Mối liên hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu bài viết là nghiên cứu mối liên hệ giữa công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua việc thu thập dữ liệu từ 17 NHTM CP niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX trong giai đoạn 2015 - 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối liên hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THE RELATIONSHIP BETWEEN CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY (CSR) DISCLOSURE AND FINANCIAL PERFORMANCE OF JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS LISTED ON VIETNAM STOCK MARKET TS. Dương Hoàng Ngọc Khuê Trường Đại học Tài chính – Marketing ThS. Lê Bảo Quyên Trường Đại học Phan Thiết Tóm tắt: Mục tiêu bài báo là nghiên cứu mối liên hệ giữa công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua việc thu thập dữ liệu từ 17 NHTM CP niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX trong giai đoạn 2015 - 2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy OLS để kiểm định mối liên hệ giữa công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP có mối liên hệ với nhau, công bố TNXH tác động tích cực đến thành quả tài chính và các biến kiểm soát gồm: Quy mô ngân hàng, Thời gian hoạt động của ngân hàng, Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, Tỷ lệ nợ xấu tác động tích cực đối với thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, ba nhóm giải pháp có liên quan đã được đề xuất nhằm tăng cường thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết tại Việt Nam. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, ngân hàng thương mại cổ phần, thành quả tài chính Abstract: This article studies the relationship between corporate social responsibility (CSR) disclosure and financial performance of joint stock commercial banks listed on Vietnam stock market. Through the collection of data from 17 banks listed on two exchanges HOSE and HNX in the period from 2015-2020. The study has used a quantitative method with the Ordinary Least Squares (OLS) method to test hypotheses the relationship between CSR disclosure and financial performance of joint stock commercial banks listed on Vietnam stock market. Quantitative research results have shown that CSR disclosure is related to financial performance of joint stock commercial banks, CSR disclosure has a positive impact on financial performance and the control variables include Bank size, Age, Loan-to-Deposit Ratio, Non-Performing Loan Ratio has a positive impact on the financial performance of the joint stock commercial banks. Based on the research results, three
- groups of related solutions have been proposed to increase the financial performance of the joint stock commercial banks listed on Vietnam. Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), Commercial bank, financial performance. JEL Classification: M10, M20, M40 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.04202314 1. Giới thiệu Thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh và tốc độ thay đổi nhanh chóng đang đặt các NHTM CP dưới áp lực chưa từng có để không chỉ thành công mà còn phát triển bền vững trong tương lai. Công bố thông tin TNXH được sự quan tâm chú ý nhiều trong những năm gần đây, khi mà các công ty, nhà đầu tư và người tiêu dùng nhận thức được vai trò của phát triển bền vững và những ảnh hưởng nhất định đến thành quả tài chính của các NHTM CP. Theo Hanifa và Cooke (2005) lập luận rằng thực hiện công bố thông tin TNXH sẽ làm tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, tạo được niềm tin với các bên liên quan và gia tăng thành quả tài chính. Điều này dẫn đến kết luận, NHTM CP càng có những hành động vì cộng đồng, xã hội thì hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Đây cũng là định hướng mà các NHTM CP hướng đến sự phát triển bền vững. Nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 96/2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 và thay thế Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra cái nhìn chung về mối liên hệ giữa công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tiến hành kiểm tra sự tác động của các biến kiểm soát gồm: Quy mô ngân hàng, Thời gian hoạt động của ngân hàng, Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, Tỷ lệ nợ xấu đối với thành quả tài chính của các NHTM CP. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp nhà quản trị ngân hàng xây dựng và đưa ra chiến lược để nâng cao thành quả tài chính, thúc đẩy ngân hàng phát triển bền vững và hoạt động hiệu quả. 2. Giả thuyết nghiên cứu Kể từ khi thông tư 155/2015/TT-BTC được ban hành (nay được thay thế bằng thông tư 96/2020/TT-BTC), trên các phương tiện truyền thông và chính phủ bắt đầu quan tâm hơn đến trách nhiệm xã hội của các ngân hàng. Theo Aramburu & Pescador (2017) các ngân hàng có danh tiếng tốt có thể giữ chân người tiêu dùng tốt hơn, dễ dàng giành được sự tin tưởng của các bên liên quan đồng thời củng cố hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, theo Surroca và cộng sự (2010) cho rằng mối liên hệ giữa công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính có tác động đến việc tạo ra các nguồn lực có giá trị bên ngoài và bên trong. Điển hình như nghiên cứu của Simerly và Li (2000), Flamini và cộng sự (2009),
- Rajindra và cộng sự (2021) cho thấy mối liên hệ tác động tích cực của công bố thông tin TNXH đối với thành quả tài chính của các ngân hàng. Mặt khác, theo nghiên cứu của Carroll (1999) cho rằng vừa tham gia hoạt động cộng đồng vừa tạo lợi nhuận là thách thức đối với các doanh nghiệp. Song đó, việc tham gia công bố thông tin TNXH tốn nhiều thời gian và chi phí sẽ khiến ngân hàng gặp bất lợi so với đối thủ cạnh tranh Barnett & Salomon (2006). Cùng với quan điểm này, Zimmerman và Fliess (2017) cho rằng các ngân hàng tham gia dự án phục vụ cộng đồng là các tổ chức không công bố thông tin TNXH trong hoạt động kinh doanh. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau: H: Công bố thông tin TNXH có mối liên hệ đến thành quả tài chính của ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Mẫu nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu gồm 102 quan sát, được thu thập từ báo cáo tài chính của 17 NHTM CP tại Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2015-2020. Toàn bộ dữ liệu được trích xuất từ báo cáo tài chính trên website của các ngân hàng như: www.cafef.vn, www.vietstock.vn 3.2 Mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, mô hình được sử dụng để đo lường mối liên hệ giữa công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là mô hình của Orazalin (2019). Mô hình có dạng như sau: FP it =β 0 + β 1 ¿ ¿ it + β 2 AGE it + β3 LDR it + β 4 NPL it + ε ¿ Trong đó: FP it : Thành quả tài chính của ngân hàng i tại thời điểm t được đo lường bằng chỉ số tài chính ROA và ROE. ¿ ¿ it ¿: Quy mô ngân hàng AGEit : Thời gian hoạt động của ngân hàng LDR it : Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi NPLit : Tỷ lệ nợ xấu β 0: Hệ số chặn; β 1, … , β 4 : Hệ số hồi quy của các biến độc lập; i = 1, 2,…, N: Chỉ số tham chiếu của ngân hàng; t = 1, 2,…, N: Chỉ số thời gian. Bảng 1. Mô tả các biến Biến Ký hiệu Mô tả biến Biến phụ thuộc Tỷ suất lợi nhuận trên tổng ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ROE Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
- chủ sở hữu Biến độc lập Chỉ số công bố thông tin CSR Chỉ số công bố thông tin không trọng số với trách nhiệm xã hội danh mục thông tin TNXH dựa trên Thông tư 96/2020/TT-BTC Biến kiểm soát Quy mô ngân hàng SIZE Logarit giá trị vốn hóa ngân hàng Thời gian hoạt động của AGE Số năm hoạt động kể từ khi thành lập đến thời ngân hàng điểm nghiên cứu Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LDR Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi Tỷ lệ nợ xấu NPL Tổng Nợ xấu/Tổng dư nợ (Nguồn: nhóm tác giả thống kê) 4. Kết quả nghiên cứu Bảng 2.Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu Biến Số quan sát Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất ROA 102 1.13 0.12 0.11 2.28 ROE 102 1.06 0.05 1.00 1.19 CSR 102 2.46 3.18 0 8 SIZE 102 19.19 0.94 17.39 21.13 AGE 102 8.64 2.89 3 13 LDR 102 1.45 1.72 0 4 NPL 102 4.77 1.65 0 6 (Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata) Kết quả mô tả Bảng 2 cho thấy Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có mức điểm trung bình là 4,77 trên mức tổng điểm là 6. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) có mức điểm trung bình là 1,45 mức điểm trung bình này khá thấp so với mức tổng điểm tối đa là 4. Thời gian hoạt động của ngân hàng (AGE) trong mẫu có mức điểm trung bình là 8,64 trên mức tổng điểm tối đa là 13. Mức điểm trung bình của Quy mô ngân hàng (SIZE) là 19.19 trên mức tổng điểm là 21.13. Mức điểm trung bình của CSR đạt 2.46. Chỉ số thành quả tài chính của ROA, ROE lần lượt đạt 1.13 và 1.06. Như vậy, kết quả của thống kê mô tả dữ liệu cho thấy thành quả tài chính của các NHTM CP còn tương đối thấp với sự chênh lệch không đồng đều. Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ROA ROE CSR SIZE AGE LDR NPL VIF ROA 1 ROE 0.3908 1 1.02 CSR 0.0229 -0.231 1 1.00
- SIZE 0.0549 0.025 0.3216 1 1.19 AGE -0.150 0.1094 0.2542 -0.190 1 1.38 LDR 0.3291 0.0304 -0.040 0.2826 -0.216 1 1.18 NPL -0.170 -0.040 -0.076 0.0681 -0.0417 0.062 1 1.21 (Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata) Theo ma trận tương quan (Bảng 3), giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến nhỏ hơn 0,7. Điều này cho thấy không có hiện tượng tương quan giữa các biến. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định hệ số phương sai phóng đại (VIF). Kết quả bảng 3 cho thấy mối tương quan hệ số giữa các biến tương đối thấp và các nhân tố trong mô hình đối với hệ số VIF rất nhỏ (VIF < 10), điều này chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 4. Kết quả hồi quy đa biến tác động của công bố thông tin TNXH đến ROA Pool OLS FEM REM SGMM SIZE -0.01 0.01** -0.01 0.01** [-1.48] [0.54] [-1.22] [2.21] AGE 0.01* 0.01* 0.01* 0.01* [3.04] [6.20] [3.84] [2.28] LDR -0.01 0.01* -0.01 0.01* [-1.41] [-0.50] [-0.79] [-2.01] NPL 0.01 0.01 0.01 0.01 [0.85] [0.53] [1.55] [1.33] Hằng số -0.03** -0.22** -0.09** -0.04 [-2.00] [-5.94] [-3.40] [-1.54] Số mẫu 102 102 102 102 2 R 0.16 0.45 Ghi chú: *,**,***, lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%; Các số liệu trong dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện p-value. (Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata) Kết quả hồi quy cho thấy Quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến ROA với mức ý nghĩa thống kê 5%, tức là ủng hộ giả định rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có liên quan đến quy mô ngân hàng. Kết quả này cho thấy các ngân hàng có quy mô càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng tăng. Bên cạnh đó, quy mô ngân hàng lớn càng có khả năng mở rộng cơ sở khách hàng, nguồn vốn huy động cũng dễ dàng hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Simerly và Li (2000); Amato và Burson (2007); Flamini và cộng sự (2009). Đối với biến Thời gian hoạt động của ngân hàng (AGE) với hệ số hồi quy với mức ý nghĩa thống kê là 10%, tức là ủng hộ giả định rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có mối
- liên hệ với thời gian hoạt động của ngân hàng. Điều này đồng với quan điểm lý thuyết các bên liên quan, Freeman (1984) cũng cho rằng các bên liên quan luôn kỳ vọng vào việc công bố thông tin TNXH của các ngân hàng lâu đời, vì với kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp ngân hàng sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và nâng cao danh tiếng trên thị trường. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Liargo-vas và Skandalis (2008); Malik (2011). Đối với biến Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) có hệ số hồi quy với mức ý nghĩa thống kê là 10%, tức là ủng hộ giả định rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có mối liên hệ với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi. Hay nói cách khác, ngân hàng càng mở rộng cho vay nhiều hơn huy động vốn sẽ đem lại phần chênh lệch từ lãi vay và lãi tiền gửi càng lớn, dẫn đến lợi nhuận cao. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Rajindra và cộng sự (2021). Đối với biến Tỷ lệ nợ xấu (NPL) kết quả cho thấy có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng nhưng không có ý nghĩa thống kê, tức là không ủng hộ giả định rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng có liên quan đến tỷ lệ nợ xấu. Điều này cho thấy vấn đề về những khoản nợ chưa phải là yếu tố quyết định trong việc mang lại thành quả tài chính của ngân hàng. Bảng 5. Kết quả hồi quy đa biến tác động của công bố thông tin TNXH đến ROE Pool OLS FEM REM SGMM SIZE 0.40** 0.79** 0.58** 0.59** [2.40] [6.09] [4.33] [18.11] AGE 0.18** 0.72*** 0.29** 0.21*** [3.05] [4.72] [2.98] [2.25] LDR 0.03 -0.12** -0.01 0.03** [1.33] [-2.12] [-0.36] [0.83] NPL 0.03 0.11*** 0.09*** 0.02*** [0.98] [3.14] [2.93] [0.70] Hằng số 0.63 -9.42** -1.80 0.03 [0.54] [-3.24] [-0.94] [0.02] Số mẫu 102 102 102 102 2 R 0.17 0.51 Ghi chú: *,**,***, lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%; Các số liệu trong dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện p-value. (Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata) Kết quả hồi quy cho thấy quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến hệ số ROE với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn thì giá trị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng tăng. Cùng với đó, khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn. Có thể thấy, với quy mô lớn, các
- ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Đối với biến Thời gian hoạt động của ngân hàng (AGE) có tác động cùng chiều đến hệ số ROE với mức ý nghĩa 1%. Điều này đồng nghĩa với thời gian hoạt động của ngân hàng càng tăng thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng tăng. Đối với ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc huy động vốn của các ngân hàng là một hình thức vay mượn tiền mà không có tài sản thế chấp, do đó sự tín nhiệm đối với ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Vì thế thời gian hoạt động của ngân hàng càng lớn sẽ càng nhận được sự tín nhiệm cao hơn. Do đó thời gian hoạt động của ngân hàng có tác động tương quan thuận lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là hợp lý. Kết quả mô hình hồi quy cũng cho thấy Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) và Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tác động cùng chiều đến hệ số ROE với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1%. Điều này cho thấy khi các công bố thông tin TNXH được thực hiện, giá trị của ngân hàng sẽ tăng lên. 5. Kết luận Nghiên cứu cho thấy, công bố thông tin TNXH và thành quả tài chính của các NHTM CP có mối liên hệ với nhau, công bố TNXH tác động tích cực đến thành quả tài chính và các biến kiểm soát gồm: Quy mô ngân hàng, Thời gian hoạt động của ngân hàng, Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, Tỷ lệ nợ xấu có tác động tích cực đối với thành quả tài chính của các NHTM CP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất hàm ý chính sách cụ thể sau: Thứ nhất, các NHTM CP có thể tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao danh tiếng của nền tài chính thị trường thông qua chiến lược tuân thủ các quy định về thực hiện công bố thông tin TNXH. Đồng thời, việc thực hiện công bố thông tin TNXH làm giảm sự bất cân xứng thông tin, do đó tăng sự tin tưởng của các bên liên quan và nâng cao thành quả tài chính. Thứ hai, các NHTM CP cần có chiến lược để mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh để tăng thành quả tài chính. Đối với chiến lược mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng cần có tiềm lực về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Các ngân hàng có thể xem xét đến phương án tăng vốn như: Chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ và chào bán cho cán bộ nhân viên,… Thứ ba, các NHTM CP cần nâng cao khả năng sinh lời, cơ cấu lại tỷ lệ vốn vay theo hướng giảm tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản để giảm áp lực trả nợ giúp ngân hàng ứng phó tốt trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, đồng thời khẳng định danh tiếng của ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tài liệu tham khảo:
- Aramburu, I. A., & Pescador, I. G. (2017). The effects of corporate social responsibility on customer loyalty: The mediating effect of reputation in cooperative banks versus commercial banks in the Basque country. Journal of Business Ethics, 1-19. Amato, L. H., & Burson, T. E. (2007). The effects of firm size on profit rates in the financial services. Journal of Economics and Economic Education Research, 8(1), 67-81. Barney, J. (1991). Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of management, 17(1), 99-120. Carroll, A. B. (1999). Corporate Social Responsibility Evolution of a Definitional Construct. Business and Society, 38(3), 268–296. Cornett, M. M., Erhemjamts, O., & Tehranian, H. (2016). Greed or good deeds: An examination of the relation between corporate social responsibility and the financial performance of US commercial banks around the financial crisis. Journal of Banking & Finance, 70, 137-159. Forcadell, F. J., & Aracil, E. (2017). European Banks' reputation for corporate social responsibility. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 24(1), 1- 14. Freeman, R. E. (1984). Strategic management: A stakeholder approach. Boston: Pitman. Haniffa, R. M., & Cooke, T. E. (2005). "The impact of culture and governance on corporate social reporting." Journal of accounting and public policy, 24(5), 391-430. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3(4), 305-360. Malik, H. (2011). Determinants of insurance companies’ profitability: an analysis of insurance sector of Pakistan. Academic Research International, 1(3), 2223-2253. Orazalin, N. (2019). Corporate governance and corporate social responsibility (CSR) disclosure in an emerging economy: Evidence from commercial banks of Kazakhstan. Corporate Governance, 19(3), 490–507. Flamini, R., GUASMIN, G., BURHANUDDIN, B., & ANGGRAENI, R. N. (2021). Costs and Operational Revenue, Loan to Deposit Ratio Against Return on Assets: A Case Study in Indonesia. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(5), 109-115. Surroca, J., Tribó, J. A., & Waddock, S. (2010). Corporate responsibility and financial performance: The role of intangible resources. Strategic management journal, 31(5), 463- 490. Simerly, R.L. & Li, M. (2000). Environmental dynamism, capital structure and performance: a theoretical integration and an empirical test. Strategic Management Journal, 21 (1), 31-49.
- Wu, M. W., Shen, C. H., & Chen, T. H. (2017). Application of multi-level matching between financial performance and corporate social responsibility in the banking industry. Review of Quantitative Finance and Accounting, 49(1), 29-63. Zimmermann, S., & Fliess, S. (2017). Approaching sustainability–A typology of strategy content in the banking industry. Proceedings of EURAM.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm tài chính doanh nghiệp
45 p | 2591 | 881
-
Bài giảng: Rủi ro tín dụng
35 p | 308 | 103
-
Các thuật ngữ tài chính mới
6 p | 207 | 82
-
Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại AGRIBANK chi nhánh Hai Bà Trưng- 5
11 p | 157 | 52
-
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC LOẠI CHI PHÍ CHỦ YẾU - 4
21 p | 159 | 34
-
Quá trình hình thành và phương pháp liên kết mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất p2
7 p | 82 | 8
-
Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ trung cấp) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
81 p | 37 | 6
-
Bài giảng Kỹ năng xử lý chứng từ: Bài 2 - Ngô Hoàng Điệp
27 p | 77 | 5
-
Áp dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản và cải thiện chất lượng thông tin
18 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn