intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh Đà Nẵng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng của các chỉ số này, tình trạng dinh dưỡng của HS và mối tương quan giữa các chỉ số hình thái với nhau. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh Đà Nẵng

T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br /> <br /> MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ TÌNH TRẠNG<br /> DINH DƢỠNG CỦA HỌC SINH ĐÀ NẴNG<br /> Mai Văn Hưng*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu tiến hành trên 432 học sinh (HS) Trường Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà<br /> Nẵng, các chỉ số hình thái (theo tuổi) được đo bao gồm: cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng<br /> cổ, vòng cánh tay trái duỗi, vòng ngực, vòng bụng qua rốn, vòng mông (cân nặng/tuổi, chiều<br /> cao/tuổi, vòng đầu/tuổi, vòng cổ/tuổi, vòng cánh tay trái duỗi/tuổi, vòng ngực/tuổi, vòng<br /> bụng/tuổi, vòng mông/tuổi). Kết quả: sự tăng trưởng của một số chỉ số hình thái HS Trường<br /> Chuyên Lê Quý Đôn, Thành phố Đà Nẵng tuân theo quy luật tăng trưởng của người Việt Nam,<br /> tuy nhiên còn một tỷ lệ nhỏ HS bị còi và 6,9% HS bị thừa cân béo phì. Phần mềm WHO<br /> AnthroPlus và SPSS 11.5 là phần mềm rất hữu ích trong nghiên cứu đánh giá sự phát triển cơ<br /> thể HS và mối tương quan giữa các chỉ số hình thái. Vì vậy, nếu điều kiện về cơ sở hạ tầng<br /> công nghệ thông tin cho phép, các cơ sở y tế, trường học có thể sử dụng rộng rãi phần mềm<br /> này trong theo dõi, đánh giá và quản lý tình trạng dinh dưỡng của HS.<br /> * Từ khóa: Hình thái; Tăng trưởng; Dinh dưỡng; Học sinh.<br /> <br /> Relationship between Nutrition Status and Morphological Characters<br /> of Students in Danang<br /> Summary<br /> A study was conducted on 432 students in Le Quy Don high school for gifted students,<br /> Danang City to evaluate anthropometric indexes, including weight-for-age, height-for-age, head<br /> circumference-for-age, neck circumference-for-age, mid-upper arm circumference-for-age,<br /> chest circumference-for-age, abdomen circumference-for-age, and hip circumference-for-age.<br /> Results showed that: The development of these anthropometric parameters of the Le Quy Don<br /> high school for gifted students, Danang City follows rules of body growth of Vietnamese people.<br /> However, there were a minor rate of stunted students and 6.9 percents of overweight and obese<br /> pupils. WHO AnthroPlus and SPSS version 11.5 are useful tools to assess growth of students.<br /> The findings of this study suggest that the WHO AnthroPlus software could be extensively used<br /> in health organizations, schools to evaluate and monitor malnutrition status of students.<br /> * Keywords: Anthropometric; Growth; Nutrition; Students.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, tình trạng dinh dưỡng của<br /> trẻ em Việt Nam là một vấn đề rất quan<br /> trọng. Không chỉ ở các vùng núi, nông<br /> <br /> thôn mà ngay các thị trấn, thành phố lớn,<br /> vấn đề này cũng được nghiên cứu rất<br /> nhiều. Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng<br /> trực tiếp đến thể chất, trí tuệ của HS.<br /> <br /> * Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Mai Văn Hưng (hunggmv@vnu.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/08/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 23/08/2017<br /> <br /> 13<br /> <br /> T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br /> Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh<br /> hoạt không hợp lý có thể gây nên tình<br /> trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì và<br /> các bệnh liên quan đối với HS. Xuất phát<br /> từ thực trạng này, đề tài của chúng tôi<br /> nghiên cứu một số chỉ số hình thái của<br /> HS Trường Chuyên Lê Quý Đôn, thành<br /> phố Đà Nẵng nhằm mục đích: Tìm hiểu<br /> sự tăng trưởng của các chỉ số này, tình<br /> trạng dinh dưỡng của HS và mối tương<br /> quan giữa các chỉ số hình thái với nhau.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> đầu/tuổi, vòng cổ/tuổi, vòng cánh tay trái<br /> duỗi/tuổi, vòng ngực/tuổi, vòng bụng qua<br /> rốn/tuổi, vòng mông/tuổi.<br /> Các phương pháp hình thái, phỏng<br /> vấn chính thức theo bộ câu hỏi được sử<br /> dụng để thu thập số liệu. Số liệu về hình<br /> thái của HS được xử lý bằng phần mềm<br /> WHO AnthroPlus.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Các kích thƣớc hình thái của HS<br /> trong nghiên cứu.<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 432 HS Trường Chuyên Lê Quý Đôn,<br /> thành phố Đà Nẵng, tuổi từ 16 - 18.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Các chỉ số hình thái được đo bao gồm<br /> cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, vòng<br /> <br /> * Cân nặng:<br /> Trong các điều tra cơ bản về hình thái<br /> người, trọng lượng cơ thể là một thông số<br /> quan trọng. Cân nặng liên quan đến<br /> nhiều kích thước khác nên thường được<br /> sử dụng để đánh giá sự phát triển cơ thể.<br /> <br /> Bảng 1: Cân nặng theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 59,1<br /> <br /> 9,1<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 49,4<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 61,6<br /> <br /> 11,4<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 50,6<br /> <br /> 6,2<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 65,5<br /> <br /> 9,4<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 50,3<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> Cân nặng của HS trong nghiên cứu<br /> tuân theo quy luật tăng trưởng cân nặng<br /> của người Việt Nam. So sánh với nghiên<br /> cứu của Bộ Y tế, cân nặng trung bình của<br /> HS trong nghiên cứu cao hơn hẳn (nam:<br /> 59,1 kg, 61,6 kg, 65,5 kg so với 45,33 kg,<br /> 48,03 kg, 49,71 kg; nữ: 49,4 kg, 50,6 kg,<br /> 50,3 kg so với 42,13 kg, 42,98 kg, 43,84<br /> kg của Bộ Y tế), khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,001). Điều này có thể lý<br /> giải do tốc độ phát triển kinh tế của khu<br /> 14<br /> <br /> vực này nhanh hơn so với năm khảo sát<br /> của Bộ Y tế và so với trung bình cả nước.<br /> * Chiều cao:<br /> Giống cân nặng, chiều cao đứng là<br /> kích thước quan trọng trong nghiên cứu<br /> về hình thái người, nó có ý nghĩa trong<br /> việc đánh giá về thể lực cũng như tầm<br /> vóc con người. Chiều cao thay đổi theo<br /> lứa tuổi, giới tính, đồng thời cũng chịu<br /> những ảnh hưởng nhất định của môi<br /> trường bên ngoài.<br /> <br /> T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br /> Bảng 2: Chiều cao đứng theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 169,1<br /> <br /> 6,1<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 158,2<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 169,9<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 158,7<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 172,5<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 159,7<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> Chiều cao của HS trong nghiên cứu tuân theo quy luật tăng trưởng chiều cao của<br /> người Việt Nam và cao hơn so với chiều cao nghiên cứu của Bộ Y tế (nam: 169,1 cm,<br /> 169,9 cm và 172,5 cm so với 160,29 cm, 162,73 cm và 163,45 cm; nữ: 158,2 cm,<br /> 158,7 cm và 159,7 cm so với 152,45 cm, 152,87 cm và 152,77 cm của Bộ Y tế), khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Từ đó có thể nhận định chất lượng cuộc sống và<br /> giáo dục sẽ giúp thay đổi tầm vóc của người Việt Nam.<br /> * Vòng đầu:<br /> Bảng 3: Vòng đầu theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 53,5<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 54,0<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 55,4<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 53,2<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 53,4<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 52,7<br /> <br /> 4,6<br /> <br /> Vòng đầu nam và nữ trong nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu của Bộ Y tế (nam: 53,5 cm,<br /> 55,4 cm, 53,4 cm so với 54,02 cm, 54,36 cm, 54,62 cm; nữ: 54,0 cm, 53,2 cm, 52,7 cm<br /> so với 53,26 cm, 53,29 cm, 53,33 cm của Bộ Y tế) (p < 0,05).<br /> * Vòng cổ:<br /> Bảng 4: Vòng cổ theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 31,4<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 36,3<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 32,0<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 36,4<br /> <br /> 5,7<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 32,1<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> So sánh với nghiên cứu của Bộ Y tế [2], vòng cổ trung bình của HS trong nghiên<br /> cứu thấp hơn, tuy nhiên trong nghiên cứu của Bộ Y tế chỉ đề cập đến trung bình cộng<br /> của nhóm tuổi từ 15 - 19 mà không có số liệu cụ thể ở từng độ tuổi, đây có thể là<br /> nguyên nhân gây ra khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi và Bộ Y tế.<br /> 15<br /> <br /> T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br /> * Vòng cánh tay trái duỗi:<br /> Vòng cánh tay trái duỗi là một kích thước dễ xác định và đã được sử dụng rộng rãi<br /> trên thế giới để đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nghiên cứu của<br /> Stevens và CS cho biết so với kích thước bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh<br /> tay thì vòng cánh tay trái duỗi là một kích thước đáng tin cậy hơn khi đánh giá về tình<br /> trạng dinh dưỡng của trẻ, bởi việc xác định bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu<br /> cánh tay thường đem lại các kết quả rất sai lệch, đặc biệt ở các bé trai [6].<br /> Bảng 5: Vòng cánh tay trái duỗi theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 25,6<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 27,4<br /> <br /> 7,2<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 24,8<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 24,6<br /> <br /> 4,2<br /> <br /> Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Bộ Y tế (nam: 25,6 cm, 27,4<br /> cm, 24,8 cm so với 21,37 cm, 22,04 cm, 22,57 cm; nữ: 23,8 cm, 25,0 cm, 24,6 cm so<br /> với 21,03 cm, 21,27 cm, 21,75 cm của Bộ Y tế), khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001). Vòng<br /> cánh tay trái duỗi của nam 17 tuổi (27,4 cm) cao hơn 18 tuổi (24,8 cm), khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), vòng cánh tay trái duỗi của nữ 17 tuổi (25 cm)<br /> cao hơn 18 tuổi (24,6 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có<br /> thể giải thích do thời điểm nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng dinh dưỡng của HS<br /> được cải thiện rất nhiều so với thời điểm nghiên cứu của Bộ Y tế.<br /> * Vòng ngực bình thường:<br /> Vòng ngực bình thường được đo qua mũi ức khi hít thở bình thường, kích thước<br /> này thường được phối hợp với chiều cao đứng và cân nặng để tính các chỉ số phát<br /> triển cơ thể<br /> Bảng 6: Vòng ngực bình thường theo tuổi và giới tính.<br /> Tuổi<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 83,2<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 82,9<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 86,3<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 82,9<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 85,3<br /> <br /> 9,9<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 83,9<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> So với nghiên cứu của Bộ Y tế [2], vòng ngực trung bình của HS trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi cao hơn (nam: 83,2 cm, 86,3 cm, 85,3 cm so với 71,44 cm, 73,25 cm,<br /> 75,08 cm; nữ: 82,9 cm, 82,9 cm, 83,9 cm so với 69,18 cm, 69,83 cm, 72,61 cm của Bộ<br /> Y tế), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này cũng phù hợp với tính quy<br /> luật của tăng trưởng chiều cao, bởi sự tăng trưởng vòng ngực và chiều cao có tương<br /> quan thuận với nhau.<br /> 16<br /> <br /> T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br /> * Vòng bụng qua rốn:<br /> Vòng bụng qua rốn liên quan đến độ béo, gày của cơ thể và thể tạng con người.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy: vòng bụng qua rốn của HS trong nghiên cứu tăng theo<br /> quy luật chung, tuy nhiên mức tăng không nhiều.<br /> Bảng 7: Vòng bụng qua rốn theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 72,4<br /> <br /> 9,4<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 67,8<br /> <br /> 5,3<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 76,1<br /> <br /> 9,1<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 68,8<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 74,8<br /> <br /> 8,7<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 67,6<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> So với nghiên cứu của Bộ Y tế, kết quả của chúng tôi cao hơn. Vòng bụng qua rốn<br /> của nam 17 tuổi (76,1 cm) cao hơn nam 18 tuổi (74,8 cm), khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê (p > 0,05); vòng bụng của nữ 17 tuổi (68,8 cm) cao hơn nữ 18 tuổi (67,6 cm)<br /> (p > 0,05). Có thể do điều kiện kinh tế và giáo dục của vùng phát triển nên thể tạng của<br /> HS lớn hơn so với trung bình trong nghiên cứu của Bộ Y tế.<br /> * Vòng mông:<br /> Giống với vòng bụng qua rốn, vòng mông to nhất (vòng mông) cũng là một kích<br /> thước được sử dụng để đánh giá độ béo, gày và thể tạng của cơ thể.<br /> Bảng 8: Vòng mông theo tuổi và giới tính.<br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tuổi<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 60<br /> <br /> 13,9%<br /> <br /> 86,2<br /> <br /> 8,4<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21,3%<br /> <br /> 88,1<br /> <br /> 5,4<br /> <br /> 17<br /> <br /> 84<br /> <br /> 19,4%<br /> <br /> 91,6<br /> <br /> 8,6<br /> <br /> 72<br /> <br /> 16,7%<br /> <br /> 89,8<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5,3%<br /> <br /> 88,2<br /> <br /> 9,2<br /> <br /> 101<br /> <br /> 23,4%<br /> <br /> 88,7<br /> <br /> 5,4<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Bộ Y tế. Vòng<br /> mông của nam 17 tuổi (91,6 cm) cao hơn nam 18 tuổi (88,2 cm), khác biệt không có ý<br /> nghĩa thống kê (p > 0,05); vòng mông của nữ 17 tuổi (89,8 cm) cao hơn nữ 18 tuổi<br /> (88,7 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể giải thích do<br /> nền kinh tế trong thời điểm nghiên cứu của chúng tôi phát triển hơn so với thời điểm<br /> nghiên cứu của Bộ Y tế, đời sống được cải thiện nên chỉ số đo của HS trong nghiên<br /> cứu cũng cao so với nghiên cứu của Bộ Y tế.<br /> 2. Tình trạng dinh dƣỡng của HS trong nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu của Mercedes de Onis và CS cho thấy, mặc dù tỷ lệ trẻ bị còi đang<br /> giảm ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, nhưng ở một vài quốc gia thuộc nhóm<br /> này, tỷ lệ còi vẫn đang tăng [4].<br /> 17<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2