Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
MỘT SỐ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO GÂY RA<br />
Ở CÁ MẶT QUỶ (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) BỐ MẸ<br />
SOME PARASITIC PROTOZOAN DISEASES OF STONE FISH BROODSTOCKS<br />
(Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801)<br />
Võ Thế Dũng1, Võ Thị Dung1<br />
Ngày nhận bài: 23/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 26/7/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa) là loài có thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều acid amine không<br />
thay thế, rất có lợi cho sức khỏe con người. Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về<br />
cá mặt quỷ, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về bệnh ở loài cá này. Kết quả cho thấy, cá mặt quỷ bị nhiễm<br />
với nhiều bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra: bệnh Cryptocarionosis (tác nhân Cryptocarion irritans);<br />
bệnh Amyloodinionosis (tác nhân Amyloodinium ocellatum); bệnh Thích bào tử trùng (tác nhân Myxobolus<br />
sp., Ceratomyxa sp., Sphaeromyxa balbiani); bệnh Vi bào tử trùng (tác nhân Pleistophora sp.). Các loài ký<br />
sinh trùng này đều có thể gây bệnh nguy hiểm đối với cá mặt quỷ bố mẹ; trong đó, đặc biệt đáng chú ý nhất<br />
là Cryptocarion irritans và Amylodinium ocellatum; những ký sinh trùng này có thể gây chết cá số lượng lớn<br />
trong thời gian rất ngắn.<br />
Từ khóa: Cá mặt quỷ, Synnanceia verrucosa, bệnh cá, ký sinh trùng đơn bào<br />
ABSTRACT<br />
Stone fish (Synnanceia verrucosa) are highly nutritious species, with many un-saturated acid amines,<br />
which are very healthy to human. In recent years, there were some studies on stone fish, but, this is the first<br />
study on this fish diseases. Results from this study showed that, stone fish broodstocks were infected with<br />
parasitc diseases: Cryptocarionosis (agent: Cryptocarion irritans), Amylodinionosis (agent: Amyloodinium<br />
ocellatum), Myxosporidia disease (agents: Myxobolus sp., Ceratomyxa sp., Sphaeromyxa balbiani);<br />
Mycrosporidiasis (agent: Pleistophora sp.). These parasies can cause serious diseases for broodstocks of stone<br />
fish. Especially, Cryptocarion irritans and Amyloodinium ocellatum can cause mass death in a short time for<br />
broodstock fish.<br />
Keywords: stone fish, Synnanceia verrucosa, fish disease, Protozoa<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa Bloch<br />
& Schneider, 1801) là loài đặc sản quí với chất<br />
lượng thịt cao, nhưng sản lượng còn rất hạn<br />
chế (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2014) [6]; để đáp<br />
ứng nhu cầu của thị trường, việc sản xuất giống<br />
và nuôi thương phẩm loài cá này cần được<br />
<br />
1<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang<br />
<br />
50 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
thực hiện sớm nhất có thể. Cá mặt quỉ phân<br />
bố tự nhiên ở biển nước ta, là loài được đánh<br />
bắt từ nhiều năm nay, nhưng những nghiên<br />
cứu về loài này còn hết sức khiêm tốn. Về đặc<br />
điểm sinh học, sinh thái được công bố trong<br />
các tài liệu (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2011 [3];<br />
Nguyễn Hữu Phụng, 1999). Về giá trị kinh tế,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
giá trị dinh dưỡng của cá mặt quỷ được công<br />
bố trong Võ Thế Dũng và cộng sự (2014) [6].<br />
Về sinh học sinh sản, Võ Thế Dũng và cộng<br />
sự (2012a) cho biết đã kích thích cho cá đẻ<br />
trứng, nhưng phôi chưa phát triển để nở thành<br />
cá bột. cho biết một số đặc điểm sinh học sinh<br />
sản của cá mặt quỷ; Võ Thế Dũng và cộng sự<br />
(2015) [7] thông báo kết quả bước đầu về nuôi<br />
vỗ cá mặt quỷ trong hệ thống nước tĩnh và<br />
nước chảy, công trình này cho biết, nuôi trong<br />
hệ thống nước chảy hay nước tĩnh cá đều có<br />
thể thành thục. Như vậy, chưa có nghiên cứu<br />
nào về bệnh của loài cá này được công bố. Để<br />
xây dựng được nghề sản xuất giống và nuôi<br />
thương phẩm loài cá này, nghiên cứu bệnh cá<br />
là hết sức cần thiết, đặc biệt là nghiên cứu về<br />
bệnh ký sinh trùng – một loại bệnh hết sức phổ<br />
biến và nguy hiểm đối với sản xuất giống và<br />
nuôi thương phẩm cá biển ở Việt Nam (Võ Thế<br />
Dũng và cộng sự, 2012 [4]; Vo The Dung và<br />
cộng sự, 2008a,b) [14, 15]. Bài báo tập trung<br />
mô tả một số dấu hiệu bệnh lý và tác nhân ký<br />
sinh trùng bắt gặp ở cá mặt quỷ bố mẹ, làm cơ<br />
sở cho việc nghiên cứu phòng-trị bệnh.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Ký sinh trùng<br />
đơn bào ký sinh ở Cá mặt quỷ (Synnanceia<br />
verrucosa Bloch & Schneider, 1801) bố mẹ<br />
được nuôi vỗ trong bể xi măng.<br />
Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2013 11/2015.<br />
Địa điểm nghiên cứu: Khánh Hòa.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Thu mẫu nghiên cứu<br />
Thực hiện thu mẫu chọn lọc, chọn những<br />
cá thể yếu, hô hấp khó khăn, bơi không bình<br />
thường, có hiện tượng bỏ ăn, khó có khả năng<br />
hồi phục để nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào.<br />
Tổng số 154 cá thể có chiều dài trung bình 268,1 ±<br />
34,5 mm, khối lượng trung bình là 1.012,6 ±<br />
587,8 g được sử dụng trong nghiên cứu này.<br />
<br />
Số 4/2016<br />
2.2. Nghiên cứu mô tả dấu hiệu bệnh lý<br />
Quan sát cá trong bể: Quan sát hàng ngày,<br />
chú ý những cá thể kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng<br />
và nắp mang không đóng mở bình thường theo<br />
nhịp hô hấp mà mở liên tục, màu sắc kém tươi.<br />
Kiểm tra ký sinh trùng bên ngoài: Kiểm<br />
tra từng cá thể, chú ý mang, vì cơ quan<br />
này thường nhiễm các ký sinh trùng như<br />
Cryptocaryon irritans, Amylodinium spp,… với<br />
các dấu hiệu như tơ mang bị nát, nắp mang<br />
phồng lên, miệng mở liên tục.<br />
Kiểm tra ký sinh trùng nội ký sinh: bắt buộc<br />
phải giải phẩu cá, trình tự thực hiện theo Võ<br />
Thế Dũng và cộng sự (2012) [5]. Chú ý mật, dạ<br />
dày, ruột, gan, thận, buồng trứng, cơ (dưới da).<br />
Chụp ảnh, vẽ, mô tả kỹ các dấu hiệu bệnh<br />
lý qua mắt thường, kính soi nổi hoặc kính hiển<br />
vi ở độ phóng đại thích hợp.<br />
2.3. Nghiên tác nhân ký sinh trùng<br />
Áp dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh<br />
trùng được mô tả trong các tài liệu: Hà Ký và<br />
Bùi Quang Tề (2007) [8]; Võ Thế Dũng và cộng<br />
sự (2012) [5].<br />
2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
+ Tỷ lệ cảm nhiễm (TLCN %) của KST<br />
được đánh giá theo công thức sau:<br />
<br />
Trong đó: P là tỷ lệ nhiễm (%); N1 là số cá<br />
nhiễm; N2 là tổng số cá kiểm tra.<br />
+ Cường độ cảm nhiễm (CĐCN) tính theo<br />
công thức dưới đây:<br />
<br />
Trong đó: C là cường độ nhiễm trung bình<br />
Nt và Ntt tính như sau: Nt là tổng số KST<br />
đếm được trên 1 số thị trường kính kiểm tra;<br />
Ntt là số thị trường kính đã đếm KST.<br />
Với KST là cá thể đơn lẻ:<br />
Nt từ 1-10 KST/thị trường kính tương<br />
đương cường độ nhiễm +;<br />
Nt từ 11-20 KST/thị trường kính tương<br />
đương cường độ nhiễm ++;<br />
Nt từ 21-30 KST/thị trường kính tương<br />
đương cường độ nhiễm +++;<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 51<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Nt từ 31 KST/thị trường kính trở lên tương<br />
đương cường độ nhiễm ++++;<br />
Với KST dạng bào nang (Vi bào tử trùng):<br />
Nt từ 1-2 bào nang/thị trường kính tương<br />
đương cường độ nhiễm +;<br />
Nt từ 3-4 bào nang/thị trường kính tương<br />
đương cường độ nhiễm ++;<br />
Nt từ 5-6 bào nang/thị trường kính tương<br />
đương cường độ nhiễm +++;<br />
Nt từ 7 bào nang/thị trường kính trở lên<br />
tương đương cường độ nhiễm ++++;<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Bệnh Cryptocaryonosis<br />
Dấu hiệu bệnh lý: ký sinh trên mang cá mặt<br />
quỷ. Trùng bám tạo thành các hạt lấm tấm rất<br />
nhỏ, bằng mắt thường có thể thấy các đốm<br />
màu trắng đục nhỏ liti ở những nơi chúng ký<br />
sinh (Hình 1A). Mang cá có nhiều nhớt, màu<br />
sắc nhợt nhạt. Cá bệnh thường nổi đầu, bơi<br />
<br />
Số 4/2016<br />
lên tầng mặt, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở<br />
mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.<br />
Miệng và nắp mang mở liên tục. Quan sát dưới<br />
kính hiển vi có thể thấy trùng có hình quả lê,<br />
bám vào các tơ mang, xoay tròn liên tục, xâm<br />
nhập sâu vào lớp tế bào dưới da (Hình 1D),<br />
huỷ hoại và tiêu hoá lớp nhớt mang, gây ảnh<br />
hưởng đến hô hấp cá.<br />
Tác nhân: là ký sinh trùng Cryptocarion<br />
irritans (Hình 1B). Trùng có hình dạng quả lê<br />
hoặc hơi tròn tùy vào giai đoạn phát triển. Trên<br />
bề mặt có lông tơ bao phủ, cơ thể có thể biến đổi<br />
khi vận động. Đường kính cơ thể 180 – 700 μm.<br />
Bằng mắt thường có thể nhìn thấy ký sinh trùng<br />
như những hạt nhỏ, màu trắng đục. Bên trong<br />
cơ thể có nhân lớn hình móng ngựa, màu đen.<br />
Võ Thế Dũng (2010), Võ Thế Dũng và cộng sự<br />
(2012) thông báo bắt gặp loài này trên cá mú ở<br />
Khánh Hòa [2, 4].<br />
<br />
Hình 1. Một số hình ảnh Cryptocarion irritans ký sinh trên mang cá mặt quỷ<br />
<br />
52 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trong quá trình nuôi vỗ và nuôi thuần dưỡng<br />
cá mặt quỷ bố mẹ, bệnh Cryptocaryonosis<br />
xảy ra thường xuyên; tỷ lệ nhiễm bệnh là 82/154<br />
(53,2%) cá bố mẹ sử dụng trong nghiên cứu,<br />
trong đó có 74 cá thể (48,1%) bị chết, hầu hết<br />
các cá thể bị chết đều nhiễm nặng (+++ , ++++)<br />
với ký sinh trùng này. Bệnh xảy ra chủ yếu vào<br />
tháng 7 và tháng 10 đến tháng 12. Theo Hà Ký<br />
và Bùi Quang Tề (2007), bệnh đốm trắng do<br />
Cryptocaryon sp. gây ra thường xuất hiện vào<br />
thời điểm giao mùa và chủ yếu vào mùa mưa<br />
ở miền Nam [8].<br />
<br />
Số 4/2016<br />
2. Bệnh Amyloodioniosis<br />
Dấu hiệu bệnh lý: Dấu hiệu cá bị bệnh<br />
Amyloodiniosis cũng tương tự như cá bị bệnh<br />
Cryptocaryonosis. Ký sinh trùng ký sinh trên<br />
mang, hình thành các đốm trắng; tuy nhiên,<br />
các đốm trắng của bệnh Amyloodiniosis có<br />
kích thước nhỏ hơn, màu trắng hơn. Cá bệnh<br />
cũng thường nổi đầu, bơi lên tầng mặt, bơi lờ<br />
đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu<br />
mô mang, ăn mòn mang làm cá ngạt thở và có<br />
thể làm cá chết rất nhanh.<br />
<br />
Hình 2. Một số hình ảnh ký sinh trùng Amylodinium ocellatum ký sinh trên mang cá mặt quỷ.<br />
A- Mang cá mặt quỷ bị nhiễm A. ocellatum; B, C, D: A. ocellatum<br />
<br />
Tác nhân: Là ký sinh trùng Amylodinium<br />
ocellatum cơ thể có 2 roi dài để vận động và<br />
các đĩa bám với cấu tạo đặc biệt để bám lên<br />
da và mang cá. Cá thể trưởng thành có đường<br />
kính khoảng 120 µm.<br />
Trong thời gian nghiên cứu (2013-2015),<br />
bệnh Amyloodioniosis xảy ra 4 lần, xảy ra chủ<br />
yếu khi giao mùa vào tháng 8 đến tháng 11 và<br />
tháng 3, với tổng số 24/154 cá thể bị nhiễm,<br />
trong đó 23/154 cá bố mẹ bị chết, các cá thể<br />
này có cường độ nhiễm từ (++) đến (++++),<br />
<br />
chỉ duy nhất 1 cá thể có cường độ nhiễm (+)<br />
được cứu sống kịp thời. Điều đó, cho thấy bệnh<br />
này phát triển rất nhanh và hết sức nguy hiểm.<br />
Một cá thể A. ocellatum ở giai đoạn sinh trưởng<br />
(trophont) có thể tạo ra 256 bào tử trong vài ngày<br />
(Brown, 1931; Noga, 1987), và chỉ cần 2 đến<br />
6 ngày ở nhiệt độ 20 0C để khép kín vòng đời<br />
(Paperna, 1984). Gần đây, A. ocellatum được<br />
phát hiện ký sinh gây bệnh trên cá chim vây vàng<br />
bố mẹ (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) ở<br />
Ấn Độ (Ramesh Kumar và cộng sự, 2015) [13].<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 53<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
3. Bệnh Thích bào tử trùng<br />
Dấu hiệu bệnh lý: Cá không có dấu hiệu<br />
bất thường nếu mức độ cảm nhiễm nhẹ, tuy<br />
nhiên nếu cá nhiễm cường độ cao thường biểu<br />
<br />
Số 4/2016<br />
hiện các dấu hiệu như màu sắc cơ thể đen<br />
sậm, gầy yếu. Giải phẫu cho thấy mật cá bị bị<br />
nhạt màu và một phần gan có màu xanh khi<br />
cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng ở mật cao.<br />
<br />
Hình 3. A- Mật cá mặt quỷ bị Thích bào tử ký sinh; B- Myxobolus sp. trong mật cá mặt quỷ<br />
<br />
3.1. Tác nhân gây bệnh Myxobolus sp<br />
Khi kiểm tra dịch mật ở độ phóng đại 400X,<br />
có thể thấy ký sinh trùng kích thước hiển vi dày<br />
đặc trong dịch mật (> 100 cá thể/thị trường,<br />
tương đương mức ++++). Cơ thể có hình ovan<br />
hoặc ovan hơi eo thắt ở giữa. Hai cực nang<br />
hình tháp, kích thước bằng nhau, có thể nằm<br />
trong túi hoặc không. Đường kính cơ thể dao<br />
động trong khoảng 7,0 – 10,0 μm. KST này đã<br />
được Võ Thế Dũng (2010) [2] công bố bắt gặp<br />
trên cá mú.<br />
<br />
trên cá mặt quỷ thấp hơn so với trên cá mú, cá<br />
chẽm. Theo Võ Thế Dũng (2008), tỷ lệ nhiễm<br />
Ceratomyxa sp. trên cá mú là 14,5% (ở cá mú<br />
mè) và 57,9%) (ở cá mú đen). Theo Nguyễn<br />
Nguyễn Thành Nhơn và cộng sự (2010), tỷ lệ<br />
nhiễm Ceratomyxa sp. trong dịch mật cá chẽm<br />
(Lates calcarifer Bloch, 1790) từ 17,2-69,5%<br />
và cường độ nhiễm từ (+) đến (++++) [9].<br />
3.3. Tác nhân Sphaeromyxa balbiani<br />
Bắt gặp trong mật cá mặt quỷ bố mẹ với<br />
mức độ nhiễm không cao, cường độ cảm nhiễm<br />
(CĐCN) 1-23 trùng/thị trường (400X) và tỷ lệ<br />
nhiễm 1,3% (2/154 mẫu). S.balbiani ký sinh<br />
trên cá mặt quỷ có dạng hình thuôn dài, kích<br />
thước dài x rộng khoảng (20 - 22) x (5 - 6) µm.<br />
Hai đầu tù và có cạnh thẳng.<br />
<br />
Hình 4. Ceratomyxa sp. ở mật cá mặt quỷ<br />
<br />
3.2. Tác nhân Ceratomyxa sp.<br />
Ký sinh trong mật cá mặt quỷ, có dạng hình<br />
trăng non hoặc hình chùy (tùy giai đoạn phát<br />
triển) cạnh trước hơi lồi lên, kích thước chiều<br />
dài 0,016-0,028 mm, chiều rộng 0,004-0,008<br />
mm, có 2-4 cực nang dạng tròn. Mức độ nhiễm<br />
không cao, tỷ lệ nhiễm 3,2% (5/154 mẫu) và<br />
cường độ cảm nhiễm từ 1-5 trùng/thị trường<br />
(400X). Như vậy, mức độ nhiễm Ceratomyxa sp.<br />
<br />
54 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Hình 5. Sphaeromyxa balbiani<br />
<br />
Theo Lom & Dyková (2006), giống Sphaeromyxa<br />
đã được tìm thấy trên nhiều loài cá biển và cá<br />
nước ngọt, một số động vật lưỡng cư và bò<br />
sát. Đã có loài thuộc giống này (Sphaeromyxa<br />
zaharoni) được công bố bắt gặp ở cá biển<br />
<br />