intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một ngày ở Kew Gardens

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

85
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày ngắn ngủi ở London, một người bạn giới thiệu nửa mời gọi, nửa khiêu khích với tôi: “Kew Gardens là một trong những khu vườn đẹp nhất nước Anh, ai đi đến đó lòng không muốn về”. Vì lời quảng cáo hấp dẫn đó, dù hành trang còn lại chỉ vài chục bảng Anh, tôi và một người bạn nữa cũng đánh liều đón tàu điện hơn 40 phút xuống phía tây nam thành phố, quyết tham quan cho bằng được khu vườn thực vật học nổi tiếng này. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một ngày ở Kew Gardens

  1. Một ngày ở Kew Gardens Những ngày ngắn ngủi ở London, một người bạn giới thiệu nửa mời gọi, nửa khiêu khích với tôi: “Kew Gardens là một trong những khu vườn đẹp nhất nước Anh, ai đi đến đó lòng không muốn về”. Vì lời quảng cáo hấp dẫn đó, dù hành trang còn lại chỉ vài chục bảng Anh, tôi và một người bạn nữa cũng đánh liều đón tàu điện hơn 40 phút xuống phía tây nam thành phố, quyết tham quan cho bằng được khu vườn thực vật học nổi tiếng này. Princess of Wales Conservatory gồm 10 vùng khí hậu khác nhau
  2. Nằm ở vùng ngoại ô phía nam sông Thames, cách trung tâm London hơn 10km, Kew Gardens được thành lập từ năm 1759 với diện tích ban đầu chỉ hơn 30ha, chủ yếu được dùng làm vườn thượng uyển và là nơi nghỉ mát của hoàng gia Anh. Dưới thời vua George đệ tam, khu vườn này được mở rộng hơn và chính thức trở thành vườn quốc gia vào năm 1840, mở cửa rộng rãi cho dân chúng thưởng ngoạn. Đến nay, với diện tích lên đến hơn 120ha, Kew Gardens đã trở thành trung tâm nghiên cứu và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm với sự đóng góp của hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Năm 2003, khu vườn vinh dự được UNESCO công nhận là di sản thế giới cùng với lượng du khách nước ngoài tăng lên đáng kể, có năm lên đến vài triệu lượt người. Nhiều thông tin về khu vườn được giới thiệu trong cuốn Guide Book phát miễn phí ngay cổng vào, kèm tấm bản đồ hướng dẫn tham quan rất chi tiết. Không bị cuốn hút nhiều bởi các số liệu, toàn cảnh khu vườn tuyệt đẹp hiện ra trước mắt mới thật sự làm tôi choáng ngợp. Một bãi cỏ xanh mướt như tấm thảm nhung trải dài khuất tầm mắt, men theo lối đi là những khóm hoa đủ màu sắc, từ oải hương, thủy tiên, violet… đến những cụm bông lau trắng muốt đung đưa như dẫn đường du khách. Chúng tôi đi một đoạn ngắn thì đến Palm House, khu bảo tồn các loài cọ quý hiếm như cọ dầu Nam Phi, cọ tam giác Madagasca, cọ đào Nam Mỹ… cùng các giống cây cocoa, cao su, khoai rừng từ khắp các lục địa, tiêu biểu nhất là châu Á -Thái Bình Dương. Khu bảo tồn này còn được biết đến với kiến trúc nhà kính đặc biệt được thiết kế từ thời nữ hoàng Victoria, với hơn 700 tấm kính xây thành một hình khối khổng lồ, bên trong có đường dẫn khí để tạo độ ẩm và sức nóng quanh năm cho những loài cây nhiệt đới. Và quả là thiếu sót nếu không nhắc đến Temperate House, khu bảo tồn cũng với kiến trúc nhà kính nằm cách đó không xa, với diện tích rộng gần 5.000m2 và độ cao 20m. Ngoài những giống cây có chiều cao quá cỡ như cọ rừng Chile, cây gỗ
  3. mộc Đài Loan, nơi đây còn lưu giữ nhiều loại thực vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài hoa King Proteas được xem là quốc hoa của nước cộng hòa Nam Phi. Thả bộ dọc chiếc cầu Rhizotron & Xstrata Treetop Walkway, cảm giác nh ư lạc vào khu rừng nguyên sinh với cơ man các loại cây gỗ lớn tuổi thọ cả trăm năm. Từ trên cao nhìn xuống, cả khu vườn được phủ một màu xanh thẳm, thoang thoảng mùa hương lá cây, các loài hoa quyện vào tiếng chim hót ríu rít lúc xa lúc gần tạo cảm giác dễ chịu, thư thái như được rũ bỏ mọi phiền não để hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp. Palm House với kiến trúc nhà kính độc đáo
  4. Các loại cây nhiệt đới được trồng rất đa dạng trong Temperate House Bảng chú thích về mùi phân bón hữu cơ có thể gây khó chịu cho du khách
  5. Viện bảo tàng bên hồ nước rộng mênh mông Khi đã thấm mệt, chúng tôi tìm chỗ nghỉ chân và vô tình đến được Kew Palace, cung điện nhỏ nhất của hoàng gia Anh được bảo tồn ngay tại vườn Kew. Khác với tổng thể các kiến trúc khác của khu vườn, cung điện này được xây bằng gạch đỏ theo kiến trúc Flemish Bond. Được thương gia Samuel Fortrey khởi xây từ năm 163, đến năm 1728 chính thức trở thành dinh thự làm nơi nghỉ ngơi và lưu trú của hoàng tộc. Có lẽ vì kiến trúc đầu hồi mang phong cách Hà Lan nên nhân viên làm việc tại đây cũng mang trang phục truyền thống người Hà Lan với chiếc mũ rộng vành trông rất đáng yêu. Chạy đua với thời gian, chúng tôi còn kịp đến khu bảo tồn nổi tiếng Princess of Wales Conservatory nằm phía bắc Kew Gardens. Khu bảo tồn được công nương Diana khánh thành năm 1987 để tưởng nhớ người tiền nhiệm là công nương Augusta, vợ hoàng tử xứ Wales Frederick và cũng là người sáng lập vườn bách thảo Kew Gardens vào năm 1759.
  6. Điểm đặc biệt thu hút rất đông du khách có lẽ là kết cấu tự động với các thiết bị hiện đại tạo nên mười vùng khí hậu khác nhau dưới cùng một quần thể kiến trúc mái nghiêng của tòa nhà. Trong đó tiêu biểu nhất là hai loại khí hậu nhiệt đới khô và ẩm với các loài cây đặc trưng như chuối, tiêu, gừng, cây bao báp, các loài cây ăn côn trùng và hơn 1.500 loài lan quý hiếm đã được sưu tập và nhân giống từ khắp nơi trên thế giới. Ngay khu trung tâm là một ao nước lớn, nơi du khách được tận mắt chiêm ngưỡng loài cây súng vua khổng lồ xuất xứ từ rừng Amazon với tán lá rộng gần 2m có thể đỡ được sức nặng một người. Kew Place bằng gạch đỏ theo kiến trúc Flemish Bond
  7. Cây súng vua mọc giữa ao ngay trung tâm khu bảo tồn Theo dự án quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã World Wildlife Fund, vào năm 1985 đã có rất nhiều giống cây lương thực và thực vật quý hiếm được chôn giữ dưới lòng đất phía nam khu bảo tồn Princess of Wales. Dự tính đến năm 2085 các hiện vật này sẽ được khai quật vì các nhà khoa học tiên đoán vào lúc ấy rất nhiều loài thực vật cơ bản và thiết yếu sẽ trở nên khan hiếm. Chưa biết việc khai quật có được thực hiện hay không nhưng thông tin này phần nào tạo thêm niềm tin và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thực vật trong mỗi du khách. Ra khỏi khu bảo tồn trời đã xế chiều. Chúng tôi dừng lại ở công viên phía đông nơi có ngôi đền Pagoda cao 50m theo kiến trúc Trung Hoa. Tuy đang đ ược trùng tu và vẫn chưa mở cửa cho du khách tham quan nhưng nét hài hòa của ngôi đền giữa khung cảnh thiên nhiên như điểm xuyết thêm vẻ đẹp thanh tao cho cả khu vườn.
  8. Pagoda theo kiến trúc Trung Hoa Gian hàng lưu niệm với rất nhiều sản phẩm làm từ thiên nhiên
  9. Trên chuyến tàu về lại trung tâm London, cô bạn người Nhật nhắn tin hỏi thăm về chuyến đi, tôi đã không băn khoăn trả lời ngay: “Thật tuyệt vời!”. Dù chỉ vỏn vẹn một ngày và còn rất nhiều địa điểm chưa khám phá nhưng Kew Gardens vẫn để lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc khó tả, như cảm giác thật bình yên khi tình cờ đọc được bài thơ khắc trên đá lúc lang thang trong rừng gỗ: “Tôi nghe lá uống từng giọt mưa Nghe những chiếc lá tươi xanh phía trên Cho những cành già cỗi dưới thấp Từng giọt từng giọt Âm thanh ngọt ngào Rơi trên lá xanh thật gần”… (lược dịch từ bài thơ Hearing của W.H Davies)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2