intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên quan giữa điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm và tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, tiến triển mạn tính, với tỷ lệ tái phát từ 50% đến 92%. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là không điều trị duy trì. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát mối liên quan giữa điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm và tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên quan giữa điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm và tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 2. Phạm Bá Nha (2009) Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2008. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Đại học y Hà Nội, Bộ Y tế 3. Lộc Quốc Phương (2016), Đánh giá cách xử trí sản phụ có sẹo mổ lấy thai ở tuổi thai ≥ 37 tuần tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang,Bản tin Y Dược miền núi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, số 3, tr 47-54 4. Hoàng Xuân Toàn (2016), Nghiên cứu thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai một lần tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 81. 5. Li WH, et al. (2016). "Vaginal birth after cesarean section: 10 years of experience in a tertiary medical center in Taiwan", Taiwan J Obstet Gynecol, 55(3) 394-8.82. 6. Zahumensky J, et al. (2019). "Evaluation of cesarean delivery rates at three university hospital labor units using the Robson classification system", Int J Gynaecol Obstet, 146 (1), 118- 125.74. RESEARCH OF CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS AND ASSESS INDICATIONS AND RERULTS OF C-SECTION SCAR IN PREGNANT WOMEN WHO HAVE HAD C-SECTION IN LUONG TAI HOSPITAL, BAC NINH PROVINCE SUMMARY The prognosis of delivery will be more difficult and complicated for women who have had a cesarean section (CS). Objective: Description of clinical, subclinical characteristics and CS scar indication results of women of a previous cesaran section at Luong Tai Hospital, Bac Ninh Province, 2017 - 2018. Subjects: 296 pregnant women of the C-section scar in the Department of Obstetrics and Gynecology, Luong Tai Hospital, Bac Ninh. Method: cross-sectional description. Results: The rate of CS scar in pregnant women of the previous CS accounted for 99.3%. The rate of only one CS accounted for 92.2%. The distance between 2 times of CS ≤ 24 months accounted for 28%. There were 97.3% of infants with Apgar of 7 or above in the first minute. Cases of absolute CS indication accounted for 34.8%. The relative indication of CS accounted for 40.8%. Cases of indefinite CS indication accounted for 24.4%. Keywords: Caesarean section, cesarean section scar, apgar, absolute cesarean section, relative cesarean section. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ VỚI MỨC ĐỘ THUYÊN GIẢM VÀ TÁI PHÁT Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID Nguyễn Thị Huyền1,2, Nguyễn Văn Tuấn1,3, Nguyễn Thị Hoa1,5,7, Lê Thị Thu Hà 1,3, Nguyễn Quang Ngọc Linh6, Nguyễn Mạnh Hùng4 1 Trường Đại học Y Hà Nội; 2 Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; 3 Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, 4 Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, 5 Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương; 6 Trường Đại học Y Dược Huế; 7 Trường Đại học Chari té CHLB Đức Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Huyền Số điện thoại: 0911078629 . Email: huyen041975@gmail.com Tóm tắt Đặt vấn đề: Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, tiến triển mạn tính, với tỷ lệ tái phát từ 50% đến 92%. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là không điều trị duy trì. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát mối liên quan giữa điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm và tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid. Đối tượng và phương pháp: 81 bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Có sự liên quan giữa việc có điều trị 329
  2. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 duy trì và không điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm bệnh (p0,05). Kết luận: Sự điều trị duy trì có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thuyên giảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid. Vai trò của sự điều trị duy trì với số lần tái phát và thời gian ổn định bệnh cần được làm sáng tỏ hơn ở những nghiên cứu với quy mô lớn hơn. Từ khóa: tâm thần phân liệt thể paranoid, điều trị duy trì, mức độ thuyên giảm, tái phát. RELATIONSHIP BETWEEN MAINTENANCE TREATMENT WITH THE LEVEL OF REMISSION AND RELAPSE IN PATIENTS WITH PARANOID SCHIZOPHRENIA Summary Background and objectives: Schizophrenia is a severe, chronic progressive mental illness, with the rate of relapse between 50% and 92%. One of the leading causes of relapses in schizophrenic patients is not maintenance treatment. The aim of the study was to examine the association between maintenance treatment and the level of remission and relapse in patients with paranoid schizophrenia. Subjects and methods: 81 inpatients with paranoid schizophrenia from Hanoi Psychiatric Hospital. Research method: cross-sectional description. Results: There was a correlation between maintenance or no maintenance treatment and the level of remission (p0,05). Conclusions: Maintenance treatment has a significant effect on the level of remission in patients with paranoid schizophrenia. The role of maintenance treatment with the number of relapses and duration of stabilization needs to be elucidated in larger studies. Key words: paranoid schizophrenia, maintenance treatment, level of remission, relapse. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh tâm thần nặng, tiến triển mạn tính và hay tái phát, chiếm tỷ lệ từ 0,3-1,5% dân số [3]. Trong các thể của bệnh TTPL, thể paranoid với các triệu chứng dương tính như hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng. Tâm thần phân liệt rất hay tái phát với tỷ lệ từ 50% đến 92%, và tái phát ngay cả khi đang trong quá trình điều trị [5]. Đây là một thách thức lớn vì TTPL tái phát mang lại tác động tiêu cực và gánh nặng rất lớn cho người bệnh, gia đình, cơ quan chăm sóc sức khỏe tâm thần và nền kinh tế đất nước. Theo nghiên cứu của Amond S và cộng sự (2004), chi phí cho người bệnh TTPL tái phát cao gấp bốn lần so với những người bệnh không tái phát [2] và phần lớn là chi phí do phải điều trị nội trú [12]. Tái phát là sự xuất hiện trở lại bệnh TTPL sau một giai đoạn ổn định ở các mức độ khác nhau và tình trạng tái phát có thể quyết định sự tái nhập viện hoặc sự can thiệp cấp tính [8]. Tái phát bao giờ cũng xuất hiện trên nền một giai đoạn thuyên giảm và ổn định nhất định, cho nên bất kỳ một nghiên cứu nào về tái phát cũng không thể tách rời với nghiên cứu quá trình thuyên giảm và ổn định bệnh. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tái phát bệnh TTPL đó là người bệnh không điều trị duy trì hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Trong một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp các nghiên cứu theo chiều dọc về các yếu tố nguy cơ tái phát ở người bệnh TTPL ổn định sau giai đoạn loạn thần đầu tiên, sự không tuân thủ điều trị là yếu tố nguy cơ tái phát lớn nhất, làm tăng nguy cơ tái phát 400% [4]. Theo Kazadi và cộng sự, 63,6% bệnh nhân không tuân thủ điều trị trong đó 80,4% tái phát [5], theo Schennach và cộng sự là 52% [14]. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là: khảo sát mối liên quan giữa điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm và tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm 81 bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội, từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. * Tiêu chuẩn lựa chọn 330
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Tất cả bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) theo ICD10 [15]. * Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nhóm nghiên cứu; bệnh nhân có tổn thương não (chấn thương sọ não, viêm não, tai biến mạch máu não), nghiện chất, tiền sử sa sút trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, không biết chữ, khiếm thính hoặc khiếm thị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang - Các bước tiến hành: + Bệnh nhân được thu thập thông tin, khám lâm sàng vào thời điểm nhập viện bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần theo bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đồng thời tham khảo hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại bệnh viện. + Phân loại mức độ thuyên giảm theo M. la Xêrêxiki [6]: Thuyên giảm loại A: hết cơn, người bệnh hoàn toàn bình phục, không có hiện tượng di chứng nào (khỏi bệnh). Thuyên giảm loại B: người bệnh hồi phục không hoàn toàn, khả năng làm việc trở lại nhưng bệnh còn để lại dấu vết như biến đổi tính tình dễ mệt mỏi… Thuyên giảm loại C: người bệnh có thể được ra viện nhưng vẫn còn các biểu hiện di chứng, khả năng lao động giảm sút. Thuyên giảm loại D: các biểu biện giảm đi, khả năng chăm sóc người bệnh dễ dàng hơn, khả năng lao động không hồi phục. O: không đỡ 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. 2.4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được Hội đồng đề cương luận văn bác sỹ chuyên khoa II của Trường Đại học Y Hà Nội thông qua, được sự chấp thuận tự nguyện tham gia của người đại diện pháp lý và đối tượng nghiên cứu. Đây là nghiên cứu mô tả lâm sàng, không can thiệp điều trị của bác sĩ. III. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n=81 Tỷ lệ % Tuổi Trung bình ± độ lệch chuẩn 34,67± 8,29 Nữ 28 34,57 Giới Nam 53 65,43 Không nghề 63 77,78 Nông dân 4 4,94 Nghề nghiệp Cán bộ viên chức 1 1,23 Nghề tự do 13 16,05 Chưa kết hôn 45 55,56 Hôn nhân Lập gia đình 22 27,16 Ly thân, ly hôn 14 17,28 Tuổi trung bình nhóm đối tượng nghiên cứu là 34,67 tuổi (độ lệch chuẩn = 8,29), nam giới chiếm đa số với 65,43%, số bệnh nhân không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (77,78%), đa số bệnh nhân chưa kết hôn (55,56%). Bảng 2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh (năm) n=81 Tỷ lệ % ≤5 31 38,27 > 5 – 10 18 22,22 >10 32 39,51 Thời gian mắc bệnh trung bình 9,63 ± 6,76 331
  4. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,51%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 9,63 ± 6,76 năm Bảng 3. Đặc điểm số lần nhập viện Số lần nhập viện n=81 Tỷ lệ % ≤ 3 lần 39 48,15 > 3 lần 42 51,85 Số lần nhập viện trung bình 4,72 ± 2,91 Nhóm bệnh nhân nhập viện hơn 3 lần chiếm đa số với 51,85%. Số lần nhập viện trung bình là 4,72 ± 2,91 lần. Bảng 4. Mối liên quan giữa điều trị duy trì và mức độ thuyên giảm bệnh TTPL thể Paranoid. Mức độ thuyên giảm p Điều trị duy Loại B Loại C Loại D trì n % n % N % Không 0 0 10 22,22 5 55,56 Có 27 100 35 77,78 4 44,44 0,001 Tổng 27 100 45 100 9 100 Không có bệnh nhân nào có mức độ thuyên giảm loại A (khỏi bệnh hoàn toàn). Tỷ lệ các mức độ thuyên giảm của hai nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 5. Mối liên quan giữa điều trị duy trì với số lần tái phát và thời gian ổn định bệnh. Điều trị duy trì Có Không p Chỉ số nghiên cứu n = 66 n = 15 Số lần tái phát (lần) 4,68 ± 3,70 4,87 ± 2,84 0,83 Thời gian ổn định bệnh (tháng) 20,29 ± 25,12 15,60 ± 18,82 0,49 Số lần tái phát ở nhóm bệnh nhân không điều trị duy trì (4,87 ± 2,84) cao hơn ở nhóm bệnh nhân có điều trị duy trì (4,68 ± 3,70). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Thời gian ổn định bệnh ở nhóm bệnh nhân không điều trị duy trì (15,60 ± 18,82) ngắn hơn ở nhóm bệnh nhân có điều trị duy trì (20,29 ± 25,12). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 81 bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội với độ tuổi trung bình 34,67±8,29, nam giới chiếm đa số với 65,43%, số bệnh nhân không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (77,78%), đa số bệnh nhân chưa kết hôn (55,56%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,51%, thời gian mắc bệnh trung bình là 9,63 ± 6,76 năm (bảng 2). Trong đó, số bệnh nhân nhập viện hơn 3 lần chiếm đa số với 51,85%, số lần nhập viện trung bình là 4,72 ± 2,91 lần (bảng 3). Nghiên cứu của Weifeng Mi trên 1400 bệnh nhân TTPL thì thấy rằng thời gian mắc bệnh trung bình là 8,36 ± 9,23, trong đó trên 5 năm chiếm 46,85% và số lần nhập viện trung bình là 2,22 ± 4,14 [10]. Theo nghiên cứu của Irshad Ahmad gồm 60 bệnh nhân TTPL, thời gian mắc bệnh trung bình là 8,83  5,39, với 55% bệnh nhân có số lần nhập viện lớn hơn 3 lần [1]. Theo Ohmori T và cộng sự (1999) nghiên cứu hồi cứu ở 50 người bệnh TTPL thể hoang tưởng điều trị ngoại trú 15 năm trở lên kể từ các đợt loạn thần đầu tiên cho kết quả tỷ lệ tái phát trong vòng 2, 5, 10, 15 năm kể từ khi thuyên giảm giai đoạn loạn thần đầu tiên lần lượt là 52, 60, 86 và 90% [11]. Theo kết quả bảng 4, không có bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn, có sự liên quan giữa việc điều trị duy trì và không điều trị duy trì với mức độ thuyên giảm bệnh (p
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 là các yếu tố quan trọng đồng thời đóng vai trò quan trọng trọng việc cải thiện sự thuyên giảm và kết quả lâu dài của bệnh nhân TTPL. Kết quả từ bảng 5 cho thấy có sự khác biệt về số lần tái phát và thời gian ổn định bệnh giữa hai nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì ở bệnh nhân TTPL thể paranoid, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn, nên cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khảo sát ảnh hưởng của việc điều trị duy trì với tái phát ở bệnh nhân TTPL paranoid. Theo Kissling W, mặc dù vẫn đang điều trị duy trì bằng thuốc chống loạn thần nhưng khoảng 50% người bệnh TTPL vẫn bị tái phát trong năm đầu tiên sau đợt loạn thần gần nhất, 75% người bệnh TTPL tái phát do không tuân thủ điều trị [7]. Nghiên cứu của Melcer P và cộng sự (2002) về các yếu tố liên quan đến tái phát trong bệnh TTPL, kết quả cho thấy yếu tố không tuân thủ điều trị dược lý gặp nhiều nhất với 51,7% [9]. V. KẾT LUẬN Sự điều trị duy trì có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thuyên giảm ở bệnh nhân TTPL paranoid, với tỷ lệ các mức độ thuyên giảm giữa 2 nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì khác nhau có ý nghĩa thống kê. Mặc dù có sự khác biệt về số lần tái phát và thời gian ổn định bệnh giữa 2 nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì, tuy nhiên vai trò của sự điều trị duy trì với tái phát ở bệnh nhân TTPL paranoid cần được làm sáng tỏ hơn ở những nghiên cứu với quy mô lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad I., Khalily M.T., et al (2016). Factors associated with psychotic relapse in patients with schizophrenia in a Pakistani cohort. Int J Ment Health Nurs, 26(4), 384-390. 2. Almond S., Knapp M., et al (2004). Relapse in schizophrenia: costs, clinical outcomes and quality of life. Br J Psychiatry, 184, 346–351. 3. Bộ môn tâm thần và tâm lý y học (2005). Tâm thần phân liệt. Giáo trình giảng dạy sau đại học. Học viện quân y, 177–214. 4. Correll C.U., Rubio J.M., et al (2018). What is the risk-benefit ratio of long-term antipsychotic treatment in people with schizophrenia?. World Psychiatry, 17(2), 149–160. 5. Kazadi N.J.B., Moosa M.Y.H., et al (2008). Factors associated with relapse in schizophrenia. South African Journal of Psychiatry, 14(2), 7. 6. Kecbicop O.V et al (1980). Bệnh tâm thần phân liệt. Tâm thần học. Bản dịch của Phạm Văn Đoàn và Nguyễn Văn Siêm, “Mir” - Matxcova, 242–288. 7. Kissling W. (1991). The current unsatisfactory state of relapse prevention in schizophrenic psychoses--suggestions for improvement. Clin Neuropharmacol, 14 Suppl 2, S33-44. 8. Lader M. (1998). Pharmacological prevention of relapse. Kaohsiung J Med Sci, 14(7), 448–457. 9. Melcer P., Rabe-Jabłońska J. (2002). The analysis of factors prior to positive symptoms relapse in schizophrenia. Psychiatr Pol, 36(6 Suppl), 271–281. 10. Mi W., Zhang S., et al (2017). Prevalence and risk factors of agitation in newly hospitalized schizophrenia patients in China: An observational survey. Psychiatry Research, 253, 401–406. 11. Ohmori T., Ito K., et al (1999). Psychotic relapse and maintenance therapy in paranoid schizophrenia: a 15 year follow up. Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci, 249(2), 73–78. KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH CỦA CÔ GIÁO MẦM NON VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Duy Hưng1, Nguyễn Minh Tuấn1, Hạc Văn Vinh2 Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT 333
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1