intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

370
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng phần trăm hàng năm của GNP thực tế hay GDP thực tế trên đầu người .Trong chuyên đề này chúng ta đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đến tăng trưởng kinh tế như thế nào trên mô hình Solow, với 3 nội dung chính như sau: 1. Hiệu quả của lao động . Trạng thái dừng với tiến bộ công nghệ .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế"

  1. HỌC VIỆN TÀI  CHÍNH PHÂN VIỆN TP. HCM Môn học: Kinh tế vĩ mô GVHD: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư 07/11/10 1
  2. Bài tập đợt 5  Chuyên đề:   Tiến bộ khoa học kỹ thuật và  tăng trưởng kinh tế 07/11/10 2
  3. Phần trình bày 07/11/10 3
  4. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng phần trăm hàng năm của GNP thực tế hay GDP thực tế trên đầu người 07/11/10 4
  5. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế  Tư bản  Lao động  Khoa học kỹ thuật, công nghệ 07/11/10 5
  6. Trong chuyên đề này chúng ta đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đến tăng trưởng kinh tế như thế nào trên mô hình Solow, với 3 nội dung chính như sau: 1. Hiệu quả của lao động 2. Trạng thái dừng với tiến bộ công nghệ 3. Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ 07/11/10 6
  7. Giả định  Những gia tăng trong sản lượng tiềm tàng đều bắt nguồn từ sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất  Bất cứ yếu tố nào làm tăng tổng sản lượng cũng sẽ làm tăng sản lượng theo đầu người.  Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô  Tiến bộ công nghệ làm cho hiệu quả của lao động tăng lên theo tỷ lệ cố định g  Tỷ lệ tăng trưởng của hiệu quả lao động là ngọai sinh và là hằng số 07/11/10 7
  8. Hiệu quả của lao động  Xuất phát từ hàm sản xuất: Y = f (K, L)  Khi đưa thêm yếu tố tiến bộ công nghệ vào mô hình, hàm sản xuất được viết lại như sau: Y = f (K, L x E)  E là hiệu quả của lao động. Nó phản ánh hiểu biết của xã hội về phương pháp sản xuất như công nghệ có được cải thiện, hiệu quả lao động tăng lên. E sẽ tăng theo tỉ lệ g  L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả và L tăng với tỷ lệ n. Như vậy L x E sẽ tăng theo tỉ lệ (n +g) 07/11/10 (n là tỉ lệ tăng của lực lượng lao động) 8
  9. Trạng thái dừng với tiến bộ công nghệ Ta có  k = K/(LxE), k là tư bản tính cho mỗi đơn vị hiệu quả.  y = Y/(L x E), y là sản lượng tính cho mỗi đơn vị hiệu quả. => Phương trình chỉ ra sự tiến triển của tư bản theo thời gian là: ∆k = sf(k) – (δ + n + g) k Trong đó:  k là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao động  sf(k) là hàm tư bản đầu tư cho mỗi công nhân  δ là tỉ lệ khấu hao 07/11/10 9
  10. Như vậy nếu g cao, số lượng đơn vị hiệu quả tăng nhanh và khối lượng tư bản cho mỗi đơn vị hiệu quả có xu hướng giảm. Khi khối lượng tư bản và sản lượng tính trên mỗi đơn vị hiệu quả không thay đổi ta sẽ có trạng thái dừng. Trạng thái dừng này là trạng thái cân bằng dài hạn của nền kinh tế. 07/11/10 10
  11. Đồ thị mô hình Solow: Đầu tư – Đầu tư vừa đủ (δ +n+g)k Trạng thái dừng sf(k) k* Khối lượng tư bản mỗi đơn vị hiệu quả 07/11/10 11
  12. Ở đây k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao động. Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướng làm giảm k. Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấu hao, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ. 07/11/10 12
  13. Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ Ta có bảng tỉ lệ tăng trưởng ở trạng thái dừng trong mô hình Solow với tiến bộ công nghệ như sau: Biến Ký hiệu Tỉ lệ tăng trưởng Tư bản trên mỗi k = K/ (L x E) 0 đơn vị hiệu quả Sản lượng trên y = Y/ (L x E) = f(k) 0 mỗi đơn vị hiệu quả Sản lượng trên Y/L = y x E g mỗi công nhân Tổng sản lượng 07/11/10 Y = y x (L x E) n+g 13
  14.  Nhìn vào bảng trên ta thấy, khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả k không đổi ở trạng thái dừng. Vì y=f(k), nên sản lượng trên mỗi đơn vị hiệu quả cũng không thay đổi. Còn số lượng đơn vị hiệu quả trên mỗi lao động tăng với tỷ lệ g => sản lượng mỗi lao động (Y/L)=yxE) cũng tăng với tỷ lệ g. Tổng sản phẩm [Y=yx(ExL)] tăng với tỷ lệ n+g  Khi có tiến bộ công nghệ, mô hình có thể giải thích được sự gia tăng vững chắc của mức sống. Nghĩa là tiến bộ công nghệ có thể dẫn tới sự tăng trưởng vững chắc của sản lượng mỗi lao động. Mặt khác, tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng cao khi chưa đạt được trạng thái dừng. Khi nền kinh tế đã ở trạng thái dừng, tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng mỗi công nhân chỉ phụ thuộc và tiến bộ công nghệ. 07/11/10 14
  15. Ngoài ra, việc đưa tiến bộ công nghệ vào mô hình cũng làm thay đổi điều kiện đạt đến trạng thái vàng (trạng thái dừng tối đa hoá mức tiêu dùng trên mỗi đơn vị hiệu quả lao động). Ta có tiêu dùng trên mỗi đơn vị hiệu quả ở trạng thái dừng là: c* = f(k*) - (δ + n + g)k* Tiêu dùng ở trạng thái dừng đạt mức tối đa khi: MPK = δ + n + g hay MPK - δ = n + g Nghĩa là, tại mức tư bản ở trạng thái vàng, sản phẩm cận biên ròng của tư bản (MPK-δ) bằng tỷ lệ tăng trưởng của tổng sản lượng (n+g). Vì trên thực tế, các nền kinh tế trải qua cả sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ, nên chúng ta phải sử dụng điều kiện này để đánh giá xem chúng có ít hay nhiều tư bản hơn trạng thái vàng. 07/11/10 15
  16. Kết luận Như vậy, theo mô hình Solow, chỉ có tiến bộ công nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng và vững chắc của mức sống vì tiến bộ công nghệ có thể dẫn đến sự tăng trưởng vững chắc sản lượng của mỗi công nhân. Ngoài ra, việc đưa tiến bộ công nghệ vào mô hìnhcũng làm thay đổi điều kiện đạt đến trạng thái vàng (trạng thái dừng tối đa hoá mức tiêu dùng trên mỗi đơn vị hiệu quả lao động) 07/11/10 16
  17. Kết thúc phần trình bày Xin chân thành cảm ơn Cô và các Anh, Chị đã quan tâm lắng nghe phần trình bày của nhóm chúng tôi. Tiếp theo là phần thảo luận, góp ý. 07/11/10 17
  18. Phần góp ý, thảo luận 07/11/10 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0