Mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong việc phát triển cây dược liệu tại tỉnh Sơn La
lượt xem 6
download
Bài viết này sẽ đi sâu nghiên cứu về mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong việc trồng và phát triển cây dược liệu ở tỉnh Sơn La. Từ đó đưa ra giải pháp giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sự gắn kết, nâng cao uy tín của mình với các hộ nông dân để từ đó có được nguồn cung cấp cây dược liệu ổn định hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong việc phát triển cây dược liệu tại tỉnh Sơn La
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI TỈNH SƠN LA ECONOMIC COOPERATION MODEL BETWEEN FARMS AND ENTERPRISES TO DEVELOP MEDICINAL PLANS IN SON LA PROVINCE Đồng Thị Hà Uyên GVHD: TS. Phạm Văn Hạnh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên dongthihauyen16011993@gmail.com TÓM TẮT Theo báo cáo của cục quản lý dược bộ y tế tại Việt Nam nhu cầu dược liệu trong nước khoảng 60.000 tấn/ năm, tuy nhiên tại Việt Nam chỉ cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn/ năm. Phần còn lại thì phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Trong gần 4000 cây được khai thác thì có từ 500-700 loài là sản phẩm từ rừng thuộc các tỉnh miền núi. Không những nhu cầu cao ở trong nước mà nước ta còn có nhiều cơ hội xuất khẩu dược liệu ra thế giới. Bên cạnh một số tỉnh miền núi phía Bắc như Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn... đặc biệt là tỉnh Sơn La đã triển khai việc trồng và phát triển cây dược liệu. Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, diện tích rừng rộng, có nhiều loài cây cho công dụng làm thuốc như: nghệ đen, tam thất hoang, hà thủ ô, giảo cổ lam... Nhưng khi thực hiện thì kết quả không như mong muốn. Hộ nông dân không trồng được cây dược liệu theo đúng yêu cầu về chất lượng cũng như sản lượng. Chất lượng không đảm bảo, sản lượng thấp vì họ không có được sự quản lý, hướng dẫn từ phía doanh nghiệp nên họ không biết cách chăm sóc cây. Còn về phía doanh nghiệp thì thiếu nguyên liệu sản xuất. Doanh nghiệp tìm mọi cách để có nguyên liệu, điều này đẩy giá cây dược liệu lên cao. Các hộ nông dân thấy vậy liền lao vào mở rộng diện tích trồng cây dược liệu hoặc vào rừng khai thác. Điều này làm cho nguồn cung nguyên liệu cho doang nghiệp không ổn định, và việc khai thác cây dược liệu bừa bãi trong các khu rừng sẽ làm cho nguồn tài nguyên cây dược liệu bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề đặt ra là mối liên kết giữa DN và hộ ND, trong khi DN muốn có nguồn cung cấp dược liệu ổn định, rõ nguồn gốc xuất xứ còn hộ ND thì muốn sản lượng dược liệu cao, bán được giá cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và thực trạng trên, nghiên cứu này sẽ đi sâu nghiên cứu về mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong việc trồng và phát triển cây dược liệu ở tỉnh Sơn La. Từ đó đưa ra giải pháp giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sự gắn kết, nâng cao uy tín của mình với các hộ nông dân để từ đó có được nguồn cung cấp cây dược liệu ổn định hơn. Từ khóa: cây dược liệu, doanh nghiệp và hộ nông dân, nguyên liệu sản xuất, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. ABSTRACT As reported by the Department of Health Drug Administration in Vietnam, domestic demand for medicinal herbs is around 60.000 tons per year, but Vietnam’s market only provides about 15.600 tons per year. The rest must be imported from other countries. In 4000 species there are trees harvested from 500 to700 species are forest products of the mountainous province. Not only in domestic demand does Vietnam enjoy many opportunities to profit from the cultivation and harvesting of medicinal plants, but Vietnam exports medicinal plants and products to other countries in the world. Besides some northern mountainous provinces such as Quang Ninh, Lao Cai, Yen Bai, Cao Bang, and Lang Son province, especially Son La province have developed the cultivation and development of medicinal plants. Son La has favorable natural conditions, mild climate, large forest area, there are many species for medicinal uses such as a black art, ventricular wild, Polygonum, and jiaogula. However when the results are not as expected, famers do not grow medicinal plants in accordance with requirements in terms of quality as well as in term of yield. The quality is not guaranteed, output is low because they do not have the management or, guidance assistance from the large companies and they do not know how to care for the plants. There is also, the lack of raw materials that is necessary for production. Businesses are looking for ways to get raw materials, which pushed medicinal plants prices higher than before. When farmers see a huge profit, they immediately expand the area where they plant medicinal plants in the forest. This makes the supply of raw materials for the enterprise unstable, and the exploitation of medicinal plants in the forest indiscriminately would make medicinal plant resources depleted and in danger of extinction. The issue is the link between businesses and farms, while businesses want to medicinal stable supplies, clear origin and the farms also want to plant more medicinal plants and sell with high prices. Derived from the actual needs and situation, this research will take an in depth look to the link between the farmers’ model and the model of businesses in growing and developing medicinal plants in Son La province. The goal is then to offer solutions to help enterprises enhance cohesion, enhance its credibility with farmers so that farmers can make the medicinal plants supply more stable. 509
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Keywords: medicinal plants, Businesses and farmers, raw materials, link models between farmers and businesses. 1. Giới thiệu Thực hiện theo quyết định số 1976 QD/TTg ngày 30/10/2013 của chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã có rất nhiều tỉnh thành phố trong cả nước triển khai kế hoạch trồng cây dược liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo báo cáo của cục quản lý dược bộ y tế tại Việt Nam nhu cầu dược liệu trong nước khoảng 60.000 tấn/ năm, tuy nhiên tại Việt Nam chỉ cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn/ năm. Phần còn lại thì phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Đây là con số đáng phải suy nghĩ vì nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ sinh thái đa dạng phong phú, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu điều này thể hiện ở chủng loại cây, trong 7.000 loài cây thực vật ở rừng nước ta có gần 3830 loài cây cho công dụng làm thuốc (theo thống kê của Viện dược liệu-cây thuốc Việt Nam). Trong gần 4000 cây được khai thác thì có từ 500-700 loài là sản phẩm từ rừng thuộc các tỉnh miền núi. Không những nhu cầu cao ở trong nước mà nước ta còn có nhiều cơ hội xuất khẩu dược liệu ra thế giới vì theo tổ chức y tế thế giới WHO có khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược truyền thống để bảo vệ sức khỏe, và dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, do việc dùng thuốc Tây y có quá nhiều tác dụng phụ, thuốc bào chế từ thảo dược tốt cho sức khỏe hơn. Bên cạnh một số tỉnh miền núi phía Bắc như Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn... đặc biệt là tỉnh Sơn La đã triển khai việc trồng và phát triển cây dược liệu. Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, diện tích rừng rộng, có nhiều loài cây cho công dụng làm thuốc như: nghệ đen, tam thất hoang, hà thủ ô, giảo cổ lam... Nhưng khi thực hiện thì kết quả không như mong muốn. Hộ nông dân không trồng được cây dược liệu theo đúng yêu cầu về chất lượng cũng như sản lượng. Chất lượng không đảm bảo, sản lượng thấp vì họ không có được sự quản lý, hướng dẫn từ phía doanh nghiệp nên họ không biết cách chăm sóc cây. Còn về phía doanh nghiệp thì thiếu nguyên liệu sản xuất. Doanh nghiệp tìm mọi cách để có nguyên liệu, điều này đẩy giá cây dược liệu lên cao. Các hộ nông dân thấy vậy liền lao vào mở rộng diện tích trồng cây dược liệu hoặc vào rừng khai thác. Điều này làm cho nguồn cung nguyên liệu cho doanh nghiệp không ổn định, và việc khai thác cây dược liệu bừa bãi trong các khu rừng sẽ làm cho nguồn tài nguyên cây dược liệu bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề đặt ra là mối liên kết giữa DN và hộ ND, trong khi DN muốn có nguồn cung cấp dược liệu ổn định, rõ nguồn gốc xuất xứ còn hộ ND thì muốn sản lượng dược liệu cao, bán được giá cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và thực trạng trên, nghiên cứu này sẽ đi sâu nghiên cứu về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong việc trồng và phát triển cây dược liệu ở tỉnh Sơn La. Từ đó đề xuất các mô hình, giải pháp giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sự gắn kết, nâng cao uy tín của mình với các hộ nông dân để từ đó có được nguồn cung cấp cây dược liệu ổn định hơn. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết Trần Đức Thịnh (1984) trong luận văn của mình ông xem LKKT vừa là hình thức sản xuất vừa là cơ chế quản lý; sự cần thiết khách quan của cơ chế LKKT là do yêu cầu của quá trình tái sản xuất mở rộng, yêu cầu phải phát huy mọi lực lượng kinh tế-xã hội, chỉ ra lợi ích của LKKT, nhấn mạnh nguyên tắc cùng có lợi trong LKKT và đề cập nhiều hình thức LKKT. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa làm rõ sự khác biệt giữa LKKT và quan hệ kinh tế, các hình thức LKKT trình bày chưa được phong phú. 510
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Nguyễn Đình Huấn (1989) “LKKT là quan hệ giữa các chủ thể kinh tế độc lập với nhau, tự nguyện cùng nhau thực hiện và LKKT không nằm ngoài mà nằm trong các hình thức tổ chức sản xuất như: hiệp tác hóa, chuyên môn hóa, liên hiệp hóa, tập trung hóa. LKKT không đồng nghĩa với hoạt động móc ngoặc phi pháp làm thiệt hai cho xã hội và LKKT không đối lập với tính kế hoạch”. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008) trong “Lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng” đã phân tích lợi ích của hợp đồng và nêu ra những vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy thực hiện hợp đồng. Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng “LKKT là quá trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới các hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất theo khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế, khai thác tốt tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. LKKT có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một quốc gia hoặc nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”. 2.1.2. Lý thuyết Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân là những hình thức phối hợp hoạt động do DN và hộ ND tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo chiều hướng có lợi nhất. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, mang lại lợi ích lớn nhất cho cả hai bên tham gia liên kết. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp: tìm hiểu thu thập thông tin từ các DN, các hộ ND trong hai huyện là Mộc Châu và Vân Hồ. Quy trình thu thập số liệu sơ cấp: lập bảng hỏi-> xác định số hộ có thể hỏi-> chuẩn bị bảng hỏi-> tiến hành phỏng vấn-> nhập dữ liệu-> xử lý số liệu. Số liệu thứ cấp: được tìm hiểu, thu thập từ các báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, các website... 2.2.2. Phương pháp a) Nội dung 2-2-1 Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu chọn các hộ ND có trồng cây dược liệu và các DN trồng, thu mua, chế biến dược liệu tại tỉnh Sơn La làm đối tượng điều tra. + Đối với các hộ nông dân, do các hộ ND ở đây bao gồm các hộ có liên kết với DN và cả những hộ không liên kết với DN trong việc trồng cây dược liệu. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Không gian điều tra là cả tỉnh Sơn La nhưng do điều kiện về thời gian cũng như kinh phí có hạn, đặc biệt là do trên địa bàn tỉnh Sơn La chỉ có hai huyện là Mộc Châu và Vân Hồ có khí hậu, điều kiện tự nhiên phù hợp với cây dược liệu, các DN thu mua, chế biến dược liệu cũng chỉ đặt ở hai huyện trên nên đối tượng được chọn là tất cả các hộ ND có trồng dược liệu và có liên kết với DN tại hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La tổng có 31 hộ; có các hộ có trồng dược liệu nhưng chưa liên kết với DN tổng 39 hộ. + Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dược liệu, do số lượng DN trồng, thu mua sản xuất dược liệu tại tỉnh Sơn La không nhiều nên đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các giám đốc, 511
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nhân viên kỹ thuật, công nhân của DN. Có hai DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La đó là công ty TNHH Ngũ Quang, huyện Mộc Châu và công ty Bình Minh - bản Hang Trùng 2 –huyện Vân Hồ. b) Nội dung 2-2-2 Công cụ và đo lường + Quy trình thiết kế bảng hỏi: Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu. Xác định các mục tiêu mà bảng hỏi hướng đến: thông qua bảng hỏi tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến mô hình liên kết giữa các hộ ND và DN trong việc liên kết trồng cây dược liệu. Cụ thể hóa các mục tiêu: cần tìm hiểu về tình hình trồng cây dược liệu của các hộ (diện tích, loại cây, chi phí, giá bán, sản lượng, thu nhập, ...). Tìm hiểu về mối liên kết giữa DN với các hộ (hợp đồng, những hỗ trợ của DN dành cho ND, tình hình thực hiện liên kết...) Thiết lập mối quan hệ giữa các câu hỏi nghiên cứu, các thông tin cần thiết, nguồn cung cấp thông tin và phương pháp thu thập số liệu. Lập bảng hỏi chi tiết, hỏi cụ thể. Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp các hộ ND. Bảng hỏi được thiết kế gồm 33 câu hỏi, trong đó phần thông tin cơ bản có 5 câu hỏi, câu hỏi về tình hình trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu có 28 câu hỏi (14 câu hỏi mở, 14 câu hỏi đóng trong đó có 8 câu hỏi đóng nhiều lựa chọn và 6 câu hỏi đóng 1 lựa chọn). Bước 3: Xác định nội dung, viết câu hỏi Các câu hỏi được viết dựa trên mục tiêu đã được đề ra. Mỗi câu hỏi đều có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu. Bước 4: Xác định hình thức câu trả lời Trong bảng hỏi hình thức câu trả lời có khi cần thu thập thêm nhiều thông tin thì câu hỏi sẽ được thiết kế ở dạng câu hỏi mở ví dụ như: Hộ đang trồng những loại cây dược liệu nào? Câu trả lời tùy vào thực tế các loại cây dược liệu mà hộ trồng, có hộ trồng một loại cây, có hộ trồng nhiều loại cây. Câu trả lời đã được đưa ra từ trước đó là những câu hỏi đóng, trong các phương án trả lời cho câu hỏi đóng có cả chọn nhiều đáp án và có cả chọn một đáp án. Ví dụ: Hộ có ký hợp đồng trồng và cung cấp cây dược liệu nguyện liệu cho DN không? Câu trả lời là có hoặc không. Câu hỏi đóng giúp cho người được phỏng vấn dễ dàng trả lời, và thuận tiện cho người điều tra khi tổng hợp và thống kê số liệu. Bước 5: Chỉnh sửa bảng hỏi Bảng hỏi sau đó được tham khảo ý kiến các chuyên gia để chỉnh sửa, hoàn thiện. Bước 6: Điều tra thử Sau khi thiết kế xong bảng hỏi thì bảng hỏi đã được mang đi hỏi thử nghiệm lần đầu tại 2 hộ thuộc huyện Vân Hồ và 2 hộ thuộc huyện Mộc Châu. + Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện LKKT giữa DN và hộ ND Kết quả của liên kết giữa DN với hộ ND trong việc trồng và phát triển cây dược liệu là tiêu chí phản ánh hai mặt: số lượng và chất lượng của liên kết. Nó phản ánh trực tiếp tình trạng thực hiện hợp đồng của liên kết. Số lượng thực hiện liên kết: là tiêu chí phản ánh quy mô tổ chức thực hiện liên kết, phản ánh kết quả về mặt lượng thực hiện liên kết như sản xuất, đầu tư, thu mua sản lượng…Tiêu chí số lượng có thể được cụ thể hóa qua một số chỉ tiêu như: 512
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD + Số lượng hộ ND ký hợp đồng. + Tỷ lệ hộ ND ký hợp đồng. +Tổng số diện tích ký kết hợp đồng. +Tổng số lượng dược liệu DN thu mua được từ các hộ ND. +Số hộ ND nhận được sự hỗ trợ cây giống từ phía DN. + Số hộ ND nhận được hỗ trợ thông tin về kỹ thuật trồng dược liệu từ DN Chất lượng thực hiện liên kết: là tiêu chí phản ánh kết quả về mặt chất, chiều sâu, mức độ chặt chẽ, tính bền vững của việc thực hiện liên kết. Tiêu chí chất lượng thực hiện liên kết được cụ thể hóa qua một số chỉ tiêu như: + Sản lượng dược liệu ND bán cho DN. + Tỷ lệ hộ dân hoàn thành cam kết bán dược liệu cho DN như theo hợp đồng. + Tỷ lệ hộ ND vi phạm hợp đồng. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc thực hiện LKKT giữa DN và hộ ND: kết quả của liên kết chưa phản ánh được hiệu quả cuối cùng của liên kết. Do đó để đánh giá đúng thực chất của liên kết phải dùng chỉ tiêu hiệu quả của liên kết. Hiệu quả của liên kết phản ánh mực độ đạt được mục tiêu cuối cùng của liên kết. Hiệu quả kinh tế của cả DN và hộ ND:là tiêu chí phản ánh hiệu quả thuần túy về mặt kinh tế của liên kết thông qua những lợi ích mà DN nhận được hoặc thu nhập của người dân sau khi thực hiện liên kết so với khi không thực hiện liên kết. Quy trình xử lý số liệu Phương pháp xử lý số liệu: sau khi thu thập được các số liệu, nhập số liệu vào bảng tính excel, dùng excel để tổng hợp và phân tích số liệu. Các phép toán tính tổng, hiệu, tính phần trăm, tỷ lệ được sử dụng để tổng hợp, so sánh số liệu. Phương pháp thống kê mô tả được được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập, thực hiện thông qua biểu diễn số liệu dưới dạng đồ thị, bảng thống kế tóm tắt. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Bảng 2.1. Số hộ ND và diện tích ký HĐ với DN Khoản mục Số hộ Tỷ lệ(%) Diện tích Tỷ lệ(%) Có HĐ với DN 31 44,28 5,62 45,29 Không có HĐ với DN 39 55,72 6,86 54,71 Tổng 70 100 12,43 100 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Có 31 trong tổng số 70 hộ ký hợp đồng trồng và bán dược liệu cho DN (chiếm tỷ lệ 44,28%) với diện tích đất là 5,62 ha (45,29%), số hộ còn lại có trồng dược liệu nhưng không ký hợp đồng với DN (55,72%), và diện tích đất của những hộ này là 6,86 ha (54,71%). 513
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Liên kết về khoa học kỹ thuật Bảng 2.3. Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật Nguồn thông tin kỹ thuật trồng dược liệu Số hộ Tỷ lệ (%) Cán bộ khuyến nông 1 3.2 Cán bộ kỹ thuật của DN 18 58,06 Đài phát thanh 2 6,4 Đài truyền hình 1 3,2 Bạn bè, hàng xóm 6 19,35 Khác 3 9,67 Tổng 31 100 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Trong tổng số 31 hộ ký hợp đồng với DN thì có 18 hộ được DN trực tiếp hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu. Tỷ lệ hộ được DN hỗ trợ về kỹ thuật là 58,06%, 42% hộ còn lại không được DN hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Số hộ còn lại đó thì tự tìm hiểu qua sách, báo, tivi, bạn bè, hàng xóm. Liên kết về mua bán dược liệu Bảng 2.4. Sản lượng dược liệu DN mua được từ hộ ND Tổng sản lượng sản xuất Sản lượng bán Tỷ lệ (%) (3)= Tên dược liệu (1) cho DN (2) (2)/(1)*100 Đương quy 9 6,85 76,11 Đan sâm 2 0.09 0,045 Dong đỏ 24 13,6 56,6 Sa nhân 3,09 1,47 47,57 Ba kích 0,9 0 0 Gừng 82 0 0 Gấc 10 0 0 Tổng 130,09 22,01 16,91 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua bảng 2.4 ta thấy có những loại dược liệu DN không mua được từ hộ nông dân như Ba Kích, Gừng, Gấc và có những loại dược liệu tuy DN mua được từ hộ nông dân nhưng với khối lượng rất ít như Đan Sâm (0.09 tấn) Bảng 2.6.% Sản lượng dược liệu được hộ ND bán cho DN. % Sản lượng bán cho DN Các hộ có ký HĐ với DN Cáchộ chưa ký HĐ với DN > 50 % 10 hộ 7 hộ 20-49 % 12 hộ 9 hộ < 10 % 9 hộ 23 hộ Tổng 31 hộ 39 hộ (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) 514
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Trong tổng số 31 hộ ký hợp đồng với DN đã có 10 hộ bán cho DN > 50 % sản lượng dược liệu, có 12 hộ bán cho DN từ 20-49% sản lượng dược liệu và chỉ có 9 hộ bán rất ít 50 % cũng như từ 20-49% dược liệu cho DN ít hơn 3 hộ so với các hộ có ký hợp đồng. Nhưng số hộ không bán cho DN lại cao hơn nhiều so với các hộ ký hợp đồng là 14 hộ. Bảng 2.8. So sánh hiệu quả kinh tế giữa một số cây trồng Loại cây Chi phí( trđ) Sản lượng (tấn) Giá bán( ngđ) Thành tiền( trđ) Đương quy 7-10 1,5/1 vụ/ năm 30-50 45-50 Ngô 4-5 2tấn/2 vụ/năm 5 10 Củ cải >5 3 tấn/2 vụ/ năm 4-5 25-30 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua bảng so sánh 2.8 ta có thể thấy nếu trồng đương quy một năm thu một lần với chi phí ban đầu cao hơn so với trồng ngô hoặc trồng củ cải nhưng giá bán cao hơn gấp 5-6 lần, thu nhập từ trồng dược liệu (đương quy) cao hơn so với các cây nông nghiệp khác. Ngô hoặc củ cải một năm có thể trồng 2 vụ, chi phí chỉ từ 4-5 triệu (tính cho 1000m2), thấp hơn so với trồng Đương quy nhưng giá bán cũng chỉ từ 4-5 nghìn/ kg và thu nhập chỉ đạt 10 triệu/ năm nếu trồng ngô, 25-30 triệu/năm nếu trồng củ cải. - - Mô hình liên kết hiện tại giữa DN và hộ ND trong việc phát triển cây dược liệu tại tỉnh Sơn La + Mô hình tập trung trực tiếp Doanh nghiệp Hộ nông dân DN ký hợp đồng trực tiếp với các hộ ND, DN hỗ trợ hộ ND cây giống, kỹ thuật và sau khi dược liệu được thu hoạch DN mua lại từ hộ ND. + Mô hình trung gian Doanh nghiệp Thương lái Hộ nông dân DN không thu mua dược liệu thông qua các thương lái. DN không có bất kỳ quan hệ gì với các hộ ND. 3.2. Đánh giá Sự khác biệt của kết quả nghiên cứu của đề tài so với các nghiên cứu cùng lĩnh vực ở việc đề tài chỉ tập trung tìm hiểu sâu về tình hình liên kết giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp chứ không phân tích mối liên kết giữa 4 Nhà như các đề tài khác (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông).Qua việc chỉ ra những bất cập trong sự liên kết này, đề tài đã đưa ra một số mô hình phù hợp với hộ nông dân cũng như doanh nghiệp nhằm tăng cường liên kết. 515
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Do điều kiện về thời gian và ngân sách có hạn, cũng như sự thiếu kinh nghiệm nên đề tài vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót, chưa làm rõ được yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp. 4. Kết luận Đề tài “Mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong việc trồng và phát triển cây dược liệu tại tỉnh Sơn La” đã chỉ ra thực trạng , những hạn chế còn tồn tại trong mối liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp. Bên cạnh một số thành tựu đạt được, trong quan hệ liên kết vẫn còn tồn tại nhiều bất cập ở cả hộ nông dân và doanh nghiệp. Để phát triển liên kết cần có sự cố gắng và hợp tác của hai bên, cùng với đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương nói riêng và Đảng, Nhà nước nói chung. Sau khi tìm hiểu và phân tích dữ liệu, tác giả đã đề xuất một số mô hình phù hợp, kiến nghị một số giải pháp -Mô hình được đề xuất +Mô hình thông qua hợp tác xã Doanh nghiệp Hợp tác xã Hộ nông dân +Mô hình thông qua đại diện hộ nông dân Doanh nghiệp Đại diện hộ nông dân Hộ nông dân +Mô hình thông qua nông trường nông – lâm nghiệp Doanh nghiệp Nông trường nông -lâm Hộ nông dân 516
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Công Bình (2009), “Quản lý chuỗi cung ứng”, NXB Thống Kê. [2] Trương Đình Chiến (2013), “Quản trị Marketing”, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. [3] Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), “Lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng”. [4] Hồ Quế Hậu (2008), “Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân”, Tạp chí công nghiệp, kỳ 1 tháng 3/2008. [5] Philip Kotler (2012), “Quản trị marketing”, NXB Lao động Xã hội. [6] Ngọc Lý- Thúy Ngọc (2011), “Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo”, NXB Lao động Xã hội và Alpahabooks [7] Chính phủ ( 2013), Quyết định 1976 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. [8] http://www.baohaiquan.vn/Pages/Viet-Nam-nhap-khau-gan-90-duoc-lieu.aspx [9] http://www.vietnamplus.vn/moc-chau-phat-trien-vung-trong-cay-duoc-lieu-gan-voi-du- lich/303285.vnp [10] http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1976-QD-TTg-nam-2013-quy-hoach- tong-the-phat-trien-duoc-lieu-2020-2030-211890.aspx [11] http://www.sonla.gov.vn 517
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ
35 p | 93 | 10
-
Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
19 p | 41 | 9
-
Thử nghiệm áp dụng bộ công cụ phân tích nguồn lực và sơ đồ hóa hệ thống một sức khỏe (OH-SMART) vào mô hình quản lý thịt tại thành phố Hồ Chí Minh, 2021
10 p | 34 | 4
-
Đánh giá khả năng tham gia liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất khoai tây tại tỉnh Lâm Đồng
8 p | 46 | 4
-
Hỗ trợ nông dân Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam sản xuất và quảng bá sản phẩm rau an toàn trái mùa với mô hình Vietgap
6 p | 28 | 4
-
Tác động của liên kết cung ứng vật tư đầu vào và hộ nuôi tôm đến hiệu quả kinh tế hộ: Trường hợp nghiên cứu ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 35 | 4
-
Đánh giá chất lượng hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
13 p | 16 | 3
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì mối liên kết giữa thương lái và nông hộ sản xuất rau tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
13 p | 32 | 3
-
Báo cáo Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam – Cơ hội và rủi ro về thị trường
20 p | 47 | 3
-
Phân tích sự tương tác giá giữa các thị trường trong chuỗi giá trị cá tra Việt Nam
7 p | 56 | 3
-
Tổ chức dịch vụ sản xuất nông nghiệp - Mô hình sản xuất mới kinh tế hộ ở Vĩnh Long
5 p | 65 | 3
-
Đánh giá mối quan hệ giữa hai hàng hóa nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk: Bằng chứng từ cà phê và hồ tiêu
11 p | 12 | 3
-
Tác động của tham gia liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi đến thu nhập của các hộ chăn nuôi lợn ở Sơn La
9 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn