'Đảng viên góp ý văn kiện cần tránh chung chung, lệch lạc'
lượt xem 11
download
"Không ít đàm thoại, góp ý của ngay một số cán bộ, đảng viên cho dự thảo các văn kiện Đại hội XI còn chung chung, cảm tính, thậm chí ngụy biện, lệch lạc" - Ý kiến của nguyên Phó Viện trưởng Viện CNXH Khoa học. LTS: Sau khi đăng tải những bài đầu tiên góp ý cho dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng XI, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đồng cảm, bên cạnh đó, có một số ý kiến theo chiều khác. Để tôn trọng tính đa chiều trong thông tin, VietNamNet giới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 'Đảng viên góp ý văn kiện cần tránh chung chung, lệch lạc'
- 'Đảng viên góp ý văn kiện cần tránh chung chung, lệch lạc' - "Không ít đàm thoại, góp ý của ngay một số cán bộ, đảng viên cho dự thảo các văn kiện Đại hội XI còn chung chung, cảm tính, thậm chí ngụy biện, lệch lạc" - Ý kiến của nguyên Phó Viện trưởng Viện CNXH Khoa học. LTS: Sau khi đăng tải những bài đầu tiên góp ý cho dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng XI, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đồng cảm, bên cạnh đó, có một số ý kiến theo chiều khác. Để tôn trọng tính đa chiều trong thông tin, VietNamNet giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Đức Bách (nguyên Phó Viện trưởng Viện CNXH Khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). Mời bạn đọc cùng tranh luận. Để thể hiện thông tin đa chiều, trong bài này tôi xin dùng “văn nói” chỉ để bàn về việc một số cán bộ, đảng viên đàm thoại, góp ý cho các dự thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng trên nhiều phương tiện thông tin hiện nay . 1) “Cái chung” là một trong những phạm tr ù cơ bản của triết học nhân loại. Bởi vậy “cái chung” luôn có giá trị bao quát. Còn “chung chung” thì không phải phạm trù triết học mà là một thuật ngữ thường phản ánh việc nói và viết không có thông tin, gây nhàm chán; hoặc là vô giá trị, thậm chí nó còn gây nhiễu thông tin (từ những cái mà ai nói cũng đúng, nói ở đâu cũng đúng, không nói thì ai cũng biết; thậm chí là lạm dụng “cái chung” đúng đắn để nói về một cái gì đó nhưng chưa nói thẳng ra, thậm chí cái sai… cho nên thường dưới dạng ám chỉ, mà ai hiểu thế nào là…tùy!). Bởi thế, cách “nói và viết chung chung” là không rõ ràng, gây phân tâm xã hội và nhận thức lệch lạc, tác hại xã hội . 2) Thông tin trên một số diễn đàn, trên Internet… có nhiều bổ ích, thể hiện rõ hơn tự do - dân chủ về ngôn luận. Cũng không ít những đàm thoại, góp ý của ngay một số cán bộ, đảng viên cho dự thảo các văn kiện Đại hội XI Đảng ta còn chung
- chung, cảm tính, thậm chí ngụy biện, lệch lạc. Tôi tin rằng các ý kiến đó đều có thể nhiệt tâm vì sự nghiệp chung. Xin quý vị đừng phật lòng do những “bàn thêm” thẳng thắn của tôi dưới đây, vì nó không gợn chút mâu thuẫn cá nhân nào. Tên các vị góp ý kiến đã được công khai. Tôi chỉ bàn về nội dung các ý kiến. - Có ý kiến rằng: “Cần tuyển lựa từ xã hội để tạo bứt phá cho đảng”; hoặc: “Phải dân chủ thật sự, tự do tranh cử, bầu cử… nh ưng việc này còn chưa thể làm ngay được vì khó lắm”. Xin bàn thêm: bầu cấp ủy đảng Cộng sản sao lại tuyển lựa từ xã hội? Và, cái khó chính vì chung chung… ngay cả trong cách góp ý như vậy! - Có ý kiến rằng: “Ta còn ngại dân chủ, mãi không dám đưa vào văn kiện, gần đây mới đưa vào”(?); hoặc “…thành tựu trong đổi mới là đảng đã chấp nhận dân chủ…, song đảng lại cho đó là diễn biến hòa bình”(?); hoặc “…đó là những vấn đề rất căn bản, nếu không làm rõ thì rất dễ bị quy chụp…”; “…phải thay đổi hoặc xác định rõ hơn chủ thuyết của chúng ta… nếu không sẽ có tội với Bác, với chế độ, với nhân dân”? Xin bàn thêm: đó là những góp ý vừa chung chung, ngụy biện, sai lệch; vừa sáo rỗng. Vì Đảng ta đâu có ngại dân chủ? Đâu phải Đổi mới thì Đảng ta mới chấp nhận dân chủ? Đảng đâu có coi thành tựu dân chủ là diễn biến hòa bình? Ta vẫn theo chủ thuyết Mác - Lênin mà Bác Hồ đã theo, sao lại lo có tội? Những ý kiến đó chưa nêu cụ thể, chưa dám chịu trách nhiệm về những góp ý thay đổi dân chủ và chủ thuyết như thế nào? - Có ý kiến nhấn mạnh: “ Đảng phải là đảng của dân tộc…”. Xin bàn thêm: câu này trích dẫn ý Bác Hồ nhưng đã cắt xén những ý Bác nhấn mạnh về tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng. Do vậy, dễ làm nhiều người hiểu lầm là Bác Hồ chỉ có tư tưởng về tính dân tộc của Đảng ta. Ý kiến đó còn “bỏ qua” hoàn cảnh lịch sử của câu Bác nói năm 1945 - 1946, khi chính quyền của ta trong trứng nước mà Pháp lại sắp xâm lược nước ta lần nữa. Khi đó phải đặt đại đoàn kết dân tộc trực tiếp lên hàng đầu ngay để đủ sức chống giặc . Khi đó không thể và chưa cần công khai về CNXH, về Mác - Lênin, về tính chất giai cấp công nhân của Đảng ta… Vì
- khi đó đại đa số dân ta ch ưa thể kịp hiểu về những tính chất đó của Đảng để tin theo mà “Tất cả cho kháng chiến". Trong hoàn cảnh như vậy, Đảng ta còn phải tự giải tán thì làm sao mà công khai cho đủ tính chất của Đảng? Ý kiến này còn “khéo léo” cắt bỏ lời giải thích của Bác Hồ rằng: “Thực ra là Đảng ta rút vào bí mật để tiếp tục lãnh đạo cách mạng”. Mà lãnh đạo cách mạng tất nhiên vẫn phải là đảng Cộng sản Đông Dương có bản chất và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam, theo học thuyết Mác - Lênin. Ý kiến này còn “quên” rằng, Bác Hồ khẳng định dứt khoát: “Muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” - tức là con đường cách mạng của giai cấp công nhân. Đây là một trong những “cái bất biến” trong tư tưởng Bác Hồ, kể cả khi Bác nói “đảng phải là đảng của dân tộc”. Không thấy rõ điều đó là hiểu sai về bản chất tư tưởng Bác Hồ: dân tộc phải gắn liền với CNXH; chỉ CNXH mới đảm bảo độc lập, phồn vinh cho dân tộc (mới đây lại có cựu chuyên viên cao cấp của Đảng “cảnh tỉnh” Đại hội XI rằng: “Cương lĩnh phải vì lợi ích dân tộc”, trong khi vị này lại “kỵ CNXH” mà vẫn tự cho là mình… theo Bác Hồ? Quả là hài hước!). - Có ý kiến rằng: Thế giới đã có những giá trị các Tuyên ngôn Nhân quyền, Dân quyền của Mỹ, của Pháp… về độc lập, tự do, dân chủ, cộng h òa, bình đẳng, bác ái, nhà nước pháp quyền… còn ta thì chẳng theo khuôn mẫu nào của thế giới…”; và còn nêu ý của bà Virginia Foote (quan chức Mỹ mới thăm nước ta) để phụ họa rằng: “Việt Nam làm chẳng giống ai thì chỉ có thể làm ăn với mình thôi”(?). Có ý kiến còn châm chọc: “Việt Nam cứ đi quay lưng về phía mặt trời thì chẳng bao giờ vượt qua cái bóng của mình”(?). Xin bàn thêm: những góp ý đó vừa chung chung, ám chỉ, ngụy biện; vừa trái với thực tiễn 25 năm Đổi mới. Bởi vì, ta hội nhập, đương nhiên vẫn có “những cái chẳng giống ai”, nhưng ta đâu có chỉ làm ăn với mình? Chắc là các ý kiến đó muốn Việt Nam hội nhập, cần có “mô hình” dân chủ, kinh tế và mọi mặt kiểu Mỹ,
- Pháp… mới đúng “khuôn mẫu chung”! Sao không góp ý thẳng rằng: ta cần theo CNTB “cả gói”? - Có ý kiến rằng: Cần trở lại thực hiện đúng Hiến pháp Việt Nam 1946 đã quy định là dân mới có quyền lập hiến, còn Quốc hội chỉ có quyền lập pháp… Mọi việc quyết định đến vận mệnh quốc gia đều phải do dân phúc quyết. Xin b àn thêm: Ý kiến này cụ thể hơn… song lại vẫn chung chung, dễ gây ngộ nhận và phân tâm, vì đã “ bỏ qua” hoàn cảnh cụ thể nước ta năm 1946 - như phân tích ở trên. Hiện nay, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta, có những vấn đề mà đại đa số nhân dân biết r õ vì gắn thiết thân, cụ thể… với dân thì có thể và cần phải hỏi dân. Song, không thể cái gì quan hệ đến vận mệnh quốc gia đều “trưng cầu dân ý” để dân phúc quyết (ví như : có nên theo chủ nghĩa Mác - Lênin không? Có nên theo CNXH sau khi Đông Âu, Liên Xô tan rã không? Có nên đa đảng không? v.v… rồi Đảng nghe dân, trọng dân, theo ý dân) thì sự thể sẽ thế nào? Kể cả trong chế độ TBCN - một chế độ mà đảng cầm quyền, quốc hội, chính phủ thường “đổ xoành xoạch” - có vẻ dân chủ, vì họ không bao giờ lo tự sụp đổ chế độ TBCN… mà chẳng bao giờ họ để “dân phúc quyết” những vấn đề về bản chất v à hệ tư tưởng của họ; huống chi chế độ ta? Chế độ ta nếu không thống nhất nhận thức và hành động thì Đảng, nhà nước ta sẽ sụp đổ và chuyển sang CNTB. Đó là sự khác nhau rất rõ từ bản chất và mục tiêu của hai chế độ quy định! Nếu Đảng và nhà nước ta “theo đuôi quần chúng” nh ư vậy thì nhân dân cũng chẳng cần Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý xã hội! Xin nhắc lại một cách nôm na rằng: Mọi quy luật xã hội đều do nhân dân tạo ra. Nhưng tuyệt đại đa số trong nhân dân lại không thể tự nhận thức và vận dụng đúng các quy luật do chính mình tạo ra . Vì vậy mà nhân dân mới nuôi nấng và yêu cầu nền giáo dục phải dạy, rèn và đào tạo ra các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý… để nhận thức và vận dụng các quy luật, dẫn dắt nhân dân làm đúng quy luật cho sự tồn tại và phát triển ngày càng tốt đẹp của nhân dân. Đó mới là những nhà
- khoa học, những nhà lãnh đạo - quản lý gần dân, thân dân, hỏi dân, nghe dân, trọng dân… nhưng không mị dân - không hại dân… thì mới thực sự vì dân và do đó dân mới cần họ! Trong “tam quyền phân lập” tư sản, rất nhiều giá trị mà ta đã chon lọc, vận dụng theo điều kiện của ta ngay từ Hiến pháp 1946 - dù ta không phân lập theo nghĩa đối lập. Song, nhiều nội dung luật pháp của CNTB rất “minh bạch” th ì ta lại không thể và không bao giờ vận dụng. Đó cũng là do bản chất và mục tiêu hai chế độ khác hẳn nhau, dù hai chế độ vẫn cần giao lưu, hợp tác, cùng có lợi…(trước Đổi mới không hợp tác là trái quan điểm Mác - Lênin. Ta đã sửa và có thành tựu 25 năm đổi mới). Quốc hội ta do mỗi công dân bầu trực tiếp để quyền lực, lợi ích của dân ta tập trung nơi Quốc hội; và quan trọng hơn là Quốc hội có quyền lực cao nhất… (chứ không phải Tổng thống, Thủ tướng cao nhất, có thể giải tán Quốc hội như trong dân chủ tư sản). Quốc hội ta có thể hiện quyền lực và lợi ích của dân hay không là do Quốc hội… chứ không phải do cơ chế dân ủy quyền lực cao nhất cho Quốc hội lập hiến, lập pháp, giám sát và buộc hành pháp, tư pháp và toàn dân thực thi pháp luật. Nói “nhân dân lập hiến” là rất chung chung, mơ hồ. Nhân dân là khái niệm chung rất rộng gồm từng người dân và họ không thể “tự phát tụ tập bàn bạc để lập hiến”. Rốt cuộc lại phải qua một tổ chức đại diện cho dân đủ khả năng lập hiến, lập pháp. Không ai khác, ở Việt Nam hiện nay, tổ chức đại diện đó chỉ có thể l à Quốc hội. Có ý kiến hiểu lệch lạc mà đã góp ý cho vấn đề lý luận vào loại cơ bản và phức tạp nhất, rằng: “Không thể đánh tráo hai vấn đề: sự không “tồn vong” của CNTB và “loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” (dự thảo văn kiện Đảng ta vẫn khẳng định vấn đề này mà không “đánh tráo” gì cả).
- Xin bàn thêm: Trong triết học có vấn đề “đánh tráo khái niệm”. Ý kiến trên chưa hiểu thế nào là đánh tráo khái niệm! Lẽ ra hai vấn đề đó cần diễn tả l à “gắn” với nhau (hay không) chứ không phải là đánh tráo nhau. Tôi đồ rằng, ý kiến đó “ mù mờ” phủ nhận một trong những luận điểm rất nổi tiếng trong “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản”, rằng: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” (luận điểm này đã được Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, hệ thống XHCN thế giới chứng minh. Còn việc nó khủng hoảng, đổ vỡ lớn - không hề “sụp đổ hoàn toàn” - lại do nhiều nguyên nhân mà nhiều người chưa nhận thức đúng… chứ không phải là luận điểm đó sai và chưa được chứng minh!). Từ đó đương nhiên ý kiến này cũng phủ nhận tác phẩm của V.I.Lênin về “chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của CNTB”. Xin bàn thêm: Tác phẩm đó gần đây đã được nhiều triết gia của G7 đánh giá l à một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thế kỷ XX (xin ai chưa chuyên sâu chớ nói đùa!). Hiện nay, có nước TBCN nào, kể cả Mỹ, đã vượt qua CNĐQ chưa? Hãy hỏi Phong trào Không liên kết sẽ rõ: vì sao mục tiêu hàng đầu của hơn ¾ các nước trên thế giới này vẫn là chống đế quốc? Vậy CNĐQ hiện nay vẫn đang là “tột cùng” của CNTB… thì làm sao lại phủ nhận V.I.Lênin? Ý kiến này còn phủ nhận các văn kiện của các đảng Cộng sản (dự thảo văn kiện ĐH XI Đảng ta vẫn xác định) về thời đại ngày nay là… “quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới”. Xin bàn thêm: Ý kiến này cũng giống với ý kiến hoang mang sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vì không phân tích đúng bản chất các sự kiện, các nguy ên nhân mà đã cảm tính “quay 180 độ” rằng: C.Mác sai từ đầu khi nêu luận điểm “xóa bỏ tư hữu”... coi đó như một trong những nguyên nhân làm hệ thống XHCN sụp đổ. Luận điểm Mác - Lênin phải là: xóa bỏ chế độ tư hữu”. Và, học thuyết Mác - Lênin đã đủ những căn cứ thực tiễn - khoa học để xác định đúng một thời đại với “lát cắt khoa học” bao quát và toàn diện nhất.
- Ý kiến phủ nhận chế độ công hữu và đặc điểm thời đại ngày nay vì "quy tội chế độ công hữu”- CNXH là “cha chung không ai khóc”. Họ đã hiểu sai cả câu này của tổ tiên ta: đã không lên án và đòi xóa bỏ bọn vô trách nhiệm, bất hiếu với cha chung mà lại tố cáo và đòi xóa bỏ cha chung? Thế giới hiện nay còn cực đoan tư hữu thì loài người còn cắn xé nhau, còn phá hoại cả vũ trụ… rồi tự hủy diệt (Mác - Lênin đã dự báo như vậy cách nay cả thế kỷ). Còn “tư hữu” của mỗi người thì là cái vĩnh viễn cùng loài người… Tóm lại, kiểu ý kiến trên, kể cả việc đề nghị ta “trở lại” Việt Nam dân chủ cộng hòa, dân chủ nhân dân; mong Đảng và các nhà lý luận đừng giáo điều, áp đặt tư duy v.v…. thực chất là: không hiểu, không tin, nên không thích CNXH và Mác - Lênin nữa! Quyền ngôn luận là của mọi người, không e ngại trước bất cứ ai. Song đối với những vấn đề lý luận khoa học chính trị tầm vĩ mô có quan hệ đến vận mệnh Tổ quốc và dân tộc; thậm chí toàn nhân loại… thì những ai đã và đang là cán bộ cao cấp, là nhà khoa học, đặc biệt lại vẫn kiêm là đảng viên Cộng sản mà công bố ý kiến về những vấn đề đó, cần thận trọng và có những cơ sở khoa học - thực tiễn đáng tin cậy nhất (tránh chung chung cảm tính, giản đơn, ngụy biện, ám chỉ...; lạm dụng nhiều việc cụ thể mà ai cũng có thể mong muốn và có ý kiến như vậy để mị dân mà tạm thời được nhiều người ngộ nhận ủng hộ. Bởi vì họ chưa rõ sự khác nhau giữa chống những sai lầm, chống cán bộ - đảng viên thoái hóa biến chất… với chống CNXH, chống Mác - Lênin, chống đảng. Thực chất những ý kiến kiểu đó lại là hạ thấp, lệch lạc dân trí, phân tâm xã hội. Hơn nữa, ý các vị đưa ra, xã hội có tâm lý tin cậy hơn nhiều so với những người bình thường đưa ra; nếu chuẩn xác và đúng đắn thì tốt; nếu ngược lại thì sẽ tác hại khó lường cho xã hội. Nhiều người hỏi rằng: tại sao khi các vị đ ương chức lại không dám góp ý đến như vậy?
- Với C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, không thể sùng bái cho rằng, “mọi câu chữ của các ông đều đúng”… thì cũng cần khách quan, khoa học nói rằng: Tâm đức, trí tuệ thiên tài của các ông qua cuộc đời, sự nghiệp và các di sản mà các ông để lại không chỉ riêng cho "các đảng Cộng sản, các nước XHCN”. Rất nhiều nhà khoa học, kể cả Anhxtanh vĩ đại…, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước, kể cả G7… đã tôn trọng và vận dụng nhiều luận điểm Mác - Lênin. Không lý gì bỗng dưng hiện nay họ lại cho tái bản bộ “T ư bản” gấp khoảng 10 lần so với trước đây, trong khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu lần này. Mà bộ “Tư bản” đã luận chứng tập trung nhất cho cái tất yếu như nhau nêu trên. Nhiều nhà khoa học không Cộng sản đã tôn trọng Mác - Lênin và CNXH. Sao một số cán bộ Cộng sản lại... không tôn trọng, thậm chí còn rất “bản lĩnh” tìm mọi cách cắt xén, ngụy biện thô thiển, mị dân… để phủ nhận Mác - Lênin và CNXH… qua một loạt bài mới có vẻ “ăn khách”? Cần tự chiếu tư cách đảng viên Cộng sản - “liều thuốc bừng tỉnh tốt nhất” để khắc phục những biểu hiện n ày, trước hết là trên các phương tiện thông tin của ta. Sài Gòn Minh Luật ST bài viết của Nguyễn Đức Bách (Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện CNXH Khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn