Mối quan hệ giữa lạm phát và giá xăng dầu tại thị trường nội địa Việt Nam năm 2018
lượt xem 4
download
Việc bóc tách và lượng hóa ảnh hưởng tác động của cú sốc giá dầu và đánh giá được tầm quan trọng của nó đối với các biến kinh tế vĩ mô nền kinh tế Việt Nam đang còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bài báo đi vào nghiên cứu thực trạng về giá dầu và tình hình lạm phát Việt Nam trong năm 2018, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm điều hành giá cả xăng dầu tốt hơn và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa lạm phát và giá xăng dầu tại thị trường nội địa Việt Nam năm 2018
- MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ GIÁ XĂNG DẦU TẠI THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM NĂM 2018 Tạ Quốc Cƣờng, Đinh Hƣơng Giang, Đoàn Hồng Khuê, Trần Công Phi TÓM TẮT Việc bóc tách và lượng hóa ảnh hưởng tác động của cú sốc giá dầu và đánh giá được tầm quan trọng của nó đối với các biến kinh tế vĩ mô nền kinh tế Việt Nam đang còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Không phải là tất cả, nhưng rõ ràng, có mối liên hệ mật thiết giữa chuyện giá dầu trên thị trường thế giới và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Giá dầu giảm cũng đang làm giảm áp lực lạm phát ở Việt Nam. Bài báo đi vào nghiên cứu thực trạng về giá dầu và tình hình lạm phát Việt Nam trong năm 2018, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm điều hành giá cả xăng dầu tốt hơn và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam Từ khóa: Lạm phát, giá xăng dầu, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế thế giới có xu hướng khởi sắc, tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu hàng hóa tăng theo, dẫn tới giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Việt Nam có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu cao, nên cũng sẽ được lợi khi nhu cầu xuất khẩu tăng, nhưng cũng thiệt hại về nhập khẩu, khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và gay gắt, các công ty, tập đoàn đang bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Do sự bùng nổ của công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, nhu cầu về năng lượng, đặc biệt nhu cầu về xăng dầu của thế giới đang ngày càng tăng một cách nhanh chóng và theo đó giá xăng dầu trở thành mối bận tâm. Giá xăng dầu mang tính toàn cầu đã tác động mạnh vào tất cả các nước sử dụng nhiều xăng dầu, trong đó có Việt Nam. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, là nguyên liệu đầu vào của tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, giá mặt hàng này dù có biến động thì người dân và doanh nghiệp vẫn phải sử dụng bên cạnh đó còn tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá xăng dầu trong nước phải đi cùng với thu nhập của người dân. Hiện giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới, vì gần 70% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước được nhập khẩu. tăng giá xăng dầu chắc chắn cũng tác động đến lạm phát bởi xăng dầu là mặt hàng đầu vào. Để kiểm soát lạm phát tránh tác động tiêu cực đến mặt bằng giá cả. Mỗi khi giá xăng dầu tăng đều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến vòng xoáy lạm phát. Rõ ràng là cơ chế xăng dầu còn nhiều góc khuất làm méo mó giá cả, thậm chí chỉ tăng một chiều đe dọa lạm phát và bất ổn kinh tế. Đằng sau giá xăng dầu là một bức tranh triển vọng về lạm phát. 2. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ GIÁ XĂNG DẦU 2.1 Chỉ số CPI 2018 CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12/2017. Trong đó, riêng CPI quý 4/2018 tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng này, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% của Chính phủ đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,88% do ảnh hưởng từ hai đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu, tác động làm CPI chung giảm 0,45%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng giảm 0,89% do giá gas trong tháng giảm 9,64%. Bên cạnh đó, có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 5,76% (dịch vụ y tế tăng 7,53%) do giá dịch vụ y tế điều chỉnh 321
- tăng, làm CPI chung tăng 0,29%. Theo Tổng cục Thống kê, một số nguyên nhân tác động làm tăng CPI quý 4/2018 tăng 3,44% là do giá thịt lợn tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, do thời tiết mưa bão và lũ quét ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản tươi sống và rau xanh làm tăng giá thực phẩm ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng mưa lũ. Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng, học phí tăng cũng góp phần làm tăng CPI của quý 4/2018. Tính chung, CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12 năm 2017. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017. Hình 1. Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng CPI của từng tháng năm 2018 so với tháng 12/2018 (Nguồn: nhóm thu thập số liệu và vẽ) Hình 2. Sự biến động của giá xăng RON 95, RON 92 và dầu hỏa qua từng tháng trong năm 2018 (đơn vị: nghìn đồng) Nguồn: nhóm thu thập số liệu và vẽ 2.2 Giá xăng dầu 2018 322
- Nhìn lại diễn biến giá trong năm 2018, có thể thấy: Quý I, giá xăng dầu trong nước phần lớn đi ngang và giảm nhẹ. Sang quý II và III, giá xăng dầu bắt đầu tăng. Đến tháng 10, giá xăng dầu lần lượt đạt đỉnh năm, cụ thể vào ngày 6/10, ở mức 22.347 đồng/lít xăng RON 95 và 20.906 đồng/lít xăng E5. Sau đó, giá xăng dầu trong nước đã "quay đầu" đi xuống liên tục trong 5 kỳ điều hành sau đó đến hết năm vào các ngày: 22/10, 6/11, 21/11, 6/12 và 21/12. Trên thị trường toàn cầu, giá dầu thô tính đến ngày 21/12 (kỳ điều hành giá cuối cùng) đã giảm hơn 19% so với đầu năm. Tính chung cả năm 2018, giá xăng trong nước giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít, trong khi đó giá dầu tăng 800 - 1.600 đồng/lít, kg tùy loại. Cụ thể như sau: Giá xăng RON 95 có 9 lần tăng, 8 lần giảm, còn lại giữ nguyên. Tổng cộng cả năm, giá xăng RON 95 giảm 1.139 đồng (5,9%). Giá xăng E5 RON 92 có 6 lần tăng, 7 lần giảm, 11 lần giữ ổn định. Tổng mức giảm 1.456 đồng/lít (8%). Giá dầu diesel có 11 lần tăng, 7 lần giảm, tổng mức tăng 832 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần tăng, 6 lần giảm, tổng tăng 1.386 đồng/lít; dầu mazut 11 lần tăng, 5 lần giảm, tổng tăng 1.626 đồng/kg. 2.3 Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và giá xăng dầu năm 2018 Chỉ số CPI năm 2018 tăng mạnh từ tháng 1 qua tháng 2, từ tháng 2 qua tháng 3 chỉ số CPI giảm nhẹ sau đó tăng dần tới tháng 6, sang tháng 7 lại giảm nhẹ rồi tăng dần đến tháng 10 là cao nhất (3,54%) và giảm dần cho đến tháng 12. Giá xăng RON 95 cao nhất là 22.340 đồng và thấp nhất là 18.140 đồng. Giá xăng RON 92 cao nhất là 20.900 đồng và thấp nhất là 16.780 đồng. Giá dầu hỏa cao nhất là 14.110 đồng và thấp nhất là 17.080 đồng. Nhìn chung từ tháng 1 đến tháng 10 biểu đồ CPI và giá xăng dầu chuyển động tương đối giống nhau. CPI tháng 11/2018 giảm 0,3% so với tháng trước thay vì phải tăng lên như thường lệ vì nhu nhập khẩu hàng hóa, tiêu dùng 2 tháng cuối năm thường tăng. Nguyên nhân được chỉ ra là do 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 6/11 và 21/11/2018. Giá xăng dầu giảm đã khiến chỉ số giá của nhóm giao thông giảm tới 1,81% so với tháng 10/2018 - là mức giảm cao nhất của các nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, khiến CPI chung giảm. Một trong các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 12 năm 2018 là tính đến ngày 24/12/2018, giá dầu Brent thế giới bình quân tháng 12 giảm 9,83%, giá xăng RON 92 tại thị trường Singapore giảm 12,41% so với tháng 11/2018. Theo đó, trong nước giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 6/12/2018 và ngày 21/12/2018, tổng cộng giá xăng A95 giảm 1.830 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 1.840 đồng/lít, giá dầu diezen giảm 1.630 đồng/lít nên bình quân tháng 12/2018 giá xăng dầu giảm 10,77% so với tháng trước, đóng góp giảm CPI chung 0,45%. Qua phân tích 2 tháng cuối năm 11 và 12 có thể thấy giá xăng dầu vẫn là thành phần quan trọng, có ảnh hưởng cũng như tác động lớn nhất đến sự tăng giảm giá xăng dầu. 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét chung Giá dầu trên thế giới tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của Việt Nam, bởi hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng xăng rất lớn. Giá dầu tăng cũng kéo theo giá xăng và các nguyên liệu đầu vào khác tăng lên, từ đó làm tăng giá cả hàng hóa, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước trong khu vực, khiến thị trường trong nước và ngoài nước có thể bị thu hẹp, tác động đến khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, giá xăng dầu tăng tạo ra một mặt bằng giá mới cao hơn do các hàng hóa đều tăng giá, dẫn tới chỉ số tiêu dùng tăng mạnh, ảnh hưởng mục tiêu kiểm soát lạm phát, cũng như tăng trưởng kinh tế. Giá xăng giảm tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực, trực tiếp nhất là nó tác động đến giá cước vận tải. Khi giá xăng dầu tăng hay giảm từ 10% trở lên thì sẽ điều chỉnh giá cước vận tải. Nếu giá xăng dầu tăng dưới 10%, doanh nghiệp sẽ phải cố gắng khắc phục, giá xăng dầu giảm dưới 10% doanh nghiệp sẽ chỉ tăng điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. Giá xăng dầu tăng hoặc giảm 10% tương đương với chi phí vận tải sẽ tăng hoặc giảm 4,5%, lúc đó doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh giá cước vận tải. Giá xăng dầu chỉ giảm chút ít thế này chưa đủ sức để giảm giá cước. Có nghĩa là giá xăng phải giảm khoảng 1.500 đồng/lít trở lên mới có thể giảm được giá cước vận 323
- tải. Xăng dầu giảm giá quá ít cộng với việc cơ chế giá xăng, dầu vẫn chưa thể hiện được sự minh bạch nên không thể tác động đến tổng thể nền kinh tế cũng như không giảm được lạm phát cho nền kinh tế.Nói cách khác khi giá xăng dầu giảm thì hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng khác cũng đồng loạt giảm với quy mô và tính chất khác nhau. Có thể nói rằng giá xăng dầu tác động trực tiếp tới giá cả các mặt hàng khác liên quan và nó là một phần nòng cốt của sự tăng hay giảm lạm phát tại Việt Nam. 3.1.1 Ưu điểm Lạm phát giúp tăng trưởng kinh doanh, vấn đề này là một con dao 2 lưỡi nhưng xét về một khía cạnh, một giai đoạn nào đó nó lại có lợi cho doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp độc quyền, việc luôn có xu hướng tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ để tăng doanh thu, lợi nhuận. Lạm phát giúp doanh nghiệp sử dụng lương cơ bản và hệ số như một công cụ đánh lừa người lao động. Vì khi đồng tiền bị mất giá người ta có thể tính được tỷ lệ hao hụt (lạm phát) và thông báo tăng lương với một tỷ lệ thấp hơn như vậy người làm công ăn lương vẫn cảm thấy vui vẻ vì thu nhập tăng lên nhưng doanh nghiệp chính là người được lợi trong vấn đề này. Lạm phát là một giải pháp tối ưu để kiềm chế giảm phát – sự tăng giá cả của đồng tiền ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Khi đó lạm phát là liều thuốc duy nhất giảm giá trị của đồng tiền đưa điểm cân bằng của nguồn cung và nguồn cầu về mức giá cả hợp lý, đưa nền kinh tế thoát khỏi thặng dư. 3.1.2 Nhược điểm Lạm phát tăng cao làm tài chính của đất nước yếu đi so với nước ngoài. Khi đồng tiền bị giảm giá trị thước đo cụ thể nhất là giá cả hàng họa bên cạnh đó giá cả của ngoại tệ (tỷ giá hối đoái) cũng phản ánh rất rõ điều này. Giá trị của đồng tiền một Quốc gia là thang đo đánh giá sức mạnh cũng như tiềm lực kinh tế do vậy lạm phát cao làm giảm giá trị tiền tệ tác động tiêu cực đến vấn đề này. Lạm phát suy giảm thấp làm nền kinh tế suy thoái, người kinh doanh bị lỗ vì hàng hóa bị tụt giá. Thật vậy, việc tăng lạm phát khiến cho đồng tiền mất giá gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng không phải vì vậy mà cứ để lạm phát tụt dốc không phanh là cách giải quyết tối ưu. Khi lạm phát thấp, giá cả hàng hóa rẻ đi, doanh nghiệp bị giảm doanh thu hoặc bị lỗ nặng, từ đó nguồn thu thuế, ngân sách nhà nước cũng theo đó mà suy giảm, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế và tiềm lực đầu tư công của nhà nước. Về phía người dân lao động, khi lạm phát tăng cao giá trị đồng tiền họ làm ra bị giảm mà giá các mặt hàng không thể thay thế như xăng dầu lại liên tục tăng đẩy đời sống người dân vào cảnh nghèo khó, túng thiếu vì không đủ lo cơm áo gạo tiền. Mà bản thân mỗi 1 người dân, công dân chính là những viên gạch, nền mống xây dựng nên sự vững mạnh của một Quốc gia vì vậy dân có giàu thì nước mới mạnh. 3.2 Nguyên nhân Nguyên nhân của lạm phát tăng cao đầu tiên phải kể đến là do chính sách thuế của nhà nước, thuế cao dẫn đến giá hàng hóa tăng cao để thu về lợi nhuận không đổi từ đó làm giảm đi giá trị của đồng tiền. Cũng có thể do doanh nghiệp muốn tăng doanh thu nên tăng giá bán sản phẩm, điều này thường xảy ra ở các doanh nghiệp độc quyền như xăng dầu cũng làm cho giá trị đồng tiền cũng giảm đi. Nguyên nhân lạm phát suy giảm thấp phải kể đến đầu tiên là do sự suy giảm của tổng cầu. Bên cạnh đó các chính sách kiềm chế lạm phát quá mức dẫn đến lạm phát tụt xuống hơn cả mức ổn định dẫn đến suy giảm thành giảm phát gây suy thoái đối với nền kinh tế. Về phía người dân lao động, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự công bằng giữa mức lương do luật nhà nước quy định hay do doanh nghiệp thỏa thuận chưa phù hợp với mức sống hiện nay cũng như việc tăng giá các mặt hàng, nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày cho cuộc sống người dân mà nổi bật nhất là xăng dầu. 3.3 Kiến nghị Nhà nước cần phối hợp các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát tăng cao, cũng như cần có mức thuế hợp lí để người kinh doanh không tăng giá hàng bán cũng như đặt ra các mức giá 324
- trần hợp lý cho các mặt hàng thiết yếu, độc quyền như xăng dầu để người dân có mức sống hợp lý, ổn định hơn và cũng đảm bảo về mặt doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp không bị suy giảm.Trước mắt, để giảm áp lực lên lạm phát và mục tiêu tăng trưởng trong thời gian sắp tới, Chính phủ cần cẩn trọng hơn trong việc tăng giá điện, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng như các mặt hàng dịch vụ công. Đồng thời, cần có điều phối các chính sách tài chính tiền tệ hợp lý, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Về việc để tránh lạm phát suy giảm quá mức nhà nước cần phải luôn kiểm soát tình hình lạm phát, tránh khắc phục vô tội vạ để rồi từ lạm phát đang tăng cao thành giảm phát. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, sản phẩm do mình làm ra sao cho phù hợp, tránh tính trạng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dùng dẫn đến thặng dư quá nhiều làm giảm sút giá cả dẫn đến giảm phát và gây thiệt hại, thua lỗ. Về phía người lao động, chính phủ cần bổ sung thêm nhiều điều luật chăm lo cho đời sống người dân, trong đó mục tiêu hàng đầu là về mức lương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh mặc hàng độc quyền như xăng dầu cũng cần phải nghiên cứu tỷ lệ thu nhập, lương bổng của người dân để có mức giá phù hợp tăng khi thu nhập tăng nhiều cũng như có phần giảm giá khi thu nhập mặt bằng chung giảm để phù hợp với mức sống và chi tiêu của người dân lao động nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Công nghệ Tp.HCM (2017), “Lạm phát”, Giáo trình Tài chính tiền tệ, Đại học Công nghệ Tp.HCM, TP.HCM. [2] Bách khoa toàn tư mở Wikipedia, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_%C4%91o%C3%A0n_X%C4%83ng_d%E1%BA%A7 u_Vi%E1%BB%87t_Nam?fbclid=IwAR1TlOIxVh- cNGv4UqK3J0TnzICluSx4uVdyPY3mXPVxmFnixVLScY6HQ84, 2018 [3] Hiếu Minh (2018) Giá dầu tăng mạnh nguy cơ lạm phát cao quay trở lại, Đầu tư chứng khoán [4] Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Kim Nam, Trương Ngọc Hảo (2016), Mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, Tạp chí tài chính [5] Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628, 2018 [6] Trang chủ website Petrolimex, Tin tức, https://www.petrolimex.com.vn/index.html, 2018 325
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đường Phillips Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
15 p | 632 | 52
-
Tài liệu chuyên đề Kinh tế Việt Nam: Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất, tỷ giá, hàng hóa
15 p | 146 | 31
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Việt Nam
5 p | 254 | 26
-
Kinh tế Việt Nam: Mối quan hệ giữa Lạm phát và Lãi suất, Tỷ giá, Hàng hóa,…
14 p | 212 | 24
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế - TS. Nguyễn Bích Lâm
18 p | 139 | 20
-
Hiệu ứng fisher về lãi suất và lạm phát ở Việt Nam
15 p | 114 | 10
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách với lạm phát ở Việt Nam
7 p | 103 | 9
-
Bàn về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 p | 130 | 7
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái: Nghiên cứu từ số liệu thực tế ở Việt Nam và một số khuyến nghị
5 p | 136 | 6
-
Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam
5 p | 126 | 6
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam
3 p | 113 | 6
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
9 p | 127 | 5
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
11 p | 98 | 5
-
Bài giảng môn Kinh tế công cộng: Chương 8 - Học viện Tài chính
36 p | 76 | 4
-
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển trường hợp Việt Nam
11 p | 60 | 4
-
Mối quan hệ giữa tương tác giữa tỷ giá, sản lượng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011
10 p | 89 | 4
-
Phân tích mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường thông qua phân tích lý thuyết trò chơi
9 p | 31 | 4
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
2 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn