intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt nội dung Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Phước Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

387
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ luật dân sự là nguồn chủ yếu trực tiếp và quan trọng nhất của Luật dân sự. Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995. Bộ luật dân sự 1995 đã khẳng định vao trò quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân, thúc đẩy giao lưu dân sự, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội, quyền con...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt nội dung Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005

  1. Bộ luật dân sự là nguồn chủ yếu trực tiếp và quan trọng nhất của Luật dân sự. Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995. Bộ luật dân sự 1995 đã khẳng định vao trò quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân, thúc đẩy giao lưu dân sự, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội, quyền con người về dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội c ủa đ ất n ước. Tuy nhiên sau gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế dẫn đ ến việc sửa dổi, bổ sung Bộ luật này là rất cần thiết. Vì vậy ngày 14.6.2005, Bộ luật dân s ự 2005 (được sửa đổi bổ sung trên cơ sở Bộ luật dân sự 1995) đã được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 7 thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 27/6/2005. Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực từ 01/01/2006. Trong hệ thống pháp luật nước ta, sau Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đây là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Với 7 phần lớn chia thành 36 chương và 777 điều luật, quy định những vấn đề chung lớn, đề cập tới các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Tóm tắt nội dung Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 gồm có những nội dung cơ bản như sau: Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG Phần này được kết cấu bởi 9 chương và 162 Điều (từ Điều 1 đ ến Điều 162). Nội dung chủ yếu của phần này xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005; đ ịa v ị pháp lý của các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự; quy định các căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự; các quyền nhân thân của cá nhân.... Những quy định trong phần này mang tính chất chung, xuyên suốt toàn bộ nội dung của Bộ luật dân s ự và được cụ thể hóa trong các phần tiếp theo của Bộ luật dân sự nhằm đ ảm bảo tính thống nhất về nội dung, tránh tình trạng trùng lập không cần thiết. Cụ thể như sau: • Chương 1: Gồm 3 điều (1-3) quy định nhiệm vụ và hiệu lực của bộ luật dân sự Việt Nam. • Chương 2: Gồm 10 điều (4-13) quy định những nguyên tắc cơ bản. • Chương 3: Gồm 70 điều (14-51) quy định về cá nhân. o Mục 1: Gồm 10 điều (14-23) quy định năng lực pháp luật dân s ự và năng l ực hành vi dân sự của cá nhân. o Mục 2: Gồm 28 điều (24-51) quy định về quyền nhân thân. o Mục 3: Gồm 6 điều (52-57) quy định về nơi cư trú. o Mục 4: Gồm 15 điều (58-73) quy định về giám hộ. o Mục 5: Gồm 10 điều (74-83) quy định về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích và tuyên bố chết. • Chương 4: Gồm 22 điều (84-105) quy định về pháp nhân. o Mục 1: Gồm 16 điều (84-99) quy định chung về pháp nhân. o Mục 2: Gồm 6 điều (100-105) quy định về các loại pháp nhân. • Chương 5: Gồm 15 điều (106-120) quy định về hộ gia đình và tổ hợp tác. o Mục 1: Gồm 5 điều (106-110) quy định chung về hộ gia đình. o Mục 2: Gồm 10 điều (111-120) quy định về tổ hợp tác. • Chương 6: Gồm 18 điều (121-138) quy định về giao dịch dân sự. • Chương 7: Gồm 10 điều (139-148) quy định về đại diện.
  2. • Chương 8: Gồm 5 điều (149-153) quy định về thời hạn. • Chương 9: Gồm 9 điều (154-162) quy định về thời hiệu. Phần II: TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU Phần này gồm 7 chương, 117 điều (từ Điều 163 đến Điều 279), quy đ ịnh những nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, các loại tài sản, các hình thức sở hữu, nội dung quyền sở hữu, các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu. Cụ thể như sau: • Chương 10: Gồm 11 điều (163-173) quy định chung. • Chương 11: Gồm 8 điều (174-181) quy định các loại tài sản. • Chương 12: Gồm 18 điều (182-199) quy định nội dung quyền sở hữu. o Mục 1: Gồm 10 điều (182-191) quy định quyền chiếm hữu. o Mục 2: Gồm 3 điều (192-194) quy định quyền sử dụng. o Mục 3: Gồm 5 điều (195-199) quy định quyền định đoạt. • Chương 13: Gồm 33 điều (200-232) quy định các hình thức sở hữu. o Mục 1: Gồm 8 điều (200-207) quy định sở hữu nhà nước. o Mục 2: Gồm 3 điều (208-210) quy định sở hữu tập thể. o Mục 3: Gồm 3 điều (211-213) quy định sở hữu tư nhân. o Mục 4: Gồm 13 điều (214-226) quy định sở hữu chung. o Mục 5: Gồm 3 điều (227-229) quy định sở hữu của tổ chức chính tr ị, chính tr ị- xã hội. o Mục 6: Gồm 3 điều (230-232) quy định sở hữu của tổ chức chính tr ị xã h ội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. • Chương 14: Gồm 22 điều (233-254) quy định về xác lập, chấm dứt quyền sở hữu. o Mục 1: Gồm 15 điều (233-247) quy định về xác lập quyền sở hữu. o Mục 2: Gồm 7 điều (248-254) quy định về chấm dứt quyền sở hữu. • Chương 15: Gồm 7 điều (255-261) quy định về bảo vệ quyền sở hữu. • Chương 16: Gồm 18 điều (262-279) những quy định khác về quyền sở hữu. Phần III: NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Phần này gồm 5 chương, 351 Điều (từ Điều 280 đến Điều 630), quy định chung về nghĩa vụ dân sự (căn cứ phát sinh và chấm dứt nghĩa vụ dân sự; nguyên tắc xác lập, th ực hi ện, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự...); hợp đồng và các hợp đồng dân sự thông dụng; Các nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng... Cụ thể như sau: • Chương 17: Gồm 148 điều (280-427) những quy định chung. o Mục 1: Gồm 3 điều (280-282) quy định về nghĩa vụ dân sự. o Mục 2: Gồm 19 điều (283-301) quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự. o Mục 3: Gồm 7 điều (302-308) quy định về trách nhiệm dân sự. o Mục 4: Gồm 9 điều (309-317) quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự. o Mục 5: Gồm 56 điều (318-373) quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm quy định chung (318-325), cầm cố tài sản (326-341), thế chấp tài sản (342-357), đặt cọc (358), ký cược (359), ký quỹ (360), bảo lãnh (361-371), tín chấp (372-373). o Mục 6: Gồm 14 điều (374-387) quy định về chấm dứt nghĩa vụ dân sự 2
  3. o Mục 7: Gồm 40 điều (388-427) quy định về hợp đồng dân sự, bao gồm giao kết hợp đồng dân sự (388-411), thực hiện hợp đồng dân sự (412-422) và sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự (423-427). • Chương 18: Gồm 166 điều (428-593) quy định về hợp đồng dân sự thông dụng. o Mục 1: Gồm 35 điều (428-462) quy định về hợp đồng mua bán tài sản, bao gồm quy định chung (428-449), hợp đồng mua bán nhà (450-455) và quy định riêng về mua bán tài sản (456-462). o Mục 2: Gồm 2 điều (463-464) quy định về hợp đồng trao đổi tài sản. o Mục 3: Gồm 6 điều (465-470) quy định về hợp đồng tặng cho tài sản. o Mục 4: Gồm 9 điều (471-479) quy định về hợp đồng vay tài sản. o Mục 5: Gồm 32 điều (480-511) quy định về hợp đồng thuê tài sản, bao gồm quy định chung (480-491), hợp đồng thuê nhà (492-500) và hợp đồng thuê khoán tài sản (501-511). o Mục 6: Gồm 6 điều (512-517) quy định về hợp đồng mượn tài sản. o Mục 7: Gồm 9 điều (518-526) quy định về hợp đồng dịch vụ. o Mục 8: Gồm 20 điều (527-546) quy định về hợp đồng vận chuy ển, bao gồm hợp đồng vận chuyển hành khách (527-534) và hợp đồng vận chuyển hàng hóa (535-546). o Mục 9: Gồm 12 điều (547-558) quy định về hợp đồng gia công. o Mục 10: Gồm 8 điều (559-566) quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản. o Mục 11: Gồm 14 điều (567-580) quy định về hợp đồng bảo hiểm. o Mục 12: Gồm 9 điều (581-589) quy định về hợp đồng ủy quyền. o Mục 13: Gồm 4 điều (590-593) quy định về hứa thưởng và thi có giải. • Chương 19: Gồm 5 điều (594-598) quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền. • Chương 20: Gồm 5 điều (599-603) quy định về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi thế về tài sản không có căn cứ pháp luật. • Chương 21: Gồm 27 điều (604-630) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm quy định chung (604-607), xác định thiệt hại (608-612), bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (613-630). Phần IV: THỪA KẾ Phần này gồm 4 chương, 57 Điều (từ Điều 631 đến Điều 687) bao gồm các quy đ ịnh chung về thừa kế , trình tự, thủ tục thừa kế theo di chúc hoặc theo quy đ ịnh c ủa pháp lu ật; thanh toán và phân chia si sản thừa kế.... Cụ thể gồm: • Chương 22: Gồm 15 điều (631-645) quy định chung. • Chương 23: Gồm 28 điều (646-673) quy định về thừa kế theo di chúc. • Chương 24: Gồm 7 điều (674-680) quy định về thừa kế theo pháp luật. • Chương 25: Gồm 7 điều (681-687) quy định về thanh toán và phân chia di sản. Phần V: QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Phần này gồm 8 chương, 48 điều (từ Điều 688 đến Điều 735) quy đ ịnh về trình tự, th ủ tục chuyển quyền sử dụng đất qua các hình thức: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau: • Chương 26: Gồm 5 điều (688-692) quy định chung. 3
  4. • Chương 27: Gồm 4 điều (693-696) quy định về hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. • Chương 28: Gồm 6 điều (697-702) quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. • Chương 29: Gồm 12 điều (703-714) quy định về hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất, bao gồm: o Mục 1: Gồm có 11 điều (703-713) quy định về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. o Mục 2: Gồm có 1 điều (714) quy định về hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất. • Chương 30: Gồm 7 điều (715-721) quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. • Chương 31: Gồm 5 điều (722-726) quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. • Chương 32: Gồm 6 điều (727-732) quy định về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. • Chương 33: Gồm 3 điều (733-735) quy định về thừa kế quyền sử dụng đất. Phần VI: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Phần này gồm 3 chương, 22 điều (từ Điều 737 đến Điều 757), quy định những nội dung cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ (chủ thể, đối tượng, nội dung, thời điểm phát sinh hiệu lực... của quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng; quy định về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ) và hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cụ thể như sau: • Chương 34: Gồm 14 điều (736-749) quy định về quyền tác giả và quyền liên quan, bao gồm: o Mục 1: Gồm có 8 điều (736-743) quy định về quyền tác giả o Mục 2: Gồm có 6 điều (744-749) quy định về quyền liên quan đ ến quy ền tác giả. • Chương 35: Gồm 4 điều (750-753) quy định về quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. • Chương 36: Gồm 4 điều (754-757) quy định về chuyển giao công nghệ Phần VII: QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Phần này không thành lập chương , bao gồm các điều từ 758 đến 777. Quy đ ịnh về thẩm quyền pháp luật được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự ( hi ểu theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài xảy ra. Trong quá trình tiến triển của xã hội loài người, các giao lưu trao đổi hàng hóa xuất hiện từ rất sớm như là một nhu cầu tất yếu của đời sống. Để tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải thiết lập những quan hệ để chuyển giao cho nhau các l ợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Các giao dịch liên quan đến việc chuyển giao tài sản đã trở thành trở thành một giao dịch quen thuộc, được các chủ thể trong xã hội xác lập hàng ngày để thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội. Có thể nói, hợp đồng dân sự là loại giao dịch phổ biến nhất trong đời sống, trong đó các bên trao đổi ý chí, thỏa thuận, tự nguyện làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. 4
  5. Định nghĩa về hợp đồng dân sự được quy định tài Điều 388 BLDS Việt Nam 2005 như sau: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự." Chế định hợp đồng trong Luật dân sự Việt Nam đây là tập hợp các quy phạm pháp luật dân sự quy định về hợp đồng dân sự. Đây là một chế định quan trọng, trung tâm trong Luật dân sự Việt Nam. Bởi lẻ, cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung, chế định về hợp đồng dân sự ngày càng được xem là một chế định có vai trò trung tâm, cơ bản trong pháp luật dân sự. Đó chính là lý do mà em quan tâm nhất về Chế định hợp đồng trong Luật dân sự Việt Nam Trong Bộ luật dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chế định về hợp đồng dân sự đã được khẳng định với 205 điều trên tổng số 777 điều luật (t ừ Điều 388 đến điều 593) đó là chưa kể đến 45 điều quy định về các hợp đồng liên quan đ ến quyền sử dụng đất (từ điều 693 đến điều 732). Điều đó chứng tỏ chế định hợp đồng dân sự đóng vai trò rất quan trọng. Chế định này tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự, các hợp đồng dân sự thông dụng… Dưới đây là những nội dung cơ bản về hợp đồng dân sự trong chế định này. Cần phân biệt thuật ngữ hợp đồng dân sự với thuật ngữ pháp luật về hợp đồng dân sự. Đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. Hợp đồng dân sự theo nghĩa chủ quan là quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để để thỏa mãn nhu c ầu trao đổi trong giao lưu dân sự. Còn pháp luật về hợp đồng dân sự (nghĩa khách quan) là sự thừa nhận và là yêu cầu của Nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó. I. Đặc Điểm Hợp đồng dân sự trước hết phải là một thỏa thuận có nghĩa là hợp đ ồng phải ch ứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đ ạo đức xã hội. Về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự: Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đ ồng dân s ự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song ph ương hay đa phương. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…); Mục đích hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng, trước đây trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29-4-1991 (Điều 1) quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. 5
  6. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không liệt kê cụ thể các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà các bên h ướng t ới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là một trong những đặc điểm cơ bản đ ể phân biệt giữa hợp đồng dân sự và các hợp đồng kinh tế, thương mại. Yếu tố này giúp phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế:  Mục đích của hợp đồng kinh tế khi các bên chủ thể tham gia là mục đích kinh doanh (nhằm phát sinh lợi nhuận) trong khi đó hợp đồng dân sự các bên tham gia nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.  Chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế phải là các thương nhân, các công ty, đ ơn v ị kinh doanh (nếu chủ thể là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh). II. Hình Thức Hình thức của hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải đ ược thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất đ ịnh trong vi ệc giao k ết hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể. Điều 401 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng dân sự như sau: “1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình th ức nhất định. 2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Từ quy định trên có thể thấy hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng, phong phú, tựu trung lại thì hình thức của hợp đồng dân sự có mấy dạng sau đây:  Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này thường được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng l ẫn nhau hoặc các đ ối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ….  Hình thức viết (bằng văn bản): Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đ ủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông th ường h ợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản. 6
  7. o Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. o Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức miệng vì vậy trong thực tế những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn hoặc những giao dịch có tính “nhạy cảm” đối với những đối tượng và người giao kết “nhạy cảm” thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản và tốt nhất là nên có công chứng nếu có điều kiện. o Hình thức có chứng thực: Hình thức này áp dụng cho những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của hợp đồng là những tài sản mà nhà nước quản lý, kiểm soát thì khi giao kết các bên phải lập thành văn bản có Công chứng hoặc chứng thực của Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền trong lĩnh vực này. o Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ (đ ể chứng minh) cao nhất. Hợp đồng lọai này có giá trị chứng cứ cao nhất chứ không phải có giá trị cao nhất vì các hợp đồng được lập ra một cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý như nhau. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 467 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005) quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quy ền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực k ể t ừ th ời đi ểm chuyển giao tài sản”.  Hình thức khác: ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thõa thuận giao kết trên thực tế. Cần lưu ý là đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức văn bản có Công chứng, chứng thực) thì các bên phải tuân theo những hình thức đó, ngoài ra thì các bên có thể t ự do l ựa chọn m ột trong các hình thức nói trên để giao kết, tuy nhiên đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức văn bản có công chứng nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm thì các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng. III. Nội Dung Cơ Bản Nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Đây cũng chính là điều khoản cần phải có trong một hợp đồng. Ví dụ: Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự như sau: "Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm 2. Số lượng, chất lượng; 7
  8. 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác”. Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà trong hợp đ ồng này các bên không cần phải thỏa thuận nhưng trong một hợp đồng khác các bên buộc phải thỏa thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này các bên còn có thể thỏa thuận xác định với nhau thêm một số nội dung khác. Vì vậy có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại sau đây:  Những điều khoản cơ bản: Là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng lọai hợp đ ồng. Nếu không thể thỏa thuận được về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết được. Ví dụ: điều khoản về đối tượng của hợp đồng, giá cả, đ ịa điểm, cách thức thanh tóan hay thực hiện nghĩa vụ… Ngoài ra có những điều khoản vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được những điều khảo đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là những điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.  Những điều khoản thông thường (phổ thông): Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận trước những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiên như pháp luật đã quy định. Ví dụ: địa điểm giao tài sản là đ ộng s ản trong hợp đồng mua bán tài sản là tại nơi cư trú của người mua nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận).  Những điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Có một nội dung hay gây nhầm lẫn là việc phân biệt giữa điều của hợp đ ồng và đi ều khoản của hợp đồng. Điều khoản của hợp đồng khác với từng điều của hợp đồng vì điều khoản của hợp đồng là những nội dung các bên đã cam kết thỏa thuận, còn từng điều của hợp đồng là hình th ức thể hiện những điều khoản đó. Vì vậy, có thể trong một điều của hợp đồng có thể chứa đựng nhiều điều khoản nhưng cũng có trường hợp một điều khoản được ghi nhận trong nhiều điều tùy vào s ự th ỏa thuận của các bên nhưng nhìn chung, Trong hợp đồng thì mỗi điều khoản thường đ ược thể hi ện bằng một điều. Các loại điều khoản trong hợp đồng có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy từng trường hợp và một điều khoản trong hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, có thể là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi. Ví dụ: điều khoản về địa điểm giao hàng sẽ là điều khoản cơ bản của hợp đồng nếu khi giao kết các bên có thỏa thuận cụ thể về nơi giao hàng nhưng nó sẽ là điều khoản thông 8
  9. thường nếu các bên không có thỏa thuận (vì điều khoản đó sẽ mặc nhiên được thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật), mặt khác địa điểm giao hàng sẽ là điều kho ản tùy nghi nếu các bên có thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Ngoài ra trong hợp đồng dân sự còn có thể có phụ lục của của hợp đồng. Điều 408 của Bộ Luật dân sự của Việt Nam quy định về phụ lục hợp đồng như sau: "1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. 2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi." IV. Phân Loại Có nhiều cách thức để phân loại một hợp đồng dân sự tùy theo các tiêu chí khác nhau. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã phân chia các loại hợp đồng dân sự chủ yếu theo Điều 406 Bộ luật dân sự 2005 như sau: "1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. 2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. 3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ; 4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; 5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó; 6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định." Ngoài ra còn có thể có Hợp đồng dân sự theo mẫu (Điều 407 Bộ luật dân sự 2005): Là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu đ ể bên kia trả l ời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra. Bộ luật dân sự Việt Nam cũng quy định các loại hợp đồng dân sự thông dụng sau đây: hợp đồng mua bán tài sản (phổ biến là hợp đồng mua bán nhà), hợp đồng trao đ ổi tài s ản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đ ồng mượn tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng uỷ quyền, hứa thưởng và thi có giải. Dưới góc độ khoa học pháp lý và trên thực tế hợp đồng dân sự rất đa dạng và phong phú và có nhiều cách phân loại khác nhau theo từng tiêu chí nhất định:  Nếu căn cứ vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng dân sự có thể được phân thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng, hợp đồng mẫu…  Nếu căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ta có thể phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. 9
  10.  Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà trong đó chỉ có một bên có nghĩa vụ, bên kia chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ gì. Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản – bên được tặng có quyền nhận hoặc không nhận tài sản nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào).  Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà trong đó các bên đều có nghĩa vụ với nhau, các bên đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này đối ứng với nghĩa vụ của bên kia.  Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đ ồng thì ta có thể chia hợp đồng dân sự thành hai loại là hợp đồng chính và hợp đồng phụ.  Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hiệu lực của các hợp đồng khác và khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm giao kết.  Hợp đồng phụ: là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Để một hợp đồng phụ có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện sau đây: Trước hết, hợp đồng phụ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng như điều kiện về chủ thể; nội dung; hình thức… Thứ hai, hợp đồng chính của hợp đồng phụ đó phải có hiệu lực. Sau khi tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nói trên thì hợp đồng phụ còn phải tùy thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Ví dụ: đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản thì hợp đồng phụ chỉ có hiệu lực khi hợp đồng cho vay tài sản tức là hợp đồng chính có hiệu lực.  Nếu căn cứ vào tính chất ”có đi, có lại” của các bên trong hợp đồng ta có thể phân hợp đồng dân sự thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hơp đồng không có đền bù.  Hợp đồng có đền bù: là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên bên kia một lợi ích tương ứng. Lợi ích tương ứng ở đây không đồng nghĩa với lợi ích ngang bằng vì các lợi ích các bên dành cho nhau không phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay chủng loại. Ví dụ: hợp đồng thuê biểu diễn ca nhạc- trong đó một bên sẽ nhận được một lợi ích vật chất là tiền thù lao biểu diễn, catxê… và một bên sẽ đạt được lợi ích về mặt tinh thần – đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức âm nhạc.  Hợp đồng không có đền bù: là những hợp đồng trong đó một bên nhận được một lợi ích nhưng không phải giao lại cho bên kia một lợi ích nào (ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản).  Nếu căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng ta có thể phân hợp đồng thành hai loại là hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.  Hợp đồng ưng thuận: là những hợp đồng theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh ngay sau khi các bên đã thỏa thuận xong với nhau v ề những nội dung chủ yếu của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản. Trong trường hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết 10
  11. nhưng về mặt pháp lý đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng, nói theo cách khác hợp đồng ưng thuận là những hợp đ ồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.  Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng mà sau khi các bên thỏa thuận xong nhưng hiệu lực của nó chỉ phát sinh khi các bên chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng cho mượn tài sản. Đối với loại hợp đồng này hiệu l ực c ủa nó ph ụ thuộc vào thời điểm thực tế mà hai bên thực hiện nghĩa vụ với nhau. Trở lại hợp đồng cho mượn tài sản, ta thấy mặc dù hai bên đã thỏa thuận bên A s ẽ cho bên B mượn tài sản và hợp đồng đã thành lập nhưng thực chất quyền và nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên A đã chuyển giao trên thực tế tài sản cho mượn cho bên B.  Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ nghĩa vụ đó. Ví dụ: Hợp đồng chuyển bưu phẩm, chuyển tiền qua bưu điện; Hợp đồng vận chuyển tài sản mà người nhận là người thứ ba .... V. Thời Điểm Hiệu Lực Về nguyên tắc hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận hoặc theo sự quy định của pháp luật. Vì vậy hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các th ời đi ểm sau đây:  Hợp đồng bằng miệng hoặc bằng các hành vi cụ thể có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.  Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.  Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hi ệu lực tại thời điểm hợp đồng đó được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép.  Ngoài ra hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau thời điểm nói trên nếu các bên đã t ự thỏa thuận với nhau hoặc trong trường hợp pháp luật đã quy định cụ thể (ví dụ: Điều 466 Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng tặng cho động sản: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể t ừ thời điểm đăng ký”). Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa r ất quan tr ọng, xác đ ịnh được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là xác định được thời điểm phát sinh quy ền và nghĩa vụ của các bên với nhau, và đặc biệt là khi giải quyết các tranh chấp về tài sản trong hợp đồng mà quy ra thành tiền thì xác định giá trị của tài sản đó theo thời giá th ị tr ường t ại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Đồng thời hiệu lực của hợp đồng cũng là một trong những căn cứ để xem xét về tính hợp lệ và thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân s ự (ví d ụ: khi h ợp đồng được giao kết nhưng chưa có hiệu lực thì các tranh chấp nếu có sẽ không được Tòa án thụ lý giải quyết tại thời điểm đó). 11
  12. Để một hợp đồng có hiệu lực thì bản thân hợp đồng đó phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự, các điều kiện đó tùy theo tính chất, đ ặc đi ểm c ủa các hợp đồng mà sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại thì có ba điều kiện cơ bản để một hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện đó sẽ có hiệu lực theo luật định là điều kiện về mặt chủ thể; điều kiện về mặt nội dung và điều kiện về mặt hình thức. VI. Giao Kết Hợp Đồng Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ dân sự. 1. Nguyên tắc giao kết Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 gồm: "1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng." Như vậy, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia dựa trên nguyên tắc tự do giao kết và tự nguyện, bình đẳng khi giao kết vì vậy tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện, tự do khi giao kết hay là những hợp đồng có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội đều bị coi là vô hiệu. 2. Trình tự giao kết Trình tự giao kết hợp đồng: là một quá trình trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi các ý kiến trong việc cùng nhau đi đến những thỏa thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Về thực chất, đó là quá trình mà hai bên “mặc cả” với nhau về nh ững điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Quá trình này diễn ra qua hai giai đoạn được pháp luật dân sự quy định như sau: 2.1. Giai đoạn thứ nhất: Đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác đ ịnh cụ thể. Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đ ồng dân sự. Về mặt hình thức, việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như:  Người đề nghị có thể gặp trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị trao đổi thỏa thuận hoặc có thể thông qua các đường liên lạc khác như đện thoại, liên lạc ở trên mạng Internet….Trong những trường hợp này thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận ấn định. 12
  13.  Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự còn có thể được thực hiện bằng việc chuyển, gởi công văn, giấy tờ qua đường bưu điện….Trong trường hợp này thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đ ề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 391 Bộ luật dân sự 2005) được xác định như sau: Do bên đề nghị ấn định hoặc nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:  Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;  Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;  Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 392 Bộ luật dân sự 2005): Lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đ ối v ới người đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:  Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút l ại đ ề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị.  Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.  Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393 Bộ luật dân sự 2005): Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu l ực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đ ề nghị giao kết hợp đồng. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 394 Bộ luật dân sự 2005): "Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp: 1. Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; 2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận, chậm trả lời chấp nhận; 3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; 4. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực; 5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời." Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất ( Điều 395 Bộ luật dân sự 2005): Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới. 13
  14. 2.2. Giai đoạn thứ hai: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Chấp nhận giao kết hợp đồng thực chất là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết h ợp đồng với bên đã đề nghị Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được hiểu như sau: (Điều 397 Bộ luật dân sự 2005): 1. "Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. 2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời." Nếu việc trả lời được chuyển qua đường bưu điện, thì ngày gửi đi theo dấu bưu điện được coi là thời điểm trả lời, căn cứ vào thời điểm đó để bên đ ề nghị xác đ ịnh vi ệc tr ả l ời đề nghị có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết: Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết (hoặc mất năng lực hành vi dân sự) sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 400 Bộ luật dân sự 2005): "Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận đ ược tr ả l ời chấp nhận giao kết hợp đồng." 3. Thực hiện giao kết Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự: Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng dân sự cũng xem như đ ược giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 14
  15. Giải thích hợp đồng:  Nếu hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ c ủa hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.  Nếu một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.  Nếu hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.  Nếu hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.  Nếu hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.  Nếu các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.  Nếu trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.  Nếu trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất l ợi cho bên y ếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế. VII. Thực Hiện Hợp Đồng Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự, các bên phải tuân theo các nguyên tắc như thực hi ện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. Không được xâm phạm đến công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác. 1. Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự Khi thực hiện hợp đồng dân sự ngoài việc tuân thủ các quy tắc đã được quy đ ịnh thì việc thực hiện hợp đồng còn phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau: Đối với hợp đồng đơn vụ: bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. Đối với hợp đồng song vụ: Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đ ến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, Trong tr ường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đ ồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước. 15
  16. Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Sửa đổi hợp đồng Sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết. Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi, các bên thực hiện hợp đồng theo những phần không bị sửa đổi trong nội dung của hợp đồng trước đó cùng với những nội dung mới đ ược sửa đổi đồng thời cùng nhau giải quyết những hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng. Điều 423 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc sửa đổi hợp đồng dân sự như sau: "1. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc s ửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình th ức đó." 3. Chấm dứt hợp đồng Hợp đồng chấm dứt khi các bên đã hoàn thành hợp đồng. Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ phần mình và do vậy mỗi bên đ ều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình (mục đích khi giao kết hợp đồng dân sự đã đạt đ ược) thì hợp đồng coi như đã hoàn thành Chấm dứt theo thoả thuận của các bên. Trong những trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện s ẽ gây ra t ổn thất lớn về vật chất của một hoặc hai bên thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận nói trên. Và chủ thể giao kết hợp đồng không tồn tại tại thời điểm đó. Trường hợp này h ợp đ ồng không có một bên hoặc nhiều bên để thực hiện. Ví dụ: Người giao k ết h ợp đ ồng chết, tổ chức giải tán, chấm dứt hoạt động… BÀI VIẾT CÓ THAM KHẢO TÀI LIỆU : 1. Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường TC Luật Buôn Mê Thuột, Nhà xuất bản Tư Pháp Hà Nội, năm 2011 3. Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường TC Luật Buôn Mê Thuột, Nhà xuất bản Tư Pháp Hà Nội, năm 2011 4. Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án , Đổ Văn Đại, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 2009 ---HẾT--- 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0