MỘT BÌNH ĐỒNG PHÁP
lượt xem 7
download
, QUÀ BIẾU CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG CHO VUA THÀNH THÁI 1. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại luôn luôn mê hoặc các nhà say mê nghệ thuật và quyến rũ tinh thần sáng tạo của các nghệ sĩ châu Âu. Ngay từ thời La Mã cổ đại, các pho .tượng và đồ vật như huy chương, thạch mộ, bình, bát dĩa… đều được sưu tập và các nhà điêu khắc thì thường sao chép các tác phẩm cổ đại, coi đó như là những khuôn mẫu hoàn hảo. Phong cách cổ đại xuất hiện thường xuyên trong văn hóa Pháp,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT BÌNH ĐỒNG PHÁP
- MỘT BÌNH ĐỒNG PHÁP, QUÀ BIẾU CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG CHO VUA THÀNH THÁI 1. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại luôn luôn mê hoặc các nhà say mê nghệ thuật và quyến rũ tinh thần sáng tạo của các nghệ sĩ châu Âu. Ngay từ thời La Mã cổ đại, các pho
- tượng và đồ vật như huy chương, thạch mộ, bình, bát dĩa… đều được sưu tập và các nhà điêu khắc thì thường sao chép các tác phẩm cổ đại, coi đó như là những khuôn mẫu hoàn hảo. Phong cách cổ đại xuất hiện thường xuyên trong văn hóa Pháp, từ thời Phục Hưng (thế kỷ XVI) cho đến ngày nay, với một kiểu thức mới, sao chép hoặc sáng tạo lại, như phong cách cổ điển mới, dưới thời vua Louis XVI (1774 – 1792) với sự khai quật phế tích Herculanum (Ý, 1738 – 1765) hoặc Pompéi (Ý, 1748), và nhất là phong cách Đế chế, thời Napoléon Đệ Nhất. Vào giữa thế kỷ XIX, từ năm 1850 đến năm 1870, nhiều phong cách khác nhau định hình trong thời kỳ này. Nhưng phong cách Hy Lạp – La Mã cổ đại vẫn tồn tại. Vào năm 1752, Hoàng đế Napoléon đã khôi phục lại phong cách Pompéi khi ông đặt lò quốc gia Sèvres làm chiếc bình Adélaide với một kiểu thức trang trí không cầu kỳ, bóng bẩy, gợi lại các bình cổ đại, hoặc bộ bát dĩa làm cho cung điện Maison pompéienne mà kiến trúc sư Alfred Normand vừa xây dựng cho ông. Năm 1862, hoàng đế Napoléon III (1852 – 1870) mua lại bộ sưu tập Campana và cho trưng bày tại Palais des Industries. Cuộc triển lãm này khơi gợi lòng ham mê các cổ vật kiểu Hy Lạp nơi công chúng. Năm 1835, Alfred Collas sáng chế ra một cỗ máy có thể tái hiện những công trình điêu khắc nghệ thuật. Bốn năm sau, tại triển lãm sản phẩm công nghiệp Pháp, ông đã giới thiệu một bản sao bức tượng Vénus de Milo có kích thước nhỏ hơn (90cm) và trình tòa bằng sáng chế cỗ máy này. Năm 1838, Alfred Collas đã hợp tác với Ferdinand Barbédienne (1810 – 1892) mở một công ty khởi sự việc chế tạo và thương phẩm hóa các pho tượng bằng đồng thau với kích thước nhỏ hơn, làm bản sao các pho tượng cổ đại nổi tiếng tại châu Âu, để thỏa mãn nhu cầu sưu tập các tác phẩm phỏng cổ của giới bình dân Pháp. Là người ưa thích kinh doanh, Barbédienne luôn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phù hợp với nhu cầu của công chúng. Ông sao chép các tác phẩm mang tính đại chúng và gặt hái được rất nhiều giải thưởng. Nhưng nhờ tinh thần nghệ thuật sáng
- suốt, Barbédienne đã sớm quan tâm đến các nhà điêu khắc hiện đại. Sau khi Achille Collas mất (1859), Barbédienne trở thành người điều hành một công ty đúc đồng rất phát đạt, với một xưởng riêng có đến 300 thợ, chuyên chế tác những tác phẩm đồng thau đồ sộ. Năm 1870, xưởng này sản xuất 1200 tác phẩm đồng thau đủ kích cỡ. Barbédienne trở thành một trong các xưởng đúc nổi tiếng nhứt của Pháp bấy giờ, dùng một loại hợp kim mới, giàu thiếc, để sáng tạo các tác phẩm nổi tiếng về tính chất nghệ thuật, chạm trổ, lắp ráp và mạ vàng. Ông tập hợp quanh mình các thợ thủ công khéo nhất. Tại Triển lãm thế giới năm 1878, một nhà phê bình nghệ thuật đã tôn vinh ông là “hoàng tử công nghiệp và vua đồng thau”. Năm 1889, danh mục các tác phẩm do Barbédienne đúc bằng đồng thau đã lên đến con số 450, lấy mẫu từ tác phẩm của 45 nhà điêu khắc khác nhau. Hơn 50% tác giả các vật mẫu này là những nghệ sĩ đương thời đã đạt được các giải thưởng danh giá như Prix de Rome hoặc trong những triển lãm hội họa. Trong số các nghệ sĩ đương thời cộng tác với xưởng Barbédienne có những cái tên nổi tiếng như: Rodin, Carpeaux, Barye, David d’Angers… và đặc biệt là Ferdinand Levillain (1837 – 1905). Sau khi học nghề điêu khắc với Joufroy (1806 – 1852), Ferdinand Levillain tham gia vào các cuộc triển lãm Họa sĩ Pháp từ năm 1861 đến năm 1905. Ông được các nhà phê bình chú ý tại Triển lãm thế giới (1867), khi ông trưng bày một mâm bồng bằng đồng trang trí hoa văn theo kiểu Hy Lạp cổ. Kể từ 1871, ông trở thành một họa sĩ nổi tiếng nhờ sự kết hợp với xưởng đúc Barbédienne để sáng tạo nên các tác phẩm phỏng cổ kiểu Hy Lạp như chân đèn, chân nến nhiều ngọn, mâm bồng hoặc vò hai quai. Ông đạt được thành công rực rỡ trong cuộc Triển lãm thế giới tổ chức ở Paris năm 1878 và giành huy chương vàng cho các tác phẩm mô phỏng theo kiểu cổ. Trong báo cáo của ban tổ chức triển lãm, Sevran, một người thợ đồng thau tham gia ban giám khảo đã nhận xét: “Các công trình nghệ thuật bằng đồng thau của ông Levillain được chạm tỉ mỉ như những món nữ trang (…). Những hình dáng, rất khác nhau và rất thuần khiết, đạt tới mức hoàn thiện”. Tại Triển lãm thế giới tổ
- chức vào năm 1884, Levillain lại giành huy chương hạng nhất và đến triển lãm năm 1889, ông lại giành huy chương bạc. 2. Chiếc bình bằng đồng thau(1) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng CVCĐ Huế là một trong các tác phẩm tiêu biểu của sự hợp tác giữa nghệ sĩ Ferdinand Levillain và thợ đúc Ferdinand Barbédienne, với hình dáng và trang trí theo kiểu Hy Lạp cổ. Tên của hai người này được khắc trên thân bình. Hình dáng chiếc bình làm phỏng theo loại bình đặc trưng của Hy Lạp cổ, gọi là amphore. Đó là loại “vò” hai quai với miệng loe, cổ cao, thân hình quả trứng, thon dần về phía đáy. Phần đáy có thể là đáy nhọn hoặc đáy bằng. Hai quai bình được thể hiện như những con cừu đực, một motif đặt trưng trong các kiểu hoa văn trang trí được sử dụng phổ biến vào thời vua Louis XVI, khi văn hóa Pháp trở về phong cách tân Hy Lạp. Trên thân bình còn có hai quai nằm ngang, cách đáy bình khoảng 40cm, dùng cho việc chuyên chở: một sợi dây sẽ luồn qua các quai và buộc trên một chiếc đòn gánh, giống như cảnh khắc nổi có trên thân chiếc bình đồng này. Loại bình này thường được dùng để vận chuyển các loại rượu, dầu ô-liu hoặc một loại “nước mắm” gọi là garum. Trang trí trên bình cũng phỏng theo kiểu Hy Lạp cổ. Toàn thân bình được trang trí rất tỉ mỉ và phong phú. Trên chiếc bình có mười bốn đồ án trang trí khác nhau trải dọc từ miệng bình đến đáy bình. Các đồ án trang trí không chỉ được chọn lựa vì vẻ đẹp và ý nghĩa của nó mà còn phải phù hợp với hình dáng chiếc bình. Các đồ án được bố trí không phân biệt trên cổ, vai và thân bình. Cổ bình là nơi có gắn hai quai, được trang trí một cách đơn giản nhưng giàu thẩm mỹ. Phần trang trí quan trọng nhứt là ở thân bình, với hình người và thú. Vì sự hiện diện của hai chiếc quai ngang ở phần dưới thân bình nên Levillain phải thêm một dải trang trí thứ nhì, nhỏ hơn, đặt phía dưới thân. Chi tiết này chứng tỏ rằng các đồ án trang trí luôn luôn phụ thuộc vào hình dáng bình. Song để giảm nhẹ và tăng sự linh hoạt cho các đồ án trang trí ở thân bình, họa sĩ vừa chú ý đến bố cục của các đồ án trang trí lẫn và sự
- biến đổi của chúng. Các đồ án được thể hiện khác nhau cả về họa tiết lẫn kích thước; nét chạm nông hay sâu cũng tùy thuộc vị trí của đồ án. Đồ án trang trí xuất hiện trên chiếc bình này đều thuộc nhóm các đồ án tiêu biểu trong ảnh tượng học cổ Hy Lạp hay cổ La Mã như cánh hoa sen cách điệu, hình rẽ quạt (palmette), lá cây ô-rô (feuilles d’acanthe), cành cây ô-liu, vịt… Ngoài ra, còn có một số đồ án tiêu biểu cho phong cách tân Hy Lạp, một phong cách nghệ thuật rất được ưa chuộng dưới triều đại Louis XVI (thế kỷ XVIII) cho đến cuối thế kỷ XIX. Đó là đồ án trang trí gồm một dải quấn vào cành cây sồi, quả sồi, đầu con cừu đực, hoặc hai cành ô liu dưới một vải xếp thành nếp lớn. Thân bình miêu tả một khung cảnh mùa thu với đoàn người đi hái nho về trên một đường phố cổ Hy Lạp. Ở phía khác của thân bình chạm nổi hình một bức tường, trên đó hình hai con rắn, bình, lọ, mâm bồng, cột, con công. Một nhánh cây nho chạy dài phía trên cảnh đoàn người và thú đi liền nhau. Khởi đầu đoàn người là hình một người đàn ông ngồi trên chiếc xe do một con lừa kéo. Trên xe có thúng hoa quả và một phụ nữ ngồi phía sau giữ một thúng nho. Dưới chân người phụ nữ là dòng chữ khắc tên nghệ sĩ chế tạo bức tranh này, ông Ferdinand Levillain. Theo sau người phụ nữ là hình hai con cừu đực, tiếp đến là một cậu bé cầm một cái giỏ đựng trái cây, vai vác cây gậy có treo một con thỏ. Một phụ nữ chống khuỷu tay lên một cột, cầm hai cái rổ. Đối xứng với cảnh trên là cảnh một con lừa gánh hai chiếc sọt đi trước một phụ nữ, tiếp theo là hai người đàn ông gánh một chiếc vò hai quai và một phụ nữ đội một thúng quả. Các đề tài này đã xuất hiện từ thời La Mã cổ trên bức ghép mảnh Cherchel (ở Algérie, cuối thế kỷ III) với một người cầm con thỏ vừa bắt được, đứng gần một thúng nho, một người khác đang hiến sinh con cừu cho cuộc yến tiệc của những người hái nho, phía trước có một xe ngựa chở đầy nho. Nhưng có một điều ở trên cảnh chạm khắc trên khiến người ta ngạc nhiên: đó là hình các người đàn ông được thể hiện trần truồng, trong khi các phụ nữ luôn luôn mặc một áo dài. Cách biểu thị này không thích hợp với kiểu trang trí thời cổ đại:
- nếu mô tả hoạt động hằng ngày thì cả nam và nữ đều phải ăn mặc. Chỉ trong những trang trí tôn giáo mới có thể biểu thị như trên bình Levillain. Mặt khác, trên một số đề tài (nhất là đề tài các dây nho quấn xung quanh bình) gợi ý một cảnh thường được người Hy Lạp và La Mã ưa thích, gọi là hội Thần rượu (bacchanale). Ví dụ như trên hũ pha rượu Dervéni (Ảnh 1), chế tạo vào cuối thế kỷ 4 trước Công nguyên hoặc trên chiếc chậu Borghèse. Như vậy, có thể xem cảnh chạm khắc trên chiếc bình đồng hiện diện ở Bảo tàng CVCĐ Huế như cảnh chuẩn bị cuộc lễ Tửu thần. Theo thần thoại Hy Lạp, Dionysos là con hoang của thần Zeus với công chúa Sémélé của xứ Thèbes. Khi mẹ ông chết, Zeus khâu ông trong đùi và sinh ra Dionysos. Zeus giao con mình cho Anthamas và Ino, em gái của Sémélé. Khi thần Héra, vợ chính của Zeus, phát hiện điều này bà làm cho cha mẹ nuôi bị điên. Để che chở con mình, Zeus nhờ thần Hermès biến đổi Dionysos thành con dê con và được các nữ thần sông núi vùng Nysa, các bà mụ rượu chè và thần Silène dạy dỗ. Silène là thần suối và sông ngòi, con thần Pan và là cha các thần mình người chăn dê. Vị thần này thường được liên kết với con lừa, vì thế nên con thú này luôn luôn xuất hiện trên đoàn người đưa lễ Tửu thần. Silène dạy Dionysos chơi khèn và uống rượu chè say sưa với các bạn hữu như các thần dê. Việc Héra khám phá ra Dionysos và làm cho Dionysos mắc chứng điên khiến vị thần này được gọi là Bacchus (vì từ bacchos có nghĩa là tước quyền lý tính). Về sau, Dionysos được thần Cybèle, mẹ các thần, chữa khỏi bệnh điên và khai tâm về huyền bí. Trên một chiếc xe được kéo bởi các con báo có trang trí hình cây nho, cây thường xuân, nón thông, thần Dionysos đi đến Ấn Độ trước khi trở về Hy Lạp. Kể từ đây, thần Dionysos được thờ như Tửu thần (rượu được xem với ý tưởng tối nghĩa, vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc nhảm), gây ra sự say sưa, cảm hứng vui tươi và sự mê sảng thần bí. Trong văn hóa Hy Lạp cổ, thần Dionysos được biểu thị với một mặt nạ hoặc chỉ dưới hình một mặt nạ treo trên chiếc cột (như trên chiếc vò hai quai của bảo tàng
- Tarquinia, Ý, có niên đại khoảng năm 520 trước Công nguyên). Loại hình nộm – mặt nạ này ra đời trước sự phát triển sân khấu. Hài kịch hoặc bi kịch được diễn trong các lễ hội chào mừng thần Dionysos. Vậy là Tửu thần đã liên kết với Kịch thần. Vả lại, từ hài kịch (comédie) xuất phát từ cosmos nghĩa là “khúc ca vui tươi và phóng đãng của đoàn người đi theo thần Dionysos”; còn từ bi kịch (tragédie) có gốc từ tragos, nghĩa là “tiếng kêu của con dê kêu khi được hiến sinh”. Tất cả các đồ vật (mặt nạ, khèn, chũm chọe…), thực vật (nho, thường xuân, nón thông…), động vật (con lừa, con dê, con báo…) tượng trưng cho thần Dionysos đều được khắc trên hai dải trang trí trên thân chiếc bình đồng của Ferdinand Levillain ở Bảo tàng CVCĐ Huế, để nhấn mạnh và xác nhận đây là chủ đề Dionysos chứ không phải là lối trang trí mô tả vụ thu hoạch nho thông thường. Tại sao Ferdinand Levillain dùng trang trí này? Dưới thời Hy Lạp cổ đại, trên các chiếc bình cổ thường vẽ cảnh lễ hội Tửu thần, với các bà mụ rượu chè và thần dê khiêu vũ, chơi nhạc, cầm bình rượu xung quanh thần Dionysos. Thời La Mã cổ đại, nghệ sĩ hay biểu thị sự thắng lợi của Dionysos, bằng hình ảnh thần ngồi trên chiếc xe do con báo kéo, với các thần dê, các bà mụ rượu chè và thần ái tình đi theo. Từ thời Phục Hưng trở đi, các nghệ nhân lại lựa chọn một kiểu trang trí khác mô tả tình yêu giữa Dionysos và Ariane. Họ ca tụng tình yêu hơn là ca tụng các lễ hội tế thần, nơi có sự trộn lẫn giữa say sưa và ái tình phóng túng. Vào thế kỷ XIX, Dionysos được biểu thị như vị thần của ượu và nho, nhưng không biểu hiện sự say sưa. Vì vậy, ông thường được kết hợp với hai nữ thần Cérès (lúa) và Vénus (tình yêu) để trương trưng cho tính phong phú. Ferdinand Barbédienne và Ferdinand Levillain chế tạo các tác phẩm nghệ thuật phỏng cổ cho giới bình dân. Xã hội thời ấy rất chặt chẽ về nguyên tắc. Levillain không thể vẽ lễ hội Tửu thần quá sỗ sàng như thời cổ. Vì thế nên ông chọn lối diễn tả “quanh co” để gợi ý. Với tinh thần ấy, chiếc bình đồng thau của Bảo tàng CVCĐ Huế là vật biểu trưng cho phong cách Hy Lạp mới. Thoạt nhìn thì có thể xem đó như là bản sao của một
- tác phẩm thời cổ đại, nhưng khi quan sát kỹ thì sẽ nhận thấy trên đó có một vài hoa văn và họa tiết chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội và văn hóa Pháp vào thế kỷ XIX. Vì thế, có thể nhận định rằng chiếc bình này không phải là một bản sao mà là một sáng tạo phỏng theo kiểu cổ đại. Năm 1902, chính phủ Pháp mua bình đồng này để cho Paul Beau, Toàn quyền Đông Dương lúc ấy, biếu tặng cho vua Thành Thái. Chiều cao và lối trang trí cầu kỳ và tỉ mỉ của chiếc bình này khiến nó được các vua triều Nguyễn đánh giá rất cao. Năm 1909, vua Duy Tân cho sửa chữa Tả Vu thành phòng tiếp tân dành cho các vị khách châu Âu trong triều đình và đã lựa chọn các quà biếu của chính phủ Pháp cho triều Nguyễn để trưng bày trong phòng này. Năm 1913, ông R. de la Susse miêu tả như sau: “Phòng này có thể gọi là căn phòng bày biện các món quà ngoại giao. Chúng ta có thể nhìn thấy nơi đây các tặng phẩm ngoại giao như bộ đồ bạc đặt giữa bàn là quà tặng của Toàn quyền Klobukowski, một bình đồng do xưởng Barbédienne chế tác, quà tặng của một viên Toàn quyền khác, ông Beau, một bức thảm treo tường của xưởng Gobelin và một nhiều bình sứ của lò Sèvres. Bàn ghế, bát đĩa, đồ bạc và khăn bàn, với hình huy hiệu (Đại Nam), đều được sản xuất tại Pháp. Một số các đồ này được mua tại Paris theo yêu cầu vua Đồng Khánh”(2).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyệt chiêu cho làn da ngày đông luôn căng mịn
2 p | 144 | 66
-
mỹ thuật căn bản và nâng cao: vẽ truyện tranh hoạt hình
65 p | 284 | 56
-
Các trường phái Mỹ thuật theo dòng lịch sử
18 p | 212 | 47
-
Nghĩ về ảnh báo chí
6 p | 108 | 19
-
MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM (Tiếp theo)
22 p | 113 | 16
-
Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí
15 p | 89 | 11
-
Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (II)
7 p | 86 | 11
-
Tô Đông Pha
9 p | 133 | 11
-
Chuyên đề: Mối liên kết hàn trong sản phẩm may mặc - ThS. Nguyễn Thanh Bình
30 p | 127 | 10
-
Phương pháp làm việc với người mẫu khoả thân
3 p | 62 | 8
-
Tìm hiểu thủ pháp phát triển âm nhạc phức điệu qua Prelude & fuga số 1 - tập 1 Bình quân luật của J.S.Bach
7 p | 54 | 7
-
Về ý định mua quần áo trẻ em tại Bình Dương
9 p | 76 | 7
-
TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
9 p | 106 | 6
-
Những lý do để mùa đông bạn nên giảm cân
5 p | 59 | 6
-
Cháo Bình Qưới
3 p | 73 | 4
-
Giáo trình Lập tài liệu kỹ thuật (Ngành: May công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
30 p | 9 | 3
-
Thiết kế, trang trí trên ghế đá trường mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
7 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn