intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng

Chia sẻ: Kim Nhật Thành Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

502
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ Chí Minh không có những tác phẩm có tính kinh điển về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng, chưa có điều kiện bàn một cách hệ thống, đầy đủ các vấn đề về lý luận, thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng. Tuy nhiên , tư tưởng về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng được người đề cập trong nhiều bài viết, bài nói , trong những thời gian và điều kiện hoàn cảnh khác nhau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng

  1. 1. Mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng Hồ Chí Minh không có những tác phẩm có tính kinh điển về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng, chưa có điều kiện bàn một cách hệ thống, đầy đủ các vấn đề về lý luận, thực tiễn kết hợp kinh tế với qu ốc phòng. Tuy nhiên, t ư tưởng về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng đ ược Ng ười đ ề c ập trong nhiều bài viết, bài nói, trong những thời gian, điều kiện hoàn c ảnh khác nhau thì hết sức sâu sắc và phong phú. - Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa tư tưởng kinh tế quân sự thế giới, trong đó đặc biệt là Kinh tế quân sự Mác - xít . Kinh tế quân sự Mác - Lênin luận giải nguồn gốc, bản chất của chiến tranh; mối quan hệ biện chứng kinh tế và chiến tranh, kinh t ế và quốc phòng; đề cập một cách toàn diện các vấn đề về kinh tế quân sự: tiềm lực kinh tế, tiềm lực kinh tế quân sự, chuẩn bị và động viên kinh tế cho chi ến tranh, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đấu tranh kinh tế trong chiến tranh, vai trò quân đội đối với phát triển kinh tế - Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, qui luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội. Người cho rằng “Đế quốc chủ nghĩa là nguồn gốc của chiến tranh. Đế quốc chủ nghĩa do Mỹ, Pháp, Anh cầm đầu một mặt thì đang thực hiện chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á Châu, một mặt đang chuẩn bị chiến tranh thế giới”1. - Khác với C. Mác, Ph. Ăngghen và Lênin, Hồ Chí Minh không nghiên cứu chung nhất về chủ nghĩa đế quốc mà Người đi vào một tên thực dân đế quốc cụ thể, đó là thực dân Pháp. Từ đó Người rút ra kết luận chung nhất. Theo Người, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm l ược. Ng ược lại cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước. Để che dấu bản chất xâm lược, bóc lột thuộc địa, thực dân Pháp tuyên truyền rằng, việc hiện diện của Pháp ở Đông Dương là sự “khai hoá văn minh”, sự bảo hộ của “Mẫu Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.6, tr.123 1
  2. quốc”, thực hiện sứ mệnh bảo đảm công lý,… Nguyễn ái Quốc Vạch trần bản chất cái gọi là “khai hoá văn minh của thực dân Pháp” chính là nh ằm mục tiêu là bóc l ột nhân dân các nước thuộc địa. Không chỉ bóc lột về kinh tế bằng nhiều hình thức, biện pháp như cướp bóc, thuế khoá, mua rẻ, bán đắt mà còn bóc lột bằng cả “thu ế máu” thông qua việc bắt lính ở các nước thuộc địa đi đánh thuê cho thực dân Pháp; đầu độc bằng văn hoá, thuốc phiện, rượu. Trong tác phẩm “Chế độ thực dân Pháp và xứ Đông Dương”(1928), Người viết: “Trong khi bóc lột người bản xứ, bọn đế quốc Pháp lại cho là đang đem lại sự giáo dục và dân chủ cho h ọ” 2. Vạch trần mục đích thực sự của việc phát triển giao thông của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa là nhằm mục đích quân sự, đàn áp, cơ động quân để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân bản xứ. Người viết: “Thực dân Pháp đánh giá công ơn khai hoá của họ ở Đông Dương bằng những kilômet đường cái mà họ đã đắp bằng tiền và công sức của người An Nam. Song, người Pháp cũng chỉ đặt đường xe lửa ở những nơi họ cần dùng để chuyên chở hàng hoá hay quân đội để đàn áp dân chúng; và đường xá đắp không phải để cho người bản xứ đi, vì những người này không có quy ền tự do đi lại ngay cả khi đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, mà là để phục vụ cho người Âu”3 - Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh, kinh tế với quốc phòng, vận dụng vào điều kiện cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, kinh tế là điều kiện để xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Vai trò đó của kinh tế được thể hiện tập trung ở khả năng bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng... cho lực lượng vũ trang. Người nói: “Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội, thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng dễ hiểu”4. - Theo Hồ Chí Minh, một trong những nguyên nhân dân đến thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống pháp “Là do nơi chúng ta đ ộng viên kinh tế được Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.2, tr. 343 2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.1, tr 392 3 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.6, tr 295 4
  3. thành công, vì chúng ta có biết động viên kinh tế một cách khôn khéo, th ực l ực c ủa chúng ta mới được đầy đủ và bền bỉ” 5. Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác, Người còn chỉ ra rằng: "Muốn đánh thắng thì quân ta phải ăn no. Muốn ăn no thì phải có nhiều lương thực..., thực túc thì binh cường!”6. - Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với qu ốc phòng song đ ến l ượt nó, qu ốc phòng và chiến tranh lại có sự tác đ ộng tr ở l ại đ ối v ới kinh t ế. S ự tác đ ộng tr ở l ại đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh ch ỉ rõ: “M ột khi chi ến tranh đã bùng n ổ ở n ơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn khắp các n ơi khác. Ch ẳng nh ững th ế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các hoạt động kinh t ế, chính tr ị, văn hoá c ủa toàn x ứ... Chiến tranh không những ch ỉ phát động trong đ ịa h ạt quân s ự ở ti ền ph ương mà còn phát động cả trong địa h ạt ở hậu ph ương” 7. Như vậy, mặc dù Hồ Chí Minh không chỉ rõ bản chất của chiến tranh, m ối quan hệ kinh tế với chiến tranh, nhưng qua phân tích của người có th ể th ấy rõ b ản chất của chiến tranh, vai trò quyết định của kinh tế đối với chiến tranh. 2. Kết hợp kinh tế với quốc phòng. phamthanhquangnam@gmail.com Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.4, tr 447 5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.6, tr 178 6 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, t.4, tr 84 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2