intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một cách giới thiệu có thể biến anh hùng thành kẻ nhàn nhạt

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thú thực tôi chưa bao giờ có hứng thú đi xem những phim Doclab giới thiệu, chủ yếu là vì Doclab giới thiệu… chán quá, một số statement đọc còn chả hiểu gì, như cái statement cho phim The Passing mới đăng trên SOI. Mới đầu tôi nghĩ: thôi kệ, nghệ sĩ viết thì chắc nghệ sĩ hiểu, chả liên quan gì tới mình. Nhưng sau đó thì liếc thấy bài giới thiệu Ranh giới xanh mỏng manh của Errol Morris, và khi đọc, tôi không khỏi giật mình. Trời đất ơi, một bộ phim tài liệu hay như thế,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một cách giới thiệu có thể biến anh hùng thành kẻ nhàn nhạt

  1. Một cách giới thiệu có thể biến anh hùng thành kẻ nhàn nhạt Thú thực tôi chưa bao giờ có hứng thú đi xem những phim Doclab giới thiệu, chủ yếu là vì Doclab giới thiệu… chán quá, một số statement đọc còn chả hiểu gì, như cái statement cho phim The Passing mới đăng trên SOI. Mới đầu tôi nghĩ: thôi kệ, nghệ sĩ viết thì chắc nghệ sĩ hiểu, chả liên quan gì tới mình. Nhưng sau đó thì liếc thấy bài giới thiệu Ranh giới xanh mỏng manh của Errol Morris, và khi đọc, tôi không khỏi giật mình. Trời đất ơi, một bộ phim tài liệu hay như thế, một đạo diễn sâu sắc như Errol – người làm không ít phim phê phán cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ – chỉ được giới thiệu trong vỏn vẹn hai đoạn ngắn cũn cỡn. Chẳng biết Doclab có hiểu rằng, đối với một phim như Ranh giới xanh mỏng
  2. manh, không những Doclab phải bỏ công thuyết phục người ta đi xem, mà còn phải dùng mọi thủ đoạn. Nếu biết phim của Errol Morris được chiếu ở Việt Nam, tôi sẽ bắt cóc hết người dân trong xóm và kéo họ đến viện Goethe để ép xem phim. Còn đằng này, phim chỉ được một đoạn giới thiệu cắt từ khúc tóm tắt đầu dòng ở Wikipedia; Errol cũng chỉ có một khúc dịch (cũng từ những dòng đầu ở Wikipedia.) Errol không chỉ là nhà làm phim tài liệu xuất sắc, ông còn là một thám tử, người quan sát (thấy những điều không ai thấy), ông giúp cho kẻ yếu và những người gặp oan ức một tiếng nói. Doclab dịch theo Wiki rằng “bộ phim Màn sương của chiến tranh: Mười một bài học từ cuộc đời của Robert S. McNamara của ông đã giành giải thưởng phim tài liệu xuất sắc nhất của viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ” (chú thích cho những ai không biết, giải này chính là giải Oscar). Nhưng liệu Doclab có biết rằng phim này (tên gốc: Fog of War), qua cuộc phỏng vấn với Robert Mcnamara, cho thấy sự kém cỏi của các tổng thống Mỹ (từ Kennedy đến Lyndon và Nixon) khi Mcnamara đệ đơn lên báo cáo rằng Mỹ không thể thắng tại Việt Nam và nên rút lui. Chẳng ai nghe ông và Mcnamara phải từ chức. Errol có công rất lớn trong việc phanh phui cho dân chúng Mỹ thấy sự thực đằng sau cuộc chiến ở nước ta. Không chỉ phim Fog of War, mà còn cả phim The most dangerous man in American (Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ), trong phim này, Errol phỏng vấn Daniel Ellsberg – một chuyên gia phân tích của Lầu năm góc, và khui ra được
  3. hàng đống tài liệu mật liên quan đến các tội ác của Mỹ ở Việt Nam. Phim này cũng được một đề cử Oscar. Errol Morris làm được những phim như vậy không phải vì ông may mắn “chộp” được Daniel và Mcnamara, hai nhân vật trên không thể chỉ ngồi đó chờ một nhà làm phim đến phỏng vấn rồi nói hết các bí mật của mình cho anh ta nghe. Họ nói với Errol vì Errol mang trong mình một sự đồng cảm sâu sắc với nhân loại và tình thương lớn dành cho những ai bị đối xử thiếu công bằng. Ông chỉ quan tâm đến sự thật, dùng phim để tìm công lý, chứ không phải để trách móc hay vùi dập chính phủ vì những chuyện xảy ra trong quá khứ. Không chỉ vậy, Errol còn tìm công lý cho những ai bị oan, như anh Randall Adams trong phim Ranh giới xanh mỏng manh. Randall ngồi tù 11 năm vì tội giết người (bắn một cản sát viên tên Robert Wood), nhưng Randall thực chất lại vô tội. David Harris – kẻ làm chứng tại tòa, người đã khai rằng “chính mắt tôi thấy Randall giết viên cảnh sát” – thực ra mới là kẻ thủ ác. Linh cảm thấy đôi điều bất thường ở David Harris, Errol đã nhọc công làm phim tư liệu này. Trong hơn 2 năm, Errol đi tìm lại từng bằng chứng một, phỏng vấn lại từng người liên quan để giải tội cho Randall. Ông cho chúng ta thấy, chỉ cần chiếc máy quay và lòng dũng cảm cộng với tính kiên trì, ta có thể tìm công lý cho bao nhiêu người vô tội. Ai cũng có thể thấy những bất thường cũng như những điều phi lý trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng chịu khó đi tìm lẽ phải như Errol, lấy nỗi đau của người khác làm nỗi đau của mình. Ông quả thật là một vị anh hùng.
  4. Vậy mà vào tay Doclab, anh hùng Errol biến thành người nhàn nhạt, với những câu giới thiệu sơ sài, thiếu nghiên cứu, thiếu tâm huyết. Những bài giới thiệu về phim của Andy Warhol hay Bill Viola cũng nhàn nhạt y vậy. Mặc dù tôi không biết nhiều về Bill hay Andy, tôi ngờ rằng họ vĩ đại hơn mấy dòng mà Doclab ngoáy xuống rồi gửi cho SOI và các nơi. Nếu một kẻ yêu Errol như tôi mà còn phát ngán khi đọc statement của Doclab, thì chẳng hiểu những người không biết gì về Errol có chịu lê dép đến viện Goethe mà xem phim của ông? Xin Doclab hãy dành cho những nhà làm phim này chút gì đó gọi là tôn trọng, giới thiệu họ và các tác phẩm một cách mạch lạc, dễ hiểu, và hấp dẫn. Trong khi các tiệm băng đĩa (lậu) nhập toàn những phim dở hơi, thì Doclab lại có được nhiều tác phẩm hay như vậy, ít nhất Doclab phải có nhiệm vụ lôi kéo khán giả tới xem chứ!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2