intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một liệt nữ thời Trần và bản" kê minh thập sách"

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

156
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một liệt nữ thời Trần và bản "Kê minh thập sách" Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng với Ðèo Ngang và Hoành Sơn quan mà còn có một di tích đặc biệt khác: Ðền thờ Chế Thắng phu nhân, một liệt nữ thời Trần. Sách "Truyền kỳ tân phả" của Ðoàn Thị Ðiểm (1705 - 1748) chép: Vào thời vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) có một người con gái nhà quan, tư dung tươi đẹp, thông hiểu âm luật, văn từ tên là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, được kén vào hậu cung. Một hôm gặp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một liệt nữ thời Trần và bản" kê minh thập sách"

  1. Một liệt nữ thời Trần và bản "Kê minh thập sách" Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng với Ðèo Ngang và Hoành Sơn quan mà còn có một di tích đặc biệt khác: Ðền thờ Chế Thắng phu nhân, một liệt nữ thời Trần. Sách "Truyền kỳ tân phả" của Ðoàn Thị Ðiểm (1705 - 1748) chép: Vào thời vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) có một người con gái nhà quan, tư dung tươi đẹp, thông hiểu âm luật, văn từ tên là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, được kén vào hậu cung. Một hôm gặp tiết trung thu, tức cảnh sinh tình, vua nảy thi hứng ngâm một vế đối rằng: Thu thiên họa các quải ngân đăng, nguyệt trung đan quế nghĩa là Trời thu, gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng. Vừa lúc nhác thấy Bích Châu, vua hỏi: "Nàng có thể đối lại câu ấy chăng"? Nàng liền dời gót ngọc, miệng hoa thốt mở, đối rằng: Xuân sắc đài trang khai bảo kính, thủy để phù dung nghĩa là Sắc xuân đài trang mở gương báu, phù dung đáy nước. Vua khen ngợi hồi lâu, ban cho đôi khuyên tai vàng nạm rồng ngọc, từ đó yêu quý hơn mọi cung phi. Nhưng chuyện mà nàng Bích Châu quan tâm hơn cả là chính sự. Ðau lòng trước đời sống khổ cực của nhân dân và triều chính rối ren, nàng đã dâng lên vua một bức sớ gồm mười điều để bình trị thiên hạ, gọi là Kê minh thập sách. Sớ viết: "Trộm nghĩ dời khỏi bếp gianh, giữ cháy trước khi chưa cháy. Dùng gốc cây dâu ràng cửa tổ, phòng mưa trước khi chưa mưa. Vì dân tình dễ chìm đắm vào sự yên vui, mà thế vận khó lòng giữ được luôn bình trị. Cho nên, tiến lời răn biếng trễ, Cao Dao trước dè sự ngợi khen; ở vào đời thái bình, Giả Nghị (1) đã tâu lời than thở. Chỉ vì yêu vua mà ngăn trước, không phải làm khác chúng để khoe tài. Kẻ thiếp hèn là Bích Châu; lúc nhỏ sinh ở nơi nghèo hèn, khi lớn được vào hầu, chứa chan ban thưởng, đằm thắm thương yêu, thêu xiêm áo vua Ngu, trút trâm cài Khương Hậu (2), tiến lời can đứng trước đình thần. Bày tỏ mười điều, băn khoăn tấc dạ: Một là, năng giữ cỗi gốc của nước, trừ hà bạo thì lòng người yên vui. Hai là, giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỷ cương không rối. Ba là, nén chặt kẻ quyền thần để ngăn ngừa chính sự mục nát. Bốn là, thải bớt những kẻ nhũng lạm để trừ tệ khoét đục của dân. Năm là, xin cổ động nho phong, khiến cho lửa bó đuốc cùng với ánh mặt trời cùng soi sáng. Sáu là, mở đường cho người nói thẳng, để cho cửa thành cùng với đường can gián mở toang. Bảy là, cách kén quân nên chú trọng vào dũng lực hơn là cao lớn. Tám là, chọn tướng nên cầu người thao lược mà không căn cứ vào thế gia. Chín là, khí giới quý hồ bền chắc, không chuộng hình thức. Mười là, trận pháp cốt cho chỉnh tề, cần chi điệu múa. Mười điều kể trên rất là thiết thực, phơi bày tấm lòng trung, mong được bề trên soi xét.
  2. Hay tất làm, dở tất bỏ, quân vương nghĩ đến chăng? Nước được thịnh trị, dân được yên, thiếp mong lắm vậy". Vua xem xong, vỗ vào phách cây đàn mà khen rằng: "Không ngờ một nữ tử lại thông tuệ đến thế" nhưng lại không dám đem thi hành. Ðời vua trước, Chế Bồng Nga đem quân xâm lược nước ta, đánh đến kinh thành, vua tôi Nghệ Tông phải bỏ Thăng Long mà chạy. Ðịnh rửa mối nhục đó, năm 1377, vua Duệ Tông có ý đem quân đánh Chiêm Thành. Ngự sử Lê Tích và Bích Châu hết sức can ngăn. Lê Tích nói: "Vua không nên lấy giận riêng mà khởi binh, tướng không nên cầu công mà đánh bậy". Lúc đó, nội trị chưa yên, dân binh khốn khó nên tờ biểu của Bích Châu viết rằng: "Trị đạo: trước gốc, sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên hàn; trị rắn dùng mềm, dùng người xa lấy đức... Ðó thật là thượng sách, xin xét đoán cho minh". Can gián không nghe, để trọn đạo vua tôi và ơn nghĩa vợ chồng, Bích Châu xin theo vua hành quân để hộ giá. Năm ấy, vua Duệ Tông thân chinh mang 20 vạn quân, bóng cờ rợp trời, thuyền bè đầy sông, thẳng đến cửa biển Kỳ Hoa (Kỳ Anh) thì gặp mưa gió nổi lên dữ dội. Vua hạ lệnh tạm đóng quân. Cuối canh ba đêm đó, vua chợt thấy một người nanh to, râu xồm, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vẩy, lắc lư đi tới, tự xưng là đô đốc vùng biển Nam Hải, đang thiếu người nội trợ, dám xin vua một cung tần. Nếu vua thuận lòng, xin báo đáp; nếu không thuận, quyết không thể bỏ qua được". Vua gật đầu. Lúc tỉnh dậy, vua cho vời các phi tần đi theo kể lại chuyện trong mộng. Các cung phi tái mặt, không ai nói một lời. Bích Châu chứa chan nước mắt, qùy trước mặt vua tâu rằng: "Cái nguy sóng gió kia, chứng nghiệm đã báo trước. Nếu không phải oan khiên ngày cũ, tất cũng chướng nghiệp ngày nay. Thiếp không dám than luyến hồng hoa, tiếc thân bồ liễu, xin được trả cho xong cái nợ trước mắt kia... Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng mưu chước lâu dài cho quốc gia. Ðược như thế thì u hồn thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối". Nói xong liền nhảy xuống biển, trong mưa gào sóng cuộn còn văng vẳng tiếng nàng gửi lời vĩnh biệt. Vua và các phi tần chưa hết kinh hoàng, thì bỗng chốc gió tan, mưa tạnh. Ngày ấy là ngày 27 tháng Giêng năm Ðinh Tỵ. Gần đúng một thế kỷ sau, năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông trên đường đánh quân Chiêm Thành, qua biển Kỳ Hoa, được Bích Châu báo mộng, kể lể sự tình, dâng ngọc minh châu tên là Triệt hải, soi thấu cả nơi âm u. Vua Lê Thánh Tông bèn sai thị thần là Nguyễn Trọng Ý viết một bức thư trách Quảng Lợi Vương là thần cai quản đô đốc Nam Hải, kẹp vào đầu tên bắn ra biển. Lát sau, thi hài của nàng Bích Châu nổi lên, vẻ đẹp vẫn y nguyên, hương tỏa ngát thơm, nhan sắc vẫn như thuở bình minh. Vua cho mai táng theo lễ đối với hoàng hậu, sai lập đền thờ và phong thần là "Chế Thắng" nên đền này được gọi là "Chế Thắng phu nhân từ". Vua lại ngự chế một bài thơ, đề ở tường bên trái của đền. Ðề xong, chỉnh đốn quân đội
  3. lên đường. Quân đi đến đâu, gió thu bẻ cành, thái sơn đè trứng, bắt sống tướng giặc, hát khúc khải hoàn. Trên đường trở về, đến đền thờ Chế Thắng, hồi tưởng việc xưa, ngẫm tới chuyện nay, vua Lê Thánh Tông ngậm ngùi than rằng : "Quốc gia hưng vượng tất có điềm lành, quốc gia suy đồi, tất có điềm dữ. Ðiềm lành hay điềm dữ, thật có liên quan đến đức của ông vua tốt hay xấu". Ðền thờ của Nguyễn Cơ Bích Châu được lập từ thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), được sửa sang, tôn tạo qua nhiều thời kỳ, nổi tiếng linh thiêng. Hằng năm, cứ vào ngày 12 tháng hai âm lịch, được coi là ngày giỗ của bà (3) dân làng mở hội lớn, khách thập phương đến rất đông. Những điều bà Bích Châu viết trong Kê minh thập sách thì không phải vua và nhiều người khác không biết. Thế nhưng cái đáng trọng là dám nói thẳng, dám xả thân khi cần thiết. Những bài học lịch sử, ý nghĩa về chức phận qua cuộc đời của bà Nguyễn Cơ Bích Châu, qua suy ngẫm của vua Lê Thánh Tông thật đáng ghi lòng. Dân thường tìm về những chốn đền thiêng của các anh hùng, nghĩa sĩ, là để ngưỡng mộ, để bất chấp thói thường mà khẳng định và nuôi bền cái đạo lý mình noi theo vậy. Sức sống của dân tộc cũng phần nào được biểu hiện ở đó chăng? (1) Cao Dao và Giả Nghị là những bề tôi giỏi được ghi chép trong sử cũ. (2) Khương Hậu là vợ vua Chu Tuyên Vương. Nhà vua thường hay dậy muộn, trễ nải công việc, Khương Hậu tự nhận là tội của mình, rút bỏ trâm ngọc. Vua từ đó tỉnh ngộ. (3) Có lẽ đó là ngày phát hiện và mai táng thi hài bà Bích Châu thời Lê Thánh Tông. Cũng có tài liệu chép rằng, bà Bích Châu không phải mất vì tự nguyện làm vật hiến tế mà trúng tên địch trong trận chiến hộ giá vua ngày 10-2 năm Ðinh Tỵ, mất rạng sáng ngày 12-2 năm đó ở cửa biển Thị Nại. NGUYỄN SĨ ÐẠI Đền Thờ Nguyễn Thị Bích Châu Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Nguyễn Bích Châu quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công một ông quan rất mực thanh liêm. Từ nhỏ được sự dạy dỗ chu đáo nên khi trưởng thành đã trở thành người văn võ toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373) nàng được Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Nhưng lúc bấy giờ chế độ phong kiến nhà Trần suy vong chính sự đổ nát nhân tài không được trọng dụng, cung phi Nguyễn Thị Bích Châu bèn thảo bản “ Kê minh
  4. thập sách” dâng lên nhà vua và được vua khen là thông tuệ. Năm 1377 nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, trước khi đi Bích Châu làm tờ biểu can ngăn nhưng vua không nghe nên nàng xin theo hộ giá. Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn) vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an, Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc sau đó từ trần. Ba ngày sau vì bệnh quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần rút về kinh đô khi tới địa điểm Châu Hoan vì sóng to gió lớn tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô Tôn (Vũng Áng). Lúc này vua Trần Đế mới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu rước linh cữu nhà vua về bằng đường bộ còn linh cửu quý phi đi bằng đường biển. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi triều đình xuống chiếu cho an táng Quý phi tại Cửa Khẩu, bến Kỳ La huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. Năm 1470 trong lần đem quân đi đánh Chiêm Thành giành chiến thắng trở về vua Lê Thánh Tông cho quân dừng lại nơi đây và sai người chặt gỗ, gọt đá xây dựng ba toà điện thờ bà và sắc phong cho bà là: “ Chế Thắng phu nhân” Đền Bích Châu được xây dựng trên bãi đất pha cát biển rộng khoảng 4.500m2, quay về hướng đông nam. Phía trước đền, từ trái sang phải là núi Ô Tôn có đền Eo Bạch được xây dựng cuối đời Trần. Vũng Áng còn gọi là "Cửa Cá" nổi tiếng với nhiều hải sản quý như tôm hùm, mực, yến sào... Núi Cao Vọng có hang nhỏ tương truyền là nơi ẩn náu của Hồ Hán Thương vào năm 1407. Sau lưng đền, xa xa là núi Bàn Độ có đầm Tiên nữ, có bàn cờ tiên, xưa là nơi có rất nhiều hươu sao. Đỉnh núi bằng phẳng giống như cái mâm vàng đặt qua biển (kim bàn đồ hải) nên có tên là núi Bàn Độ. Đền được xây dựng thời Trần chỉ có tiền miếu hậu lăng, đến năm 1470 đền có 3 toà, trải qua thời gian đền được tu sửa tôn tạo nhiều lần. Nằm trong vùng "cửa gió" nên có những bộ phận đã bị cát vùi lấp chỉ còn một phần như hai cột nanh, cổng Tam quan. Nhân dân địa phương mở cổng phụ để đi vào đền. Toàn bộ khu di tích có thể chia thành hai khu vực: - Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi, cổng chính và nhà quan tả. - Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và thượng điện nhà tiếp khách, nhà sắc và khu hành lang. Toàn bộ công trình của đền hiện tại được bao quanh bằng cát bồi lấp thành bức tường tự nhiên. Ba toà điện Hạ điện, Trung điện, Thượng điện và nhà dâng hương là hệ thống nối liền khép kín với nhau kiến trúc theo kiểu chữ Công (I). Phía sau thượng điện tương truyền có mộ của bà Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2