intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔ HÌNH SOLOW – Phần 1 : GIẢ THUYẾT, GIẢ ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH SOLOW, HÀM ĐẦU TƯ, HÀM TIÊU DÙNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

803
lượt xem
174
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giả thuyết, giả định của mô hình Solow: Mô hình tăng trưởng Solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ đối với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng. Mô hình Solow được nghiên cứu trong mô hình cổ điển về nền kinh tế. Đặc trưng cơ bản của mô hình cổ điển là chúng giả định giá cả linh hoạt. Hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng giả định này nhằm mô tả hoạt động của nền kinh tế trong thời hạn dài. Mô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔ HÌNH SOLOW – Phần 1 : GIẢ THUYẾT, GIẢ ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH SOLOW, HÀM ĐẦU TƯ, HÀM TIÊU DÙNG

  1. MÔ HÌNH SOLOW – Phần 1 : GIẢ THUYẾT, GIẢ ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH SOLOW, HÀM ĐẦU TƯ, HÀM TIÊU DÙNG. 1. Giả thuyết, giả định của mô hình Solow: Mô hình tăng trưởng Solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ đối với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng. Mô hình Solow được nghiên cứu trong mô hình cổ điển về nền kinh tế. Đặc trưng cơ bản của mô hình cổ điển là chúng giả định giá cả linh hoạt. Hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng giả định này nhằm mô tả hoạt động của nền kinh tế trong thời hạn dài. Mô hình tăng trưởng Solow cho biết sự gia tăng khối lượng tư bản, lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ tác động qua lại với nhau như thế nào và chúng ảnh hưởng tới sản lượng ra sao. Bước đầu tiên để thiết lập mô hình là phân tích xem cung và cầu hàng hoá ảnh hưởng như thế nào tới quá trình tích luỹ tư bản. Để làm việc này, chúng ta giả định lao động và công nghệ không thay đổi. Tiếp theo, chúng ta nới lỏng ràng buộc này, trước hết bằng cách bổ sung thêm những thay đổi trong lực lượng lao động sau đó cho phép công nghệ thay đổi. 2. Hàm tiêu dùng, hàm đầu tư: Nhu cầu về hàng hoá trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng và đầu tư. Nói cách khác, sản lượng y của mỗi công nhân gồm tiêu dùng (c) và đầu tư (i) tính cho mỗi công nhân: y=c+i
  2. Phương trình này là đồng nhất thức hạch toán thu nhập quốc dân của nền kinh tế. Mô hình Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản như sau: c = (1-s)y trong đó s là tỷ lệ tiết kiệm và nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. Hàm tiêu dùng này nói rằng tiêu dùng tỷ lệ thuận với thu nhập. Mỗi năm, tỷ lệ (1-s) của thu nhập được dành cho tiêu dùng và ohần còn lại s được dành cho tiết kiệm. Để thấy được ý nghĩa của hàm tiêu dùng này, chúng ta thay c bằng (1-s)y vào đồng nhất thức hạch toán thu nhập và được: y = (1-s)y + i Từ phương trình trên chúng ta có: i = sy Phương trình này nói rằng cũng giống như tiêu dùng, đầu tư tỷ lệ thuận với thu nhập. Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng được dành cho đầu tư. CÂU 2: TRẠNG THÁI DỪNG LÀ GÌ ? TĂNG TIẾT KIỆM VÀ TRẠNG THÁI DỪNG.
  3. 1. Trạng thái dừng: Trạng thái dừng biểu thị trạng thái cân bằng dài hạn của nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ tiến tới trạng thái này của tư bản, bất kể nó xuất phát với khối lượng tư bản bao nhiêu. Giả sử nền kinh tế xuất phát với khối lượng tư bản thấp hơn trạng thái dừng, chẳng hạn là k1, trong trường hợp này đầu tư lớn hơn khấu hao, theo thời gian khối lượng tư bản tiếp tục tăng cùng với sản lượng cho tới khi đạt trạng thái dừng k*. Tương tự như vậy, khi nền kinh tế xuất phát với khối lượng tư bản lớn hơn k* chẳng hạn k2. Trong trường hợp này, đầu tư nhỏ hơn khấu hao, tư bản hao mòn nhanh hơn mức thay thế. Khối lượng tư bản giảm và như vậy vẫn tiến đến trạng thái dừng. Khi khối lượng tư bản đạt tới trạng thái dừng, đầu tư bằng khấu hao và khối lượng tư bản không tăng, mà cũng không giảm. 2. Tăng tiết kiệm và trạng thái dừng: Chúng ta phân tíchnhững thay đổi trong nền kinh tế khi tỷ lệ tiết kiệm tăng.
  4. δk Đầu tư và khấu hao s2f(k) s1f(k) Trạng thái Trạng thái dừng cũ dừng mới k1* k2* k
  5. Hình trên minh hoạ cho sự thay đổi đó. Giả định rằng nền kinh tế xuất phát ở trạng thái dừng với tỷ lệ tiết kiệm s1 và khối lượng tư bản k1*. Sau đó, tỷ lệ tiết kiệm tăng từ s1 lên s2, làm cho đường sf(k) dich chuyển lên phía trên. Tại mức tiết kiệm ban đầu s1* và khối lượng tư bản ban đầu k1*, lượng đầu tư vừa đủ để bù đắp khấu hao. Sau khi tỷ lệ tiết kiệm tăng, đầu tư cao hơn, nhưng khối lượng tư bản và khấu hao không thay đổi. Vì vậy, đầu tư cao hơn khấu hao và tư bản tăng cho tới khi đạt tới trạng thái dừng mới k2* với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn trạng thái dừng cũ. Sự gia tăng tỷ lệ s hàm ý đầu tư cao hơn đối với mọi khối lượng tu bản cho trước. Bởi vậy, nó làm cho hàm tiết kiệm dịch chuyển lên trên. Tại trạng thái dừng cũ, bây giờ đầu tư vượt mức khấu hao. Khối lượng tư bản tăng lên cho tới khi đạt được trạng thái dừng mới với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn. Mô hình Solow chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối lượng tư bản ở trạng thái dừng. Nếu tỷ lệ tiết kiệm cao, nền kinh tế sẽ có khối lượng tư bản và sản lượng lớn hơn. Nếu tỷ lệ tiết kiệm cao, nền kinh tế sẽ có khối lượng tư bản nhỏ và sản lượng thấp. Giữa tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ, tiết kiệm cao hơn dẫn đến tăng trưởng hơn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cho đến khi nền kinh tế đạt được trạng thái dừng mới. Nếu nền kinh tế tiếp tục duy trì tiết kiệm ở mức cao, nó duy trì được khối lượng và sản lượng cao, nhưng không thể duy trì mãi mãi tỷ lệ tăng trưởng cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2