Một số bất cập về án tử hình ở Việt Nam khi đặt trong phạm vi nhân quyền
lượt xem 1
download
Trên thực tế, sự tương phản trong một số cách áp dụng pháp luật của các quốc gia có thể đề cập đến tình huống là một quốc gia có quyền từ chối dẫn độ tội phạm với một quốc gia khác, nếu quốc gia sở tại chứa tội phạm không ủng hộ án tử hình và có lý do cho rằng tội phạm đó có thể bị áp dụng án tử hình khi bị dẫn độ về quốc gia của họ. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ là những phân tích mang tính khách quan của tác giả về vấn đề mức án tử hình ở Việt Nam có nên giữ hay nên bị hủy bỏ khi đặt trên phạm vi nhân quyền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số bất cập về án tử hình ở Việt Nam khi đặt trong phạm vi nhân quyền
- MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM KHI ĐẶT TRONG PHẠM VI NHÂN QUYỀN Văn Trương Ngọc Trâm, Nguyễn Thanh Tú* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Hầu như các quốc gia trên thế giới đều có cơ chế xử phạt khác nhau đối với các tội trạng phân biệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Trên thực tế, sự tương phản trong một số cách áp dụng pháp luật của các quốc gia có thể đề cập đến tình huống là một quốc gia có quyền từ chối dẫn độ tội phạm với một quốc gia khác, nếu quốc gia sở tại chứa tội phạm không ủng hộ án tử hình và có lý do cho rằng tội phạm đó có thể bị áp dụng án tử hình khi bị dẫn độ về quốc gia của họ. Từ đó vấn đề được khai thác cụ thể hơn, trong khi Việt Nam còn giữ mức án tử hình và có tiến hành áp dụng trên thực tế thì nhiều quốc gia khác lại có quan điểm trái ngược và phản đối mức án này vì cho rằng đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ là những phân tích mang tính khách quan của tác giả về vấn đề mức án tử hình ở Việt Nam có nên giữ hay nên bị hủy bỏ khi đặt trên phạm vi nhân quyền. Từ khóa: Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Luật Quốc tế (LQT), nhân quyền, tội phạm, tử hình. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để có thể đề cập đến vấn đề tử hình trong phạm vi nhân quyền thì phải hiểu rõ nội dung của “quyền sống” vì mức án tử hình được cho là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền mà cụ thể là quyền được sống của con người ở nhiều quốc gia. Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948 nêu rằng: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (gọi tắt là ICCPR) cụ thể hóa Điều 3 UDHR, trong đó ghi nhận về quyền sống của con người một cách chi tiết hơn “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một các tùy tiện” Cũng dựa trên công ước ICCPR này mà Điều 19 Hiến Pháp 2013 của Việt Nam đưa ra quy định về quyền sống tương tự là “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái luật”. Về án tử hình của Việt Nam được định nghĩa trong Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 thì “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định”. Hiện tại, trong thực tiễn Việt Nam, pháp luật thực thi hình phạt tử hình bằng cách 1853
- tiêm thuốc độc thay cho hình thức xử bắn trước đây, dù đã thay đổi cách thức tử hình nhân đạo hơn nhưng mức án này vẫn bị “chỉ trích” ở nhiều quốc gia khác. Theo nhiều quốc gia khác nhau, thì hình phạt tử hình nhằm xử lý tội phạm mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại đến trật tự an ninh xã hội và không có khả năng cải tạo. Nhưng một số quốc gia khác lại cho rằng việc đưa ra mức án tử hình là trực tiếp tước đi quyền sống của con người, hành động này là trái với nhân quyền, nên bị bác bỏ và lên án. Trong bài báo này nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích nhận định của các bên về vấn đề mức án tử hình là hợp lý khi đặt trong nhóm các hình phạt của pháp luật hay không và đưa ra ý kiến sơ bộ về vấn đề này. 2 Ý KIẾN CỦA BÊN PHẢN Về việc nên hay không nên giữ mức án tử hình trong hình phạt của các quốc gia vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Trong đó, bên phản đối đối với mức án tử hình đưa ra những nguyên do mà họ cho là đủ tính thuyết phục như đảm bảo nhân quyền, không nên hợp pháp hóa việc giết người, mức án không có tác dụng răn đe trên thực tế, tránh áp dụng mức án oan cho người vô tội, phù hợp với pháp luật quốc tế và có thể sử dụng biện pháp trừng phạt khác mà tương đương với tử hình. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiều quốc gia phản đối án tử hình là do tử hình bị cho là vi phạm nghiêm trọng đến quyền sống của con người [6.Tr.43] án tử hình qua nhiều giai đoạn đều thể hiện sự man rợ, tàn nhẫn trong cách thi hành hình phạt như ngũ mã phanh thây, tùng xẻo, chém đầu, ghế điện, xử bắn và tiêm thuốc độc (được cho là hình thức tử hình nhân đạo nhất) [10]. Theo giải thích về quyền sống theo ICCPR thì quyền này không nên bị xâm phạm bởi bất kỳ lý do, yếu tố gì. Các quốc gia đề cao nhân quyền cho rằng tử hình tước đoạt mạng sống của con người, dù là người bị tử hình có phạm tội nghiêm trọng đến mức độ nào cũng không nên bị phán xét về quyền sống và bị tước đoạt về quyền sống. Nhiều công ước quốc tế ICCPR, Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (gọi tắt là CPPCG)5,… cũng đưa ra một số điểm quan trọng củng cố nội dung của quyền sống là kể cả liên quan đến an ninh quốc gia, trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không thể can thiệp đến quyền được sống của con người, mà con người ở đây bao gồm cả người phạm tội [5.Tr.8-10]. Việc tử hình trở nên hợp pháp dưới góc độ pháp luật, tuy nhiên, sự tồn tại của án tử hình trong pháp luật vẫn tạo nên sự bất hợp lý trong chính văn bản luật liên quan được ban hành đó. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra điều cấm về hành vi giết người trong pháp luật của mình thì cũng các quốc gia đó lại thực hiện án tử hình cho người phạm tội, điều này đi ngược lại với chính quy định mà các quốc gia đó đặt ra là không được thực hiện hành vi giết ngưới dưới mọi hình thức. Pháp luật hình thành nhằm mục đích hỗ trợ, phục vụ cho đời sống xã hội mà không nên là hình thức trừng trị con người. Như Điều 123 BLHS 2015 của Việt Nam thì hành vi giết người có thể chịu mức phạt cao nhất trong định khung hình phạt là mức án tử hình, nhưng nếu tử hình một phạm nhân thì điều đó lại không bị cho là vi phạm pháp luật mà lại được xem là thực thi pháp luật. Giải thích dễ hiểu là giết người là hành vi phạm pháp với tính chất phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu người bị “giết” lại là tội phạm tử hình và hành vi này lại là thừa lệnh của cơ quan thi hành án hoặc tương đương thì người thực hiện hành vi trên sẽ không phải nhận bất cứ trừng phạt nào của pháp luật. 1854
- Niềm tin về tác dụng đặc biệt trong việc răn đe tội phạm của hình phạt tử hình chủ yếu dựa trên sự suy đoán. Tại hội nghị Thế giới bãi bỏ án tử hình lần 5 khai mạc tại Madrid, Tây Ban Nha năm 2013 thống kê được có 105 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình, 38 nước không áp dụng hình thức này hơn 10 năm qua [4]. Chỉ có 58 nước vẫn áp dụng án tử hình trong 10 năm. Các cuộc khảo sát do Liên hợp quốc thực hiện (năm 1988, 1996 và 2002) về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và tỷ lệ phạm tội ở nhiều quốc gia trên thế giới đã kết luận rằng: "Không tìm thấy những chứng cứ khoa học cho thấy việc thi hành án tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm tốt hơn so với việc áp dụng hình phạt tù chung thân v.v.". Ở Canada, nước bãi bỏ án tử hình từ năm 1976, kể từ đó đến nay, tỷ lệ tội giết người đã giảm 40%. Công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất chứng minh hình phạt tử hình không có tác dụng vượt trội trong ngăn chặn tội phạm là của nhà tội phạm học Thorsten Sellin (Giáo sư, Tiến sĩ xã hội học của Mỹ, là người sáng lập của thuyết xung đột văn hóa, còn gọi là thuyết lệch lạc văn hóa, đặc biệt ông còn là chủ tịch Hiệp hội tội phạm quốc tế 1956-1965 và biên soạn hàng loạt tài liệu quan trọng cho Luật pháp Hoa Kỳ), công bố vào năm 1959. Trong công trình này, Thorsten Sellin khẳng định, hình phạt tử hình không có tác dụng ngăn chặn tội phạm hơn so với hình phạt tù chung thân. Ông cho rằng những kẻ phạm tội rất ít khi suy tính về hậu quả có thể phải gánh chịu trước khi thực hiện hành vi phạm tội, thậm chí còn tin rằng họ sẽ không bị bắt [2]. Các thực tiễn khiến cho mức án tử hình bị phản đối nghiêm trọng có thể nhắc đến là vấn đề bắt giữ sai tội phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi thi hành án.“Trong 20 năm tại Mỹ, chúng tôi đã nhận dạng hơn 140 người vô tội bị giam giữ ở khu vực tử tù. Rất nhiều người giờ đây đang ở trong các nhà tù trên thế giới, khóc than vì vô tội, chờ đợi ngày phán quyết, một ngày nào đó, có thể là ngay ngày mai hay nhiều năm nữa” [4]. Câu chuyện về bắt giữ nhầm người phạm tội hay phán sai tội không còn là chuyện bất ngờ khi trên thực tiễn xét xử của nhiều quốc gia thì trường hợp này xảy ra rất nhiều (những nạn nhân của các vụ án oan nổi tiếng có thể kể đến Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén,… đặc biệt là Nguyễn Minh Hùng bị tuyên án tử hình với can tội vận chuyển ma túy [8]), vậy nếu người bị xử sai tội hay bị bắt nhầm đó bị phán án tử hình thì hậu quả sẽ rất to lơn vì khi mức án đã được thi hành thì các cơ quan tố tụng và cơ quan cá nhân có liên quan sẽ không còn cơ hội để có thể sửa chữa [6.Tr.43]. Xu hướng thế giới hiện nay là loại bỏ án tử hình trong hình phạt của các quốc gia, các quốc gia không còn án tử hình hiện tại cho rằng án tử hình không giúp giải quyết được vấn đề vì có thể đưa ra các mức án hiệu quả hơn cho các tội phạm [9.Tr.31]. Như tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu quy định cấm hình phạt tử hình trong khối thành viên trên, đồng nghĩa với các nước thành viên của EU phải loại bỏ mức án tử hình trong hình phạt của mình [6.Tr.43]. Các chương trình nhân đạo cũng được thiết lập nhằm thúc đẩy việc khoan dung trong quá trình xét xử, một mặt có thể duy trì trật tự pháp luật, một mặt có thể tạo điều kiện cho người phạm tội được có cơ hội cải tạo. Tiêu biểu có thể nhắc đến “The Forgiveness Project”, được hiểu là Dự án về lòng khoan dung được thành lập năm 2004 bởi Marina Cantacuzino, trong dự án này tường thuật lại các câu chuyện thực tế trong đó có nhiều câu chuyện liên quan đến chủ đề tử hình, như ông Bud Wetch, cha của nạn nhân trong vụ đánh bom tại thành phố Oklahoma [7]. và một số trường hợp tương tự đã ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình. Những nhân chứng ấy là tiếng nói biểu tượng cho hòa bình, phi bạo lực, là thông điệp sự trả thù sẽ không khiến con trai, con gái họ sống lại nhưng công lý vẫn là điều được mong đợi. 1855
- Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những mức án được nhận định rằng có thể thay thế cho mức án tử hình hiện tại. Không có nhiều tài liệu chứng minh rằng việc có mức án tử hình trong hình phạt của quốc gia hay thi hành hình phạt tử hình đối với các tội phạm nghiêm trọng có tể giúp giảm bớt tỷ lệ tội phạm. Vì vây, nhiều quốc gia đưa ra mức án tù chung thân không được khoan hồng để thay thế cho hình phạt tử hình, thời phong kiến còn có cách thay thế khác là lưu đày biệt xứ, qua đó thì tội phạm cũng không còn khả năng gây hại đến xã hội. Nên, có nhiều biện pháp khác để có thể thay thế án tử hình một cách hiệu quả, không nhất thiết dùng án tử hình để thể hiện mức độ nghiệm trọng của việc phạm tội cũng như trừng phạt. Mục đích của hình phạt cuối cùng vẫn hướng tới việc giúp xã hội trật tự hơn, tốt đẹp hơn nên pháp luật sẽ càng hoàn thiện khi khắc phục được điểm này. Nhiều nhận định cho rằng, tử hình như một vòng luẩn quẩn của sự báo thù, thực tế tử hình ở nhiều quốc gia không được đánh giá cao vì các quốc gia đó cho rằng không thể khiến người khác nhận thức được hành vi giết người là sai trái bằng cách lại giết một người khác. Tử hình chỉ khiến cho việc duy trì trật tự an ninh xã hội trở thành một vòng bạo lực luẩn quẩn mà không thực chất ngăn chặn được tội ác. 2/3 các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình không có tỷ lệ người phạm tội cao hơn các nước còn lại mà thậm chí còn có nhiều nước có tỷ lệ người phạm tội thấp hơn các nước còn lưu giữ án tử hình. Trong Hội nghị Thế giới bãi bỏ án tử hình lần 5 tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha có nêu lên quan điểm “tử hình không bao giờ ngăn chặn được tội ác, nếu chúng ta duy trì án tử hình để chống lại tội phạm nguy hiểm thì đó không phải là vấn đề ngăn chặn tội phạm, mà chỉ là cách trả thù, chúng ta muốn giết kẻ giết người” [4]. Nhưng cũng có 2/3 nhân loại cho rằng hoàn toàn có thể ngăn chặn vòng luẩn quẩn này bằng cách xóa bỏ án tử hình. 3 Ý KIẾN CỦA BÊN ĐỒNG TÌNH Mặc dù có rất nhiều lý do chính đáng để loại bỏ án tử hình như đã đề cập ở trên thì vẫn còn nhiều quốc gia áp dụng mức án này. Theo như thống kê hiện nay Liên hiệp quốc có 195 thành viên, thì có 55 quốc gia vẫn duy trì án tử hình và trong đó có Việt Nam. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ghi nhận ít nhất 483 vụ hành quyết ở 18 quốc gia vào năm 2020, giảm 26% so với năm 2019 (ít nhất 657 vụ hành quyết). Con số này thể hiện số vụ hành quyết thấp nhất mà Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận được trong ít nhất một thập kỷ [2]. Hình phạt tử hình được áp dụng cho những tội phạm không thể nào cải tạo được nữa, và việc hình thức tử hình như thế nào thì mỗi quốc gia là khác nhau. Pháp luật Trung Quốc: Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng Trung Quốc là quốc gia thi hành án tử hình nhiều nhất thế giới [2]. Con số chính xác của các vụ hành quyết và án tử hình, được Trung Quốc coi là bí mật quốc gia và không được công bố rộng rãi. Mặc dù vậy Trung Quốc vẫn áp dụng án tử hình vì theo phương châm phòng, chống tội phạm của người Trung Quốc "sát nhất nhân, vạn nhân cụ" (giết một người để răn đe vạn người khác). Theo quan điểm này, cần áp dụng hình phạt tử hình cho những kẻ phạm tội ác nghiêm trọng như giết người để giúp những người khác nhận thức rõ đó là hành động sai trái sẽ mang lại những hậu quả thảm khốc cho kẻ phạm tội, từ đó ngăn ngừa người khác phạm tội ác tương tự. 1856
- Pháp luật Hoa Kỳ: Hình phạt tử hình đã được đình chỉ ở tất cả các liên bang của Hoa Kỳ vào năm 2003. Nhưng đến tháng 07/2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã lên kế hoạch khôi phục lại sau hơn 17 năm đình chỉ việc thi hành án phạt tử hình. Người đã đem tử hình lại với chế độ pháp luật của Hoa Kỳ là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông quyết định sử dụng hình phạt tử hình để trừng phạt mạnh tay đối với tội phạm bạo lực. Trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump đã chủ trì cái chết của 13 tù nhân, trong đó 06 tù nhân được thi hành án sau khi ông thua cuộc trong cuộc bầu cử [1]. Tuy nhiên trên thực tế nhiều bang của Hoa Kỳ không ủng hộ án tử hình nhưng nhìn chung thì án này vẫn được công nhận và áp dụng. Pháp luật Việt Nam: Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hiện nay vẫn áp dụng hình phạt này. Trên thực tế tử hình vẫn được coi là hình phạt cần thiết và cần phải có nhằm trừng trị những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, bảo đảm cho an ninh và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường an toàn cho người dân, tức là loại hình phạt này vẫn có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa tội phạm. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình trong nhiều thập kỷ qua ở nước ta cho thấy, hình phạt này đã đem lại những tác dụng nhất định trong việc trừng trị những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật. Việc áp dụng đúng đắn hình phạt tử hình được dư luận quần chúng đồng tình ủng hộ. Qua đó có thể thấy hầu hết các quốc gia giữ nguyên án tử hình vì quan điểm cho rằng duy trì hình phạt tử hình lập luận rằng “duy trì hình phạt tử hình là không nhân đạo mà tính nhân đạo thể hiện ở việc trừng trị người phạm tội (số ít) để bảo vệ tính mạng và những lợi ích của số đông (tất cả mọi người) trong xã hội là việc làm nhân đạo cần thiết và tính nhân đạo còn thể hiện ở việc thi hành hình phạt tử hình làm sao cho tội phạm được “ra đi” nhẹ nhàng nhất, cũng như không mang tính khủng bố tinh thần đối với người khác” [6.Tr.43]. Tử hình là hình phạt có hiệu quả răn đe đặc biệt, mục đích của hình phạt mục đích ngăn chặn, hạn chế các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hiện nay các quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình đã hạn chế tối đa các tội trạng áp dụng hình phạt tử hình. Ngoài ra thì hình thức tử hình hiện nay cũng được áp dụng theo phương pháp khoa học như tiêm thuốc độc, ghế điện,… Để cho tử tù “ra đi” một cách nhẹ nhàng nhất. Thực tế cho thấy một điều đang diễn ra là tình hình tội phạm nguy hiểm ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt thời gian gần đây các tội phạm về an ninh quốc gia vẫn diễn biến phức tạp, các tội phạm về ma túy, tình dục, giết nhiều người, các tội phạm tham nhũng đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Do đó đối với những loại tội phạm kể trên nếu không thuộc đối tượng loại trừ của Bộ luật Hình sự thì mình nghĩ một biện pháp mạnh để răn đe sẽ giúp phòng ngừa các vụ tương tự tái diễn. 4 Ý KIẾN Sau khi phân tích những nhận định của các bên về vấn đề mức án tử hình có vi phạm nhân quyền hay không và có cần thiết loại bỏ mức án này hay không thì nhóm tác giả cũng đưa ra nhận định khách quan của mình là đồng tình với việc giữ lại mức án này trong hệ thống hình phạt của các nước nói chung và trong hệ thống hình phạt của Việt Nam nói riêng. Mức xử 1857
- phạt được đưa ra cũng nhằm mục đích răng đe đối với các đối tượng có ý định hoặc đang trong quá trình thực hiện tội phạm. Nhưng hình phạt cũng là biện pháp để xử phạt các tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng khi cần thiết và chỉ áp dụng khi đủ các quy trình chặt chẽ [9.Tr.31] nhằm xác nhận mức án thì mức án tử hình mới được tuyên cho một tội phạm. Nếu mọi hành vi phạm tội nghiêm trọng đều không có sự trừng phạt thích đáng sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng phạm tội khác về việc không phải chịu mức án quá nặng kể cả trong trường hợp có hành vi nguy hại nghiêm trọng đến tính mạng người khác hay đến trật tự xã hội. Không như những quốc gia sử dụng án lệ trên thế giới, Việt Nam áp dụng chế độ xét xử theo từng trường hợp và quy định về việc xử phạt phù hợp với quy định của pháp luật. Một số nước áp dụng án lệ thì trong tình huống vi phạm xảy ra có tính chất tương đồng với vụ án đã có trước đó thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt tương tự vụ án trước đó, đồng nghĩa nếu có mức án tử hình và đã có một mức án tử hình được tuyên trong một vụ án trước đó thì những vụ án có tính chất tương tự đều sẽ bị tuyên cùng mức tử hình. Án lệ tạo ra nhiều khuyết điểm trong quá trình tiến hành tố tụng cũng đồng thời là nguyên nhân khiến cho mức án tử hình trở nên “nguy hiểm” vì sử dụng án lệ khiến các yếu tố tác động thêm bên ngoài không được đánh giá khách quan để đưa ra nhận định khác biệt cho từng vụ việc. Nhưng quy trình tố tụng theo vụ việc ở một số quốc gia như Việt Nam khiến mức án tử hình được áp dụng riêng biệt hơn, có nghĩa tùy trường hợp, tình huống, vụ án mà các vấn đề sẽ được xem xét khách quan không phụ thuộc vào những vụ án tương tự trước đó. Đồng nghĩa với việc mức án tử hình ở đó có phù hợp với pháp luật của một quốc gia hay không còn tùy thuộc vào quy trình tiền hành tố tụng ở quốc gia đó, có thể kèm theo các yếu tố xã hội, văn hóa tác động thêm [6.Tr.44-45]. Nhìn nhận trong thực tế xét xử của Việt Nam thì nhóm tác giả đồng tình với việc lưu lại mức án tử hình trong phần hình phạt. Vì hình phạt trên không chỉ được áp dụng một các tùy tiện mà luôn được cân nhắc trước khi đưa ra phán quyết, những biện pháp nhân đạo cũng được đặt ra kèm với quy định về mức án tử hình như độ tuổi của người bị tử hình (người dưới 18 hay trên 75 tuổi sẽ không bị tử hình), phụ nữ mang thai không bị tử hình theo Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và các cách thức tử hình của Việt Nam đã thay đổi từ xử bắn thành tiêm thuốc độc. Những điều kiện để tăng tính nhân đạo trong quá trình xét xử cũng như làm giảm đau đớn cho tội phạm đã được pháp luật Việt Nam cố gắng khai thác tối đa trong hiện tại [6.Tr.43]. Vì vậy, mức án tử hình nếu có thể được cân nhắc hay được đặt trong phạm vi nhân đạo hợp lý thì các quốc gia khác trên thế giới cũng có thể áp dụng hợp lý mức án này mà không chỉ là Việt Nam. Về nhân quyền thì nhóm tác giả đồng ý với quan điểm là hình phạt tử hình là hành vi đe dọa đến nhân quyền khi trực tiếp tước đoạt mạng sống của một người, một tội phạm. Nhưng phải nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, mức án tử hình cũng đang thực hiện chức năng của nó là bảo vệ trật tự xã hội và bảo vệ sự an toàn của các cá nhân khác vì như đã đề cập thì mức án này không chỉ là hình phạt mà nó còn là một sự răng đe đối với các tội phạm có thể hình thành sau này [6.Tr.43]. Nên trên thực tế thì mức án tử hình cũng là nhằm bảo vệ nhân quyền cho các cá nhân khác trong xã hội. Thực tiễn ở Việt Nam và một số quốc gia còn lưu lại án tử hình trong hình phạt của mình, các quốc gia này thường đi kèm các biện pháp nhân đạo trong quá trình xét xử để đưa ra phán quyết, nói đơn giản thì hình phạt đưa ra sẽ giảm đi đáng kể nhờ vào nhiều yếu tố dù hình phạt đó có thể nằm trong định khung tử hình thì người phạm tội cũng có thể được hưởng các mức án nhẹ hơn 1858
- khác như phạt tù, nên không thể hoàn toàn nhận định trong pháp luật có mức án tử hình là vi phạm nhân quyền. 5 KẾT LUẬN Nhà nước đang trong giai đoạn hoàn thiện, phát triển về pháp luật để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của tất cả người dân kể cả tội phạm. Tùy thuộc vào văn hóa, chế độ ở các quốc gia khác nhau mà mức án tử hình sẽ được đánh giá là có nên hay không nên được áp dụng vào các mức án khi xử lý vi phạm pháp luật. Nhưng đây cũng là mức án đáng phải “đong lường” nhiều nhất trước khi được đưa ra áp dụng đối với bất kỳ đối tượng phạm tội nào. Qua bài nghiên cứu trên, tác giả có đưa ra quan điểm riêng là đồng tình với việc giữ lại mức án tử hình trong pháp luật Hình sự ở Việt Nam nhưng không đồng nghĩa với việc khuyến khích hay ủng hộ với việc sử dụng mức án này vì đây là một mức án phải được đưa ra một cách công bằng nhất, hợp lý nhất trong xét xử. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al Jazeera, 21/04/2021, Death Row- USA: A history of the death penalty in America, xem tại link: https://www.aljazeera.com/features/2021/4/21/death-row-usa-a-history-of- the-death-penalty-in-america [2] Amnesty International, Death penalty, xem tại link: https://www.amnesty.org/en/what- we-do/death-penalty/ [3] Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). [4] Hiền Anh, 12/06/2013, 105 nước đã bỏ án tử hình, xem tại link: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/105-nuoc-da-bo-an-tu-hinh-124582.html [5] Lỗ Thị Thu Hà (2014). Quyền sống của thai nhi và vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phá thai. Luận văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Ngọc Chí (2012). Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tạp chí Luật học 28, trang 42-48. [7] The forgiveness project, xem tại link: https://www.theforgivenessproject.com/ [8] TopList, 03/01/2017. Top11 vụ án oan nổi tiếng nhất của Việt Nam, xem tại link: https://toplist.vn/top-list/vu-an-oan-noi-tieng-nhat-cua-viet-nam-9281.htm [9] Trịnh Quốc Toản (2012). Chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tạp chí Luật học 28, trang 30-41. [10] Việt Phương, 16/12/2011. Tử hình: Từ cổ đại đến văn minh - Kỳ 1: Tử hình: Cái chết không êm ái, xem tại link: https://tuoitre.vn/tu-hinh-tu-co-dai-den-van-minh---ky-1-tu- hinh-cai-chet-khong-em-ai-469495.htm 1859
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án treo
13 p | 28 | 9
-
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ủy thác thi hành án dân sự
6 p | 82 | 9
-
Thực tiễn áp dụng pháp luật về tranh chấp “bán đất không bán nhà” qua một số vụ án (LS. Vũ Văn Đoàn)
14 p | 13 | 7
-
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo luật tố tụng hành chính năm 2015 - một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
6 p | 35 | 6
-
Một số bất cập trong hoạt động trực tiếp thi hành bản án, quyết định của Thừa phát lại
4 p | 42 | 6
-
Khởi kiện vụ án hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
12 p | 17 | 5
-
Một số bất cập về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thi hành án dân sự
8 p | 13 | 5
-
Pháp luật về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư: Một số bất cập và hướng hoàn thiện
8 p | 31 | 5
-
Quyền khởi kiện vụ án dân sự của người chưa thành niên - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
10 p | 24 | 5
-
Một số bất cập của quy định pháp luật về giá đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đ ch quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
9 p | 43 | 4
-
Một số vấn đề về hộ tịch, hộ khẩu liên quan đến lý lịch tư pháp
3 p | 57 | 4
-
Tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
12 p | 8 | 3
-
Một số vấn đề về hoạt động giám định thương tật trong tố tụng hình sự
5 p | 16 | 3
-
Những quy định mới về thi hành biện pháp tư pháp trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị
12 p | 37 | 3
-
Một số bất cập trong thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành
6 p | 32 | 3
-
Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội - Một số bất cập và hướng hoàn thiện
5 p | 47 | 3
-
Một số vấn đề về các hành vi cấm trong Dự thảo Luật An ninh mạng
8 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn