Đo lường – Tin học<br />
<br />
MỘT PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN VÀ TIỀN XỬ LÝ DỮ LIỆU CẢM<br />
BIẾN GIA TỐC 3 TRỤC, PHỤC VỤ PHÂN LOẠI HÀNH VI CỦA BÒ<br />
Phùng Công Phi Khanh1,4,*, Hoàng Quang Trung2,<br />
Nguyễn Tiến Anh3, Trần Đức Tân4<br />
Tóm tắt: Phân loại hành vi của bò giúp người ta giám sát được các hoạt động của<br />
bò từ đó có thể theo dõi được sức khỏe và các thời kỳ sinh lý của bò. Để phân loại<br />
hành vi của bò người ta thường sử dụng dữ liệu từ cảm biến gia tốc 3 trục gắn trên cổ<br />
bò. Căn chỉnh là một phương pháp cải thiện hiệu năng của cảm biến bằng cách loại<br />
bỏ lỗi cấu trúc trong dữ liệu đầu ra cảm biến. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu<br />
nhận dữ liệu từ cảm biến gia tốc 3 trục gắn trên cổ bò, thông qua vi điều khiển và hệ<br />
thống truyền không dây đưa dữ liệu về máy tính. Đề xuất phương pháp căn chỉnh cảm<br />
biến, chuẩn hóa dữ liệu đầu ra của cảm biến theo từng giây và xây dựng bộ dữ liệu<br />
dựa trên việc đồng bộ hóa với video quan sát thực tế. Thử nghiệm phân loại hành vi<br />
của bò dùng thuật toán cây quyết định với bộ dữ liệu thu được.<br />
Từ khóa: Cảm biến gia tốc; Truyền thông không dây; Giám sát hoạt động gia súc.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều kỹ thuật giúp giám sát sức khỏe, hoạt<br />
động và các vấn đề sinh sản của vật nuôi trên quy mô lớn. Tuy nhiên, những kỹ thuật hiện<br />
tại đang áp dụng còn khá thủ công và cần sự can thiệp của sức người. Việc nghiên cứu các<br />
kỹ thuật và thiết bị mới luôn là một chủ đề được quan tâm mạnh mẽ. Như trong bài báo số<br />
[1], nhóm tác giả lấy dữ liệu từ cảm biến gia tốc 3 trục gắn trên cổ bò để phân tích và tập<br />
trung vào phân loại ba hoạt động của bò gồm: đứng, nằm và ăn. Thuật toán sử dụng khá đa<br />
dạng như thuật toán cây quyết định, K-means, mô hình Markov ẩn (HMM) và thuật toán<br />
máy véc tơ hỗ trợ.<br />
Tuy nhiên, chưa phân biệt rõ sự chuyển trạng<br />
thái từ đứng sang nằm và ngược lại, chưa có một<br />
số trạng thái khác như trạng thái: đi, ngủ, uống<br />
nước và trạng thái nhai lại của bò. Trong bài báo<br />
[2], nhóm tác giả sử dụng nhiều loại cảm biến khác<br />
nhau như: cảm biến gia tốc 3 trục, cảm biến từ<br />
trường 3 trục, cảm biến tốc độ di chuyển, cảm biến<br />
nhiệt độ. Bên cạnh đó, họ xây dựng một nền tảng<br />
cảm biến không dây để thu thập thông tin từ gia<br />
súc mà không cần can thiệp đến chúng. Tuy nhiên,<br />
hệ thống mới dừng lại ở việc lưu trữ dữ liệu trên<br />
thẻ nhớ. Trong bài báo số [3], các tác giả chỉ tập<br />
trung vào việc xác định thời kỳ rụng trứng của Hình 1. Thiết bị trên cổ bò.<br />
giống bò đen ở Nhật dựa vào việc giám sát số bước<br />
chân thời gian thực và truyền thông không dây.<br />
Trong các bài báo chưa đề cập rõ ràng đến việc căn chỉnh cảm biến và chuẩn hóa dữ<br />
liệu đầu ra của cảm biến. Trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến việc chuẩn hóa dữ<br />
liệu từ cảm biến gia tốc từ thiết bị gắn trên cổ bò (hình 1), giúp có thể xây dựng được<br />
những bộ dữ liệu chuẩn từ đó nâng cao hiệu quả, độ chính xác cho thuật toán phân loại<br />
hành vi của bò. Thử nghiệm phân loại hành vi của bò với bộ dữ liệu thu được sử dụng<br />
thuật toán cây quyết định.<br />
<br />
<br />
340 P. C. P. Khanh, …, T. Đ. Tân, “Một phương pháp thu nhận … phân loại hành vi của bò.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Hệ thu nhận dữ liệu gắn trên bò<br />
Hệ thống thu nhận dữ liệu gồm hai phần chính. Phần di động gắn trên bò và phần cố<br />
định kết nối với máy tính. Phần di động gắn trên cổ bò (hình 2a) đóng vai trò thu nhận dữ<br />
liệu cảm biến gia tốc 3 trục ở cổ bò đưa về vi điều khiển dsPIC33EP64MC504 [5]. Thiết<br />
bị trên cổ bò sẽ truyền dữ liệu không dây dùng modul Zigbee [7] về thành phần cố định<br />
được kết nối với máy tính (hình 2b).<br />
Modul Modul Modul Zigbee<br />
MPU6050 Zigbee<br />
<br />
dsPIC33EP64MC504 dsPIC33EP64MC504<br />
<br />
<br />
Modul nguồn + Pin Computer<br />
(a) (b)<br />
Hình 2. (a) Thành phần gắn trên cổ bò;<br />
(b) Thành phần cố định kết nối với máy tính.<br />
2.2. Chuẩn hóa dữ liệu<br />
2.2.1. Căn chỉnh cảm biến<br />
Thu nhận dữ liệu và tiền xử lý dữ liệu là cần thiết trong các hệ đo. Các cảm biến mặc<br />
dù đã được căn chỉnh tại nơi sản xuất để đạt độ chính xác cao. Tuy nhiên, các cảm biến<br />
không hoàn hảo, nó cần được hiệu chỉnh trong hệ thống mà nó được sử dụng. Căn chỉnh là<br />
một phương pháp cải thiện hiệu năng của cảm biến bằng cách loại bỏ lỗi cấu trúc trong dữ<br />
liệu đầu ra cảm biến. Lỗi cảm biến phân làm 2 loại là lỗi tất định và lỗi ngẫu nhiên.<br />
Xử lý lỗi tất định chúng tôi sử dụng gia tốc trọng trường để căn chỉnh cảm biến. Giả sử<br />
một trục gia tốc của cảm biến quay lên trên so với mặt đất nó sẽ nhận giá trị +1g và khi<br />
quay xuống dưới về phía mặt đất nó sẽ nhận giá trị là –1g. Căn chỉnh cảm biến thực hiện<br />
bằng cách quay cảm biến tại 6 vị trí tĩnh theo bảng 1:<br />
Bảng 1. Căn chỉnh cảm biến.<br />
Giá trị gia tốc nhận được theo các trục<br />
Trạng thái<br />
Ax Ay Az<br />
Xb xuống +1g 0 0<br />
Xb lên -1g 0 0<br />
Yb xuống 0 +1g 0<br />
Yb lên 0 -1g 0<br />
Zb xuống 0 0 +1g<br />
Zb lên 0 0 -1g<br />
<br />
Phương pháp quay cảm biến từ +1g đến -1g giúp ta thu được giá trị 0g chính xác và tin<br />
cậy. Xét trường hợp trục Z, khi quay lên cảm biến cho giá trị Z1 và khi quay xuống giá trị<br />
là Z2. Khi đó ta có:<br />
= + ( + 1) ; = − ( + 1) (1)<br />
Trong đó: là độ lệch theo trục Z, hệ số tỉ lệ theo trục Z. Từ (1) ta có:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 341<br />
Đo lường<br />
lường – Tin h<br />
học<br />
ọc<br />
<br />
= ; = −1 (2)<br />
Vớiới mỗi<br />
mỗi vị trí của cảm biến chúng tôi thu nhận dữ liệu trong khoảng 6 phút với khoảng<br />
360 ddữ<br />
ữ liệu và<br />
và Z1, Z2 là các giá tr<br />
trịị trung bình.<br />
bình. Theo ph<br />
phương<br />
ương tr<br />
trình<br />
ình (2) chúng tôi tính đư<br />
được:<br />
ợc:<br />
=-46,8<br />
= 46,8 mg mg; = 9,9mg<br />
Tương tựtự chúng tôi tính đđư<br />
ược:<br />
ợc: =<br />
=-0,9<br />
0,9 mg; = 9,7mg<br />
=18,8<br />
18,8 mg; = 9,8mg<br />
Lỗi<br />
ỗi ngẫu nhinhiên<br />
ên phân tích theo phương sai Allan [9]. M Mục<br />
ục đích phân tích nhiễu nhiễu ddùng<br />
ùng<br />
Allan là đđểể xác định các thông số đặc tr<br />
trưng<br />
ưng ccủa<br />
ủa từng loại<br />
loại nhiễu<br />
nhiễu.. Các thành phphần<br />
ần nhiễu của<br />
cảm<br />
ảm biến gia tốc có thể đư ợc xác định bằng<br />
được ằng cá<br />
cách<br />
ch phân tích trên đđồồ thị log-log.<br />
log log. Chúng tôi<br />
sử<br />
ử dụng 298 mẫumẫu dữ liệu gia tốc đối với từng trục X, Y, Z vvàà mmỗi<br />
ỗi mẫu llàà giá tr<br />
trịị trung bbình<br />
ình<br />
trong 1s. Xác đđịnh<br />
ịnh hệ số lỗi theo ph<br />
phương<br />
ương sai Allan trong bbảng<br />
ảng 2. DữDữ liệu thô vvàà đđộộ lệch<br />
chuẩn Allan theo trục X đđư<br />
chuẩn ợc thể hiện<br />
ược hiện trong hhình<br />
ình 3a và 3b. Các trtrục<br />
ục Y v<br />
vàà Z cũng<br />
cũng đđược ợc tiến<br />
hành tương ttự.ự.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. (a) D<br />
Dữ<br />
ữ liệu theo trục X<br />
X;<br />
(b) Độ<br />
Độ lệch chuẩn Allan với trục XX..<br />
<br />
B<br />
Bảng 2 Xác định<br />
ảng 2. định hệ số lỗi theo ph<br />
phương<br />
ương sai Allan<br />
Allan..<br />
X Y Z<br />
m/s/√ )<br />
Phương sai ((m 0,0142 0,0105 0,0231<br />
<br />
<br />
<br />
342 P. C. P. Khanh<br />
Khanh,, …, T. Đ. Tân<br />
Tân,, “M<br />
“Một<br />
ột ph<br />
phương<br />
ương pháp thu nh<br />
nhận<br />
ận … phân loại h<br />
hành<br />
ành vi ccủa<br />
ủa bbò.”<br />
.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
2.2.2. Chuẩn hóa dữ liệu<br />
Chuẩn hóa dải đo từ giá trị thô dùng modul MPU6050. Modul MPU6050 thiết lập để<br />
do giá trị 16 bit có các dải đo ±2, 4, 8, 16g. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng dải ±<br />
8g và dữ liệu thô được tính theo phương trình (3):<br />
G = (Giá trị đo) × = (Giá trị đo) × 2 (3)<br />
Xg = X × 2 Yg = Y × 2 Zg = Z × 2<br />
Nhận biết trạng thái của bò thông qua xử lý dữ liệu dữ liệu từ cảm biến gia tốc 3 trục<br />
gắn ở cổ bò. Chúng tôi đề xuất chuẩn hóa dữ liệu theo từng giây. Trong 1s chúng tôi nhận<br />
được từ 9 đến 12 giá trị cảm biến gia tốc và giá trị sử dụng là là trị trung bình trong 1 giây.<br />
Việc thu dữ liệu thông qua hệ thống không dây về máy tính kết hợp với dữ liệu quan<br />
sát thông qua video ghi hình đồng bộ với việc thu dữ liệu. Qua quan sát video, chúng tôi<br />
ghi lại các hành vi của bò để làm dữ liệu chuẩn. Hình 4 là dữ liệu gia tốc ba trục thu được<br />
tương ứng với hành vi của bò mà chúng tôi thử nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Dữ liệu gia tốc theo ba trục X, Y, Z ứng với các hành vi của bò.<br />
3. THỬ NGHIỆM PHÂN LOẠI VỚI BỘ DỮ LIỆU THU ĐƯỢC<br />
3.1. Bộ tham số đánh giá phân loại hành vi<br />
Chúng tôi sử dụng thuật toán cây quyết định để phân loại hành vi của bò. Để xác định<br />
thuộc tính cho thuật toán cây quyết định, dữ liệu là liên tục thông thường người ta sử dụng<br />
“Gini-index” hoặc “information-Gain” để xác định hằng số ngưỡng. Nhưng trong bài toán<br />
này, chúng tôi xây dựng các tham số VeDBA dùng để xác định mức độ tiêu hao năng<br />
lượng của bò. Các bước của thuật toán như sau:<br />
- Thu thập dữ liệu gia tốc theo 3 trục X, Y, Z<br />
- Tính hằng số ngưỡng A cho giá trị VeDBA<br />
- Xét VeDBA ≥ A => “Hoạt động mức cao” và ngược lại “Hoạt động mức thấp”.<br />
- Khi bò đang nằm hay đứng thì chỉ thay đổi giá trị gia tốc trên trục y. Nên từ y ta tính<br />
ra hằng số ngưỡng B1 và B2 cho SCAY. Nếu SCAY ≤ B1 thì hành vi của bò<br />
là đứng. Nếu SCAY ≥ B2 thì hành vi của bò là nằm.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 343<br />
Đo lường – Tin học<br />
Để tính VeDBA chúng ta cần tính DBA, trong đó DBA thể hiện năng lượng tiêu hao<br />
của gia súc theo một chiều. Giá trị của DBA được tính theo công thức (4):<br />
DBAt = Ait= | ∗ − μ | (4)<br />
Trong đó: i = x, y, z thể hiện các trục gia tốc<br />
Ait là các giá trị gia tốc tĩnh<br />
∗<br />
là các dữ liệu gia tốc động<br />
μ là các giá trị trung bình của dữ liệu gia tốc<br />
_<br />
∗<br />
μ = _ (5)<br />
_<br />
<br />
Ở đây chúng tôi sử dụng mô hình cửa sổ trượt để tính toán [4].<br />
Gia tốc động toàn thân ODBA được tổng hợp theo công thức (6):<br />
= + + (6)<br />
Véc tơ tổng hợp gia tốc chuyển động toàn thân VeDBA và ODBA là các tham số<br />
thường dùng để xác định mức độ tiêu hao năng lượng ở gia súc. VeDBA được đánh giá là<br />
tốt hơn ODBA. VeDBA được xác định theo công thức (7):<br />
<br />
= + + (7)<br />
<br />
SCAY được sử dụng để xác định sự thay đổi của gia tốc trọng trường y. SCAY được<br />
tính theo công thức (8): ⃗ = ∗ cos (180 − ) (8)<br />
Trong đó β là góc thể hiện sự tương đối giữa trục y với phương ngang.<br />
Hình 5: là dữ liệu VeDBA và SCAY thu được tương ứng với hành vi của bò mà chúng<br />
tôi thử nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Hai đặc trưng VeDBA và SCAY tương ứng với 4 hành vi cần quan sát.<br />
3.2. Thuật toán đề xuất<br />
Trong công trình [1], tác giả đã sử dụng cây quyết định để phân loại hành vi nằm, đứng<br />
và ăn. Trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất sử dụng thuật toán cây quyết định phân loại<br />
hành vi đi, đứng, nằm và ăn của bò. Lưu đồ thuật toán trình bày trong hình 6.<br />
<br />
<br />
344 P. C. P. Khanh, …, T. Đ. Tân, “Một phương pháp thu nhận … phân loại hành vi của bò.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
Bắt đầu<br />
<br />
<br />
Thu các dữ liệu gia tốc động x, y, z<br />
<br />
<br />
Tính các giá trị gia tốc tĩnh Ax, Ay, Az<br />
<br />
<br />
Tính giá trị VeDBA và SCAY<br />
<br />
<br />
Đúng Sai<br />
VeDBA ≥ A<br />
<br />
Hoạt động Hoạt động<br />
mức cao mức thấp<br />
<br />
Đúng Sai Đúng Sai<br />
SCAY > 0 SCAY< B1<br />
<br />
<br />
SCAY > B2<br />
<br />
<br />
Hành vi ăn Hành vi đi Hành vi đứng Hành vi nằm<br />
<br />
Hình 6. Thuật toán cây quyết định.<br />
3.3. Hiệu năng của hệ thống<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 tham số để đánh giá hiệu năng của hệ thống<br />
đó là độ nhạy và độ chính xác của thuật toán theo công thức (9) và (10).<br />
Độ nhạy: = ; (9) Độ chính xác: = ; (10)<br />
TP là trường hợp thực tế có, thuật toán phân loại thấy có hành vi<br />
FN là trường hợp thực tế có, thuật toán phân loại không thấy hành vi<br />
FP là trường hợp thực tế không có, thuật toán phân loại thấy có hành vi<br />
TN là trường hợp thực tế không có, thuật toán phân loại không thấy hành vi<br />
Thuật toán được đề xuất cần xác định các ngưỡng A, B1 và B2. Ngưỡng A dùng để<br />
phân loại trạng thái hoạt động cao (gồm ăn, đi) và trạng thái hoạt động thấp (đứng, nằm).<br />
Ngưỡng B1 dùng phân loại trạng thái đứng và B2 dùng phân loại trạng thái nằm thông qua<br />
SCAY. Hiệu năng của hệ thống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự lựa chọn của những ngưỡng<br />
này. Chúng tôi xác định ngưỡng dùng phương pháp sử dụng đường cong ROC. Biểu diễn<br />
TPR (độ nhạy) tương ứng với FPR (tỉ lệ báo động giả) khi biến đổi các giá trị ngưỡng<br />
dùng công thức (11) và (12).<br />
= ; (11)<br />
= ; (12)<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 345<br />
Đo lường – Tin học<br />
Ngưỡng tốt nhất là giá trị tạo ra cặp TPR và FPR nằm ở góc trái trên cùng của đường cong<br />
ROC [8]. Kết quả thu được là: A =48mg, B1=-133mg và B2= -108mg.<br />
3.4. Hiệu quả của thuật toán cây quyết định<br />
Bảng 3. Kết quả thực hiện phân loại với các thuật toán.<br />
<br />
Hành vi Độ nhạy (%) Độ chính xác (%) Hiệu năng hệ thống(%)<br />
<br />
Đứng 100 76 61,8<br />
Nằm 100 90 96,3<br />
Ăn 100 94 94,4<br />
Đi 97 93,6 93,9<br />
Tổng cộng 99 88,5 86,7<br />
Bảng 3 cho chúng ta thấy sử dụng thuật toán cây quyết định vừa đơn giản vừa có độ<br />
chính xác cao trong khi phân loại. Hiệu năng của hệ thống thu được là 86,7%, cải thiện<br />
3,1% so với trường hợp dữ liệu chưa được căn chuẩn. Thuật toán cây quyết định phù hợp<br />
với khả năng xử lý của vi điều khiển. Thuật toán cây quyết định có thể sử dụng để phân<br />
loại hành vi gia súc trong thời gian thực.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này chúng tôi đã thực hiện thành công trong việc cải thiện dữ liệu thu<br />
thập từ cảm biến gia tốc ba chiều. Chúng tôi cũng đã thành công khi sử dụng thuật toán<br />
cây quyết định trong việc phân loại hành vi cho gia súc. Từ hành vi của gia súc: đi, ăn,<br />
nằm, đứng giúp người chăn nuôi có thể giám sát trạng thái của gia súc từ đó theo dõi<br />
được sức khỏe và các thời ký sinh trưởng của gia súc để có biện pháp nâng cao hiệu quả<br />
chăn nuôi.<br />
Lời cảm ơn: Bài báo được hỗ trợ từ Đại học Thái Nguyên thông qua đề tài khoa học<br />
và công nghệ, mã số: HĐ2018–TN07-02.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Diosdado, Jorge A. Vázquez, et al. "Classification of behaviour in housed dairy cows<br />
using an accelerometer-based activity monitoring system." Animal Biotelemetry 3.1<br />
(2015): 1.<br />
[2]. Guo, Ying, et al. "Animal behaviour understanding using wireless sensor<br />
networks." Local Computer Networks, Proceedings 2006 31st IEEE Conference on.<br />
IEEE, 2006.<br />
[3]. Yoshioka, Hajime, Michie Ito, and Yasuyuki Tanimoto. "Effectiveness of a real-time<br />
radiotelemetric pedometer for estrus detection and insemination in Japanese Black<br />
cows." Journal of Reproduction and Development 56.3 (2010): 351-355.<br />
[4]. Thomas G. Dietterich, “Machine Learning for Sequential Data: A Review”, In T.<br />
Caelli (Ed.) Structural, Syntactic, and Statistical Pattern Recognition; Lecture Notes<br />
in Computer Science, Vol. 2396. (pp. 15-30). Springer-Verlag, 2002.<br />
[5]. Microchip, 16-bit DSC for Precision Motor Control, dsPIC33EP64MC504 datasheet,<br />
https://www.microchip.com, Access: June 10, 2018.<br />
[6]. Fedorov, D., Ivoilov, A., Zhmud, V., & Trubin, V. “Using of Measuring System<br />
MPU6050 for the Determination of the Angular Velocities and Linear<br />
Accelerations”. Automation & Software Enginery, 2015, No. 1(11), pp. 75–80.<br />
<br />
<br />
346 P. C. P. Khanh, …, T. Đ. Tân, “Một phương pháp thu nhận … phân loại hành vi của bò.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
[7]. Modul Zigbee DRF1605: main function, http://www.hmangas.com, Access: June 10,<br />
2018.<br />
[8]. [8]Akobeng, A. K. (2007). “Understanding diagnostic tests 3: receiver operating<br />
characteristic curves”. Acta paediatrica, Vol. 96(5), pp. 644-647.<br />
[9]. Bhardwaj, R., Kumar, V., & Kumar, N. (2015, October). “Allan variance the stability<br />
analysis algorithm for MEMS based inertial sensors stochastic error”. In Computing<br />
and Communication (IEMCON), 2015 International Conference and Workshop on<br />
(pp. 1-5). IEEE.<br />
ABSTRACT<br />
A METHOD TO ACQUIRE AND PRE-PROCESSING 3 DOF ACCELERATION DATA<br />
FOR CLASSIFICATION OF COWS' BEHAVIORS<br />
Cattle behavior classification helps people monitor cow behaviors so that the<br />
health and physiological periods of cows can be monitored. To categorize the<br />
behavior of cows, the data from the 3-axis acceleromter mounted on their neck is<br />
often used. This paper proposes an effective alignment method that removes<br />
identifiable errors and characterizes the statistical errors of the sensor to improve<br />
the quality of cattle behavior classification. We retrieve data from the 3-axis<br />
acceleration sensor mounted on the cows’neck, through the microcontroller and the<br />
wireless transmission system to the server. Afterthat, accelerated data is then fed<br />
into a proposed decision tree model to classify the obtained behavior. Another<br />
contribution of this work is the development of a behavioral database of cows based<br />
on accelerated data (used for state prediction) and synchronization data from<br />
actual video observations (used for reference, quality assessment of behavior<br />
classification). The test results confirm the reliability of the proposed model.<br />
Keywords: Accelerometer; Wireless communication; Animal activity monitoring.<br />
<br />
Nhận bài ngày 01 tháng 7 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường đại học Sư phạm Hà nội;<br />
2<br />
Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên;<br />
3<br />
Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
4<br />
Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội.<br />
*<br />
Email: phungcongphikhanh@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 347<br />