intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bài thuốc chữa bệnh mất tiếng

Chia sẻ: Aae Aey | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mất tiếng thuộc phạm vi chứng thất âm của y học cổ truyền, có liên quan đến hoạt động thất thường của hai tạng phế và thận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bài thuốc chữa bệnh mất tiếng

  1. Một số bài thuốc chữa bệnh mất tiếng Mất tiếng thuộc phạm vi chứng thất âm của y học cổ truyền, có liên quan đến hoạt động thất thường của hai tạng phế và thận. Phế chủ khí là cửa của thanh âm, thận khí là gốc của thanh âm. Nguyên nhân gây mất tiếng là do ngoại cảm phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào phế làm phế khí không thông gây ra bệnh, hoặc do phế âm hư, tân dịch không đầy đủ, không khí hóa được gây ra bệnh. Một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh Loại cấp tính (thực chứng): được chia làm 2 thể ngoại cảm phong hàn và đàm nhiệt. Ngoại cảm phong hàn: Người bệnh tiếng nói khàn, không ra tiếng, sốt nhẹ, sợ lạnh, khạc ra đờm nhiều, loãng không dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa là phát tán phong hàn. Dùng một trong các bài thuốc:
  2. Mất tiếng do ngoại cảm phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào phế khí làm phế khí không thông. Bài 1: kinh giới 12g, tang diệp 12g, tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, tử tô 8g, bán hạ chế 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: tiền hồ 8g, bán hạ chế 6g, kinh giới 12g, tế tân 6g, gừng 6g, phục linh 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  3. Đàm nhiệt: Người bệnh nói không ra tiếng, đờm nhiều, đặc vàng dính, họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là thanh phế hóa đàm. Dùng một trong các bài thuốc: Bài 1: tang bạch bì 12g, lá tre 12g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, thổ bối mẫu 10g, trúc nhự 12g, gừng 4g, nam tinh chế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Bài 2 – Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, cát cánh 8g, phục linh 8g, tri mẫu 12g, bối mẫu 8g. Tất cả tán bột, ngày uống 10g, chia 2 lần.
  4. Loại mạn tính (hư chứng): được chia làm 2 thể phế âm hư và thận âm hư. Phế âm hư: Người bệnh gầy, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phép chữa là tư âm dưỡng phế. Dùng một trong các bài: Bài 1: sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 8g, bố chính sâm 12g, ngưu bàng tử 8g, sinh địa 8g, đan bì 6g, địa cốt bì 8g, trúc lịch 10ml. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2 – Thanh táo cứu phế thang: tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 6g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 12g, gừng 4g, a giao 8g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Thận âm hư: Người bệnh họng khô, khản tiếng, bứt rứt, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác. Phép chữa là bổ thận âm nạp khí tuyên phế. Dùng một trong các bài: Bài 1: mạch môn 12g, thiên môn 12g, thạch hộc 12g, a giao 8g, thục địa 12g, tô tử 8g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2 – Thất vị đô khí hoàn: thục địa 12g, đan bì 8g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, trạch tả 16g, phục linh 12g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Lưu ý: Người bệnh nên sinh hoạt hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi. Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá thuốc lào, cà phê. Đắp khăn nóng trước cổ, xông các dầu thơm như tinh dầu bạc hà, bạch đàn. Nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày. Nếu bệnh nặng cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0