intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và phát triển kinh tế

Chia sẻ: Nguyen Thu Thu Thuthu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

571
lượt xem
139
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và phát triển kinh tế" để cùng hiểu hơn về sự tác động của kinh tế, xã hội đối với đời sống của nông dân, nông thôn cũng như quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sẽ mang lại những cơ hội và thách thức gì đối với lực lượng lao động, thị trường thương mại. Từ đó có những chính sách xã hội phù hợp để thích ứng với bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và phát triển kinh tế

  1. MỐI QUAN HỆ GIỮA AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Với xu hướng mang tinh quy luat như hiện nay, một bộ phận nông thôn dc chuyển ra thành thị làm việc dẫn tới so người lao động làm công hưởng lương sẽ tăng nhanh và cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào đồng lương. Với sự dịch chuyển này thì nhu cầu ASXH là một tất yếu để bảo vệ cho họ. An sinh xã hội đối với nông dân là một hệ thống các chính sách, các giải pháp mà trước tiên nhà nước, gia đình và xã hội thực hiện nhằm trợ giúp người nông dân thoát khỏi nghèo, rồi mới đối phó với những rủi ro gây ra bởi các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho người nông dân bị suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác làm cho họ rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá. " - Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới đã và sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho thương mại, tăng thêm công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả và phát triển kinh tế của các nước, nhất là các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia là các “dòng chảy” của các nhóm lao động, các loại hình lao động. Người lao động có thể di chuyển không chỉ ở thị trường lao động trong nước mà cả thị trường lao động quốc tế. Họ có cơ hội phát huy được nhiều nhất năng lực và sở trường của mình, được tiếp cận với những cách quản lý tiên tiến của các công ty lớn; được có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình và được thăng tiến trong công việc (cùng với đó là thu nhập được tăng lên)... Song song với thời cơ, người lao động cũng gặp phải những rủi ro, có những rủi ro luôn luôn thường trực trong công việc và trong cuộc sống của họ. Những rủi ro đó là: - Dễ bị mất việc làm nếu công ty/doanh nghiệp của người lao động bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ buộc chủ sử dụng lao động phải cắt giảm nhân công.
  2. - Một số nhóm lao động không kịp thích ứng với những thay đổi về công nghệ của doanh nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc phải rời khỏi doanh nghiệp. - Một số nhóm lao động không chịu được áp lực của công việc dẫn đến những stress hoặc những khủng hoảng. - Người lao động cũng có thể bị bần cùng hoá vì những đối xử của chủ sử dụng lao động hoặc vì những ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu... Trong bối cảnh đó, các nước phải có những đổi mới, cải cách hệ thống ASXH để thích ứng với bối cảnh mới. - Dù là kinh tế thị trường, dù là mong muốn trở thành một nước công nghiệp, nhưng hiện tại và trong tương lai gần, về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với đa số người lao động làm nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn; gắn cả cuộc đời với nông thôn. Trước sức ép của hội nhập, người lao động nông thôn buộc phải thay đổi cách nghĩ, thay đổi cách làm. Nền kinh tế nông nghiệp thị trường là xu hướng tất yếu khách quan và do đó mọi sản phẩm từ nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng của thị trường (cả trong và ngoài nước). Cũng vì thế, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những tác động tiêu cực sẽ làm cho người lao động nông thôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Những ví dụ rất điển hình vì sự không hiểu biết luật chơi quốc tế, không nắm được thông tin thị trường thế giới đã dẫn đến có những năm chúng ta không tiêu thụ được hạt cà phê, hạt điều hoặc không xuất khẩu được thuỷ sản, nông sản... Nói cách khác, người lao động nông thôn hiện nay và trong tương lai luôn phải đối mặt với những rủi ro từ thậm chí ở tận bên kia bán cầu mang đến chứ không chỉ trong luỹ tre làng, trong "ao nhà" như trước nữa. Những rủi ro này làm cho lao động nông thôn và gia đình họ bị ảnh hưởng rất nhiều, và cũng có những người bị nghèo đói hoặc tái nghèo đói. Ai là những người hỗ trợ tích cực nhất cho lao động nông thôn trong những lúc như vậy, nếu không phải là mạng
  3. lưới ASXH... Ngoài BHXH là bộ phận quan trọng nhất của mạng lưới ASXH, nhằm thực hiện thay thế hoặc bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ gặp các “rủi ro xã hội” hoặc các “sự kiện” dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH, trợ giúp xã hội là một bộ phận có ý nghĩa an sinh rất lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2