Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MÔ PHỎNG HỆ ĐIỀU KHIỂN ĐỘ CAO QUADROTOR DÙNG<br />
ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KHÔNG TIẾP XÚC<br />
Hoàng Quang Chính1*, Đào Hoa Việt1, Phạm Ngọc Sâm3, Hoàng Văn Huy2* <br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả xây dựng mô hình động lực học của<br />
quadrotor sử dụng động cơ một chiều không tiếp xúc. Trên cơ sở mô hình động học<br />
nhận được, tiến hành nghiên cứu mô phỏng hệ điều khiển độ cao quadrotor. Các kết<br />
quả mô phỏng chứng minh tính đúng đắn của mô hình và cách tiếp cận, làm cơ sở<br />
cho việc tổng hợp các bộ điều khiển phức tạp cho quadrotor.<br />
Từ khóa: Quadrotor, Điều khiển, Mô hình động học, Động cơ một chiều không tiếp xúc. <br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các thiết bị bay không người lái UAV đặc <br />
biệt được quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, do thiết bị này có thể thay <br />
thế con người trong những công việc nguy hiểm như do thám, khảo sát địa hình địa vật, <br />
chụp ảnh, giám sát hoặc quan trắc... Một trong các thiết bị có thể đáp ứng được các nhiệm <br />
vụ trên là quadrotor, bởi các ưu điểm nổi bật là cất cánh và hạ cánh thẳng đứng dễ dàng, <br />
kích thước nhỏ gọn, khả năng giữ ổn định tốt trong không gian, kết cấu cơ khí đơn giản. <br />
Mô hình động lực học của quadrotor đã công bố hiện nay mới dừng lại ở mô hình của <br />
quadrotor, mà chưa kể đến động lực học của hệ truyền động động cơ chấp hành [1], [2], <br />
[5] và [7]. Mô hình động lực học của quadrotor khi tính đến mô hình của động cơ chấp <br />
hành sẽ phức tạp hơn rất nhiều và phụ thuộc vào dạng động cơ. Bài báo này trình bày việc <br />
xây dựng mô hình động lực học của quadrotor với động cơ chấp hành một chiều không <br />
tiếp xúc và thực hiện nghiên cứu mô phỏng hệ điều khiển độ cao của quadrotor.<br />
2. MÔ HÌNH QUADROTOR VÀ HỆ THỐNG<br />
2.1. Mô hình động lực học<br />
Coi quadrotor là một vật rắn chịu một lực (hợp lực của các lực tạo ra bởi các động cơ) <br />
và 3 mômen làm quadrotor quay theo các góc roll, pitch, yaw. Để nghiên cứu động lực học <br />
của mô hình quadrotor ở đây ta sử dụng phương trình Newton-Euler [6]. <br />
Chọn hệ quy chiếu gắn với trái đất là E và hệ quy chiếu gắn với vật là B được thể hiện <br />
ở Hình 1. Gốc tọa độ của hệ quy chiếu gắn với vật là OB được chọn trùng với tâm của <br />
quadrotor. Tốc độ thẳng ( V B [ms 1 ] ), tốc độ góc ( B [rad .s 1 ] ), lực ( F B [ N ] ) và mômen <br />
( B [ Nm] ) được xác định trong hệ tọa độ này. Vị trí thẳng của quadrotor E được xác định <br />
bởi vector tọa độ giữa gốc của hệ tọa độ B và gốc của hệ tọa độ E theo phương trình (1). <br />
E X Y Z (1)<br />
Trong đó: X [m],Y [m], Z [m] là vị trí thẳng của quadrotor dọc theo xE, yE, zE của hệ <br />
quán tính trái đất. <br />
Vị trí góc của quadrotor E được xác định bởi hướng của hệ tọa độ B so với hệ tọa độ <br />
E. Điều này được thực hiện bởi ba phép quay liên tiếp xung quanh các trục chính. Ở đây <br />
“roll-pitch-yaw” là các góc Euler. Phương trình (2) biểu diễn vector này. <br />
<br />
<br />
E (2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 65<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Trong đó: [rad ] , [rad ] , [rad ] là vị trí góc của quadrotor quanh trục xE, yE, zE<br />
của hệ quán tính trái đất E (góc roll-pitch-yaw). <br />
Như đã nói ở trên, tốc độ thẳng V B và tốc độ góc B được biểu thị trong hệ gắn với vật. <br />
Các thành phần của chúng được định nghĩa theo các phương trình (3) và (4). <br />
T<br />
V B u v w (3)<br />
T<br />
B p q r (4) <br />
-1 -1 -1<br />
Trong đó: u [m s ], v [m s ], w [m s ] tốc độ thẳng của quadrotor dọc theo trục xB, <br />
yB, zB của hệ quy chiếu gắn với vật B; p [rad s-1], q [rad s-1], r [rad s-1] tốc độ góc của <br />
quadrotor quanh trục xB, yB, zB của hệ quy chiếu gắn với vật B. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các hệ quy chiếu mô hình quadrotor.<br />
Có thể kết hợp tốc độ thẳng và tốc độ góc để đưa ra biểu thức đặc trưng của vật thể <br />
trong không gian. Hai vector có thể xác định là tọa độ suy rộng và vận tốc suy rộng <br />
như phương trình (5) và (6). <br />
T T<br />
E E X Y Z (5)<br />
T T<br />
V B B u v w p q r (6)<br />
<br />
Mối liên hệ giữa tốc độ thẳng trong hệ gắn với vật V B và một điểm trên hệ gắn với đất <br />
V E [m.s 1 ] (hoặc E [m.s 1 ] ) thông qua ma trận quay R : <br />
V E E R V B (7)<br />
E được xác định bằng tốc độ góc trong hệ gắn với vật <br />
Tốc độ góc trong hệ gắn với đất <br />
B với ma trận biến đổi sau đây: <br />
E T B<br />
(8)<br />
<br />
<br />
Ma trận quay R và ma trận biến đổi T được xác định theo (9) dưới đây [3]: <br />
c c s c c s s s s c s c 1 s t c t <br />
<br />
R s c c c s s s c s s s c ; T 0 c s (9)<br />
s c s c c 0 s / c c / c <br />
<br />
<br />
<br />
66 H.Q.Chính, Đ.H.Việt, P.N.Sâm, H.V.Huy, “Mô phỏng hệ điều khiển… không tiếp xúc.” <br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong hai phương trình (9) các ký hiệu trên tương đương với cn cos n , sn sin n , <br />
tn tan n . <br />
Ma trận động lực học của quadrotor được viết dưới dạng sau đây [6]: <br />
m I 33 033 V B B (mV B ) F B <br />
0 (10)<br />
33 I B B ( I B ) B <br />
B 2<br />
Ở đây ký hiệu I 33 là một ma trận đơn vị 3x3. V [m.s ] là vector gia tốc thẳng, <br />
B [rad s 2 ] là vector gia tốc góc, F B [ N ] là vector lực và B [ N m] là vector mômen của <br />
quadrotor trên hệ tọa độ B. Vector lực suy rộng có thể được xác định theo phương trình sau: <br />
T T<br />
F B B Fx Fy Fz x y z (11)<br />
Do đó, phương trình (10) có thể viết lại dưới dạng một phương trình ma trận sau: <br />
M B CB ( ) (12)<br />
Ở đây: là vector gia tốc suy rộng của hệ B, M B là ma trận quán tính hệ thống và <br />
CB ( ) là ma trận hướng tâm - Coriolis. <br />
Phương trình động lực học của quadrotor được biểu diễn dưới dạng sau [6]: <br />
u (v r w q ) g s<br />
<br />
v ( w p u r ) g c c<br />
w (u q v p ) g c s U 1 m<br />
<br />
I YY I ZZ J U<br />
p q r TP q 2<br />
I XX I XX I XX (13)<br />
<br />
q I ZZ I XX p r J TP p U 3<br />
I YY I YY I YY<br />
<br />
r I XX I YY p q U 4<br />
I ZZ I ZZ<br />
Phương động lực học của quadrotor trong phương trình (13) được viết trong hệ "lai" <br />
mới gọi là hệ H. Cách biểu diễn mới này được sử dụng bởi vì nó rất dễ dàng để biểu diễn <br />
sự kết hợp giữa động lực học với điều khiển, cụ thể là đối với vị trí trực tiếp trong hệ quán <br />
tính trái đất. Do đó, phương trình (13) được biểu diễn dưới dạng phương trình (14) như sau [6]: <br />
X (sin sin cos sin cos )U1 m<br />
<br />
Y (cos sin sin sin cos )U1 m<br />
Z ( g cos cos )U m<br />
1<br />
I I ZZ J U<br />
p YY q r TP q 2<br />
I XX I XX I XX (14)<br />
<br />
q I ZZ I XX p r J TP p U 3<br />
IYY IYY IYY<br />
<br />
r I XX IYY pq U 4<br />
I ZZ I ZZ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 67<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Trong đó: [rad .s 1 ] tốc độ tổng của các cánh quạt, được xác định như phương trình <br />
(15). <br />
1 2 3 4 (15)<br />
X (sin sin cos sin cos )U1 m<br />
<br />
Y ( cos sin sin sin cos )U1 m<br />
Z ( g cos cos )U m<br />
1<br />
IYY I ZZ J TP lb<br />
<br />
( 1 2 3 4 ) ( 22 42 )<br />
Hay I XX I XX I XX (16) <br />
<br />
I ZZ I XX J<br />
TP ( 1 2 3 4 ) <br />
lb<br />
(12 32 )<br />
IYY IYY IYY<br />
<br />
I XX IYY d ( 2 2 2 2 )<br />
I ZZ I ZZ<br />
1 2 3 4<br />
<br />
Ở đây đầu vào là tốc độ của các cánh quạt. Các đại lượng U1, U2, U3¸U4 được giải thích <br />
như sau: U1 là tác động điều khiển theo các tọa độ của chuyển động thẳng X, Y, Z; U2, U3 <br />
và U4 là tác động điều khiển của chuyển động theo các góc roll, pitch và yaw. <br />
Các tác động điều khiển này được hình thành trên cơ sở tốc độ của các động cơ quay <br />
cánh quạt theo phương trình (17). Hệ phương trình (17) cho ta thấy sự liên kết chéo giữa <br />
các kênh điều khiển động cơ quay cánh quạt trong bài toán điều khiển vị trí góc và chuyển <br />
động thẳng của quadrotor. <br />
U1 b (12 22 32 42 )<br />
2 2<br />
U 2 l b ( 2 4 )<br />
2 2<br />
U 3 l b (1 3 ) (17)<br />
2 2 2 2<br />
U 4 d (1 2 3 4 )<br />
1 2 3 4<br />
<br />
2.2. Mô hình hệ truyền động điện động cơ một chiều không tiếp xúc<br />
Trong bài báo này các tác giả sử dụng động cơ một chiều không tiếp xúc để truyền <br />
động cho các cánh quạt của quadrotor như hHình 2. <br />
<br />
<br />
S1 S3 S5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
+<br />
48V DC b<br />
<br />
c<br />
<br />
S4 S6 S2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ia ib ic Va Vb V<br />
c<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc nguyên lý của hệ thống động cơ một chiều không tiếp xúc.<br />
<br />
<br />
68 H.Q.Chính, Đ.H.Việt, P.N.Sâm, H.V.Huy, “Mô phỏng hệ điều khiển… không tiếp xúc.” <br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Động cơ một chiều không tiếp xúc dùng trong các hệ truyền động điện của các hệ <br />
thống tự động hóa công suất vừa và nhỏ chủ yếu là loại động cơ kích từ bằng nam châm <br />
vĩnh cửu [4]. Cấu trúc nguyên lý của động cơ một chiều không tiếp xúc được xét ở đây <br />
trong 1 tổ hợp gồm: Cảm biến vị trí rôto, khối biến đổi và phần mạch lực bán dẫn công <br />
suất. Chúng hình thành và cấp cho các cuộn dây 3 pha stato động cơ các điện áp Ua, Ub, <br />
Uc phù hợp với vị trí rôto. Đặc điểm của động cơ một chiều không tiếp xúc là từ trường <br />
kích thích (roto) bất động so với roto và quay cùng với nó. Dòng điện phần ứng cấp vào <br />
các cuộn dây stato bất động được đảo chiều một cách thích hợp nhờ cảm biến vị trí roto và <br />
các bộ chuyển mạch bán dẫn công suất, chúng tương tác với từ trường kích từ tạo ra <br />
mômen quay. Mô hình toán học của động cơ được đưa ra theo phương trình sau [4]: <br />
u A Rs iA ( Ls M ) diA dt E A<br />
<br />
u B Rs iB ( Ls M ) diB dt EB (18)<br />
u R i ( L M ) di dt E<br />
C s C s C C<br />
<br />
Trong phương trình (18) chứa các điện áp, dòng điện, sức điện động tức thời của stato <br />
cũng như điện trở thuần, điện cảm của các cuộn dây. Thường các cuộn dây mắc đối xứng <br />
nên RA = RB = RC = RS (RS điện trở thuần của cuộn dây stato), LA = LB = LC = LS (LS điện <br />
cảm của cuộn dây stato), LAB = LBC = LCA =LBA = LCB = LAC = M (M là hỗ cảm của cuộn <br />
dây stato). Mômen điện từ sinh ra do sự tương tác của dòng điện trong các cuộn dây và từ <br />
trường kích từ là: <br />
M I s d m d ; m ( ) 1 0,5. max ; max 2 N1 Bl r1 (19)<br />
M 4 N1 Bl r1is K I s<br />
Trong đó: - N1 là số vòng dây một pha; - l r1 là diện tích mặt cực từ <br />
<br />
- B là cảm ứng từ; - là góc quay của từ trường <br />
Ta thấy biểu thức mômen của động cơ một chiều không tiếp xúc (19) giống biểu thức <br />
mômen của động cơ điện một chiều. Định luật II Niutơn biểu diễn sự cân bằng mômen <br />
trên trục động cơ: <br />
J d dt M M t ; d dt (20) <br />
2<br />
Trong đó: J (kg.m ) là mômen quán tính trên trục động cơ có tính đến quán tính của <br />
bản thân động cơ cũng như quán tính của cơ cấu làm việc và hộp giảm tốc quy đổi về trục <br />
động cơ; (rad/s) là vận tốc góc của động cơ; (rad) là góc quay của động cơ, lấy gốc <br />
là trục cuộn dây A; Mt (N.m) là mômen cản trên trục động cơ. <br />
Mômen động cơ là tổng mômen các cuộn dây: <br />
M = MA + MB + MC<br />
Từ các phương trình trên ta tổng hợp hệ truyền động điện điều khiển tốc độ động cơ <br />
một chiều không tiếp xúc kích từ nam châm vĩnh cửu nguồn áp gồm 2 vòng điều chỉnh. <br />
Vòng dòng điện sử dụng bộ điều khiển rơle, vòng tốc độ được tổng hợp theo tiêu chuẩn tối <br />
ưu môđun như hình 3. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 69<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng hệ điều khiển động cơ một chiều không tiếp xúc kích từ<br />
nam châm vĩnh cửu nguồn áp với bộ điều khiển PI.<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG HỆ ĐIỀU KHIỂN ĐỘ CAO QUADROTOR VỚI<br />
ĐỘNG CƠ CHẤP HÀNH MỘT CHIỀU KHÔNG TIẾP XÚC<br />
Từ các phương trình mô tả động học của quadrotor ta tổng hợp hệ truyền động điện <br />
điều khiển độ cao của quadrotor. Cấu trúc hệ điều khiển như chỉ ra trên hình 4. Nó gồm <br />
hai vòng điều chỉnh, vòng trong sử dụng bộ điều chỉnh PI, vòng ngoài dùng bộ điều chỉnh <br />
PD. Để bù tác động của gia tốc trọng trường ta sử dụng bộ điều chỉnh PD, đối tượng điều <br />
khiển quadrotor là đối tượng phức tạp, công cụ mô phỏng tỏ ra rất tiện lợi và hiệu quả khi <br />
lựa chọn cấu trúc và thông số của các bộ điều khiển. Trong phạm vi bài báo này, nghiên <br />
cứu mô phỏng được thực hiện để kiểm chứng tính chính xác của mô hình và sự thay đổi <br />
của hệ số trong kênh phản hồi chính khi thay đổi lượng điều chỉnh độ cao. Việc mô phỏng <br />
được thực hiện trên công cụ mô phỏng Matlab Simulink như hình 4. Thông số của động cơ <br />
truyền động của quadrotor và của bộ điều khiển được thể hiện trên bảng 1 dưới đây. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mô hình động lực học và điều khiển độ cao của quadrotor.<br />
<br />
<br />
70 H.Q.Chính, Đ.H.Việt, P.N.Sâm, H.V.Huy, “Mô phỏng hệ điều khiển… không tiếp xúc.” <br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1.Thông số của động cơ truyền động của quadrotor và của bộ điều khiển.<br />
Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị <br />
-3<br />
Điện trở, điện cảm stato Rs, Ls 2,78; 8,5e , H <br />
Mô men quán tính J 0,089 Nms2 <br />
Khối lượng quadrotor m 1 kg <br />
Mômen quán tính trục x IXX 0,0081 Nms2 <br />
Mômen quán tính trục y IYY 0,0081 Nms2 <br />
Mômen quán tính trục z IZZ 0,0142 Nms2 <br />
Gia tốc trọng trường g 9.81 m s-2 <br />
KC từ tâm quadrotor đến tâm của ĐC l 0.24 m <br />
Hệ số bộ điều khiển PI KP, KI 0,013; 16,61 <br />
Hệ số bộ điều khiển PD KP, KD 400; 10 <br />
Bộ ổn định gia tốc PD KP, KD 90; 5 <br />
Kết quả mô phỏng khi thay đổi thông số đầu vào để đạt được các thay đổi của thông số <br />
đầu ra, từ đó thiết lập được quan hệ hàm số sự phụ thuộc của hệ số phản hồi vào lượng <br />
thay đổi độ cao. Tiến hành mô phỏng với các trường hợp sau: <br />
Mô phỏng 1: Khi đại lượng đầu vào là sự thay đổi độ cao có giá trị đặt là Uvào = 1m, hệ <br />
số phản hồi Kph = 0,451. Kết quả đã đạt được độ cao cần thay đổi với sự ổn định mong <br />
muốn và đảm bảo các thông số kỹ thuật như độ quá chỉnh, thời gian tăng và thời gian quá <br />
độ (hình 5). <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Độ dịch chuyển theo trục x, y, z (đơn vị là m)<br />
và các góc , , (đơn vị là rad) theo thời gian.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Độ dịch chuyển theo trục x, y, z (đơn vị là m)<br />
và các góc , , (đơn vị là rad) theo thời gian.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 71<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Mô phỏng 2: Khi đại lượng đầu vào là sự thay đổi độ cao có giá trị đặt là Uvào = 2,5m, <br />
hệ số phản hồi Kph = 0,779. Kết quả đã đạt được độ cao cần thay đổi với sự ổn định mong <br />
muốn và đảm bảo các thông số kỹ thuật như độ quá chỉnh, thời gian tăng và thời gian quá <br />
độ (hình 6). <br />
Tổng hợp các kết quả thu được ta có bảng dữ liệu mô tả quan hệ giữa hệ số phản hồi và <br />
lượng vào (bảng 2). Bảng dữ liệu này được sử dụng khi thiết kế chương trình điều khiển. <br />
Sơ đồ mô phỏng cho phép ta thực hiện một số lượng lớn các thực nghiệm để có được quan <br />
hệ hàm số giữa hệ số phản hồi và lượng vào trong giới hạn rộng. <br />
Bảng 2. Các giá trị đâu vào và các hệ số phản hồi.<br />
Đầu vào Hệ số phản hồi Kph<br />
Uvào = 1,0 Kph = 0,451 <br />
Uvào = 2,5 Kph = 0,779 <br />
<br />
Các kết quả thu được cũng cho ta thấy rằng mô hình của quadrotor khi sử dụng động cơ <br />
một chiều không tiếp xúc là một mô hình phi tuyến phức tạp, nên việc sử dụng các bộ điều <br />
khiển tuyến tính (PID) thông thường sẽ không thu được kết quả mong muốn, mà cần phải <br />
sử dụng các bộ điều chỉnh phi tuyến hoặc các kênh phản hồi phi tuyến mới có thể đạt được <br />
kết quả mong muốn. Trong trường hợp này sơ đồ mô phỏng sẽ tạo ra một công cụ hỗ trợ <br />
để có được bộ dữ liệu cần thiết. <br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Với cách tiếp cận cơ hệ nhiều vật, bài báo đã trình bày kết quả xây dựng mô hình động <br />
lực học của quadrotor bao gồm cả hệ truyền động cánh quạt sử dụng động cơ một chiều <br />
không tiếp xúc kích từ nam châm vĩnh cửu. Các phương trình mô tả động học của <br />
quadrotor là cơ sở để tổng hợp hệ điều khiển độ cao cho quadrotor. Các kết quả mô phỏng <br />
đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình đã xây dựng và kết quả này làm cơ sở cho việc <br />
tổng hợp các thuật toán phức tạp cho quadrotor. <br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đào Văn Hiệp, Trần Xuân Diệu, Phùng Thế Kiên, “Mô hình hóa động lực học<br />
quadrotor”, Hội nghị toàn quốc về điều khiển và tự động hóa, Hà Nội, (2011). <br />
[2]. Đào Văn Hiệp, Trần Xuân Diệu, Phùng Thế Kiên, “Xây dựng động lực học<br />
quadrotor”, Tạp chí khoa học và kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sự, (2011). <br />
[3]. Nguyễn Văn Khang, “Động lực học hệ nhiều vật”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, (2007). <br />
[4]. Đào Hoa Việt, “Bài tập ví dụ và Thực hành điều khiển tự động truyền động điện”, <br />
NXB Học viện KTQS, (2011). <br />
[5]. S. Bouabdallah, P. Murrieri, and R. Siegwart, “Design and control of an indoor micro<br />
quadrotor”, In Robotics and Automation, Proceedings. ICRA'04. (2004) IEEE. <br />
[6]. Tommaso Bresciani, “Modelling, Identification and Control of a quadrotor<br />
Helicopter”, (2008). <br />
[7]. Pedro Castillo, Rogelio Lozano and Alejandro E.Dzul, “Modelling and Control of<br />
Mini-Flying Machines”, Springer, Compiègne, France, (2004). <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72 H.Q.Chính, Đ.H.Việt, P.N.Sâm, H.V.Huy, “Mô phỏng hệ điều khiển… không tiếp xúc.” <br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
SIMULATION OF THE HEIGHT CONTROLLER OF <br />
A QUADROTOR USING BLDC MOTOR <br />
<br />
In this work a dynamic model of a quadrotor using BLDC motors is built.<br />
Researched simulation of the height controller of the quadrotor based on the<br />
received model. The simulation results show the correctness of the model and<br />
approach method and make the basis for synthesis the complex controllers of a<br />
quadrotor.<br />
<br />
Keywords: Quadrotor, Control, Dynamic model, Brushless DC motors. <br />
<br />
Nhận bài ngày 04 tháng 3 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 16 tháng 5 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: 1Học Viện Kỹ Thuật quân sự; <br />
*E-mail: chinhhq@mta.edu.vn <br />
2<br />
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Việt Trì - Phú Thọ; <br />
*Email: huyhieu1978@gmail.com <br />
3<br />
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 73<br />