intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG

Chia sẻ: Nguyenduc Duyet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

468
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giải quyết mối quan hệ giữa hình thức tự quản và quản lý (giữa hương ước, luật tục và luật pháp) là việc làm cần thiết trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bên cạnh pháp luật, việc vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ cộng đồng tại các vùng dân tộc thiểu số là cần thiết. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề trên thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, pháp luật luôn mang tính thống nhất và phổ quát trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG

  1. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SINH Chuyên ngành: Xã hội học Mã sô: 62 31 30 01 ́ MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG (Nghiên cứu trường hợp luật tục Êđê trên địa bàn tỉnh Dak Lăk) Họ và tên: ThS. Trương Thị Hiền Nơi công tác: Khoa Sư phạm - Trường ĐH Tây Nguyên Người hương dân khoa hoc: PGS. TS. Trần Hữu Quang ̃ ̣ Cơ quan công tác: Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ
  2. HÀ NỘI - 2010 1. Lý do chọn đề tài Giải quyết mối quan hệ giữa hình thức tự quản và quản lý (giữa hương ước, luật tục và luật pháp) là việc làm cần thiết trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bên cạnh pháp luật, việc vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ cộng đồng tại các vùng dân tộc thiểu số là cần thiết. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề trên thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, pháp luật luôn mang tính thống nhất và phổ quát trên phạm vi quốc gia trong khi đó mức độ phát triển của xã hội trong phạm vi từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc lại không đồng đều về nhiều mặt. Do vậy, không phải lúc nào pháp luật cũng có hiệu lực như nhau ở các phạm vi lãnh thổ khác nhau, với những điều kiện xã hội khác nhau.[10] Thứ hai, trong mức độ nhất định, luật tục cũng có vai trò không kém phần quan trọng như pháp luật là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì và ổn định trật tự xã hội của cộng đồng, đảm bảo cho cộng đồng tồn tại và phát triển. Thứ ba, trong chừng mực nhất định, tính cộng đồng của luật tục cao hơn pháp luật. Luật tục phản ánh ý chí, nguyện vọng của cộng đồng vì vậy nó là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với gia đình, dòng họ, giữa cá nhân với buôn làng, với xã hội , với tự nhiên và cả với các lực lượng siêu nhiên… nhằm ổn định một trật tự có lợi cho toàn thể cộng đồng. Trên cơ sở đó, luật tục được thực hiện do tính tự giác và sự cưỡng chế của cộng đồng. Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay, sự tồn tại của luật tục mang tính khách quan và hiệu lực của luật tục cũng được đảm bảo bởi các điều kiện khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói cách khác, chính thực tế tồn tại của luật tục hiện nay đã chứng tỏ rằng trong xã hội đang tồn tại những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan và các quan hệ xã hội phù hợp với sự điều chỉnh của luật tục. Thứ năm, hiện nay, công tác tự quản trong cộng đồng có nhiều hạn chế, tệ nạn xã hội phát triển nhanh và nhiều hơn, an ninh trật tự ngày càng phức tạp, đoàn kết cộng đồng không còn được như trước nữa, tài nguyên môi trường bị xâm hại... Đứng trước những thách thức về những ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế thị trường đối với
  3. thuần phong mỹ tục của các dân tộc, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: "Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chư viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm văn hóa của nhân loại" [14]. Đến Đại hội X một lần nữa Đảng ta lại khẳng định: "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội" [15]. Vấn đề vận dụng luật tục của các dân tộc thiểu số vào quản lý cộng đồng là yêu cầu khách quan, phù hợp với định hướng lãnh đạo của Đảng. Dak Lăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên – nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, với những chính sách ưu đãi của Chính phủ, nỗ lực của chính quyền địa phương, kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Hiện nay, nước ta đã đã có hệ thống pháp luật thống nhất sử dụng và cũng có những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cho phù hợp với từng vùng dân tộc thiểu số. Điều này giúp cho nông thôn vùng dân tộc thiểu số phát triển nhanh, vươn tới sự bình đẳng dân tộc như chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu đầy đủ hơn, chọn lọc nhiều hơn những tình tiết của luật tục để soạn thảo ra Bộ luật dân sự thống nhất của quốc gia và cách xét xử phù hợp với phong tục thì việc ổn định xã hội vùng dân tộc thiểu số sẽ tốt hơn nữa.[4] Luật tục gắn liền với vấn đề tự quản ở cộng đồng dân cư và xa hơn là vấn đề dân chủ của các thành viên trong cộng đồng. Đối với buôn làng truyền thống, tự quản là một đặc trưng và cũng là hình thức của dân chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tính chất tự quản này cần được phát huy để làm tăng hiệu lực của công tác quản lý hành chính. Tuy nhiên, tự quản vấn đề gì, tự quản đến mức độ nào và nói rộng ra là được phép vận dụng luật tục đến đâu, đó là vấn đề cần làm rõ. Do đó, chúng tôi cho rằng cần trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, luật tục được hình thành dựa trên những giá trị xã hội nào? Tồn tại trong những điều kiện xã hội như thế nào? Thứ hai, mức độ cần thiết phải vận dụng luật tục bên cạnh luật pháp trong quản lý cộng đồng tại các buôn làng dân tộc thiểu số như thế nào?
  4. Thứ ba, trong quá trình áp dụng luật tục, mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp diễn ra như thế nào? Có mâu thuẫn không? Và nếu có mâu thuẫn thì phải giải quyết như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong chế độ tự quản cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Luật tục Êđê trên địa bàn tỉnh Dak Lăk)” làm luận án của mình. Dưới cách tiếp cận xã hội học, luật tục sẽ được tiếp cận là một hệ thống chuẩn mực xã hội. Sự cưỡng chế hay điều tiết của xã hội đối với các cá nhân chủ yếu thông qua các giá trị và các chuẩn mực. Chuẩn mực xã hội là những quy tắc sống và ứng xử, cụ thể hoá các giá trị mà xã hội đã đề cao. Xã hội điều khiển các thành viên của mình bằng cách làm cho mỗi người phải tiếp thu và nhập tâm những giá trị nhất định. Từ đó mọi người chấp nhận một nền đạo lý chung, tôn trong những chuẩn mực chung. Nhờ vậy mà xã hội được cấu kết, thống nhất và duy trì sự tồn tại của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Công việc ghi chép, sưu tầm luật tục của các dân tộc Tây Nguyên được bắt đầu bởi công trình của Léopold Sabatier – công sứ tỉnh Dak Lăk từ năm 1915 đến năm 1929. Sách Luật tục Êđê được xuất bản bởi nhà xuất bản Hà nội Ideo năm 1927 1. Cuốn sách này có vai trò mở đầu cho các sách về luật tục ở Tây Nguyên. Năm 1940, L. Sabatier cho xuất bản cuốn Sưu tầm luật tục người Êđê ở Dak Lăk. So với cuốn sách xuất bản năm 1927, cuốn sách này có bổ sung hoàn chỉnh hơn. Từ năm 1951 đến năm 1963, có một số tác phẩm về luật tục Tây Nguyên của người Pháp được công bố. Nhìn chung, trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều tài liệu về luật tục Êđê do người Pháp sưu tầm đã được công bố. Việc làm này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình cai trị, vì lợi ích của chính quyền đô hộ Pháp. Năm 1986, trong đợt sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian Dak Lăk của Viện nghiên cứu văn hoá dân gian phối hợp với Sở Văn hoá thông tin tỉnh Dak Lăk, vấn đề luật tục được đề cập. Trong cuốn sách Văn hoá dân gian Êđê và Văn hoá dân gian M’nông có một chương viết về luật tục của các dân tộc này. Từ năm 1996 đến năm 1999, có một số sách về luật tục đã được xuất bản: 1  Phan Đăng Nhật (2000), Nguồn gốc và bản chất luật tục Tây Nguyên, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, tr 65
  5. - Ngô Đức Thịnh – Chu Thái Sơn biên soạn: Luật tục Êđê ( Tập quán pháp), NXb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996. - Ngô Đức Thịnh chủ biên: Luật tục M’nông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996. - Ngô Đức Thịnh – Cầm Trọng: Luật tục Thái, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996. - Phan Đăng Nhật chủ biên: Luật tục Jrai, Sở Văn hoá thông tin Gia lai xuất bản, Pleiku, 1999. Đây là những cuốn sách được biên soạn công phu, tập hợp tương đối đầy đủ luật tục của ba dân tộc Êđê, M’nông và Jrai. Điều quan trọng là các tác giả đã ghi tiếng dân tộc, bên cạnh bản dịch tiếng phổ thông. Các tài liệu trên có ý nghĩa rất quan trọng cho những người quan tâm nghiên cứu luật tục. Năm 2000, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh Dak Lăk phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với tiêu đề Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam với sự tài trợ của quỹ Ford. Hội thảo nhận được hơn 60 báo cáo khoa học, tập trung vào 4 chủ đề lớn: - Luật tục với việc khai thác và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Luật tục với các quan hệ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Luật tục với việc xây dựng và củng cố các quan hệ xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên – Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Đây là kết quả nghiên cứu của tập thể tác giả nhóm đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04-05 giai đoạn 2001- 2005 do GS.TS Trần Văn Bính chủ biên. Công trình nghiên cứu đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong đó có Dak Lăk. Luật tục trong việc bảo vệ bản sác văn hoá dân tộc và xây dựng nông thôn trong điều kiện hiện nay là một trong những nội dung quan trọng được nghiên cứu và công bố trong cuốn sách này. Như vậy, có thể thấy, luật tục của các dân tộc Tây Nguyên đã được nghiên cứu từ rất sớm. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề vai trò của luật tục trong quản lý xã hội là cần thiết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về luật tục dưới nhãn quan Luật học, Văn hóa học, Dân tộc học.. Nhiều kết luận khoa học do các nhà
  6. nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà dân tộc học đã được áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; thực thi pháp luật ở cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nghiên cứu mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong chế độ tự quản cộng đồng dưới tiếp cận xã hội học vẫn là hướng nghiên cứu mới. 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc vận dụng luật tục Êđê trong chế độ tự quản cộng đồng trên địa bàn tỉnh Dak Lăk. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện sự tồn tại của luật tục Êđê. - Tìm ra mối quan hệ giữa luật tục Êđê và luật pháp trong chế độ tự quản cộng đồng trên địa bàn tỉnh Dak Lăk. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng luật tục Êđê trong chế độ tự quản cộng đồng trên địa bàn tỉnh Dak Lăk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa luật tục Êđê và luật pháp trong chế độ tự quản cộng đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luật tục Êđê, tỉnh Dak Lăk. 5. Vấn đề nghiên cứu - Luật tục Êđê được hình thành dựa trên những giá trị xã hội nào? Tồn tại trong những điều kiện xã hội như thế nào? Vì sao sự tồn tại của luật tục Êđê hiện nay mang tính khách quan? - Vì sao cần phải vận dụng luật tục Êđê bên cạnh luật pháp nhà nước trong quá trình quản lý xã hội tại các cộng đồng Êđê hiện nay? - Trong quá trình áp dụng luật tục Êđê , mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp diễn ra như thế nào? Có mâu thuẫn không? Và nếu có mâu thuẫn thì phải giải quyết như thế nào?
  7. 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1 Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng người Êđê hiện nay vẫn phù hợp cho sự tồn tại của luật tục Êđê: Nền sản xuất có dáng dấp kinh tế nguyên thuỷ, mang tính chất khép kín, tự cung, tự cấp với trình độ phân công lao động thấp và lối sống cộng đồng. Giả thuyết 2 Hiện nay, ở cộng đồng người Êđê, việc áp dụng luật tục trong việc quản lý cộng đồng tương đối phổ biến. Giả thuyết 3 Những năm qua, cùng với những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế - xã hội, luật tục Êđê có những biến đổi cả về nội dung và hiệu lực. Một số quy định của luật tục đã tự tiêu vong, một số quy định khác bị biến đổi về nội dung hay bị giảm hiệu lực ở mức độ nhất định. Giả thuyết 4 Hiện nay, luật tục vẫn tồn tại nhiều quy định lạc hậu, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của công dân và cộng đồng, mâu thuẫn với pháp luật nhà nước. Giả thuyết 5 Trong mối quan hệ với pháp luật, giá trị của luật tục được thể hiện ở ba phương diện: trong phạm vi nhất định và ở một số lĩnh vực nhất định có khả năng thay thế pháp luật; bổ sung cho pháp luật trong những điều kiện nhất định; hỗ trợ cho pháp luật trong nhiều lĩnh vực. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Sưu tầm và phân tích tài liệu Phân tích các nguồn tư liệu về luật tục Êđê, các tài liệu về luật tục, tài liệu do địa phương cung cấp. 7.2. Phỏng vấn sâu Dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng: + Già làng, trưởng buôn, những người am hiểu sâu về luật tục Êđê. + Cán bộ Sở Tư pháp (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật). + Cán bộ chính quyền cơ sở (cán bộ quản lý, tư pháp, hộ tịch, công an). 7.3. Ankét
  8. Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng với số lượng 400 phiếu điều tra dành cho một số đối tượng: + Người dân Êđê: 300 phiếu + Cán bộ chính quyền cơ sở, trưởng buôn: 200 phiếu 8. Cơ sở lý luận 8.1. Các khái niệm cơ sở 8.1.1. Giá trị xã hội Giá trị xã hội là các nguyên tắc cơ bản định hướng hành động. Giá trị xã hội được hiểu là những quan điểm. thái độ về những điều được mong muốn, về những quan niệm dẫn dắt trong văn hóa, tôn giáo, đạo lý và xã hội. Những định hướng giá trị thống trị trong một xã hội là khung cơ bản của văn hóa. Giá trị là những "chỉ dẫn đạo lý" dẫn dắt hành động con người. Chúng biểu hiện các ý nghĩa và mục tiêu mà các cá nhân và nhóm gắn với hành động của họ.[5] Một trong những mục tiêu của luận án là nhận diện sự tồn tại của luật tục Êđê, trong đó tìm hiểu luật tục Êđê hình thành, tồn tại dựa trên hệ giá trị xã hội như thế nào là một nội dung nghiên cứu. 8.1.2. Chuẩn mực xã hội Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng latinh, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. Người ta thấy chuẩn mực có trong đạo đức theo nghĩa các tiêu chuẩn hành vi, trong mỹ học và logic, trong kỹ thuật và ngôn ngữ hàng ngày. Khi điều tiết cuộc sống của các cá nhân và các nhóm trọng xã hội, các giá trị xã hội được biểu hiện thông qua những chuẩn mực, quy tắc và tập tục xã hội. Nói cách khác, chuẩn mực là những quy tắc sống và ứng xử, cụ thể hoá các giá trị mà xã hội đã đề cao.[10] Trong luận án, luật tục Êđê được tiếp cận là một dạng chuẩn mực xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, trong lĩnh vực quản lý xã hội, luật pháp đang được áp dụng với tư cách là “chuẩn mực chính thức”. Luật tục không được thừa nhận như một nguồn pháp luật. Mặc dù vậy, luật tục vẫn đang tồn tại và đang được áp dụng trong việc quản lý cộng đồng tại các buôn, làng. Vì vậy, trong luận án, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản: Vì sao cần thiết phải vận dụng luật tục Êđê bên cạnh luật pháp trong quản lý xã hội tại các
  9. cộng đồng Êđê hiện nay? Trong quá trình áp dụng luật tục Êđê , mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp diễn ra như thế nào? Có mâu thuẫn hay xung đột gì không? Và nếu có mâu thuẫn thì phải giải quyết như thế nào? 8.1.3. Luật tục Luật tục (tập quán pháp, lệ tục ...) tương ứng với các thuật ngữ khoa học nước ngoài: Customary law, traditional law..., là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương (indigenous knowledge, local knowledge). Khái niệm về luật tục hay tập quán pháp là một hình thức pháp luật cổ xưa nhất, giữ vai trò thống trị trong các xã hội tiền nhà nước. Trên thế giới, từ kiểu nhà nước chủ nô đến kiểu nhà nước phong kiền, hay ở các nước có chế độ quân chủ trong nhà nước tư sản, luật tục đã được sử dụng khá nhiều trong hệ thống pháp luật với vai trò là một nguồn luật cơ bản. Đối với Việt Nam, ngay từ nhà nước đầu tiên thời đại Văn Lang - Âu Lạc, luật chung của người Lạc Việt căn cứ theo lời tâu của Mã Viện với vua Hán Quang Vũ ("luật Việt khác luật Hán mười điều") thì rất có thể đó chính là một thứ luật tục hay tập quán pháp. Tài liệu dân tộc học cũng cho biết, ở xã hội các cư dân Tây Nguyên cũng như ở các xã hội sơ khai khác, mỗi cộng đồng tộc người đều có luật tục (hoặc thành văn, hoặc truyền miệng). Trong xã hội sau này, kể cả dân tộc đa số như dân tộc Kinh cũng có luật tục (hương ước) và các dân tộc khác đều có luật tục để điều chỉnh quan hệ trong cộng đồng mình. "Luật tục là những qui tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc do các cộng đồng làng xã xây dựng nên và được truyền từ đời này sang đời khác".[1] Luật tục phần lớn mang tinh thần bình đẳng của cả cộng đồng trên các phép tắc tín ngưỡng cổ truyền cho nên khi có nội dung phù hợp với tiến bộ xã hội, trật tự xã hội thì được Nhà nước thừa nhận, còn nếu cổ hủ , lạc hậu, mê tín dị đoan thì sẽ bị Nhà nước cấm đoán. Luật tục có thể tồn tại bằng truyền miệng hoặc có thể được ghi bằng văn bản. Văn bản luật tục có thể tồn tại dưới hình thức đơn giản như hương ước, nhưng cũng có thể được xây dựng dưới dạng bộ luật như bộ luật tục của dân tộc Ê-Đê: 11 chương, 236 điều. Luật tục khác với tập quán thông thường ở tính bắt buộc thực hiện bởi vì đó chính là pháp luật của các cộng đồng làng xã hoặc của cả một dân tộc thiểu số. Luật tục hay tập quán pháp là một hiện tượng phổ biến của nhân loại ở thời kì phát triển tiền công nghiệp và còn tồn tại đến ngày nay ở nhiều tộc người trên thế giới, châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, luật tục của các dân tộc thiểu số và hương ước của người Việt
  10. còn tồn tại khá phổ biến và được nhà nước quan tâm phát triển những bản sắc truyền thống tốt đẹp cùng với việc thừa nhận chúng là một hình thức pháp luật. Tuy nhiên, luật tục trên thế giới cũng như ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau mà có nét riêng biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, các quan hệ xã hội và tục lệ của mỗi cộng đồng làng xã và dân tộc mình. Chính vì thế, khi thừa nhận luật tục, một trong những việc quan trọng là nghiên cứu về luật tục để sự quản lí tốt hơn về việc tự quản cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội. 8.1.4. Luật pháp Pháp luật nảy sinh từ lịch sử và phát triển theo tiến trình riêng. Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Xét về phương diện khách quan, nhà nước và pháp luật cùng phát sinh từ một nguồn gốc, là kết quả của sự phát triển kinh tế và phân hoá xã hội. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và trở thành một phương tiện của nhà nước để bảo vệ địa vị của lực lượng thống trị, điều hành và quản lý xã hội. Trong các tổ chức cộng đồng nguyên thuỷ trước đây, quan hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán, điều chỉnh các quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội, gọi là luật tục. Nhưng đến khi xã hội có sự phân hoá về giai cấp, nhà nước được hình thành, quốc gia được xác lập, thì luật tục không còn khả năng điều hành các quan hệ xã hội vốn luôn phát triển cả về phạm vi, mức độ, và tính chất. Để đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội đó, một loại quy phạm mới đã ra đời, đó là pháp luật. 8.1.5. Cộng đồng Khái niệm cộng đồng (community) được sử dụng rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (như cộng đồng kinh tế châu Âu, cộng đồng các quốc gia Đông Nam á, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên...). Theo nghĩa này, cộng đồng vừa mang những giá trị chung mà mỗi thành viên thừa nhận và tuân theo, vừa tôn trọng sự phát triển độc lập của mỗi thành viên trong các quan hệ hợp tác với nhau. Ở Việt Nam, khái niệm cộng đồng được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội như cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng văn hóa... Theo nhiều nhà khoa học, cộng đồng được hiểu: "là tập hợp người có tính chất một xã hội, chung sống, có nhiều đặc tính của cải và quyền lợi chung" [5]; "là một tập thể có nhiều thành viên gắn bó với nhau bằng những
  11. giá trị chung. Cộng đồng có một sự cố kết nội tại không phải do những qui tắc rõ ràng, những luật pháp thành văn, mà do những liên hệ sâu hơn: huyết thống, truyền thống..." [2]; "là khối người cùng chung một tổ chức" [3]; "là toàn thể những người sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối " [4] ... Như vậy, qua phân tích ở trên có thể rút ra khái niệm cộng đồng một cách khái quát nhất, chung nhất như sau: Cộng đồng là một tập thể, có những thành viên gắn bó với nhau thành một tổ chức và cơ bản có chung mục đích. Khái niệm cộng đồng có quan hệ với khái niệm tính cộng đồng. Tính cộng đồng là một yếu tố gần như bẩm sinh của con người bởi vì con người có nguồn gốc bầy, cộng với một quá trình tiến hóa dài từ cuộc sống bầy đàn mới sang giai đoạn cá nhân. Tính cộng đồng cũng trải qua những thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Lúc đầu, trong các xã hội cổ xưa, tính cộng đồng lấn át tính cá nhân, không công nhận cá nhân như một thực thể độc lập. Trong xã hội có quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển, các quan hệ sở hữu tư nhân phổ biến, tính cộng đồng chỉ là một mặt của đời sống con người, bên cạnh tính cá nhân phát triển ngày càng cao. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tính cá nhân luôn mang những mâu thuẫn, thậm chí xung đột, nhưng bao giờ cũng có tính hữu cơ, không thể có tính cá nhân thật sự mà không có tính cộng đồng thật sự và ngược lại. Tìm kiếm một sự kết hợp tối ưu của tính cộng đồng và tính cá nhân là một đòi hỏi không thể thiếu đối với mọi học thuyết về sự phát triển xã hội. Người ta càng thấy rõ rằng không có những cá nhân phát triển thì không thể có một cộng đồng tự do của con người, cũng như không có tính cộng đồng (ý thức trách nhiệm với cộng đồng) thì cũng không thể có các cá nhân phát triển. 8.2. Cơ sở lý thuyết 8.2.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu cơ cấu xã hội cho phép chúng ta có thể tiếp cận các sự kiện và hiện tượng xã hội, nhận thức được bản chất của chúng ở hai mặt cơ bản: Thứ nhất, nhìn được toàn diện cơ cấu xã hội, các bộ phận cấu thành giữa chúng, các chiều cạnh của sự tương tác xã hội làm hình thành bộ mặt tổng thể của cơ cấu xã hội. Thứ hai, có thể đi sâu vào những chi tiết, nhìn nhận đúng đắn được bộ mặt thực sự của các bộ phận cấu thành của cơ cấu xã hội mà vẫn không tách rời khỏi toàn bộ hệ thống xã hội.
  12. Chính từ cách tiếp cận hệ thống về cơ cấu xã hội mà chúng ta có thể phát hiện được những quy luật cơ bản nhất của sự vận hành của xã hội, coi đó như là một quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên. Dựa trên quan điểm hệ thống về cơ cấu xã hội, chúng ta có thể thấy rõ xã hội không phải chỉ là sự tập hợp ngẫu nhiên và cơ học giữa các cá nhân đơn lẻ mà là một hệ thống xã hội có cơ cấu phức tạp gồm nhiều hệ thống nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá… các cấu trúc về giai cấp, dân tộc, gia đình. Các bộ phận này tồn tại bên nhau không phải theo các phép tính cộng trừ đơn giản mà trên cơ sở của những mối quan hệ thống nhất và biện chứng. Bất cứ một hệ thống cơ cấu nào, trong đó có cơ cấu xã hội cũng bao hàm trong nó ba khía cạnh cơ bản nhất, hoặc còn gọi là ba chiều của cơ cấu. Thứ nhất là chiều cơ cấu về không gian, nói theo quan điểm của A. Comte là “chiều tĩnh học xã hội” hoặc theo quan điểm của Talcott Parsons là “chiều cơ cấu chức năng . Thứ hai là chiều cơ cấu về thời gian, nói theo quan điểm của A.Comte là “chiều động học xã hội”, hoặc theo quan điểm của các nhà cơ cấu chức năng luận là “chiều lịch đại của cơ cấu xã hội”. Và thứ ba là chiều khu vực hoặc trong sách vở còn gọi là chiều phân bố học. Luận án sẽ áp dụng lý thuyết cơ cấu xã hội để lý giải cộng đồng người Êđê đã tồn tại và phát triển với các dạng hoạt động tổ chức, quản lý xã hội và sự vận hành của những thiết chế xã hội khác nhau như thế nào? Chúng tồn tại trong các mối quan hệ tương tác hữu cơ, nhân quả với nhau, tạo nên những sự chi phối, ràng buộc hành vi của mỗi con người trong xã hội như thế nào? 8..2.2. Lý thuyết về sự điều tiết xã hội Quan điểm của Durkheim Durkheim được xem là nhà xã hội học đầu tiên đề xuất vấn đề "tính chuẩn mực của cái xã hội". Đối với cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại là một hiện thực có thể xác định mang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong tính chuẩn mực của các ứng xử xã hội. ông xem hiện thực này là thế giới của các sự kiện xã hội. Các chuẩn mực xã hội trở thành cái bên ngoài, nó giới hạn ý chí của con người trong quan hệ của họ với nhau. Chuẩn mực hóa có nghĩa là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan với nhau. Mỗi sự chuẩn mực hóa gắn với một sự lựa chọn, điều này là một nguyên tắc cơ
  13. bản của sự hình thành cấu trúc xã hội. Các chuẩn mực tạo ra một khuôn khổ cho hành động. Chuẩn mực thể hiện cái chung, "kiểu điển hình" cửa hành động. Định hướng qua lại của hành động của nhiều cá nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ có thể có được khi các cá nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc được biết và được chấp nhận chung. Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là các chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa, được nội tâm hóa và được kết nối trong các quá trình thiết chế hoá. Các chuẩn mực thể hiện rất đa dạng, có thể hệ thống hóa chúng theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo mức độ chặt chẽ và gắn với nó là mức thưởng phạt: các chuẩn mực buộc phải, cần phải, nên làm. Gắn liền với chuẩn mực là sự phán xử (thưởng phạt). Sự phán xử luôn gắn với tương tác hành động, bởi nếu không thì hành động không thể tiếp tục diễn ra và chuẩn mực không có cơ sở tồn tại. Sự củng cố các chuẩn mực dẫn đến việc hình thành những vai trò xã hội và kiểu hành động. Quan điểm của Robert Merton Theo R.Merton, bất cứ xã hội nào cũng đều có những giá trị được gần như mọi thành viên chấp nhận và chia sẻ. Những giá trị ấy sẽ được các cá nhân nội tâm hóa ở những mức độ khác nhau như là những mục tiêu cần phải đạt được trong cuộc sống. Để đạt được những mục tiêu ấy, xã hội cũng đưa ra cho cá nhân những phương tiện được quy định bởi những chuẩn mực của xã hội. Dựa trên quan điểm xã hội học về sự điều tiết của xã hội, luận án sẽ tiếp cận luật tục Êđê là một dạng chuẩn mực xã hội, trên cơ sở đó tìm hiểu luật tục Êđê được hình thành dựa trên hệ giá trị xã hội nào và mức độ nội tâm hoá luật tục Êđê của người Êđê hiện nay như thế nào? 9. Cấu trúc dự kiến của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc dự kiến của luận án như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các khái niệm cơ sở 1.1.1. Giá trị xã hội 1.1.2. Chuẩn mực xã hội 1.1.3. Luật tục 1.1.4. Luật pháp
  14. 1.1.5. Cộng đồng 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội 1.2.2. Lý thuyết về sự điều tiết xã hội 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về sự áp dụng luật tục 1.4. Luật tục trong sự so sánh với luật pháp Chương 2. Sự tồn tại của luật tục Êđê trên địa bàn tỉnh Dak Lăk 2.1. Cộng đồng Êđê trên địa bàn Dak Lăk 2.2. Sự tồn tại của luật tục Êđê 2.2.1. Cơ sở xã hội của sự hình thành luật tục Êđê 2.2.2. Sự tồn tại của luật tục Êđê hiện nay 2.3. Sự cần thiết vận dụng luật tục Êđê trong chế độ tự quản cộng đồng trên địa bàn tỉnh Dak Lăk Chương 3. Mối quan hệ giữa luật tục Êđê và luật pháp trong chế độ tự quản cộng đồng trên địa bàn tỉnh Dak Lăk 3.1 Quan hệ thay thế 3.2. Quan hệ bổ sung 3.3. Quan hệ hỗ trợ 3.1. Mâu thuẫn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 3. Trần Hữu Quang, (1993), “Xã hội học nhập môn”, Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 4.
  15. 2. MỤC TIÊU VÀ MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC KHI ĐĂNG KÝ HỌC NGHIÊN CỨU SINH 3. LÝ DO CHỌN CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÀ HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TỪNG THỜI KỲ CỦA THỜI GIAN ĐÀO TẠO TT C¸c ho¹t ®éng/ Thời gian 1 2 3 4 5 6 Néi dung 1 3.1.1 X X 2 3.1.2 X X X 3 3.1.3 4 3.1.4 5 3.1.5 X X X 6 Báo cáo tiến độ 7 Viết Luận án 8 Bảo vệ Luận án 5. TIỂM LỰC KHOA HỌC 6. DỰ KIẾN VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP 7. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN Người thực hiện
  16. TRƯƠNG THỊ HIỀN NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN HỮU QUANG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2