Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
lượt xem 4
download
Bài báo trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, từ đó chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- 152 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH TS. Nguyễn Thị Anh Trường Đại học Thủy lợi TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viện Chính trị Khu vực I Tóm tắt: Đối với mọi quốc gia, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, mặc dù quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, song bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó, đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bài báo trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, từ đó chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. THE RELATIONSHIP BETWEEN THE DEVELOPMENT OF PRIVATE ECONOMY WITH THE GOAL OF WEALTHY PEOPLE, STRONG COUNTRY, JUST AND CIVILIZED SOCIETY Abstract: In all countries, the private economic sector plays an extremely important role in economic and social development. In our country, though the developed process has experienced many ups and downs. Besides, in the new period, the private economic renovation has confirmed its position and importance, greatly contribute to the construction and development of the nation. For the goal of the wealthy resident, strong country, for democracy, justice, and civilization. This article will clarify a number of theoretical and practical issues on the private economy and show you the close relationship of private economic development and the goal of wealthy people and strong country, for the democracy, justice, and civilization in the current context. Keywords: Private economy, the goal of socialist. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế tư nhân với các loại hình đa dạng, hoạt động linh hoạt đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta mà thành phần kinh tế nhà nước chưa giải quyết được như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hạn chế thất nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển đất
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 153 nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng phát triển kinh tế tư nhân sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa một số quy định thuộc bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu kinh tế cần đạt. Kinh tế tư nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường đương nhiên sẽ phải tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, đặt vấn đề lợi ích lên cao nhất. Do đó không thể đảm bảo làm cho mọi người dân đều trở nên giàu có, hay dân chủ, công bằng, văn minh... Vì vậy, cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để từ đó có những giải pháp cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của kinh tế tư nhân, hướng phát triển thành phần kinh tế này góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội ở Việt N am trong thời gian tới. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1.1. Về kinh tế tư nhân Khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân. Về mô hình tổ chức của kinh tế tư nhân ở nước ta rất đa dạng, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh doanh cá thể(1)... Kinh tế tư nhân có ưu thế đặc biệt, là một kênh để khơi dậy, huy động và khai thác mọi tiềm năng to lớn về vốn, sức lao động, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ, khả năng kinh doanh và các nguồn lực khác trong nhân dân để phát triển kinh tế-xã hội. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân rất linh hoạt, nên thích ứng với mọi biến đổi của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự tồn tại của kinh tế tư nhân là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi thừa nhận kinh tế thị trường là cần thiết đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì cũng có nghĩa là phải thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thừa nhận một động lực quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn Việt N am cho thấy, việc phát triển kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cách gọi trước đây và nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Đảng Cộng sản Việt N am khẳng định: kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong quá trình hội nhập (1) Võ Văn Lợi (2019), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am và một số vấn đề đặt ra, truy cập ngày 29/8/2019 từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam-va-mot- so-van-de-dat-ra-302117.html.
- 154 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM quốc tế, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ở nước ta. 2.1.2. Về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh N hững thập niên đầu của thế kỷ XXI, Việt N am đNy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện đưa nước ta trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đưa ra là một sự sáng tạo để thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ. Cụm từ “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nay đã trở nên phổ biến, dễ nhớ đối với quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, để hiểu cụm từ này một cách tường tận, lý giải đúng nghĩa theo quan điểm, đường lối của Đảng thì chưa hẳn ai cũng làm được(1). Thứ nhất là “dân giàu” Trước hết, “dân giàu” được xem là một trong những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội. Dân ở đây là toàn thể nhân dân chứ không phải riêng một bộ phận, một nhóm người nào. Giàu ở đây là giàu cả về vật chất và giàu về tinh thần. “Dân giàu” là một trong những điều kiện để nhân dân được hưởng hạnh phúc. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt N am, để thực hiện dân giàu cần phải: Khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. “Dân giàu” là cơ sở của “nước mạnh”. Thứ hai là “nước mạnh” Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt N am, “nước mạnh” là một mục tiêu lớn vô cùng quan trọng. “N ước mạnh” thể hiện: Có tiềm lực kinh tế mạnh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có khả năng cạnh tranh cao trong toàn cầu hóa; Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Bảo vệ Đảng, N hà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; N âng cao vị thế của Việt N am trên trường quốc tế, coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. “N ước mạnh” là điều kiện để nhân dân được hưởng hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc. Thứ ba là “dân chủ” Dân chủ vừa là bản chất của chế độ, vừa là đặc điểm cơ bản nhất của một xã hội tiến bộ, văn minh. Dân chủ, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Dân chủ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực chính trị mà còn trong kinh tế, văn hóa. Dân chủ là giá trị lớn của loài người trong lịch sử và trong thời đại ngày nay. Thứ tư là “công bằng” Công bằng ở đây là công bằng xã hội, xây dựng một xã hội ở đó con người phát triển tự do và toàn diện như nhau, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là điều khác biệt căn (1) Biển Đông (2017), Hiểu đúng nghĩa cụm từ “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - tháng 10 10, 2017, truy cập ngày 28/8/2919, từ https://maivangmuadong.blogspot.com/2017/10/hieu-ung- nghia-cum-tu-dan-giau-nuoc.html.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 155 bản giữa chế độ xã hội chủ nghĩa với các chế độ xã hội khác. Về kinh tế, công bằng thể hiện trên cả ba mặt: công bằng trong quan hệ sở hữu; công bằng trong tổ chức, quản lý; công bằng trong phân phối kết quả lao động, của cải vật chất, văn hóa. Đó là nguyên tắc làm theo khả năng, hưởng theo lao động, đảm bảo công bằng trong cống hiến và hưởng thụ, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Công bằng trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở, là điều kiện cốt lõi của công bằng xã hội nói chung. Công bằng có quan hệ mật thiết với “dân chủ”, vì “dân chủ” là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội. Thứ năm là “văn minh” “Văn minh” là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển của một xã hội. Văn minh không chỉ thể hiện trên phương diện vật chất - kỹ thuật, mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối sống(1). Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không phải một xã hội biệt lập, tách khỏi dòng chảy của nền văn minh nhân loại. N ền văn minh xã hội chủ nghĩa ở Việt N am được thể hiện qua các đặc trưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt N am bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Có N hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(2). Tóm lại, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu lâu dài, là giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa. 2.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ở nước ta hiện nay Lịch sử xã hội loài người là tiến trình phấn đấu liên tục cho một cuộc sống đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Khát vọng giàu hơn, mạnh hơn, dân chủ hơn, công bằng hơn, văn minh hơn là khát vọng của cả nhân loại. Dân tộc Việt N am đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử phấn đấu không mệt mỏi cho mục tiêu này. Biết bao anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh anh dũng cho một Việt N am độc lập, tự do. Đó phải là một xã hội tươi đẹp hơn, phát triển hơn, giàu có hơn, văn minh hơn quá khứ và hiện tại. Và phát triển kinh tế tư nhân là một biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu ấy. (1) Biển Đông (2017), Hiểu đúng nghĩa cụm từ “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - tháng 10 10, 2017, truy cập ngày 28/8/2919, từ https://maivangmuadong.blogspot.com/2017/10/hieu-ung- nghia-cum-tu-dan-giau-nuoc.html (2) Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội.
- 156 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2.2.1. Kinh tế tư nhân phát triển là điều kiện để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh Dân giàu là thước đo có thể nhận thấy được. Con đường chúng ta đi phải đem lại cho toàn thể nhân dân cuộc sống ngày một giàu hơn, thể hiện ở việc thu nhập của người dân mỗi ngày một tăng, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện và đến một lúc nào đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta không thua kém đời sống của mọi người dân ở bất kỳ quốc gia phát triển nào. Ở nước ta, trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân trở thành bộ phận kinh tế đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, làm cho hàng triệu người thoát nghèo, điều kiện sống được cải thiện. Theo thống kê, tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn xấp xỉ 6,8%, tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp là 1,46% vào năm 2018(1). Hàng năm, hàng triệu việc làm mới được tạo ra bởi khu vực kinh tế tư nhân. N ăm 2015, tổng số lao động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân là 19,47 triệu người. N ăm 2017 tăng lên 44,9 triệu người(2), và năm 2019, tương đương gần 45,2 triệu người. Xét một cách cụ thể, không kể lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn lớn thì lao động ở các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ đều có thu nhập ổn định, giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói dai dẳng, đó là tín hiệu đáng khích lệ của khu vực kinh tế này. Thực tế việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã thực hiện rất thành công ở các vùng nông thôn, trung du, miền núi, đây là bộ phận dân cư chiếm tỷ lệ cao trong xã hội. Thu nhập của người lao động nhìn chung ngày một tăng. Thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân tăng hàng năm. Trong giai đoạn 2010-2015, các doanh nghiệp tư nhân đã giúp tăng gấp ba lần tổng thu nhập của 3,35 triệu lao động(3). Tổng thu nhập tăng của lao động doanh nghiệp tư nhân đã giúp tăng tổng thu nhập khả dụng, tăng khả năng chi tiêu và qua đó quay trở lại thúc đNy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là tăng tiêu dùng nội địa. Kinh tế tư nhân còn đóng góp đáng kể vào giải quyết các vấn đề xã hội khác như: độ bao phủ của bảo hiểm xã hội và thực hiện an sinh xã hội. Theo con số thống kê, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước từ 9,2 triệu năm 2010 lên 13,13 triệu trong năm 2016. Trung bình hàng năm bảo hiểm xã hội được mở rộng với sự tham gia mới của khoảng 650.000 người lao động, và phần lớn trong số này hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân (VSI, 2017). Với sự nỗ lực, kinh tế tư nhân đang tích cực phấn đấu cho mục tiêu 50% lực lượng lao động sẽ tham gia bảo hiểm xã hội vào năm 2020 (so với mức còn khá khiêm tốn là 24% vào năm 2017)(4). (1) Võ Văn Lợi (2019), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am và một số vấn đề đặt ra ngày 04/02/2019, truy cập ngày 29/8/2019 từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam- va-mot-so-van-de-dat-ra-302117.html (2) Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng, truy cập tháng 8/2019, https://economica.vn, tr 32-34. (3) Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng, truy cập ngày 30/8/2019, https://economica.vn, tr 32-34 (4) Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng, truy cập ngày 30/8/2019, https://economica.vn, tr 32-34
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 157 Bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có xuất phát điểm thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của chiến tranh, và một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ, thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội. Do đó, kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, khai thác được các tiềm năng về sức người, sức của để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. N gày nay kinh tế tư nhân thực sự trở thành một bộ phận của kinh tế dân doanh, thể hiện định hướng phát triển theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc”. Nước mạnh là một đích đến rất dễ thấy. N ước mạnh không phải tự vẽ ra trên giấy, hoặc nói hay mà được, nó phải thể hiện qua tiềm lực kinh tế của quốc gia, cụ thể là GDP phải đủ lớn. Theo số liệu thống kê, năm 2016, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng 38,6% GDP (trong tỷ lệ này, doanh nghiệp đăng ký chính thức chiếm 8,2%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 30,43%); khu vực tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 18,95% GDP 1 . N ăm 2018, kinh tế tư nhân đóng góp 39,21% GDP (khu vực kinh tế N hà nước là 28,7%), 18,07% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và 4,04% của khu vực kinh tế tập thể 2 .... N hư vậy, kinh tế tư nhân đang dần khẳng định vị thế là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt N am, tiềm lực chính của sự vững mạnh của đất nước. Về tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào tổng thu N gân sách N hà nước, trong bảng xếp hạng do Bộ Tài chính công bố. Trong 1.000 doanh nghiệp mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cho ngân sách N hà nước năm 2017, các doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm 45,8% về số doanh nghiệp và 34,1% về số thuế đã nộp, và doanh nghiệp tư nhân nước ngoài (doanh nghiệp FDI) chiếm 40,4% về số doanh nghiệp và 36,7% về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp. Các Doanh nghiệp N hà nước chiếm 11,7% về số doanh nghiệp và chiếm 27,7% số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (MOF, 2018) 3 . Điều quan trọng là xu hướng tăng đóng góp cho ngân sách của kinh tế tư nhân về cả tỷ trọng và số tuyệt đối đang tiếp tục được duy trì. Rõ ràng là quá trình nỗ lực nhằm tái cấu trúc nền kinh tế đang cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết. Kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào tổng vốn đầu tư của nền kinh tế. Tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong nước đạt 579.700 tỷ đồng (25,8 tỷ USD) vào năm 2016, chiếm 39% tổng vốn đầu tư của xã hội vào nền kinh tế. N ếu tính cả nguồn vốn FDI, khu vực tư nhân đóng góp 62,4% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong năm 2016 4 . Sự mở (1) Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng, năm 2018, truy cập ngày 30/8/2019 từ https://economica.vn, tr 32-34 (2) Bộ Tài chính (2018), Thành tích đạt được năm 2018, đăng tải ngày 3/7/2019, truy cập ngày 30/9/2019, từ https://aafc.vn/aafc-thanh-tich-dat-duoc-nam-2018-theo-so-lieu-thong-ke-cua-bo-tai-chinh/ (3) Bộ Tài chính (2018), Thành tích đạt được năm 2018, đăng tải ngày 3/7/2019, truy cập ngày 30/9/2019, từ https://aafc.vn/aafc-thanh-tich-dat-duoc-nam-2018-theo-so-lieu-thong-ke-cua-bo-tai-chinh/ (4) Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng, năm 2018, truy cập ngày 30/8/2019 từ https://economica.vn, tr 32-34.
- 158 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM rộng trong đầu tư của kinh tế tư nhân song hành với sự tỷ trọng giảm dần về đầu tư của nhà nước. N hư vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp to lớn vào những thành tựu kinh tế của Việt N am trong những năm đổi mới vừa qua. Cũng từ đây, tiềm lực an ninh - quốc phòng ngày càng được củng cố. Sức mạnh và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được tăng lên. Lợi ích dân tộc quốc gia được bảo đảm. Phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một điều kiện để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. 2.2.2. Kinh tế tư nhân phát triển, quyền dân chủ của nhân dân, trước hết là quyền dân chủ trên lĩnh vực kinh tế được phát huy, tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội Sự tập trung sẽ dần giảm bớt và dân chủ phải được tăng lên là xu thế tất yếu trong các xã hội phát triển. Việt N am trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu làm cho mọi người dân được tự do, hạnh phúc hơn nên việc mở rộng dân chủ và làm cho dân chủ trở thành văn hóa sống của mọi người dân là một vấn đề có tính quy luật. Trong N ghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế; xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng và thuận lợi hơn; ổn định chính sách, bảo đảm quyền của mọi người dân được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, tức là được hưởng mọi quyền dân chủ trong hoạt động kinh tế”(1). Thực tế cho thấy, phát triển kinh tế tư nhân đã động viên được sức mạnh vật chất và tinh thần, sự chủ động và sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, mọi vùng miền trong xã hội, tạo nguồn động lực to lớn thúc đNy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tư bản tư nhân được quyền kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh theo quy định của pháp luật. Kinh tế tư bản tư nhân phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà luật pháp không cấm. N hà nước có thể liên doanh bằng nhiều hình thức với tư nhân trong và ngoài nước, hình thành loại doanh nghiệp thuộc thành phần tư bản nhà nước. Cùng với quyền dân chủ trên lĩnh vực kinh doanh được mở rộng, thì bản thân quyền dân chủ của người lao động cũng được thực hiện tốt hơn. N gười lao động có quyền được lựa chọn lĩnh vực tham gia lao động, thỏa thuận mức lương mình được hưởng, có quyền được biết, được tham gia ý kiến, góp ý sáng kiến, được kiểm tra, giám sát những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của mình. Tóm lại, cùng với việc phát triển kinh tế tư nhân, quyền dân chủ của nhân dân nói chung, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế nói riêng ngày càng được phát huy. Thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ phải đi đối với đảm bảo công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy, một xã hội không có công bằng, thì chắc chắn sẽ khó có dân chủ. Dân chủ chỉ có thể hình thành trong môi trường bình đẳng. Hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, đã đNy lùi tình trạng độc quyền kinh tế (ở một số lĩnh vực) vốn đã ăn sâu vào trong tiềm (1) Đảng Cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 159 thức xã hội. Điều này tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân phát triển thúc đNy sự hình thành các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của các loại hàng hoá, tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của xã hội…Đặc biệt, phát triển kinh tế tư nhân góp phần mạnh mẽ vào việc thực hiện bình đẳng giới. Với con số 79% lao động là nữ trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Theo ADB và Hội nữ Doanh nghiệp N hỏ và Vừa Hà N ội (HAWASME), 25% doanh nghiệp ở Việt N am là do phụ nữ làm chủ hoặc được lãnh đạo bởi phụ nữ, cao hơn so với mức trung bình ở N am Á là 8%(1). Khoảng 5% trong số các tổng giám đốc, giám đốc điều hành của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt N am là phụ nữ. Đây là một con số đáng khích lệ. Phụ nữ đã và đang có vai trò mạnh mẽ hơn trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, góp phần tạo thế bình đẳng trong xã hội giữa nam và nữ trên phương diện kinh tế Ở Việt N am, có thể dễ dàng nhận thấy các chủ tịch, tổng giám đốc công ty, tập đoàn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng rộng là phụ nữ, như chủ tịch hoặc tổng giám đốc của VietjetAir, Vinamilk, TH True Milk, Kova Paint, N utitfood, HD Bank, VN Direct, HD Bank, REE (2)v.v. N hững nữ doanh nhân này có tầm ảnh hưởng và có khả năng truyền cảm hứng không kém gì các lãnh đạo doanh nghiệp là nam giới trong nước. N hư vậy, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, một việc làm đóng vai trò quan trọng để phụ nữ cải thiện vị thế của họ trong gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội. Phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố đảm bảo công bằng xã hội được thực hiện tốt hơn. 2.2.3. Kinh tế tư nhân phát triển làm cho Việt Nam đang ngày một văn minh hơn Thời kỳ đổi mới, thế và lực của đất nước ngày càng được tăng cường. Điều đó thể hiện ở chỗ: chúng ta có nền kinh tế ngày càng phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại. Quyền dân chủ của nhân dân được mở rộng. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng phát triển, con người sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật... Cộng đồng dân tộc Việt N am dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đất nước đang hội nhập sâu vào thế giới và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội mà chúng ta lựa chọn, xây dựng chắc chắn là một xã hội đạt đến trình độ văn minh, hiện đại trong tương lai không xa. N hư vậy, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện và cũng là đích đến của chủ nghĩa xã hội ở Việt N am. Để đạt được những mục tiêu trên cần có những tư duy đột phá về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng. Đặc biệt, là những tư duy mới về phát triển kinh tế, huy động mọi nguồn lực để làm giàu đất nước. Cần xây dựng một thể chế mà ở đó khát vọng làm giàu, khát vọng vươn lên được thấm sâu, được hun đúc trong tâm thức của mỗi người dân Việt N am. Văn hóa làm giàu (1) Lê Quang Cảnh, N guyễn Vũ Hùng, N guyễn Thị Diệu Hồng (2016), “N ghiên cứu báo cáo Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phục nữ làm chủ tại Việt N am: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”, truy cập ngày 28/8/2019, https://text.123doc.org/document/5445486 (2) Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng, truy cập ngày 30/8/2019, https://economica.vn, tr 32-34.
- 160 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM trở thành văn hóa sống của con người, mọi sức sáng tạo cho phát triển được khơi dậy và từ đó tạo thành động lực, sức mạnh vươn lên trong con người Việt N am, đưa Việt N am trở thành một đất nước giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. 2.2.4. Những vấn đề cần lưu ý trong việc phát triển kinh tế tư nhân để thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thời gian tới Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là vấn đề không cần phải bàn. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhận định: Kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế thị trường. Khi vận hành, nó chỉ tạo ra sự công bằng trong quá trình cạnh tranh thị trường, chứ không tạo ra sự công bằng trên kết quả phân phối cuối cùng. Điều này có nghĩa là khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân phải cạnh tranh bình đẳng theo những quy tắc nhất định. N hững quy tắc này không ủng hộ những người lạc hậu, nhưng cũng không kìm hãm những người tiên tiến, mà thực hiện luật chơi mạnh thắng, yếu thua – một quy luật của nền kinh tế thị trường. N ếu thực hiện luật chơi này thì không phải lúc nào sự vận hành của kinh tế tư nhân cũng hướng đến các mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa. Với đặc thù của nền kinh tế thị trường có thể tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, đôi khi cũng có thể là sự bất bình đẳng ở khâu nào đó, và cũng không loại trừ vấn đề thất nghiệp đối với một bộ phận cư dân. N ếu để những hiện tượng này phát triển một cách tự do thì chúng ta không thể bảo đảm và thực hiện triệt để được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. N hưng, nếu nhà nước tìm cách loại trừ nạn thất nghiệp, ngăn chặn sự phân hoá giàu nghèo một cách quyết liệt bằng biện pháp hành chính thì sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường, đến kết quả tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Do đó, Đảng và N hà nước cần có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp, không làm mất động lực phát triển của kinh tế tư nhân, nhưng cũng không để cho nó vận động một cách tự phát, ngoài vòng pháp luật. N ói tóm lại, phải làm cho kinh tế tư nhân phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, N hà nước không những phải vận dụng các công cụ kinh tế, pháp luật để quản lý, mà còn phải có thực lực kinh tế vững chắc. Vì, nếu kinh tế nhà nước không có thực lực, không phát triển mạnh mẽ, thì sẽ rất khó khăn trong việc phát huy vai trò chủ đạo và thực hiện chức năng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở đây, vai trò quản lý và điều hành của N hà nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân. Kinh tế nhà nước, như Đảng ta khẳng định, không chỉ giữ vai trò chủ đạo, mà còn là lực lượng vật chất quan trọng để N hà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đNy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn đang là vấn đề khá mới mẻ, cho nên cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy về phát triển kinh tế tư nhân. Chúng ta cần nỗ lực cả trong nhận thức và hành động, khi đó kinh tế tư nhân sẽ phát triển đúng định hướng và phát huy hiệu quả tối đa phục vụ quá trình xây dựng, phát triển đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 161 3. KẾT LUẬN Xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chúng ta tự hào về những tiến bộ đạt được trong thời gian qua: dân ta giàu hơn, nước ta mạnh hơn, xã hội ta dân chủ và văn minh hơn. Một phần nguyên nhân của những kết quả đó là do Đảng đã nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ trong lý luận và thực tiễn, mối quan hệ chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế tư nhân với thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ngày được khẳng định rõ. Phát triển kinh tế tư nhân là điều kiện để thực hiện mục tiêu dân giàu và nước mạnh; là cơ sở để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, trước hết là quyền dân chủ về kinh tế, tạo sự bình đẳng trong xã hội, làm cho đất nước Việt N am ngày một văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân có những đặc điểm riêng biệt, nếu không kiểm soát được trong quá trình phát triển, hoặc N hà nước can thiệp quá mức đều ảnh hưởng đến hiệu quả của nó, và ảnh hưởng đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Đảng và N hà nước phải vận dụng linh hoạt các công cụ kinh tế, pháp luật để quản lý, điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường bình đẳng, điều kiện thuận lợi thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển. Có như vậy, kinh tế tư nhân mới tiếp tục khẳng định được vai trò một “động lực quan trọng” trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Duy Bình (2018), “Kinh tế tư nhân Việt N am: N ăng suất và thịnh vượng” , truy cập ngày 30/8/2019, https://economica.vn 2. Lê Quang Cảnh, N guyễn Vũ Hùng, N guyễn Thị Diệu Hồng (2016), “N ghiên cứu báo cáo Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phục nữ làm chủ tại Việt N am: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”, truy cập ngày 28/8/2019, https://text.123doc.org/document/5445486 3. Đảng Cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội. 4. Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội. 6. Biển Đông (2017), Hiểu đúng nghĩa cụm từ “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, truy cập ngày 28/8/2919, https://maivangmuadong.blogspot.com/2017/10/hieu-ung- nghia-cum-tu-dan-giau-nuoc.html. 7. Võ Văn Lợi (2019), “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am và một số vấn đề đặt ra”, truy cập ngày 29/8/2019, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o- viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-302117.html.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội của Hoa Kỳ, Thụy Điển và Đức
11 p | 109 | 13
-
Mối quan hệ giữa chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và tăng trưởng kinh tế
10 p | 125 | 7
-
Quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát: Lý thuyết và kinh nghiệm các nước đang phát triển Châu Á
22 p | 44 | 6
-
Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
14 p | 18 | 6
-
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đường cong Kuznets
8 p | 116 | 5
-
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta hiện nay
5 p | 100 | 5
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 p | 43 | 5
-
Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực Châu Á
6 p | 78 | 4
-
Tăng cường gắn kết giữa phát triển khu công nghiệp với phát triển công nghiệp hỗ trợ
8 p | 49 | 4
-
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội ở nước ta
5 p | 109 | 4
-
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội ở Hải Dương hiện nay
7 p | 10 | 4
-
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và tăng trưởng
10 p | 90 | 4
-
Phân tích mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường thông qua phân tích lý thuyết trò chơi
9 p | 31 | 4
-
Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng ở các quốc gia khu vực châu Á
6 p | 48 | 3
-
Nghiên cứu quá trình phát triển của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam
4 p | 72 | 3
-
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và tương lai của chủ nghĩa tự do mới xét từ góc độ giải quyết mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển
6 p | 35 | 2
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giai đoạn 2001 - 2010
4 p | 86 | 2
-
Một số nguyên tắc kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
7 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn