1<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỆN TÂM ĐỒ<br />
VÀ VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP<br />
Điêu Thanh Hùng<br />
Trung tâm Tim mạch An giang<br />
ĐTĐ có thể cung cấp thông tin gián tiếp về sự hiện diện, phạm vi và mức<br />
độ nghiêm trọng của TMCBCT [53]. Các nghiên cứu gần đây, đã cho thấy phân<br />
tích sự thay đổi của đoạn ST sẽ cung cấp thông tin hữu ích về mặt giải phẫu<br />
ĐMV trong hội chứng vành cấp (HCVC) [11]. Bằng cách so sánh với kết quả<br />
chụp ĐMV chọn lọc, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa ĐTĐ<br />
với vị trí tổn thương của ĐMV trong NMCT cấp [1],[6], [7], [21], [24], [50],<br />
[54], [55]. Kết quả các nghiên cứu này có thể giúp dự báo vị trí tổn thương của<br />
ĐMV, tái tưới máu sớm cho BN NMCT cấp. Tuy nhiên, việc tìm mối liên quan<br />
giữa các biểu hiện ĐTĐ và vị trí tổn thương của ĐMV thủ phạm còn bị hạn chế<br />
do sự thay đổi về mặt giải phẫu của ĐMV trên từng cá nhân người bệnh [48],<br />
nên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về mối liên quan này.<br />
1. Sơ lược về lịch sử ĐTĐ<br />
ĐTĐ là một sản phẩm của một chuỗi tiến bộ về sinh lý học và kỹ thuật<br />
trong hơn hai thế kỷ qua.<br />
Năm 1887, Waller đã thể hiện hoạt động điện của tim bằng cách ghi trực<br />
tiếp điện thế của tim.<br />
Năm 1901, Willem Einthoven phát minh ra máy đo điện tim in trên giấy.<br />
Phát minh này đã cung cấp một phương pháp trực tiếp và đáng tin cậy để ghi<br />
lại hoạt động điện của tim.<br />
Hiện nay, ĐTĐ đã trở thành một công cụ vô giá trong việc phát hiện,<br />
chẩn đoán và điều trị một số dạng bệnh tim trong thực tế [ 12].<br />
2. ĐTĐ trong nhồi máu cơ tim cấp<br />
2.1. Điện sinh lý tế bào<br />
- Lúc nghỉ, điện thế trong tế bào là điện thế âm (hình 2.1).<br />
- Khi kích thích tế bào cơ tim, sẽ tạo ra một điện thế hoạt động (action<br />
potential), từ đó làm xuất hiện tình trạng khử cực (depolarization) và hồi cực<br />
(repolarization) của tế bào cơ tim.<br />
- Trong giai đoạn khử cực, ion dương sẽ đi vào trong tế bào. Đến giai đoạn<br />
hồi cực, các ion dương được bơm ra ngoài tế bào, tạo điện thế âm trở lại bên trong<br />
tế bào. Tổng hợp ĐTĐ của một tế bào cơ tim được miêu tả ở hình 2.1 [35].<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình 2.1. Điện tâm đồ ghi được từ một tế bào.<br />
Khởi đầu của sự khử cực tạo ra một dạng sóng với tần số cao và của sự<br />
hồi cực là một dạng sóng với tần số thấp [35].<br />
2.2. Điện sinh lý trong thiếu máu cơ tim<br />
- Sự thiếu máu cơ tim sẽ làm giảm điện thế nghỉ của màng tế bào (từ -60<br />
đến -65mV), làm giảm tốc độ tăng lên của pha 0,và làm giảm biên độ cũng như<br />
thời gian của điện thế hoạt động (hình 2.2a).<br />
- Tác động của sự thiếu máu cơ tim lên hình ảnh ĐTĐ là dòng điện tổn<br />
thương. Dòng điện này được tạo ra từ sự khử cực cục bộ và sự ngắn lại của điện<br />
thế hoạt động, dẫn đến sự chênh lệch điện thế giữa các tế bào bị thiếu máu và<br />
các tế bào bình thường nằm kế cận. Những bất thường về điên sinh lý này sẽ<br />
tạo ra những dòng điện tổn thương trong thời kỳ tâm thu lẫn tâm trương và<br />
những kiểu chênh của đoạn ST trên ĐTĐ (hình 2.2b, 2.2c)<br />
<br />
3<br />
<br />
Hình 2.2. Tác động của sự thiếu máu lên điện thế hoạt động và điện thế nghỉ<br />
(a) tế bào bị thiếu máu có điện thế nghỉ ít âm hơn và điện thế hoạt động ngắn<br />
hơn tạo ra sự khác biệt về điện thế giữa tế bào bị thiếu máu và tế bào bình<br />
thường. (b) trong kỳ tâm trương dòng điện tổn thương trong tế bào sẽ đi từ tế<br />
bào bị thiếu máu sang tế bào bình thường. (c) trong kỳ tâm thu thì ngược lại<br />
[35]. [ N(Normal): bình thường, I (Injury): tổn thương].<br />
- Khi có tình trạng thiếu máu xuyên thành sẽ làm xuất hiện tình trạng hồi<br />
cực sớm (pha 2 và pha 3), dẫn đến các tế bào bị thiếu máu sẽ trở nên âm hơn tế<br />
bào bình thường và dòng điện trong tế bào sẽ đi từ các tế bào bình thường đến<br />
các tế bào bị thiếu máu (từ dương sang âm). Từ đó, vectơ của đoạn ST sẽ hướng<br />
về lớp thượng tâm mạc, dẫn đến đoạn ST chênh lên và sóng T cao ở những<br />
vùng thiếu máu trên ĐTĐ.<br />
- Khi tình trạng thiếu máu chỉ giới hạn ở lớp dưới nội tâm mạc, vectơ của<br />
đoạn ST sẽ hướng về lớp bên trong của thất, dẫn đến sự chênh xuống của đoạn<br />
ST ở những vùng thiếu máu trên ĐTĐ [4], [35].<br />
<br />
Hình 2.3: Vectơ của đoạn ST khi có tình trạng thiếu máu cục bộ<br />
<br />
4<br />
A: Khi tình trạng thiếu máu chỉ giới hạn ở lớp dưới nội tâm mạc.<br />
B: Khi có tình trạng thiếu máu xuyên thành [17]<br />
2.3. Biến đổi ĐTĐ trong nhồi máu cơ tim cấp<br />
2.3.1. NMCT cấp có ST chênh lên<br />
Khi ĐMV bị tắc, cơ tim bị thiếu máu nặng hơn sẽ bị tổn thương và cuối<br />
cùng sẽ dẫn đến hoại tử. Trên ĐTĐ, biểu hiện sự thiếu máu là thay đổi của sóng<br />
T, biểu hiện sự tổn thương là sự chênh lên của đoạn ST, biểu hiện của sự hoại<br />
tử là sự xuất hiện của sóng Q. Sóng Q chỉ có ý nghiã bệnh lý khi rộng ≥ 0,04<br />
giây hoặc cao hơn ¼ sóng R tương ứng.<br />
Biến đổi động học của đoạn ST, sóng T và sóng Q bệnh lý trong nhồi<br />
máu cơ tim cấp:<br />
- Giai đoạn tối cấp:<br />
Sóng T cao, nhọn xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khởi phát đau ngực.<br />
Dấu hiệu này thường chỉ thoáng qua và dễ biến mất.<br />
- Giai đoạn cấp:<br />
+ Đoạn ST chênh lên cùng với sự gia tăng về biên độ của phức bộ<br />
QRS và sóng T thẳng đứng. Sự chênh lên của đoạn ST sẽ kết thúc trong vài giờ<br />
đến vài ngày, hiếm khi vài tuần. Nếu sau 2 tuần, đoạn ST vẫn còn chênh lên<br />
cần xem xét vấn đề túi phình thất hoặc vận độnng bất thường của thất.<br />
+ Sóng Q bệnh lý có thể xuất hiện khoảng 2 giờ sau đau ngực và phát<br />
triển đầy đủ trong vòng 9 giờ. Ở hầu hết người bệnh, sóng Q bệnh lý tồn tại<br />
không thời hạn nhưng khoảng 6 - 20 % người bệnh sóng Q này có thể trở lại<br />
dạng bình thường trong 1 - 2 năm.<br />
+ Trong vòng 12 giờ sau khởi phát sự chênh lên của đoạn ST sẽ giảm<br />
xuống nhanh, sóng T bắt đầu đảo ngược sớm thậm chí sớm hơn sự trở về bình<br />
thường của đoạn ST. Sóng T này sẽ biến mất trong vài ngày đến vài tuần hoặc<br />
có thể tồn tại không thời hạn (hình 2.4). Sự trở lại bình thường của sóng T âm<br />
thường phản ánh sự phục hồi vận động của thành tim [38], [39].<br />
<br />
5<br />
<br />
THỜI GIAN<br />
BÌNH<br />
THƯỜNG<br />
VÀI GIÂY<br />
<br />
VÀI PHÚT<br />
<br />
VÀI GIỜ<br />
<br />
VÀI NGẢY<br />
<br />
VÀI TUẦN<br />
<br />
MỘT NĂM<br />
<br />
Hình 2.4. Sự biến đổi đoạn ST, sóng T và sóng Q trong NMCT có ST chênh<br />
lên theo thời gian [14]<br />
2.3.2. NMCT không ST chênh lên<br />
Những biểu hiện trên ĐTĐ của NMCT không ST chênh lên bao gồm: từ<br />
hình ảnh ĐTĐ bình thường hoặc những thay đổi không có gì đặc hiệu của ST T, cho đến đoạn ST chênh xuống và sóng T đảo ngược [35].<br />
2.3.3. Tiêu chuẩn ĐTĐ trong chẩn đoán NMCT cấp<br />
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn ĐTĐ trong chẩn đoán NMCT cấp<br />
ST chênh lên<br />
ST chênh lên mới ở điểm J trên hai chuyển đạo kề nhau với điểm cắt ≥0.1<br />
mV (1mm) ở tất cả các chuyển đạo, riêng ở V2-V3 thì điểm cắt là ≥0.2 mV<br />
ở đàn ông ≥40 tuổi, ≥0.25 mV ở đàn ông