗi cá nhân cần thực hiện suốt cuộc đời, tuy nhiên, đặc biệt trong thời gian học tập ở bậc trung học và đại học, nếu không tích cực tham gia thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp, cá nhân khó có thể phát triển kỹ năng và khát vọng của bản thân, dẫn đến sự thiếu trưởng thành trong nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn (Watts, 2006). Bước cuối cùng trong quá trình hướng nghiệp là quản lý việc lập kế hoạch nghề nghiệp, theo Gysbers và Henderson (2014), có vai trò cải thiện sự phát triển nghề nghiệp, đặc biệt dẫn đến sự hài lòng của cá nhân trong công việc. Các giai đoạn trong quá trình hướng nghiệp trong thời đại số có thể được minh họa theo mô hình (hình 1). 416
  4. TRƯƠNG CẨM QUỲNH Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1. Quá trình hướng nghiệp trong thời đại số 2.3. Tiếp cận thông tin nghề nghiệp dựa trên công nghệ thông tin Một biện pháp can thiệp thích hợp để vượt qua những trở ngại trong việc đưa ra quyết định về chuyên ngành đại học là cách tiếp cận mô hình xử lý thông tin nghề nghiệp (Career Information-Processing Model). Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào suy nghĩ và trí nhớ trong quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định nghề nghiệp (Henderson, 2009). Các giai đoạn của mô hình xử lý thông tin nghề nghiệp bao gồm năm bước được gọi là chu trình CASVE (Isaacson và Brown, 1997; Brown, 2012; Zunker, 2012) gồm: Communication-giao tiếp, Analysis-phân tích, Synthesis-tổng hợp, Valuing-định giá và Excecution-thực hiện. Mô hình xử lý thông tin nghề nghiệp cung cấp khuôn khổ có cấu trúc giúp cá nhân thu thập và đánh giá thông tin nghề nghiệp, nâng cao khả năng quyết định. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng nhận thức, động lực và tiếp cận thông tin nghề nghiệp của từng cá nhân. Nó cũng không giải thích được bản chất năng động của thị trường việc làm và sự biến đổi trong cơ hội nghề nghiệp, điều này đòi hỏi các cá nhân phải điều chỉnh quy trình ra quyết định của họ để phản ánh sự thay đổi trong môi trường làm việc (Aqmarina et al., 2017). 2.4. Lập kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến Phát triển các hành vi lập kế hoạch và tìm kiếm công việc thực tế có liên quan đến hiệu quả tìm kiếm được việc làm (Kanfer, Wanberg, & Kantrowitz, 2001). Các trường đại học có trách nhiệm tạo cơ hội cho sinh viên phát triển kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của mình bằng cách đưa kế hoạch nghề nghiệp vào chương trình giảng dạy. 417
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Mô-đun lập kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến (Online Career Planning Module) là một công cụ trực tuyến giúp sinh viên lập kế hoạch sự nghiệp. Mô-đun này cho phép sinh viên tiếp cận các nguồn tư liệu và thông tin về sự nghiệp một cách linh hoạt và thuận tiện theo tốc độ và thời gian riêng của họ. Các mô-đun này cũng cung cấp một loạt các nguồn lực, bao gồm các công cụ tự đánh giá, tài liệu khám phá nghề nghiệp và chiến lược tìm kiếm việc làm, có thể giúp sinh viên hiểu toàn diện về các lựa chọn nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, hạn chế của mô-đun lập kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến là thiếu sự tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp để nhận được lời khuyên và phản hồi cá nhân. Ngoài ra, sự phong phú của các tài nguyên trực tuyến cũng có thể dẫn đến tình trạng quá tải thông tin, gây khó khăn cho sinh viên trong việc điều hướng và xác định thông tin phù hợp nhất. 2.5. Phát triển nghề nghiệp trực tuyến Theo nghiên cứu của McKenzie và cộng sự (2021), việc sử dụng mô hình phát triển nghề nghiệp (Career development model) để cung cấp thông tin và chỉ đạo việc phát triển chương trình giảng dạy giúp sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng năng lực bản thân và kỳ vọng về kết quả thông qua sự tham gia tích cực với các nguồn lực nghề nghiệp có liên quan. Mô hình phát triển nghề nghiệp được xây dựng dựa trên lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (Social Cognitive Career Theory-SCCT) bằng cách bổ sung bản sắc nghề nghiệp như một thành phần quan trọng góp phần xây dựng sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. SCCT có liên quan đến trải nghiệm của sinh viên CNTT vì cách nó giúp hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên về mục tiêu hoặc nguyện vọng nghề nghiệp. Tuy nhiên, mô hình không nêu rõ kết quả của việc tăng cường sự trưởng thành trong nghề nghiệp, đòi hỏi mức độ trưởng thành nghề nghiệp của học sinh phải được xem xét khi hỗ trợ các đặc điểm phát triển của họ. 2.6. Quản lý nghề nghiệp với công nghệ số Theo nghiên cứu của Starcic và cộng sự (2017), mô hình năng lực quản lý nghề nghiệp bốn cấp độ của Kuijpers và Scheerens (2006) cung cấp một khuôn khổ cho việc tự phản ánh và tự đánh giá về khả năng, động cơ và sở thích nghề nghiệp cũng như để xác định các cơ hội nghề nghiệp và đưa ra các quyết định nghề nghiệp phù hợp. Theo Kuijpers và Scheerens (2006), năng lực quản lý nghề nghiệp bao gồm: tự trình bày (self-presentation), phản ánh nghề nghiệp (career-reflection), khám phá công việc (work exploration) và kiểm soát nghề nghiệp (career control). 418
  6. TRƯƠNG CẨM QUỲNH Quản lý nghề nghiệp với công nghệ số đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống nghề nghiệp, vì mô hình nghề nghiệp của các cá nhân hiện đại ngày nay thay đổi thường xuyên hơn so với trước đây. Trong quá trình này, các trang mạng xã hội (social network sites-SNSs) ảnh hưởng đến các hoạt động liên quan đến việc làm và mang lại khả năng kết nối trong các mạng xã hội chính thức và không chính thức, sàng lọc các nhà tuyển dụng tiềm năng, tìm kiếm việc làm, v.v. (Smith, 2010; Klein & Weiss, 2011). Facebook, được thế hệ trẻ áp dụng cho mục đích cá nhân, cũng đã được sử dụng rộng rãi cho mục đích kết nối nghề nghiệp và công việc (Aluri & Tucker, 2015). Mặt khác, LinkedIn, được thiết kế như một SNS chuyên nghiệp, là trang web mai mối việc làm chuyên nghiệp lớn nhất thế giới (Van Dijck, 2013). Niềm tin sự nghiệp của mọi người có thể được định hình thông qua việc xây dựng thương hiệu trên các trang mạng xã hội (Novakovich et al., 2017; Vallas & Cummins, 2015). Tuy nhiên, trong khi sinh viên sử dụng SNS một cách rộng rãi, họ có thể không nhận thức được tiềm năng của SNS như một công cụ nâng cao nghề nghiệp (Aluri & Tucker, 2015). Mức nhận thức và sử dụng thấp của sinh viên đối với SNS có thể hạn chế khả năng quản lý nghề nghiệp và phát triển bản sắc chuyên nghiệp của họ. 3. THỰC TRẠNG HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THANH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học công lập đào tạo đơn ngành, ngành đào tạo duy nhất của nhà trường là giáo dục thể chất. Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên thể dục cho các trường Cao đẳng, Trung học Sư phạm và các trường phổ thông cấp 3. Trong lĩnh vực chuyên ngành, trường được xem là cơ sở đi đầu trong đào tạo. Chính vì nhiệm vụ và chức năng đào tạo đặc trưng của nhà trường, hoạt động hướng nghiệp tại trường cũng mang những nét đặc thù. Khi phân tích theo 4 giai đoạn hướng nghiệp, thực tế tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện như sau: 3.1. Tiếp cận thông tin nghề nghiệp dựa trên công nghệ thông tin Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học công lập đào tạo đơn ngành, ngành đào tạo duy nhất của nhà trường là giáo dục thể chất. Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên thể dục cho các trường Cao đẳng, Trung học Sư phạm và các trường phổ thông cấp 3. Trong lĩnh vực chuyên ngành, trường được xem là cơ sở đi đầu trong đào tạo. Chính vì nhiệm vụ và chức năng đào tạo đặc trưng của nhà trường, hoạt động hướng nghiệp tại trường cũng 419
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM mang những đặc thù riêng. Sinh viên trường đại học sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, theo mô hình này sẽ không gặp quá nhiều khó khăn ở bước này. Bởi lẽ các bạn sinh viên khi tuyển sinh vào trường đều là những người có năng khiếu về thể dục thể thao, có những bạn đã là vận động viên thi đấu ở các môi trường chuyên nghiệp. Các bạn sinh viên sẽ có được định hình cụ thể về bản thân họ và nghề nghiệp mà các bạn lựa chọn cho tương lai của mình đó là trở thành một giáo viên chuyên giảng dạy các môn liên quan đến thể thao. Sự phát triển của công nghệ thông tin góp phần củng cố và nâng cao danh tiếng của trường thông qua những thông tin đăng tải trên website chính thức của nhà trường cũng như trang fanpage trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Chính vì vậy bất kỳ học sinh nào cũng có thể tiếp cận thông tin nghề nghiệp do nhà trường đào tạo một cách dễ dàng. 3.2. Lập kế hoạch trực tuyến Ở bước lập kế hoạch nghề nghiệp, về thực tế trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa xây dựng được module lập kế hoạch trực tuyến. Tuy nhiên vì xác định được rõ ràng sản phẩm giáo dục của nhà trường nên tất cả các môn học trong chương trình đào tạo (bao gồm nhóm môn học bắt buộc và nhóm môn học lựa chọn) đều hướng đến mục tiêu đào tạo ra các giáo viên cho chuyên ngành này. Mỗi sinh viên khi tham gia học tập ở trường và có ý thức tốt về bản thân, họ sẽ chủ động lập kế hoạch học tập cá nhân phù hợp với mình, để các bạn có hướng phát triển tốt nhất, không chỉ có thể giảng dạy thể dục trong các trường phổ thông mà họ còn có thể trang bị cho mình kỹ năng giảng dạy một môn thể thao chuyên biệt (được gọi là môn chuyên sâu trong chương trình đào tạo). Ngoài sự ý thức tốt về bản thân, họ cũng được các giảng viên chuyên ngành cũng như các sinh viên các khóa học trước cung cấp thêm những thông tin về nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi qua các ứng dụng trao đổi thông tin thông qua mạng Internet, các diễn đàn trên Facebook để từ đó họ có những kế hoạch, lộ trình cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 3.3. Phát triển nghề nghiệp trực tuyến Với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, việc phát triển nghề nghiệp trực tuyến vẫn chưa được thực hiện trên một kênh chính thức. Chủ yếu các sinh viên thực hiện các kết nối cá nhân với nhau hoặc với các giảng viên, đoàn thể trong nhà trường thông qua mạng xã hội Facebook để thành lập các đội nhóm phát triển kỹ năng thể thao và huấn luyện, cung cấp thông tin nghề nghiệp, thông tin việc làm bán thời gian và toàn thời gian. Việc này phần nào cũng giúp được các sinh viên có cơ hội để thực hành nghề nghiệp trong quá trình học tập tại 420
  8. TRƯƠNG CẨM QUỲNH trường cũng như có được những sự phát triển cá nhân. Tuy nhiên quá trình này vẫn chưa được hệ thống hóa và chuyên nghiệp hóa. 3.4. Quản lý nghề nghiệp với công nghệ số Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa xây dựng được kênh quản lý nghề nghiệp trực tuyến cho sinh viên. Việc ghi nhận và thống kê về số lượng sinh viên tìm được việc làm và thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp vẫn phụ thuộc vào các kết nối cá nhân giữa giảng viên cố vấn học tập và các sinh viên thuộc lớp mình phụ trách, mặc dù quá trình này chỉ được thực hiện chủ yếu trên các trang mạng xã hội. 4. ĐỀ XUẤT VỀ MÔ HÌNH HƯỚNG NGHIỆP TRỰC TUYẾN CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Công tác hướng nghiệp vẫn đang được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên vẫn chưa được số hóa và hệ thống hóa. Thông qua bài nghiên cứu này, dựa trên mô hình hướng nghiệp 4 bước, tác giả đưa ra một số đề xuất về mô hình hướng nghiệp trực tuyến qua các bước cụ thể như sau: 4.1. Tiếp cận thông tin nghề nghiệp dựa trên công nghệ thông tin Để nâng cao hiệu suất của mô hình xử lý thông tin nghề nghiệp, có thể thực hiện một số giải pháp. Trước hết, việc tích hợp khả năng cập nhật thông tin tự động về thị trường việc làm và cơ hội nghề nghiệp sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và chính xác hơn cho người sử dụng. Sự sử dụng công nghệ để tự động cập nhật dữ liệu là một cách hiệu quả để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật. Mô hình cũng nên cung cấp hướng dẫn cá nhân hóa, tùy chỉnh dựa trên động lực, khả năng và mục tiêu riêng của từng người sử dụng. Điều này tăng tính hiệu quả và tính thực tế của quá trình đưa ra quyết định nghề nghiệp. Quản lý và ban giám hiệu nhà trường cần chủ trương lập kế hoạch và tiến hành xây dựng một hệ thống hướng nghiệp trực tuyến chính thức cho sinh viên. Thông qua hệ thống đó, sinh viên đang theo học tại trường và các sinh viên tiềm năng có thể dễ dàng tìm kiếm được các thông tin về đào tạo, các kiến thức liên quan đến việc phát triển kỹ năng và nghề nghiệp cũng như có kênh thông tin về việc làm trong lĩnh vực liên quan, kết nối với các cơ sở giáo dục khác trong phạm vi Việt Nam và kể cả nước ngoài để từ đó mô hình hướng nghiệp tại trường được hệ thống hóa và số hóa một cách chuyên nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. 421
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 4.2. Lập kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến Để nâng cao hiệu suất của mô-đun lập kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến, có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể. Đầu tiên, để giải quyết thiếu hụt tư vấn trực tiếp, mô-đun có thể tích hợp buổi tư vấn trực tuyến với chuyên gia nghề nghiệp. Điều này mang lại cho sinh viên cơ hội tiếp cận lời khuyên cá nhân và thông tin chính xác từ người có kinh nghiệm, tăng cường sự hỗ trợ trong quá trình xây dựng sự nghiệp của họ. Bên cạnh đó, để đối mặt với vấn đề quá tải thông tin, mô-đun có thể tối ưu hóa nội dung dựa trên sở thích và kỹ năng cụ thể của sinh viên. Việc này giúp họ tiếp cận thông tin quan trọng một cách dễ dàng hơn, tập trung vào những nguồn tư liệu quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch sự nghiệp. Quá trình này đòi hỏi sự chung tay hỗ trợ từ phía các giảng viên, các cá nhân thuộc đoàn thể liên quan đến công tác học sinh - sinh viên của nhà trường để mỗi em sinh viên có được một kế hoạch nghề nghiệp phù hợp với cá nhân từng em. 4.3. Phát triển nghề nghiệp trực tuyến Để hoàn thiện mô hình phát triển nghề nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp để tăng cường sự trưởng thành trong nghề nghiệp của sinh viên. Đầu tiên, nhà trường cần đặc biệt chú trọng đến việc đo lường và đánh giá kết quả của việc sử dụng mô hình. Bằng cách này, mức độ trưởng thành nghề nghiệp của sinh viên và hiệu quả của mô hình trong việc hỗ trợ họ có thể được xác định rõ hơn. Nhà trường có thể tích hợp các chỉ số cụ thể và đánh giá kết quả sẽ làm cho mô hình trở nên linh hoạt và có khả năng đáp ứng hiệu quả đối với nhu cầu đa dạng của sinh viên. Ngoài ra, mô hình có thể cung cấp chức năng điều chỉnh quy trình quyết định dựa trên sự phát triển cá nhân của sinh viên. Một hệ thống linh hoạt sẽ giúp sinh viên thích ứng nhanh chóng với sự biến động của ngành công nghệ thông tin và đưa ra những quyết định có tính thích ứng cao cũng như có những hoạt động phù hợp để kế hoạch này được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Đối với đối tượng sinh viên đang theo học tại trường, các bạn cần chủ động cập nhật các kiến thức công nghệ thông tin, sử dụng các trang mạng xã hội có chủ đích nhằm đạt được những hiệu quả tích cực không chỉ trong việc học tập ở thời điểm hiện tại mà còn giúp các bạn có những định hướng, có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng trong tương lai nắm bắt được các cơ hội và có thể phát triển nghề nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất ngay từ khi các bạn vẫn còn đang theo học tại môi trường đại học. Đội ngũ giảng viên nhà trường cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề hướng nghiệp trực tuyến để từ đó có thể đề xuất thêm những giải pháp hữu ích cho nhà trường và tập thể sinh viên trong lĩnh vực này. 422
  10. TRƯƠNG CẨM QUỲNH 4.4. Quản lý nghề nghiệp với công nghệ số Để khắc phục nhược điểm của việc sử dụng SNS cho quản lý nghề nghiệp trong trường học thời đại số, nhà trường có thể tăng cường giáo dục và nhận thức về lợi ích của việc tích hợp SNS. Tạo chương trình đào tạo về cách sử dụng các nền tảng chuyên nghiệp như LinkedIn giúp sinh viên hiểu rõ giá trị tham gia mạng lưới chuyên nghiệp. Khuyến khích tương tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên trên SNS để họ học hỏi và được hỗ trợ. Ngoài ra, nhà trường còn có thể tích hợp chương trình thực tập và sự kiện ngành vào SNS để tạo cơ hội trải nghiệm thực tế và kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng và ngành nghề đặc biệt là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Điều này giúp giáo dục thời đại số không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hỗ trợ sinh viên xây dựng và quản lý sự nghiệp thông qua việc sử dụng SNS một cách hiệu quả. 5. KẾT LUẬN Hướng nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc xây dựng mô hình hướng nghiệp trực tuyến đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ chức năng đào tạo chuyên biệt không thể là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên để tiến tới xây dựng và hiện thực hóa một mô hình hướng nghiệp trực tuyến phù hợp, cần có sự chung tay và góp sức của hệ thống từ ban giám hiệu, hội đồng trường, các phòng ban, đoàn thể có liên quan và tập thể giảng viên cũng như sinh viên của nhà trường để hệ thống có thể được xây dựng, hoàn thiện và phát triển phục vụ cho việc hướng nghiệp của trường đạt được kết quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aluri, A., & Tucker, E. (2015). Social influence and technology acceptance: The use of personal social media as a career enhancement tool among college students. Journal of Hospitality & Tourism Education, 27(2), 48-59. Aqmarina, F. N., Sahrani, R., & Hastuti, R. (2017). Konseling karir dengan menggunakan career information-processing model untuk membantu career decision-making. Psympathic: Jurnal Ilmiah Psikologi, 4(1), 21-34. Astuti, B., Purwanta, E., Lestari, R., Bhakti, C. P., Anggela, E., & Herwin, H. (2022). The Effectiveness of Digital Module to Improve Career Planning of Junior High School Students. World Journal on Educational Technology: Current Issues, 14(3), 940-950. 423
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Bhakti, C. P. (2017). Program bimbingan dan konseling komprehensif untuk mengembangkan standar kompetensisiswa. JURKAM: Jurnal Konseling Andi Matappa, 1(2), 131–132. https://doi.org/10.31100/jurkam.v1i2.63 Brown, Duane. (2012). Career Information, Career Counseling, and Career Development (10th ed.), Boston: Chapel Hill. Deloitte. (2020). Australia's Digital Pulse: Unlocking the potential of Australia's Technology workers. Australian Computer Society. Retrieved 26th of February from https://www2.deloitte.com/au/en/pages/economics/articles/australias- digital-pulse.html Gysbers, N. C., & Henderson, P. (2014). Developing and managing your school guidance and counseling program. John Wiley & Sons. http://library.lol/main/8653404BA30C706DE66E0881E3397597 Henderson, K.M. (2009). The Effects of a Cognitive Information Processing Career Intervention on the Dysfuntional Career Thoughts, Locus of Control, and Career Decision SelfEfficacy of Underprepared College Students, Unpublished dissertation, Kansas State University. Isaacson, L.E. & Brown, D. (1997). Career Information, Career Counseling, and Career Development (6th ed.), Boston Allyn & Bacon. Ismail, A., Madrah, H., & Ismail, Y. (2013). Mediating role of career development in the relationship between career program and personal outcomes. Makara Human Behavior Studies in Asia, 17(1), 43–54. https://doi.org/10.7454/mssh.v17i1.1806 Kanfer, R., Wanberg, C. R., & Kantrowitz, T. M. (2001). Job search and employment: A personality–motivational analysis and meta-analytic review. Journal of Applied Psychology, 86(5), 837–855. Klein, M., & Weiss, F. (2011). Is forcing them worth the effort? Benefits of mandatory internships for graduates from diverse family backgrounds at labour market entry. Studies in Higher Education, 36(8), 969-987. Kuijpers, M. A. C. T., & Scheerens, J. (2006). Career competencies for the modern career. Journal of career development, 32(4), 303-319. McKenzie, S., Coldwell-Neilson, J., & Palmer, S. (2021). Integrating career development into an undergraduate IT curriculum at an Australian University. Education and information technologies, 26(5), 5971-5990. Neary, S., Dodd, V., & Hooley, T. (2016). Understanding career management skills: Findings from the first phase of the CMS leader project. International Centre for Guidance Studies, University of Derby. 424
  12. TRƯƠNG CẨM QUỲNH Novakovich, J., Miah, S., & Shaw, S. (2017). Designing curriculum to shape professional social media skills and identity in virtual communities of practice. Computers & Education, 104, 65-90. OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development). (2004). Career Guidance and Public Policy: Bridging the Gap. Paris: OECD. Risqiyain, L. H., & Purwanta, E. (2019). Pengembangan multimedia interaktif informasi karier untuk meningkatkan kematangan karier siswa sekolah menengah kejuruan. Jurnal Kajian Bimbingan Dan Konseling, 4(3), 88–93. https://doi.org/10.17977/um001v4i32019p088 Smith, V. (2010). Enhancing employability: Human, cultural, and social capital in an era of turbulent unpredictability. Human relations, 63(2), 279-300. Srivastava, S. (2019). Modern trends in career planning with refernce to today’s vuca world. Advance and Innovative Research, 6, 178–183. Starcic, A. I., Barrow, M., Zajc, M., & Lebenicnik, M. (2017). Students' Attitudes on Social Network Sites and their Actual Use for Career Management Competences and Professional Identity Development. International Journal of Emerging Technologies in Learning, 12(5). Subhan, M., Has Impianti, Hasgimianti, Sari, W. P., Bakar, A. Y. A., & Amat, S. (2019). Kematangan karier mahasiswa prodi ekonomi dalam pemilihan karier. Journal Educational Guidance and Counseling Development, 2(2). Trần Thành Nam, Phạm Mạnh Hà, Hoàng gia Trang & Nguyễn Phương Hồng Ngọc. (2020). Cẩm nang tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh trung học. Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. U.S. Bureau of Labour Statistics. (2021). Occupational Outlook Handbook: Computing and Information Technology. United States Department of Labour. Retrieved 22nd of April from https://www.bls.gov/ooh/computer-and- information-technology/home.htm Vallas, S. P., & Cummins, E. R. (2015). Personal Branding and Identity Norms in the Popular Business Press: Enterprise Culture in an Age of Precarity. Organization Studies, 36(3), 293-319. https://doi.org/10.1177/0170840614563741 Van Dijck, J. (2013). ‘You have one identity’: Performing the self on Facebook and LinkedIn. Media, culture & society, 35(2), 199-215. Watts, A. G. (2006). Career development learning and employability. The Higher Education Academy. Zunker, G.V. (2012). Career Counseling a Holistic Approach. Canada: Macmil. 425
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2