intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một ngày ở Tràm Chim

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tràm Chim đâu chỉ có sếu. Cơ man nào là chim muông như: cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích, điêng điểng… Trong đó có những loài quý hiếm trên thế giới như: ngan cánh trắng, bồ nông, te vàng, gà đãi Java…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một ngày ở Tràm Chim

  1. Một ngày ở Tràm Chim Tràm Chim đâu chỉ có sếu. Cơ man nào là chim muông như: cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích, điêng điểng… Trong đó có những loài quý hiếm trên thế giới như: ngan cánh trắng, bồ nông, te vàng, gà đãi Java… Một góc Tràm Chim. “Con cò, con vạc có lông Sao mày ăn lúa nhà nông hỡi cò ? Không! Không! Tôi đứng trên bờ
  2. Chị em nhà vạc đổ thừa cho tôi” Ngỡ rằng mãi mãi hình ảnh con vạc chỉ còn trong ký ức ca dao, trông mong gì được nghe lại tiếng vạc tao tác gọi bạn trong những chiều chập choạng hoàng hôn. Từ thời cây lúa thần nông lên ngôi vào những năm 70 của thế kỷ trước, cùng thuốc sâu, thuốc cỏ sặc đồng, rồi những bẫ y chim, bẫy cò. Con người còn tận diệt những con vật hiền lành này bằng những cây súng săn bạc triệu. Nhiều người giết chúng vì mưu sinh, lắm kẻ giết chúng vì trò tiêu khiển. Và thiên nhiên đã trả lời con người rồi đấy. Nhưng những năm gần đây với ý thức tạo cảnh đất lành cho chim về xây tổ, những dự án hàng triệu đô đã “mời gọi” ngàn cánh cò về thắp trắng những vạc rừng bình yên. Sáng bửng mắt, chúng tôi đã có mặt tại Cao Lãnh. Theo Quốc lộ 30, đến ngã ba Tam Nông rẽ vào Tỉnh lộ 848, đã thấy gió Tháp Mười lồng lộng như bầy ngựa phi nước đại trên cánh đồng mênh mông. Càng vào sâu, giao thông càng tốt đến bất ngờ. Những con đường vượt lũ cao hơn mặt ruộng chừng 3m, tráng nhựa chạy êm ru. Thấy chúng tôi lo ngại, không biết vào Tràm Chim có phải đi tàu đò gì không, chị chủ quán phì cười: “Mấy chú khỏi lo, đường tốt vầy, bay thẳng tới Tràm Chim”. Và chúng tôi đã vào tận vương quốc của “hạc tiên” mà chân không hề chạm nước. * Tràm Chim giàu có… Vừa qua khỏi thị trấn Tràm Chim, mọi người lăng xăng móc máy ảnh cầm tay. Ở ngoài rìa rừng tràm đã nghe đủ âm thanh của các loài chim chao chát, từ những thảm cỏ năng xanh mươn mướt những cánh chim chớp nắng không ngừng bay lên, hạ xuống. Mới khoảng 8 giờ sáng, đã thấy mấy chiếc du lịch từ Sài Gòn đổ xịch trước Trung tâm Vườn Quốc gia Tràm Chim, với lỉnh kỉnh đồ nghề. Họ sẽ theo tắc ráng vào sâu nữa, cắm sào câu đến chiều. Ai câu giỏi 5-6kg cá là thường. Mà cần gì đi xa, ngay sát mé kênh đã thấy cá đớp móng sáng nước rồi.
  3. Chúng tôi lên một chiếc tắc ráng nhỏ, nhưng không phải đi câu. Kênh thẳng như kẻ chỉ, chiếc tắc ráng lướt sóng ve vé nước, lách chách hai bên bờ tràm, bạch đàn đứng dầm chân trong nước. Mà cái giống bạch đàn ngộ thiệt, bất kể mùa hạn khô rang hay mùa nước ngập đồng cũng xanh um lộng gió. Anh Trung điệu nghệ cầm lái một tay: - Thấy chim bồ cắt không? Mùa lũ bồ cắt bắt chuột trên cây, mùa khô thì chúng truy tận ổ, mấy ông để ý nhe, một cú bổ xuống là tiêu đời một mạng tí. Tràm Chim quả là nhiều bồ cắt. Giống chim nhỏ như cú mèo thôi, mà khỏe ngang với đại bàng, ở đâu cũng thấy bóng dáng oai hùng của nó lượn lờ cánh nắng. Đến như bìm bịp, giống chim được giới mày râu truy lùng ráo riết để tăng cường cho cái khoản… ấy, cũng ê hề. Tiếng nó ồm ồm như sát một bên nhưng không biết nhìn thì đừng hòng thấy nó. Bìm bịp ít khi bay lên trời, suốt ngày chỉ thích cà lủi trong lùm, trong bụi và có khi đứng im phăng phắc như thầy tu thiền tịnh. Chợt nhớ tiếng bìm bịp kêu nao niết trầm buồn trên bến sông quê: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi/ Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê…”. Quanh quanh là bạt ngàn đồng năng, trông như tấm thảm xanh với “mâm cỗ” dọn sẵn mời gọi đàn sếu từ phương Bắc bay về, cứ vào mỗi tháng giêng hàng năm. Cái giống chim gì mà khôn động trời, chúng kéo đàn về moi củ năng mà yến tiệc. Và cũng nhờ đàn sếu, mà năm 1999, người dân Tháp Mười tự hào với sự ra đời của “Vườn Quốc gia Tràm Chim” có diện tích tự nhiên hơn 7.588ha và vùng đệm an toàn hơn 20.000ha. Đó là vùng trũng ngập nước bao trùm 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ. Sếu cổ trụi, còn gọi là sếu đầu đỏ cao gần 2m, lông xám mượt. Chân và cổ cao, dáng đi khoan thai đủng đỉnh, cánh dang rộng, chân duỗi thẳng khi bay. Chúng bay lượn chấp chới trên đồng năng, cất tiếng kêu vang xa 2-3km. Đến tháng 5 vào mùa bắt cặp, chúng múa xòe đôi rồi bay đi tìm
  4. nơi đẻ trứng nuôi con. Vợ chồng sếu sống với nhau đến trọn đời. Đó là một trong những đức tính, để sếu trở thành biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Nhưng Tràm Chim đâu chỉ có sếu. Cơ man nào là chim muông như: cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích, điêng điểng… Trong đó có những loài quý hiếm trên thế giới như: ngan cánh trắng, bồ nông, te vàng, gà đãi Java… Ở đây còn có thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Vùng đất 6 tháng mùa khô, 6 tháng ngập nước này chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật, hơn 200 loài chim, hàng trăm loài cá (chiếm 33% loài cá của ĐBSCL). Có một quy luật trở thành niềm vui lớn nhất ở đây, là cứ đến mùa nước rút khô, năng kim mọc thì cả Tràm Chim xôn xao đón đàn sếu bay về. …Và, không nỡ xa Tràm Chim giàu có đang được bảo vệ nghiêm ngặt, những dự án hàng triệu đô la đang đổ vào đây để khôi phục hệ động thực vật vô cùng phong phú. Nhưng Tràm Chim cũng đang chứa đựng những hiểm họa khôn lường. Trạm chúng tôi đến là của anh Trịnh Văn khôi đã ngoài 50 tuổi. Anh đã có 28 năm gắn bó với đất này, thuộc từng tiếng chim, từng con gió, từng đường đi nước bước của sếu. Nhưng có một thứ anh không thể nào thuộc được, đó là giờ giấc vô chừng của bạn săn trộm. Càng ngày chúng càng táo tợn, mỗi nhóm 40-50 tên với đủ các loại lưới đánh bắt và còn dùng cả xuyệt điện vào mùa khô. Lực lượng kiểm lâm thực ra chỉ canh gác, rồi báo động nhờ lực lượng công an xã can thiệp. Chính anh Khôi đã 3 lần bị chúng đánh phải nhập viện, còn “chuyện xử lý không ăn thua gì, lần đầu cảnh cáo, lần sau thu giữ dụng cụ nhưng rồi đâu vẫn vào đó”. Cả Tràm Chim chỉ có 12 trạm, lực lượng quá mỏng. “Cuối tuần thì bà xã dẫn mấy đứa cháu vào hủ hỉ”, thường thì chỉ có mình anh Khôi ở trạm, cùng đài quan sát cao khoảng 12m. Lương triệu ngoài so với công việc có phần… nguy hiểm. Nhưng đất này gắn bó với anh Khôi đã trở thành máu thịt, xa nó là anh không ngủ được. Thế nên từ
  5. sau ngày giải ngũ, 28 năm nay anh chưa đi khỏi Tràm Chim nửa bước. Để rồi mỗi khi nhắc đến sếu mắt anh sáng lên. Tạm biệt Tràm Chim, chúng tôi tự nhủ sẽ trở lại đây, hy vọng có những tấm ảnh của bầy sếu múa xòe đôi vào mùa bắt cặp yêu đương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2