intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mỗi miếng mứt… một cơ số bụi

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mứt phơi trên trên mặt đất, trên nóc nhà vệ sinh, có khi còn phơi ngay trên còn đường mù mịt bụi mỗi khi xe tải chạy qua…Tất cả khiến người ta rùng mình. Mứt trộn bụi Những ngày giáp Tết, làng mứt Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội lại nhộn nhịp không khí làm mứt Tết. Nhưng có vào đây mới thấy cảnh tượng nhếch nhác, bẩn thỉu, mất vệ sinh của các cơ sở làm mứt ở đây. Trong vai một người đi tìm mua mứt với số lượng lớn để mang về quê bán, chúng tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mỗi miếng mứt… một cơ số bụi

  1. Mỗi miếng mứt… một cơ số bụi Mứt phơi trên trên mặt đất, trên nóc nhà vệ sinh, có khi còn phơi ngay trên còn đường mù mịt bụi mỗi khi xe tải chạy qua…Tất cả khiến người ta rùng mình. Mứt trộn bụi Những ngày giáp Tết, làng mứt Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội lại nhộn nhịp không khí làm mứt Tết. Nhưng có vào đây mới thấy cảnh tượng nhếch nhác, bẩn thỉu, mất vệ sinh của các cơ sở làm mứt ở đây. Trong vai một người đi tìm mua mứt với số lượng lớn để mang về quê bán, chúng tôi thâm nhập vào làng mứt ở Xuân Đỉnh. Dọc theo tuyến đường Xuân La để vào làng mứt Xuân Đỉnh vào những ngày trời hửng nắng đã thấy mứt được phơi trắng phau dọc hai bên vỉa hè. Đi sâu vào trong các cơ sở làm mứt mới thấy hãi hùng với các công đoạn làm mứt. Những chiếc khay được vứt ngổn ngang trên nền đất lồi lõm, ướt sũng nước. Công đoạn gọt bí cũng được tiến hành ngay ngoài trời, trên một tấm bạt. Những quả bí được gọt bởi những bàn tay hầu hết không đeo găng tay được vứt lăn lóc trên bạt. Bí sau khi được gọt lại đưa vào chậu nước rửa đen ngòm. Hàng chục quả bí được rửa trong những chậu nước như thế nhưng
  2. chậu nước vẫn chưa được nước khác. Sau khi gọt bí, bí được đưa vào ngâm nước vôi. Phơi mứt ngay cạnh đống rác thải bên lề đường Khi bí đã mềm, người ta bắt đầu cắt thành các miếng mứt rồi cho vào các nồi tẩm đường. Mùi đường cháy bốc lên khét lẹt. Hết lượt mứt này đến lượt mứt khác được tẩm trong những cái nồi như thế. Lúc đường cạn thì một nam nhân viên cầm chậu nước đường đổ vào chiếc nồi đã đầy những váng cặn đen. Các loại mứt sau khi luộc được đem phơi ngay trên mặt đất, trên tấm bạt và không có bất cứ thứ gì che đậy. Cũng vì được phơi trên vỉa hè nên mỗi khi có xe tải hoặc xe buýt đi qua, những ống khói xả ra một làn khói đen kịt chỉ cách chỗ đang phơi mứt có mấy bước chân.
  3. Không những thế, có những nơi phơi mứt được đặt ngay cạnh đống rác hoặc dưới những tán cây, những khu nhà đang xây dựng dở dang. Điều đó đã khiến không ít chỗ, lá cây rụng đầy lên mứt. Nhiều miếng mứt đã hơi ngả sang ố vàng. Số mứt bị rơi vãi ra ngoài đường cũng rất nhiều. Bên ngoài, những bao mứt đã được làm xong, những công nhân ở đây thản nhiên dùng tay không bốc mứt cho vào những túi ni – lông trước khi cho vào hộp. “Ăn vào mà bị đau bụng, tôi chịu…trách nhiệm” Ông chủ cơ sở sản xuất tên N.V.T tuyên bố với bạn hàng (là phóng viên) chắc nịch. Đồng thời, ông liên tục quảng cáo với chúng tôi về những loại mứt, về chất lượng cũng như giá thành rẻ hơn hẳn so với các loại mứt trong thị trường. Như để dẫn chứng điều vừa nói, ông chủ cơ sở sản xuất mứt này đưa cho chúng tôi xem rất nhiều đơn đặt hàng đến từ rất nhiều nơi, chủ yếu là các vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Có người còn đặt mua với số lượng lớn. Nhưng khi hỏi về giấy chứng nhận về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ông này lảng sang chuyện khác sau khi buông một câu gỏn lọn: “Chưa kịp làm”.
  4. Sơ chế mứt trước khi tẩm đường “Nhưng nói thật với chú, nhà anh cũng chẳng bao giờ ăn mứt của nhà làm cả. Không phải vì nó không sạch hay làm sao, nhưng mà…” – Ông T bỏ lửng câu nói quan trọng nhất khi cà kê chén chè cùng chúng tôi. Có một sự thật, người dân quanh khu vực này không bao giờ mua mứt từ các cơ sở ở làng mứt Xuân Đỉnh về ăn. Bởi đi đường nhìn vào các cơ sở làm mứt đã thấy ghê ghê, lại thấy mứt được phơi ngay vỉa hè nhếch nhác bùn đất thấy mà “hãi”, không ai dám mua mứt về để ăn cũng như làm quà. Có nhu cầu mua mứt làm quà biếu, họ buộc phải đi mua những hộp mứt có nhãn hiệu rõ ràng được bày bán ở các siêu thị. Tuy có đắt, nhưng ít ra chất lượng được đảm bảo.
  5. Anh Nguyễn Tuấn Anh, ở trọ ở khu vực Xuân Đỉnh cho biết gần đây có thấy nhiều đoàn vào làng mứt Xuân Đỉnh để kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Có nhiều cơ sở làm mứt cũng đã bị phạt. Nhưng nhìn chung, chuyện vệ sinh ở làng mứt vẫn là vấn đề đáng phải bàn. Người dân quanh làng mứt còn lưu truyền câu chuyện cười ra nước mắt, số là một gia đình làm mứt sau khi đã “tẩu” hết số hàng được số lãi kha khá nên quyết định chơi sang. Họ đi mua vài hộp mứt giá đến vài trăm nghìn, đến lúc mở hộp ra ăn thì trong đó còn nguyên mảnh giấy lót phơi mứt. Xoay ngược xoay xuôi, hóa ra mảnh giấy ấy có chữ viết của con mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2