Môi trường trong xây dựng - Chương 5
lượt xem 45
download
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KHAI THÁC VẬN TẢI TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Tổ chức khai thác vận tải là một mắt xích trong quá trình giao thông vận tải. Cũng tương tự như một phương tiện vận tải, hoạt động của dòng phương tiện vận tải cũng gây các tác động xấu tới môi trường nhưng ở mức độ cao hơn. Các tác động đặc trưng như: - Gây ô nhiễm không khí do sự phát tán các loại khí thải độc hại và chất thải cứng; - Ảnh hưởng tới chất lượng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Môi trường trong xây dựng - Chương 5
- Tài liệu tham khảo CHƯƠNG V: CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KHAI THÁC VẬN TẢI TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Tổ chức khai thác vận tải là một mắt xích trong quá trình giao thông vận tải. Cũng tương tự như một phương tiện vận tải, hoạt động của dòng phương tiện vận tải cũng gây các tác động xấu tới môi trường nhưng ở mức độ cao hơn. Các tác động đặc trưng như: - Gây ô nhiễm không khí do sự phát tán các loại khí thải độc hại và chất thải cứng; - Ảnh hưởng tới chất lượng nước, đất do quá trình khai thác và tổ chức vận tải; - Tác động tới các hệ sinh thái; - Gây tiếng ồn, rung động; - Các nguy cơ gây tai nạn giao thông và các tác động có hại khác. Các loại hình vận tải khác nhau cũng gây các tác động khác nhau đến môi trường (Bảng 4.1). Để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngoài những biện pháp có tính phổ biến áp dụng cho các ngành nói chung và ngành GTVT nói riêng, trong tổ chức khai thác vận tải cũng có những nét đặc thù. Bảng 4.1. Tác động môi trường của một số loại hình vận tải Các hợp Vận tải Vận tải Vận tải Vận tải phần môi đường thuỷ đường sắt đường bộ hàng không trường Ô nhiễm không Ô nhiễm không khí, Khí thải từ động Ô nhiễm không khí khí do khí thải từ tàu do phát tán NOx ở tầng cơ diezel của đầu (CO, HC, NOx, bụi, phụ gia biển, từ các thiết bị cao gây hiệu ứng nhà máy xe lửa (CO, xăng dầu), khí gây ô nhiễm KHÔNG CmHn, NOx, SO2, toàn cầu (CO2, CFCs) bốc xếp hàng hoá, từ kính và suy giảm tầng KHÍ máy nổ diezel dự ôzôn. aldehit, muội than) phòng, xe tải chở hàng tại các bến cảng Thải nước đáy, Do xây dựng sân Nước thải sinh Ô nhiễm nước mặt và thải dầu,... vào nước, hoạt, nguyên liệu, nước ngầm do nước rửa xe bay làm thay đổi dòng TÀI làm thay đổi hệ dòng dầu bôi trơn rơi vãi, làm dầu mỡ chảy trên mặt chảy, tầng nước ngầm NGUYÊN chảy do xây dựng nước thải từ quá trình đất và các chất thải cứng. và thoát nước. NƯỚC cảng, đào kênh hoặc rửa đầu máy, toa tàu. nạo vét. Mất đất để xây Mất đất để xây dựng Mất đất để xây Mất đất để xây TÀI dựng cơ sở hạ tầng; cơ sở hạ tầng; khai thác dựng cơ sở hạ tầng; dựng hệ thống đường, NGUYÊN chứa các phương tiện ga, kho tàng, đềpô; vật liệu làm đường. chứa các phương tiện ĐẤT chứa các phương tiện cũ của cảng, đào các cũ thanh lý. cũ thanh lý. kênh. Rác thải từ các Rác thải của Các phế liệu, phế thải Các phương tiện bị phương tiện giao hành khách trên các trong xây dựng; các vứt bỏ. CHẤT thông thuỷ tuyến đường, thiết bị phương tiện bị vứt bỏ; dầu THẢI RẮN Các phương tiện và phương tiện bị vứt thải. giao thông thuỷ bỏ. Tiếng ồn và rung Tiếng ồn quanh Tiếng ồn và chấn Tiếng ồn và chấn động động chủ yếu do hoạt do mọi phương tiện giao khu vực sân bay, chủ động tại khu vực ga động của các phương thông gây nên tại các đô thị và yếu do động cơ máy và dọc các tuyến TIẾNG tiện bốc xếp, vận dọc những tuyến đường. bay phát ra. đường, chủ yếu do ỒN chuyển hàng hoá, do còi tàu, va đập của vận hành máy nạo bánh tàu và đường vét, ôtô tải công suất ray. lớn. Các tàu chở Thiệt hại về tính Các đoàn tàu chở Thiệt hại về tính nhiên liệu và các chất mạng, thương tật, tài những chất độc hại bị mạng, thương tật, tài sản NGUY độc hại bị va chạm sản do tai nạn máy bay trật bánh hoặc đâm do tai nạn giao thông; vận CƠ TAI gây hư hỏng và rỉ (tuy nhiên so với nhau. chuyển các chất độc hại; NẠN hoặc đắm tàu đường bộ thì còn ít các công trình hoặc thiết hơn) bị cũ, hỏng. Môn Môi trường trong XD - 74 -
- Tài liệu tham khảo Vấn đề an toàn Tác động tới khu Chia cắt hoặc Chia cắt hoặc phá hoại lao động, sức khoẻ các khu vực lân cận, đồng vực dân cư xung phá hoại các khu vực CÁC của công nhân, thuỷ ruộng hoặc nơi cư trú của quanh. lân cận, đồng ruộng TÁC ĐỘNG thủ, các vấn đề môi các loài hoang dại; ách tắc hoặc nơi cư trú của KHÁC giao thông trường xã hội phức các loài hoang dại tạp tại các khu vực cảng 5.1. Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường bộ và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm a) Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường bộ Hoạt động của các phương tiện vận tải là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm sơ cấp do một phương tiện vận tải cơ giới đường bộ gây ra là rất thấp, nếu cường độ giao thông lớn (dòng xe) thì lại tạo thành nguồn gây ô nhiễm đáng kể (nguồn đường) chủ yếu là ở hai bên đường giao thông. Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào mật độ nguồn thải, tốc độ gió, địa hình, quy hoạch khu vực hai bên đường,... Số lượng các phương tiện tham gia vào dòng giao thông có ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ các chất gây ô nhiễm như CO, HC, NOx, SO2, Pb,… Trong những năm gần đây, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ ở Việt Nam tăng nhanh (Bảng 4.2), trong khi đó hạ tầng cơ sở giao thông còn chưa đáp ứng được. Do vậy, nồng độ các chất ô nhiễm ở hai bên đường nhiều nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt ở những nơi xảy ra ùn tắc giao thông. Bảng 4.2. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành tại Việt Nam (theo số liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam) STT Loại phương tiện Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Ô tô các loại 429.163 460.932 477.830 2 Mô tô các loại 11.300.000 Chất lượng các phương tiện tham gia vào dòng giao thông cũng ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ các chất độc hại phát thải. Ở Việt Nam số lượng phương tiện vận tải cũ còn quá nhiều (Bảng 4.3). Thậm chí những xe có tuổi đời 20÷30 năm vẫn còn lưu hành và trên 100.000 xe công nông, xe vận chuyển chạy chui lủi. Những loại xe này thường không đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải. Bằng mắt thường cũng có thể thấy rõ sự gây ô nhiễm của các xe này, đặc biệt khi chúng tăng tốc, khói đen bốc mù mịt trên đường. Các loại xe chạy bằng diezel gây ô nhiễm do CO và NOx lớn hơn xe chạy xăng, nhưng độ ô nhiễm do HC lại nhỏ hơn. Bảng 4.3. Số lượng phương tiện vận tải cũ đang lưu hành tại Việt Nam Năm 2003 Năm 2002 Năm 2004 Ô tô trên 20 năm 60.008 91.504 74.625 Thực tế trong sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, nồng độ chất gây ô nhiễm cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng đường bộ, tốc độ chuyển động của dòng xe. Chất lượng đường bộ ở Việt Nam còn thấp và chưa đồng đều. Do vậy, nơi đường xấu xe phải chạy ở số thấp nhiều làm nồng độ các chất phát thải tăng. Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí phát thải khi xe chạy ở tốc độ chậm hay nổ máy tại chỗ thường lớn gấp từ 3÷5 lần so với khi chạy ở tốc độ cao. Cùng với sự gia tăng số lượng phương tiện vận tải, các trạm bảo dưỡng sửa chữa, trạm rửa xe, trạm tiếp nhiên liệu cũng gia tăng. Các trạm này gây ô nhiễm không khí bởi nhiên liệu bốc hơi, gây ô nhiễm đất và nước ngầm bởi lượng dầu mỡ rơi vãi ngấm xuống đất, gây Môn Môi trường trong XD - 75 -
- Tài liệu tham khảo ô nhiễm nước mặt bởi nước thải từ các trạm rửa xe, trạm bảo dưỡng thường không qua xử lý mà xả thẳng ra hệ thống cống chung hoặc sông hồ ở gần đó. Việc vận chuyển các hoá chất phục vụ sản xuất công nghiệp, nếu không có biện pháp bảo đảm an toàn và để xảy ra bay hơi, rơi vãi, cháy nổ,… cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các phương tiện vận tải đường bộ là nguyên nhân chính gây sự tập trung khí CO cao ở các khu vực đô thị. Các hợp chất hydrocacbon (CmHn) phát sinh từ khí thải của động cơ hoặc sự bay hơi của hợp chất nhẹ từ nhiên liệu. Ở điều kiện thời tiết phù hợp, các hợp chất NOx, SO2,… sẽ bị biến đổi gây ô nhiễm thứ cấp: mưa axit, khói quang hoá ở diện rộng. Các phương tiện vận tải cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (CO2 từ khí xả), CFC (chlorofluorocacbon) từ hệ thống điều hoà nhiệt độ gây suy thoái tầng ôzôn, ảnh hưởng lớn đến sự sống trên Trái Đất. Sự phát sinh NOx gia tăng nhanh khi nhiệt độ tăng từ hệ thống động cơ đốt trong, xe hơi là ví dụ điển hình. Nhiệt độ trong động cơ xe có thể lên đến mức 500÷1000oC. Đối với các xe sử dụng dầu diezel, sự phát thải NOx cao hơn xe chạy xăng rất nhiều. Ở nước ta, tỉ lệ ôtô có động cơ chạy xăng ước tính chiếm khoảng 75% tổng số xe ôtô. Bảng 4.4. Mật độ NOx (NO) khi tăng nhiệt độ không khí Nhiệt độ (oC) Mật độ NO (ppm) 0,001 20 0,3 400 2,0 500 3700 1500 25000 2200 Detpu [1973] đưa ra trị số trung bình về thành phần các khí thải từ các xe sản xuất tại châu Âu sử dụng động cơ xăng và động cơ dầu diezel (Bảng 4.5). Bảng 4.5. Thành phần khí thải từ xe ôtô Thành phần trong khí thải (%) Loại động cơ CO 2 NOx CmHn CO 9 0,06 0,05 0,1 Động cơ xăng 9 0,4 0,02 4 Động cơ diezel Một vấn đề ô nhiễm không khí do hoá chất liên quan đến khí thải xe ôtô cần quan tâm đó là việc chuyển đổi xăng từ xăng pha chì sang xăng không pha chì, một lượng lớn Hydrocacbon thơm đã được thêm vào và chúng phát sinh lượng benzen có độc tính cao trong khí thải của xe ôtô. Ngoài ra, nguy cơ tai nạn do vận chuyển hoá chất độc hại cũng tiềm ẩn tác động xấu tới môi trường. Cùng với sự gia tăng của các phương tiện vận chuyển, các trạm bảo dưỡng, trạm rửa xe và các trạm tiếp nhiên liệu gia tăng theo. Tại đó, vấn đề ô nhiễm không khí cục bộ xảy ra bởi các chất bay hơi từ xăng dầu, lượng dầu mỡ rơi vãi cũng tác động tới tầng đất, nguồn nước mặt. Những vùng đất xốp, dầu mỡ dễ dàng ngấm vào, khả năng theo nước mưa xuống tầng nước ngầm cao. Thực tế hiện nay, lượng nước thải tại các trạm rửa xe trạm bảo dưỡng xe xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường không qua xử lý. Vấn đề độ ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của phương tiện phụ thuộc vào một số yếu tố chính: - Tốc độ của phương tiện; - Số lượng và loại phương tiện; - Bề mặt đường: Chất lượng đường, điều kiện đường (khô hay ướt), độ dốc, chất liệu nền đường; Môn Môi trường trong XD - 76 -
- Tài liệu tham khảo - Chất lượng của phương tiện vận tải: chất lượng động cơ, loại lốp xe,... Mức ồn chung của dòng xe trên đường giao thông phụ thuộc vào mức gây ồn của từng xe, lưu lượng xe, thành phần của dòng xe, đặc điểm đường và địa hình xung quanh. Mức ồn của dòng xe thường không ổn định và thay đổi rất nhanh theo thời gian. Để đo mức ồn của dòng xe người ta thường dùng máy đo tiếng ồn có bộ phân tích giá trị trung bình. Khi xem xét tác động của ô nhiễm tiếng ồn đối với môi trường xung quanh, cần xác định mức độ lan truyền của các nguồn gây ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn của dòng xe trên đường phụ thuộc đáng kể vào khoảng cách giữa các xe chạy. Bảng 4.6. Độ ồn phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận tải b Mức âm (dB) Độ to ( Môi trường tiếng ồn ) ở tần số 1000 Hz Son) Cá 8 70 - Ôtô nhỏ chạy với tốc độ tiết kiệm xăng c 13 75 nhất biệ 32 90 - Tàu điện ngầm n - Ôtô vận tải hạng nặng chạy bằng dầu diezel ph ở cách 8m áp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường bộ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải, cần phải sử dụng nhiều biện pháp đồng thời như tăng cường quản lý nhà nước và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quy hoạch giao thông vận tải, trồng cây xanh trên các trục đường giao thông và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác,… - Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường do GTVT Quản lý nhà nước thông qua luật và các văn bản dưới luật về GTVT và môi trường có tác dụng quan trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước trong từng thời kỳ phát triển. Trong cơ chế thị trường, chủ sở hữu các phương tiện vận tải quan tâm chủ yếu đến lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến bảo vệ môi trường. Do vậy, cần tiến hành kiểm soát ô nhiễm để có những đối sách phù hợp như: - Không cho lưu hành những loại phương tiện phát thải những chất ô nhiễm quá tiêu chuẩn cho phép (thông qua đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ). Biện pháp này ở Việt Nam đã được áp dụng từ năm 1996, tiêu chuẩn khí thải đã được siết chặt dần nhưng vẫn còn cao so với thế giới. - Khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm như: sử dụng xăng không pha chì (Pb), sử dụng khí ga hoá lỏng (LPG), năng lượng sạch,… Ở Việt Nam cho đến nay đã sử dụng xăng không pha chì, đang nghiên cứu sử dụng khí ga hoá lỏng và nhiên liệu sinh học. Đó là những hướng tốt có thể hạn chế ô nhiễm. - Quy định niên hạn sử dụng đối với các loại phương tiện vận tải. Ở Việt Nam, từ năm 2005 đã quy định niên hạn cho xe ô tô tải và ô tô khách là 25 năm và theo tiến trình sẽ giảm dần con số này. Việc quy định niên hạn sử dụng ngoài mục đích đảm bảo an toàn giao thông còn phục vụ mục đích bảo vệ môi trường vì xe càng cũ lượng nhiên liệu tiêu thụ trên 100km quãng đường chạy càng lớn. Để quản lý môi trường tốt cần đánh giá thường xuyên hiện trạng ô nhiễm môi trường do GTVT gây ra bằng các trạm quan trắc môi trường giao thông, đặc biệt tại các nút giao thông điển hình ở các đô thị lớn. Môn Môi trường trong XD - 77 -
- Tài liệu tham khảo - Sử dụng các chế tài như xử phạt, thu giữ những phương tiện phát thải quá tiêu chuẩn cho phép bằng các thiết bị kiểm soát khí thải di động. - Trồng cây xanh hai bên đường giao thông Cây xanh có tác dụng tạo bóng mát, hút bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc không khí, hút và che chắn một phần tiếng ồn. Cây xanh có thể che chắn được 10÷90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất tuỳ theo kích thước của cây và lá. Cây xanh làm giảm nhiệt độ không khí, hấp thụ khí CO2 và bổ sung lượng O2 cho không khí. Cây xanh có tác dụng hấp thụ bớt các chất độc hại trong môi trường không khí trên cơ sở các quá trình hoạt động hoá sinh và vật lý. Các chất khí độc và kim loại nặng được cây hấp thụ chủ yếu giữ ở phần mô bì của lá cây, một phần được chứa trong thân cây, cành và rễ cây. Các loại cây thân gỗ có tác dụng tốt đối với môi trường và không gây độc hại cho con người. Cây xanh có thể giảm ô nhiễm do các chất khí độc hại trong môi trường khoảng 10÷35%. Cây xanh có thể giảm nồng độ bụi trong không khí từ 20÷60% bằng cách giữ bụi trên cành lá (tác dụng lọc bụi) và hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất. Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn hai bên đường giao thông do hiện tượng sóng âm thanh truyền qua các lùm cây bị phản xạ qua lại nhiều lần làm giảm cường độ âm thanh. Các dãy cây xanh dày đặc rộng 10÷15m có thể giảm tiếng ồn từ 15÷18dB. Ở những nơi có ảnh hưởng tiếng ồn lớn cần kết hợp biện pháp trồng cây với xây dựng tường chống ồn. - Quy hoạch mạng lưới giao thông Khi tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông cần kết hợp giữa các yếu tố phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Quy hoạch mạng lưới giao thông kết hợp với việc đánh giá tác động môi trường để có phản ánh lựa chọn tối ưu nhằm giảm thiểu các tác động môi trường trong xây dựng và hoạt động giao thông (giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn,…). Ở nước ta, các dự án xây dựng các đường cao tốc chất lượng cao, cầu vượt đã và đang triển khai phần nào khắc phục được vấn đề quá tải của phương tiện cơ giới hiện nay. Ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng nhằm hạn chế sự phát triển của các phương tiện cá nhân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Tổ chức khai thác phương tiện vận tải bộ Đảm bảo xe chạy đúng trọng tải thiết kế vì non tải lượng nhiên liệu bị đốt cháy và phát thải cũng xấp xỉ như khi đủ tải; còn khi quá tải phương tiện phải đi ở số thấp nhiều làm tăng lượng phát thải. Do vậy, đối với ô tô con và ô tô khách cần chở đủ người theo quy định, ô tô tải cần hạn chế chạy khi không có hàng. Các loại xe không được chở quá tải. Lượng phát thải ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng phương tiện còn phụ thuộc vào trình độ và phương pháp lái xe. Các phương pháp tăng tốc - chạy trơn, lái xe ép số,… đều làm tăng ô nhiễm môi trường. Chạy xe không giữ cự ly quy định giữa các xe trên đường vừa không đảm bảo an toàn giao thông vừa tăng mật độ phương tiện. Các phương tiện cần chạy đúng luồng tuyến theo quy hoạch để giảm tắc nghẽn giao thông. Khi xảy ra ùn tắc không nổ máy tại chỗ. Thực hiện tổ chức vận tải hợp lý giữa các phương tiện giao thông như: dịch chuyển phương thức vận tải đường bộ sang vận tải đường sắt hoặc vận tải đường thuỷ khi cự ly vận tải lớn; chuyển nhu cầu đi ô tô, xe máy riêng sang đi các phương tiện vận tải công cộng như xe buýt, xe điện,… Môn Môi trường trong XD - 78 -
- Tài liệu tham khảo Thực hiện các biện pháp nhằm giảm số phương tiện và người tham gia giao thông như: hoàn thiện mạng lưới thông tin (điện thoại cố định, điện thoại di động, internet,…); tăng cường hệ thống bán lẻ và phục vụ nhu cầu nhu yếu phẩm tại từng gia đình. - Biện pháp giáo dục Giáo dục là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường mang tính hiệu quả cao kết hợp với chính sách quản lý của nhà nước. Tuyên truyền, phát động các phong trào bảo vệ môi trường từ khu phố đến trường học, công sở. Phát triển những khu vực xanh là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, vì vậy nhà nước cần đưa ra chính sách giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của khu vực xanh và khuyến khích mọi người tham gia trồng cây. 5.2. Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường sắt và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm a) Tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường sắt * Ô nhiễm không khí Khí thải từ động cơ điezel của đầu máy xe lửa gồm các thành phần: CO, CmHn, NOx, SO2, aldehyt và muội than (C). Theo thống kê năm 1996, Liên hiệp đường sắt Việt nam có khoảng 389 đầu máy. Với số lượng ít như vậy ảnh hưởng đến môi trường không khí là không lớn. Mạng lưới giao thông đường sắt nước ta có tổng chiều dài 3.106 km bao gồm những tuyến đường sắt chính và nhánh cùng với các trạm đỗ tàu. Mạng lưới đường sắt chính có chiều dài 26.000km có tốc độ cho phép tàu chạy từ 75÷80km/giờ. Trong mạng lưới, có 250 trạm đường sắt và 1.767 cầu cho tàu chạy qua với tổng chiều dài 52.162m. Riêng tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh chiếm 69,12% tổng chiều dài cầu. Có 39 đường hầm với tổng chiều dài 11.468m, trong đó có 27 đường hầm (8.335 m) thuộc tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh. Tại các đường hầm, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, tường hầm không đảm bảo, nhiều nơi bị nứt và vỡ. Tốc độ tàu đi qua đường hầm không quá 30km/giờ. Phần lớn tại các đường hầm, sự lưu thông không khí kém dẫn tới lượng khí phát thải cao khi tàu chạy qua. Theo số liệu điều tra của CEPT (Trung tâm Khoa học Công nghệ và Bảo vệ Môi trường Giao thông vận tải), sự tập trung bụi ở khu vực gần đường ray khi tàu chạy qua gấp 1,5÷3 lần so với khi không có tàu đi qua. Ngoài ra tại các điểm gác chắn đường sắt, mỗi khi có đoàn tàu chạy qua, các phương tiện giao thông đường bộ sẽ phải dừng lại, tập trung tại một điểm với số lượng lớn, khối lượng các chất độc hại thải ra vào lúc này sẽ tăng lên đáng kể. Trên đoạn Gia Lâm - Giáp Bát có 8 điểm giao cắt lớn có gác chắn. Bình quân thời gian chờ đợi tại một điểm là 5 phút/lần. Mỗi ngày có 40 đoàn tàu chạy qua (40 lần đóng gác chắn). Các đầu máy diezel chạy trên đoạn này đốt cháy mỗi ngày khoảng 6 tấn dầu và thải vào khí quyển một lượng chất độc không nhỏ. * Ô nhiễm nguồn nước Trong hoạt động khai thác vận tải đường sắt, nước thải phát sinh từ quá trình rửa đầu máy, toa tàu; từ hoạt động sinh hoạt; từ sự rơi vãi của dầu bôi trơn,… Hàng năm, có khoảng 200m3 nước thải (với 5÷8 tấn xà phòng) thải ra từ các toa chở hành khách. Hiện nay lượng nước thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua xử lý, ảnh hưởng tới nước mặt dọc theo các tuyến đường tàu vận hành. Sự rơi vãi nhiên liệu, dầu bôi trơn trong hoạt động vận tải đường sắt cũng dẫn tới ô nhiễm môi trường nước. * Chất thải rắn Môn Môi trường trong XD - 79 -
- Tài liệu tham khảo Theo đánh giá, mỗi hành khách thải bỏ 0,2kg rác. Vì vậy, mỗi năm, vận tải đường sắt Việt Nam sẽ thải ra khoảng 7.000 tấn rác thải, một lượng nhỏ tập trung tại các ga, còn lại được thải trực tiếp ra ngoài đường ray. Thành phần rác thải bao gồm các loại bao bì thực phẩm (kim loại, nilon, thuỷ tinh, nhựa,...) rất khó tự phân huỷ. Ngoài ra, còn có một lượng rác do rơi vãi vật liệu và hàng hoá tại các sân ga. * Độ ồn, rung Phương tiện vận tải đường sắt còn gây ra tiếng ồn và rung động rất lớn do tiếng còi, do va đập của bánh tàu với đường ray. Tại các ga, tiếng ồn còn được tạo ra bởi sự tập trung đông người. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, độ ồn và rung của hoạt động đường sắt phụ thuộc vào tốc độ của tàu, số lượng phương tiện vận tải, loại tàu (tàu hành khách hay tàu chở hàng), chất lượng của nền đường và đường ray, dạng đầu máy – toa xe, kiểu và chất lượng thanh tà vẹt. Độ ồn gây ra từ nhiều nguồn, đặc biệt từ đầu máy, khi đầu máy hoạt động, tiếng ồn lớn nhất được đo tại ống xả, nơi mức ồn thường từ 100÷110dBA; tại khu vực cách xa khoảng 50m, tiếng ồn nằm trong khoảng 83÷89dBA. Độ ồn bởi các toa hành khách lớn nhất khi bánh tàu va chạm với các điểm nối của đường ray, sự lồi lõm của bề mặt đường ray và các điểm nút giao thông sẽ có thể làm tăng mức ồn từ 10÷15dBA. Theo CEPT, mức ồn ở các toa hành khách trên tuyến đường từ Bắc vào Nam thường lớn hơn 90dBA và tại các đường vòng hoặc cầu, độ ồn thường lớn hơn 100dBA Theo kết quả điều tra của CEPT, ở tốc độ 50km/giờ mức ồn của tàu là 89÷94dBA, thể hiện chất lượng các toa tàu còn thấp, do đó độ ồn là vấn đề cần phải quan tâm. b) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường sắt * Quản lý và Kiểm soát ô nhiễm Cũng tương tự như phần tổ chức khai thác vận tải đường bộ, Nhà nước cần có chính sách để quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường do vận tải đường sắt gây ra, đặc biệt là về rung động - tiếng ồn, khí thải và chất thải rắn. Nhà nước cần quy định niên hạn sử dụng đối với phương tiện vận tải đường sắt, thực hiện việc đăng kiểm và cấp phép lưu hành cho các đoàn tàu. Khuyến khích việc sử dụng đầu máy chạy điện hoặc bằng các nhiên liệu khác thân thiện với môi trường thay cho đầu máy diezel để giảm lượng phát thải. Sử dụng đệm từ trường hoặc đệm không khí thay thế đường ray để giảm rung động và tiếng ồn. Sử dụng hệ thống thu gom và xử lý chất thải, rác thải của hành khách trên các toa xe,… Thực hiện đánh giá tác động môi trường thường xuyên đối với ngành vận tải đường sắt. * Quy hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt Vận tải đường sắt có sức chở lớn, tốc độ lữ hành cao và nhiều ưu việt khác. Do vậy, việc phát triển mạng lưới đường sắt theo quy hoạch phù hợp sẽ có khả năng thu hút một lượng lớn hành khách. Điều đó làm giảm số lượng phương tiện cá nhân và ô tô khách chạy cùng hướng, dẫn đến lượng phát thải gây ô nhiễm giảm. Trong quy hoạch và mở rộng mạng lưới đường sắt cần lưu ý: - Đưa các ga lớn ra khỏi khu đô thị đông dân cư để tránh ách tắc giao thông và giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. - Đường sắt cần phải đặt cách khu dân cư từ 200÷300m. Đối với những tuyến đường cũ gần khu dân cư cần xây tường giảm ồn (nếu tường cao 1,5m, cách đường sắt 2,5m thì ở khoảng cách 100m tiếng ồn giảm khoảng 10dB). Môn Môi trường trong XD - 80 -
- Tài liệu tham khảo - Mở rộng chiều rộng đường sắt lên 1,4m, giảm số đường cua vòng để tăng tốc độ chạy tàu. - Sử dụng đường ray dài để giảm mối nối ray. Tăng cường dùng tà vẹt gỗ thay cho tà vẹt bêtông. - Xây dựng hệ thống đường sắt chạy điện trên cao hoặc chạy ngầm dưới mặt đất sẽ ít gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ và giảm ô nhiễm môi trường. * Tổ chức vận tải đường sắt - Điều độ chạy tàu hợp lý. - Sử dụng các biện pháp thu hút hành khách và khai thác nguồn hàng để giảm mật độ của phương tiện vận tải đường bộ trên những tuyến có đường sắt chạy qua. * Các giải pháp công nghệ đối với phương tiện vận tải đường sắt Sử dụng phương tiện bánh sắt chạy điện trên cao hoặc chạy ngầm dưới mặt đất không ảnh hưởng đến giao thông đường bộ và bản thân nó không gây ô nhiễm cho môi trường. Không những thế, do có sức chở lớn, tốc độ lữ hành cao và nhiều ưu việt khác, phương tiện bánh sắt chạy điện có khả năng thu hút hành khách nội thị với mức độ cao, do đó các chất độc hại do số các phương tiện vận tải cá nhân thải vào môi trường sẽ giảm đáng kể. Trên tuyến đường sắt chạy điện, nếu tạo thêm bến đỗ hoặc kéo dài đoạn đường đó thêm nữa thì số hành khách đi tàu sẽ tăng lên theo tốc độ luỹ thừa. Kéo dài đường sắt chạy điện ra các phía ngoại ô sẽ có tác dụng tích cực cho việc dãn mật độ dân cư ra khỏi trung tâm. Sở dĩ như vậy vì đường sắt chạy điện có sức chở lớn, độ tin cậy về giờ giấc cao. Sống ở ngoại ô và hàng ngày làm việc trong thành phố lúc này trở nên một mô hình lý tưởng. Có thể lấy số liệu liên quan ở đoạn Gia Lâm - Giáp Bát (TP. Hà Nội) làm ví dụ. Đến năm 2005, nếu khai thác đoạn đường sắt chạy điện Gia Lâm - Giáp Bát thì mỗi ngày sẽ vận chuyển được 87.000 lượt hành khách, tương đương với 1 triệu (hành khách x km). Bảng 4.7. Các giải pháp công nghệ hợp lý về môi trường Giải pháp công nghệ hợp lý Những lợi ích của công nghệ hợp lý về môi trường về môi trường I. Đầu máy diezel I.1 Hình dạng đầu máy xe lửa diezel Giảm sức cản do gió, dự tính tiết kiệm nhiên liệu 4 ÷ 7,4%. I.2. Các loại dầu bôi trơn vành bánh Giảm sức cản do gió ở giao diện bánh xe xe lửa, dự tính tiết kiệm năng lượng từ 5 ÷ 30%. Tiết kiệm nhiên liệu 2 ÷ 5%. I.3. Thay thế máy điều tốc chạy hơi nước bằng các máy điều tốc chạy điện. Tương xứng tối ưu giữa sức ngựa của I.4. Bộ vi xử lý dựa trên hệ thống điều khiển để truyền điện của các đầu máy động cơ và nhu cầu máy phát điện, dự tính tiết kiệm 2 ÷ 3%. diezel. Dự tính tiết kiệm 2 ÷ 3% I.5. Hệ thống phun nhiên liệu chạy điện I.6. Các bộ phận buồng đốt phủ gốm. Cho phép động cơ vận hành ở các nhiệt độ cao, ưu điểm bổ sung trong giảm ăn mòn do sản phẩm đốt gây ra. I.7. Các động cơ không đồng bộ 3 pha Giảm sức cản lực quay, cũng như một có các bộ biến áp và biến tần phần năng lượng có thể tái thu hồi để chạy các bộ phận trợ giúp hãm động. Môn Môi trường trong XD - 81 -
- Tài liệu tham khảo II. Các đầu máy xe lửa chạy điện II.1. Các đầu máy siêu mạnh có bộ Thực tiễn hiệu suất năng lượng. giám sát & chuẩn đoán bằng vi xử lý II.2. Phanh hãm tái tạo Dự tính tiết kiệm năng lượng kéo từ 3÷5% trong giao thông nội đô và đến 6% trong vận tải hàng hoá ở các khu vực đường dốc thoải. II.3. Các bộ chuyển pha tĩnh thay thế Hiệu quả chuyển pha tăng lên tới 87÷95%. Kết quả là giảm tiêu thụ năng bộ chuyển pha quay. lượng cung cấp cho các bộ phận phụ - 100KW/đầu máy để điều khiển bộ phận nén, ống khói, nồi hơi vẫn làm việc ngay cả khi đầu máy đứng yên. II.4. Các dụng cụ hiệu chỉnh hệ số Giảm điện năng phản ứng và tiết kiệm điện năng. năng lượng do giảm các dòng OHE. 5.3. Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường thuỷ và các biện pháp giảm thiểu a) Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường thuỷ Hệ thống giao thông đường thuỷ bao gồm mạng lưới đường sông, đường biển và hệ thống kênh rạch, cảng biển. Việt Nam có khoảng 2.360 sông và kênh ngòi với tổng chiều dài 41.900 km, trong đó có 6.256 km được quản lý hợp pháp. Những tuyến giao thông đường sông chính nằm chủ yếu trên hệ thống sông Mêkông, sông Tiền Giang, sông Hậu Giang và hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và những sông nhỏ khác (sông Đuống, sông Luộc). Đối với hoạt động đường biển, Việt Nam có khoảng 60 cảng biển với các quy mô khác nhau, tập trung chính ở khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh, TP. HCM-Vũng Tàu-Thị Vải. Năm 1995, lưu lượng hàng hoá buôn bán qua các cảng biển là 35 triệu tấn (gồm 6 triệu tấn dầu thô). Hàng năm, lượng buôn bán tăng 9,5%. Chiến lược phát triển các cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho mục đích giao lưu buôn bán (100 triệu tấn hàng/năm, phục vụ cho những loại tàu chở hàng cỡ lớn (70.000 ÷ 80.000 DWT). Tổng số tàu biển đang hoạt động tại Việt Nam (tính tới tháng 5/2004) là 864 tàu với tổng trọng tải 2.643.619 tấn. Giao thông đường thuỷ gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường. Người ta ước tính vận tải biển đóng góp vào sự làm ô nhiễm môi trường biển khoảng 12%. - Gây ô nhiễm không khí do khí thải từ tàu biển, khí thải từ các phương tiện xếp dỡ hàng hoá, từ máy nổ diezel dự phòng, từ xe tải chở hàng trong khu vực bến cảng. Các chất gây ô nhiễm tương tự như của các loại phương tiện vận tải dùng động cơ diezel. - Tiếng ồn và rung động chủ yếu do các chuyển động của các phương tiện vận tải, phương tiện bốc xếp và vận chuyển hàng hoá trong khu vực bến cảng. - Ô nhiễm nước: Do nước thải sinh hoạt và rác thải từ các tàu vận tải. Người ta ước tính có khoảng 50% rác biển do hoạt động của tàu biển thải ra mặc dù trên mỗi tàu đều có thùng chứa rác; Do thải nước lacanh (nước bẩn đáy tàu) ra sông biển. Việt Nam đã ký Công ước quốc tế cấm xả nước lacanh xuống biển nhưng việc quan trắc và kiểm soát chưa thực hiện được; Nước dằn tàu là nước dùng để giữ thăng bằng cho tàu được bơm lên từ cảng xuất phát trước khi khởi hành và xả ra tại nơi tàu đến, loại nước này có thể chuyển tải các loài động vật hay vi sinh vật có hại, dễ gây tác động xấu tới môi trường; Môn Môi trường trong XD - 82 -
- Tài liệu tham khảo Nước làm mát động cơ, cùng với nhiên liệu rơi vãi thải xuống sông biển. Các loại nước này chứa nhiều xăng, dầu mỡ gây ô nhiễm nước sông, biển; Sự cố tràn dầu do va chạm giữa các tàu, do gặp thời tiết xấu, làm vỡ khoang chứa dầu gây tràn dầu xuống biển. Dầu tràn trên biển sẽ di chuyển qua các vùng khác nhau nhờ dòng hải lưu, sóng, thuỷ triều gây ô nhiễm diện rộng. Trong dầu, có những thành phần nhẹ dễ bay hơi và dễ hoà tan; các thành phần nặng trong dầu khó phân huỷ lắng xuống đáy biển tạo ra các khối nhựa. Sự cố tràn dầu làm biến đổi tính chất hoá lý của nước (thay đổi màu, mùi, vị), tạo lớp váng mỏng phủ đều mặt biển, ngăn cản sự trao đổi ôxy giữa nước biển và khí quyển. Ô nhiễm dầu là nguy cơ lớn, tiềm tàng gây ảnh hưởng tới quần thể cá cũng như hệ sinh thái động thực vật thuỷ sinh, gây tổn thất cho sản lượng ngư nghiệp. Ước tính gần đây, lượng dầu chảy tràn vào biển: 3,2÷6,1 triệu tấn/năm tương đương với 0,2÷0,3% tổng lượng dầu vận chuyển bằng tàu biển năm 1980 và bằng 0,1÷0,2% lượng dầu mỏ khai thác trên toàn thế giới. Nước thải do nước rửa thùng dầu của tàu chứa một lượng lớn HC, tương đương khoảng 0,35% trữ lượng của tàu chở dầu. Từ những năm 70, nước rửa thùng dầu được giữ lại trên boong trong một khoảng thời gian khi không chở hàng. Phương pháp này làm tách phần dầu ra khỏi nước biển, cặn lắng của dầu được kết hợp với đợt hàng tiếp theo trong khi đó nước biển tương đối sạch được thải ra. Kỹ thuật xả trên bề mặt L.O.T (load-on-top) có hiệu quả khắc phục tiềm năng tới 90%. Ngoài dầu, các tai nạn của tàu chuyên chở các chất độc hại khác cũng gây ra ô nhiễm. Các hoá chất độc hại khi rơi xuống sông, biển sẽ gây tàn phá môi trường sông biển nghiêm trọng. Năm 1985, ngoài khơi Rumani, tàu container Ariadne đã bị đắm, tàu chở 105 chất hoá học, trong đó có một vài chất cực kỳ độc. Để tẩy sạch phải nhờ đến nhiều tổ chức khoa học quốc tế và phải kéo dài đến 8 tháng. Hàng năm, khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam tăng lên hàng năm. Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất trong các khu vực và trên thế giới. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng biển phía Nam, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Các tàu chở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra hướng về phía bờ biển Việt Nam. Tháng 10 năm 1994, tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tàu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn gần TP. Hồ Chí Minh làm tràn ra 1.700 tấn dầu. Vùng bị ảnh hưởng bao gồm khu cảng và hơn 30.000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt. Đây là vụ va chạm nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Các vụ tràn dầu xảy ra vì nhiều nguyên nhân, trong đó có gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không phù hợp trên một số tàu chở dầu. Việc duy tu, bảo dưỡng luồng lạch định kỳ cũng gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái động thực vật thuỷ sinh. Ngoài ra, tại các bến cảng, vấn đề an toàn lao động, sức khoẻ của công nhân, thuỷ thủ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hoạt động vận tải thuỷ sẽ đẩy mạnh các hoạt động thương mại khu vức cảng, nhu cầu giải trí, mua bán tăng lên, nhờ đó sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho một số người, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều vấn đề môi trường xã hội phức tạp. b) Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường trong vận tải đường thuỷ Môn Môi trường trong XD - 83 -
- Tài liệu tham khảo Ô nhiễm lớn nhất do vận tải đường thuỷ tạo ra là ô nhiễm nguồn nước sông và nước biển. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, một số biện pháp được đặt ra: - Thực hiện đăng kiểm chặt chẽ về an toàn kỹ thuật và môi trường đối với các phương tiện vận tải thuỷ; - Quy định niên hạn sử dụng các phương tiện vận tải thuỷ; - Thực hiện kiểm soát ô nhiễm do vận tải thuỷ, đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm nước ở các cảng sông và cảng biển; - Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị chống sự cố tràn dầu và xử lý các sự cố hoá chất khác xảy ra trên sông, biển Việt Nam; - Thực hiện dự báo về thay đổi dòng chảy, bồi lắng, xói lở do nạo vét luồng tuyến. 5.4. Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải hàng không và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm a) Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải hàng không Một trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ trước đến nay được các nước quan tâm là việc khai thác các phương tiện vận tải hàng không. Theo cơ quan năng lượng Quốc tế, năm 1990, các máy bay đã sử dụng tới 176 triệu tấn xăng (chiếm 14% tổng lượng nhiên liệu dùng trong GTVT), thải ra 550 triệu tấn CO2, 220 triệu tấn hơi nước, 3,5 triệu tân NOx và 0,18 triệu tấn SO2. Các phân tử NOx và hơi nước được thải ra ở độ cao 9 ÷ 13 km so với mặt biển có thể tồn tại lâu hơn 100 lần so với trường hợp chúng phát tán gần mặt đất. Ngoài ra người ta còn đánh giá rằng NOx phát thải từ các máy bay đóng góp khoảng 8% cho hiện tượng nóng lên toàn cầu (Egil, 1991). Quá trình gây ô nhiễm của dịch vụ vận chuyển hàng không diễn ra cả trên mặt đất tại các cảng hàng không và trên không nơi máy bay đang chuyển động. * Ô nhiễm môi trường ở cảng hàng không Cảng hàng không là một tổ hợp các công trình gồm sân bay, nhà ga hàng không cho hành khách và hàng hoá cùng với các trang bị phục vụ khác. Các công trình mặt đất khác gồm bãi đỗ xe, kho nhiên liệu và mạng tiếp dầu, đài kiểm soát và chỉ huy bay, xưởng bảo dưỡng phương tiện, các trạm máy phát điện dự phòng, nhà ăn,... Sự hoạt động của các phương tiện và thiết bị nói chung có tính gián đoạn và tập trung cao vào lúc có máy bay cất cánh và hạ cánh. Trong giai đoạn này mức độ ô nhiễm nói chung là cao nhất. Tuy nhiên sự gây ô nhiễm của một cảng hàng không diễn ra liên tục do có nhiều nguồn gây ô nhiễm trong cảng. Các ảnh hưởng tới môi trường do các hoạt động sân bay gồm có: - Tiếng ồn Tiếng ồn chủ yếu do động cơ máy bay phát ra và là loại ô nhiễm đáng quan tâm nhất của ngành hàng không. Giai đoạn gây ồn chính của máy bay trên sân bay là lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Trên đoạn đường băng dài từ 1.000÷3.000m với việc sử dụng toàn bộ công suất động cơ để lấy đà, tăng tốc và lên cao, đã tạo ra tiếng ồn lúc cất cánh rất lớn. Tuy nhiên tiếng ồn lúc hạ cánh cũng gây rất khó chịu, do máy bay cần thời gian hàng chục phút để tiếp đất từ độ cao 1.000m và lăn bánh trên đường băng. Ở độ cao 50÷100m cường độ ồn rất lớn do các tiếng ù và rít diễn ra từng đợt 10÷30 giây. Tiếng ồn của động cơ phản lực lớn hơn nhiều so với máy bay cánh quạt. Đặc biệt với tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh, tiếng ồn đã trở thành hom âm thanh làm người nghe rất khó chịu. Mức ồn lớn nhất của các loại máy bay (trừ bom âm thanh) nằm trong khoảng 88÷110dB(A). Môn Môi trường trong XD - 84 -
- Tài liệu tham khảo Các vùng ảnh hưởng của tiếng ồn có thể được xác định dựa trên kết quả điều tra mang tính xã hội về sự khó chịu của con người do ồn gây ra. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về Môi trường đã phân ra 3 khu vực đồng tâm như sau: + Khu vực “A” bao trùm toàn bộ cảng hàng không - sự khó chịu là rất lớn; + Khu vực “B” kề với khu vực trên - sự khó chịu lớn; + Khu vực “C” kề với khu vực “B” - sự khó chịu được coi là vừa. - Ô nhiễm không khí Những hạt bụi lơ lửng trong không khí có ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp của động vật và con người. Bụi được tạo ra bởi sự ma sát giữa bánh máy bay với đường băng, bởi sự hoạt động các phương tiện thiết bị sân bay. + Ôxitcacbon (CO) và hydrocacbon (HC) hình thành do nhiên liệu không cháy hết trong lúc máy bay khởi động, chạy chậm lúc lăn bánh và khi tiếp cận mặt đất. Ngoài ra còn do các ô tô, máy phát điện ở quanh khu vực sân bay,... Ở sân bay Los Angeles đã kiểm tra và thấy rằng có tới 25% chất ô nhiễm là do sự hoạt động của ô tô gây ra. + NOX hình thành khi nhiên liệu cháy ở nhiệt độ cao trong động cơ máy bay, ô tô, máy phát điện; + Ôxit lưu huỳnh (SOX) với lượng nhỏ. Ngoài những ô nhiễm chính ở trên còn phải kể đến hiện tượng khói phụt ở máy bay phản lực làm giảm độ nhìn và gây khó chịu cho mọi người trên mặt đất dưới tuyến đường hàng không và xung quanh sân bay. - Ô nhiễm nước Quá trình xây dựng và khai thác cảng hàng không ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường nước. Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu gồm có: + Xăng, dầu rò rỉ trong khi tiếp nhiên liệu cho máy bay, ô tô và các máy phát điện,... + Xăng, dầu, mỡ thải ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy móc; + Các hoạt động dịch vụ thương mại khác. - Thay đổi chế độ thuỷ văn Trong quá trình xây dựng cảng hàng không, các thông số hiện tại của chế độ thuỷ văn của cả một vùng rộng lớn có thể bị thay đổi. Nguyên nhân của những thay đổi có thể là: + Do tiêu nước để làm khô sân bãi sẽ làm giảm mức bốc hơi, gây ảnh hưởng đến động vật và thực vật; + Việc san nền, thay đổi các độ dốc, các chỗ đào, đắp đất làm thay đổi chế độ các dòng chảy trên mặt đất; + Do việc tạo nên những bề mặt rộng lớn không thấm nước (sân đường băng cho máy bay) có thể gây ra ngập lụt khu vực do các bề mặt này làm tăng dòng chảy. Ngoài ra còn do việc phá bỏ những kênh tiêu nước tự nhiên; + Xói mòn do việc tăng lưu lượng dòng chảy. Nguyên nhân cũng là do có những bề mặt rộng không thấm nước. Ô nhiễm do cảng hàng không đã tác động xấu đến đời sống của dân cư khu vực và những người làm việc trong cảng hàng không. Hiện nay, tại sân bay Tân Sơn Nhất, hiện tượng lấn đất của các hộ gia đình thuộc khu dân cư gần đó làm cho hệ thống kênh thoát nước bề mặt bị thu hẹp dẫn tới tình trạng úng ngập, tiêu thoát chậm vào mùa mưa. Ngoài ra còn tác động đến động vật và thực vật làm cho một số loại cây có thể bị huỷ diệt hoặc cằn cỗi không phát triển. Một số loài chim không có chỗ trú đậu và có thể tìm đến tụ tập trên các đường băng gây nguy hiểm cho các máy bay... Vì vậy cần phải có những cách khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm. Môn Môi trường trong XD - 85 -
- Tài liệu tham khảo b) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải hàng không * Các biện pháp giảm tiếng ồn Thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật và đăng kiểm nghiêm ngặt máy bay và các thiết bị mặt đất của cảng hàng không về an toàn kỹ thuật và môi trường. Điều độ các chuyến bay hợp lý. Tránh để các máy bay có thời điểm cất cánh và hạ cánh sát nhau nhằm giảm mức độ ô nhiễm tiếng ồn và không khí trong khu vực cảng hàng không. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật điều khiển máy bay khi cất cánh (nhanh chóng đạt độ cao lớn so với mặt đất) và khi hạ cánh hợp lý để giảm ô nhiễm môi trường. Thực hiện quan trắc môi trường khu vực cảng hàng không để có biện pháp xử lý ô nhiễm phù hợp. * Giảm ô nhiễm không khí Các biện pháp giảm ô nhiễm không khí được chia thành 3 loại: - Cải tiến các động cơ máy bay và nhiên liệu sử dụng: gồm các biện pháp như chế tạo các động cơ tốt hơn, sử dụng nhiên liệu không pha chì... Đây là giải pháp có hiệu quả nhất nhưng cũng khó thực hiện nhất; - Cải tiến các thao tác hoạt động ở mặt đất của các phương tiện; - Nghiên cứu các giải pháp thiết kế hợp lý tổng mặt bằng cảng. Hai giải pháp sau gồm các việc như: bố trí các khu vực ô nhiễm xa nhau, giảm thời gian hoạt động đi lại trên mặt đất của các phương tiện. * Giảm ô nhiễm nước Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nước bao giờ cũng hiệu quả và đỡ tốn kém hơn các biện pháp khắc phục hậu quả. Cần đặc biệt chú ý giải quyết những việc sau: - Xử lý các chất thải trong sinh hoạt bằng cách khử các chất cặn bã, các chất bẩn hoà tan và các chất hữu cơ gây ô nhiễm; - Giảm đến mức tối đa do tiếp nhiên liệu, do bảo dưỡng máy móc. Cần đào tạo các công nhân lành nghề vận hành đúng qui trình và đảm bảo vệ sinh lao động. Có các thiết bị tách dầu ra khỏi nước; - Thu gom nước chảy trên mặt các công trình và xử lý các nguồn nước dễ gây ô nhiễm từ các khu vực đỗ máy bay, ôtô, sân vận chuyển; - Xử lý các chất thải từ các xưởng bảo dưỡng sửa chữa máy bay và ôtô. * Giải quyết các vấn đề thuỷ văn Ngay khi bắt đầu lập đồ án thiết kế đã phải biết chắc chắn nhu cầu về nước cho xây dựng và khai thác cảng hàng không phù hợp với môi trường xung quanh. Phải đạt được những yêu cầu sau: - Tỷ lệ giữa nước trên mặt đất và việc tiếp nguồn cho nước ngầm phải được đảm bảo; - Sử dụng các biện pháp chống xói mòn và lắng đọng khu vực xung quanh. Giữ nguyên được lớp nước ngầm và chất lượng nước. Cảng hàng không ngày càng có vai trò quan trọng trong ngành vận tải hàng không quốc tế cũng như ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hoá. Song song với sự tăng lên của vai trò là vấn đề gây ô nhiễm của cảng hàng không. Ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải có những qui định và biện pháp giải quyết những ô nhiễm trong một cảng hàng không, đặc biệt là với những cảng hàng không quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Với những định hướng phát triển hệ thống cảng hàng không gắn với bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ, ngành hàng không Việt Nam đã và sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường chung của cả nước, phù hợp với nguyện vọng chung của nhân loại trên trái đất về việc bảo vệ môi trường trong sạch cần thiết cho sự sống. Môn Môi trường trong XD - 86 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long
26 p | 780 | 229
-
Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Phụ lục
14 p | 207 | 59
-
Bài giảng khoa học môi trường và sức khỏe môi trường part 5
20 p | 233 | 50
-
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
5 p | 238 | 48
-
Nghiên cứu bước đầu xây dựng quy trình xử lý nước thải sản xuất bún quy mô hộ gia đình tại làng nghề Phú Đô - Từ Liêm - Hà Nội
9 p | 188 | 38
-
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học : THIẾT BỊ TIỆT TRÙNG CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG part 3
4 p | 129 | 20
-
Thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên văn hóa cộng đồng ở một số làng nghề ven sông Cà Lồ
11 p | 119 | 12
-
Biến đổi khí hậu tác động tới di sản, di tích: Khó lường
3 p | 115 | 10
-
Xây dựng và áp dụng các phần mềm thủy văn, thủy lực phục vụ kiểm soát lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng
10 p | 105 | 8
-
Giáo trình phân tích hệ thống môi trường phần 9
10 p | 65 | 8
-
Xây dựng quy trình nhân nhanh cây đinh lăng có hàm lượng Saponin cao bằng phương pháp in vitro
9 p | 114 | 6
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối lên sinh trưởng và khả năng tích lũy Astaxanthin của vi tảo Haematococcus Pluvialis làm cơ sở bước đầu cho quy trình nuôi cấy 2 pha
11 p | 120 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng mô hình thang đo khảo sát đánh giá nhu cầu hợp tác công tư (PPP) trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
11 p | 49 | 4
-
Thiết kế và xây dựng mạng lưới giám sát bụi PM2,5 và PM10 theo thời gian thực
7 p | 49 | 3
-
Xây dựng kịch bản biến đổi lượng mưa tại khu vực tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu
10 p | 52 | 3
-
Xây dựng hệ thống dự báo chất lượng nước tự động trên kênh, rạch nội đô thành phố Hồ Chí Minh
18 p | 23 | 3
-
Đánh giá ô nhiễm vi nhựa trong nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
8 p | 2 | 2
-
Biến động hàm lượng của các muối dinh dưỡng trong nước vùng biển phía nam từ Khánh Hòa đến Bạc Liêu
10 p | 70 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn