YOMEDIA

ADSENSE
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm
11
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download

Bài viết Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm trao đổi về những thành tố của năng lực dạy học cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm tại các trường đại học, minh hoạ cụ thể cho trường hợp sinh viên sư phạm Toán.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Phạm Nguyễn Hồng Ngự1 Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được áp dụng từ năm học 2020-2021; đòi hỏi giáo viên cần đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Sinh viên đang theo học tại các trường đào tạo sư phạm hiện nay chính là những Thầy Cô giáo thực hiện thành công chương trình GDPT mới. Ngay từ bây giờ, sinh viên sư phạm cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng về dạy học theo chương trình mới. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học nói chung là cần thiết hiện nay. Trong bài báo này, chúng tôi trao đổi về những thành tố của năng lực dạy học cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm tại các trường đại học, minh hoạ cụ thể cho trường hợp sinh viên sư phạm Toán. Từ khóa: năng lực dạy học, giáo viên tương lai, sinh viên sư phạm Toán, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Mở đầu GD-ĐT là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia. Để xây dựng và phát triển đất nước, mọi quốc gia trên thế giới đều cần chủ động đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo. Ở Việt Nam, Nghị quyết 29 nêu rõ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vấn đề cấp thiết là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện,…[7]. Bộ GD-ĐT đã có nhiều thông tư, nghị định thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và có khả năng tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước [1]. Để thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông 2018, đào tạo ra thế hệ công dân đáp ứng với những đổi thay của xã hội, phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay, đòi hỏi giáo viên (GV) phải có những kĩ năng, năng lực phù hợp với sự phát triển đó. Trong những năm qua, các trường đại học sư phạm đã luôn đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo, thực hiện đánh giá cơ sở giáo dục cũng như đánh giá chương trình đào tạo để tiến hành cải tiến, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới 1. TS., Trường Đại học Quảng Nam 75
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM giáo dục phổ thông 2018, trong tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, trong thời đại bùng nổ thông tin cũng như những tác động của cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi GV cần có nhiều những kĩ năng, năng lực hơn nữa; nhất là năng lực dạy học, đáp ứng những đổi thay của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực dạy học cho SV sư phạm, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với các trường đào tạo GV. Trong bài báo này, chúng tôi làm sáng tỏ những năng lực dạy học cần thiết cho người GV hiện nay, cách thức bồi dưỡng những năng lực đó cho SV sư phạm, thể hiện trong trường hợp sinh viên sư phạm Toán. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD-ĐT (2018) nhằm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng với sự phát triển của xã hội hiện nay, với mục tiêu cụ thể như sau [1]: - Giúp HS phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Với mỗi cấp học khác nhau, mục tiêu của chương trình cũng được cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của các em HS. Cụ thể: + Ở tiểu học, mục tiêu của chương trình mới là hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền tảng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. + Ở THCS, mục tiêu là phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở tiểu học, giúp các em tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. + Ở THPT, mục tiêu là tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, có ý thức và nhân cách công dân; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. 2.1.2. Mục tiêu của chương trình môn Toán 2018 76
- PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Toán học là môn học mang tính trừu tượng cao, hiện là một trong những môn học bắt buộc của chương trình phổ thông 2018 từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông. Sinh viên (SV) đang theo học sư phạm Toán ở các cơ sở giáo dục trong toàn quốc, chính là những người góp phần thực hiện thành công chương trình trong tương lai, cụ thể hoá được định hướng dạy học phát triển năng lực người học. Vì thế ngay từ bây giờ, SV các ngành sư phạm cần nắm vững mục tiêu chương trình GDPT 2018 và mục tiêu của chương trình môn học mình đang theo học. Điển hình đối với SV sư phạm Toán, phải hiểu rõ mục tiêu của chương trình môn Toán 2018 như sau [2]: - Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. - Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể. - Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn. - Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời. 2.2. Quan niệm về năng lực dạy học 2.2.1. Năng lực dạy học Trong Từ điển Tiếng Việt, năng lực được hiểu là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lí và sinh lí, tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Như vậy, năng lực của mỗi người, mỗi ngành nghề là khác nhau, phụ thuộc vào cá nhân của một người cũng như yêu cầu cụ thể riêng biệt của mỗi một lĩnh vực trong đời sống xã hội loài người. Hiện nay, có khá nhiều quan điểm về năng lực dạy học. Năng lực dạy học là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao, được bộc lộ trong hoạt động dạy học và gắn liền với một số kĩ năng tương ứng [9]. Hay trong [13], năng lực dạy học là kiểu năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần có trong hoạt động dạy học; là tổ hợp các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ sư phạm và kinh nghiệm cá nhân cho phép GV thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học theo chuẩn đặt ra trong những điều kiện nhất định. Trong chuẩn nghề nghiệp GV THCS, THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, năng lực dạy học bao gồm 8 tiêu chí [3]: xây dựng kế hoạch dạy học, đảm bảo kiến thức môn học, đảm bảo chương trình môn học, vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng 77
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập, quản lý hồ sơ dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Kim Anh [5], Năng lực dạy học là một trong những năng lực chuyên biệt, cốt lõi nhất của người giáo viên, nó quyết định chất lượng và hiệu qủa của việc dạy và học trong nhà trường cũng như chất lượng của mỗi giáo viên. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra các thành tố của năng lực dạy học đối với giáo viên trẻ, mới ra trường như: năng lực dạy học phân hoá, năng lực dạy học tích hợp, năng lực lập kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức các hoạt động học tập,… Từ những quan điểm trên, theo chúng tôi, năng lực dạy học chính là hệ thống những thuộc tính cá nhân, kỹ năng của mỗi GV, đòi hỏi GV cần phải thực hiện được những việc như: phân tích chương trình và học liệu, thiết kế kế hoạch dạy học, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là biết khai thác công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động dạy học, tổ chức đánh giá hiệu quả dạy học, xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học, thể hiện tư cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và thái độ thân thiện với HS,... 2.2.2. Các thành tố của năng lực dạy học Theo quan niệm như trên, với mỗi đối tượng giáo viên khác nhau (giáo viên trẻ, sinh viên mới ra trường, giáo viên lâu năm, giáo viên làm công tác quản lý chuyên môn,…) năng lực dạy học được thể hiện trong các thành tố khác nhau. Ở đây, chúng tôi phân tích các thành tố của năng lực dạy học dành cho sinh viên – giáo viên tương lai. Tham khảo các nghiên cứu [3],[5],[7], chúng tôi cho rằng năng lực dạy học của sinh viên bao gồm 4 thành phần là: năng lực thiết kế dạy học; năng lực tiến hành dạy học; năng lực kiểm tra đánh giá; năng lực quản lí dạy học. - Năng lực thiết kế dạy học: Đây là công việc quan trọng của GV trong hoạt động dạy học, bao gồm việc GV nghiên cứu, chuẩn bị nội dung bài dạy, thiết kế các hoạt động của kế hoạch bài dạy. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, để rèn luyện được năng lực này, GV cần hiểu được HS của lớp mình, xác định được những kĩ năng, năng lực nào các em đang có, năng lực nào trong bài dạy cần hình thành, phát triển cho HS. Đồng thời cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, sử dụng các ứng dụng công nghệ, thiết bị dạy học. Từ đó mới xác định được những hoạt động cụ thể, mục tiêu cụ thể trong kế hoạch bài dạy của mình đối với từng bước dạy học cũng như từng đối tượng HS để có thể thiết kế hoàn chỉnh kế hoạch dạy học với đầy đủ các yêu cầu về năng lực, mục tiêu cần đạt trong chương trình mới. - Năng lực tiến hành dạy học: Đây là nhiệm vụ thể hiện việc GV triển khai kế hoạch bài dạy đã thiết kế của mình như thế nào để thành công nhất. Bao gồm việc GV lựa chọn, sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học nào, trình diễn kĩ năng nào để triển khai đầy đủ các ý đồ sư phạm của mình được ẩn chứa trong kế hoạch bài dạy đã thiết kế. 78
- PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Một điểm cũng cần lưu ý khi thực hiện chương trình mới, sử dụng nhiều phương pháp dạy học mà ở đó HS đóng vai trò trung tâm, chủ động trong các hoạt động học thì sẽ có những tình huống sư phạm diễn ra không nằm trong kế hoạch bài dạy của GV. Khi đó, GV cần khéo léo ứng xử trong vai trò là người tổ chức để kiểm soát, xử lí tình hướng để kế hoạch bài học của mình hoàn thành như mong đợi. - Năng lực kiểm tra, đánh giá: Đây cũng là năng lực rất quan trọng trong quá trình dạy học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, khi GV đóng vai trò là người tổ chức, HS đóng vai người chủ động thể hiện các hoạt động học thì việc kiểm tra, đánh giá người học của GV càng có nhiều thách thức hơn. GV cần lựa chọn, sử dụng các công cụ đánh giá nào phù hợp để đánh giá được năng lực của HS, đồng thời thể hiện tính công bằng, khách quan, chính xác trong đánh giá. Hiện nay, việc lựa chọn, vận dụng thành thạo công cụ, phương pháp, kĩ thuật đánh giá để đo được các năng lực của HS trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục. - Năng lực quản lí dạy học: Đây là hoạt động mang tính tổng quát trong suốt quá trình dạy học chứ không chỉ thể hiện trong việc quản lí một tiết dạy, một bài học. Trong chương trình mới, với nhiều những đổi thay về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá; đòi hỏi GV cần biết quan sát, lựa chọn thu thập thông tin, phân phối, tổ chức các hoạt động, nguồn lực một cách hiệu quả để lập kế hoạch kế hoạch bài dạy cũng như tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo tiến trình và thời gian yêu cầu. Như vậy, để thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới, GV cần chuẩn bị cho mình những kĩ năng, kiến thức phù hợp. Với SV đang học tập tại các trường sư phạm hiện nay, cần rèn luyện, trang bị cho mình nhiều kiến thức, kĩ năng, năng lực phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu của một GV thực hiện chương trình mới. 2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm hiện nay Dựa trên việc nghiên cứu lí thuyết, cũng như kinh nghiệm trong quá trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán tại trường Đại học Quảng Nam, chúng tôi cho rằng việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho SV sư phạm hiện nay nói chung là việc làm cần thiết để các em sau khi tốt nghiệp đáp ứng được những đòi hỏi của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây chính là vấn đề đặt ra cho các trường đại học, các cơ sở đào tạo GV hiện nay. Việc đào tạo phải thực hiện như thế nào để mỗi SV khi ra trường trở thành những Thầy Cô giáo trong tương lai, có đủ kiến thức, kĩ năng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đạt được mục tiêu giáo dục mà chương trình đặt ra. Dưới đây, chúng tôi kế thừa các nghiên cứu [8],[9],[10],[11],[13] …. đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm hiện nay, áp dụng minh hoạ cho trường hợp sinh viên sư phạm Toán. 2.3.1. Bồi dưỡng năng lực thiết kế dạy học: a. Mục tiêu của biện pháp: 79
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM - Tạo điều kiện cho SV có cơ hội tiếp cận, trao dồi, luyện tập việc thiết kế kế hoạch dạy học ở trường THPT. b. Cách thức thực hiện: + Cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo GV ở các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường tính thực hành Thông thường, chương trình đào tạo được áp dụng 4 năm cho khoá tuyển sinh, nhưng theo quy định của Bộ GD&ĐT [3], về việc xây dựng chương trình đào tạo, các trường phải rà soát, điều chỉnh 2 năm một lần. Khi tiến hành điều chỉnh, cập nhật chương trình các cơ sở giáo dục phải tham khảo ý kiến của các bên liên quan như cựu người học, giảng viên, sinh viên, người tuyển dụng lao động để đánh giá lại những kiến thức, kỹ năng nào mà chương trình đào tạo cần hướng tới cho người học. Đây là cơ hội để các cơ sở giáo dục điều chỉnh chương trình học tăng cường tính thực hành; nhất là đối với các cơ sở giáo dục có đào tạo GV, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng bồi dưỡng năng lực dạy học cho SV, đáp ứng chương trình GDPT 2018. Cụ thể, bổ sung những học phần liên quan đến việc rèn kỹ năng thiết kế dạy học cho SV, lồng ghép hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng tích cực hoá người học; đồng thời tăng số giờ thực tập, thực tế ở các trường phổ thông cho SV. Ví dụ: Trong chương trình đào tạo SV sư phạm Toán hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục, hầu như SV chỉ tham gia quan sát hoạt động dạy học ở trường THPT ở 2 học phần Thực tập sư phạm 1 (6 tuần) ở năm thứ ba và Thực tập sư phạm 2 (8 tuần) ở năm thứ tư; điều này cũng ảnh hưởng đến cơ hội sinh viên được tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học. Chúng ta có thể tạo điều kiện cho SV quan sát hoạt động dạy và học ở trường phổ thông từ năm một năm hai; có thể thay đổi thời gian thực tập của SV từ 6, 8 tuần liên tục thành thời gian lồng ghép vào việc tham gia dự giờ, quan sát hoạt động của trường phổ thông từ năm nhất đến năm tư, chứ không nhất thiết phải diễn ra ở năm ba, năm tư. Hay như trong chương trình đào tạo Sư phạm Toán hiện nay, đa số học phần về giáo dục học như Tâm lý học, Tâm lý lứa tuổi, Giáo dục học thường được dạy chung, mang tính tổng quan. Khi rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo, chúng tôi cho rằng chúng ta có thể điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần này, theo hướng bổ sung, lồng ghép các tình huống dạy học liên quan đến chuyên ngành Toán, giúp SV làm quen dần với các tình huống dạy học Toán sau này. Đồng thời, hiện nay chương trình GDPT 2018 đã đưa vào các hoạt động thực hành trải nghiệm môn học; là nội dung cần thiết để học sinh được tăng cường tính thực tiễn. Nên khi rà soát chương trình, chúng ta cần nghiên cứu kĩ, mạnh dạn đưa vào những nội dung thực hành, thực tế để SV có cơ hội được rèn luyện, trải nghiệm từ đó giúp SV vừa hiểu sâu chương trình vừa rèn luyện kỹ năng thiết kế các hoạt động thực hành trải nghiệm này. Riêng đối với những SV được đào tạo khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 80
- PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ chưa được lồng ghép xây dựng vào chương trình đào tạo ở đại học thì GV, khoa chuyên môn cần có những hoạt động ngoại khóa, bổ trợ, lồng ghép thêm các kiến thức liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông vào các bài giảng chuyên ngành của mình. + Rèn luyện kĩ năng thiết kế dạy học cho SV sư phạm theo hướng tích cực hoá HS: Kỹ năng thiết kế dạy học là thành tố quan trọng, tiên phong trong việc hình thành năng lực dạy học cho SV. Chương trình GDPT 2018 chú trọng đến việc hình thành năng lực cho HS; vì vậy, trong quá trình học ở Đại học, SV cần được luyện tập, thực hành việc thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học, trong các học phần liên quan đến Phương pháp dạy học bộ môn. GV có thể hướng dẫn cho SV luyện tập thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình sau: Bước 1: Chuẩn bị - SV nghiên cứu Chương trình GDPT môn học tương ứng, các tài liệu hướng dẫn có liên quan, xác định mục tiêu của bài học, những yêu cầu cần đạt của HS trong chương trình GDPT mới với những biểu hiện cụ thể. - Nghiên cứu Sách giáo khoa, sách GV tìm hiểu nội dung kiến thức HS đã có, những kiến thức nào HS cần nắm được trong bài học, những năng lực nào cần hình thành, phát triển cho HS; đưa ra những tình huống dạy học có thể xảy ra, dự kiến phương án trả lời,… - Lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động của HS Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học Hiện nay, giảng viên các trường Đại học có thể hướng dẫn cho SV sử dụng mẫu kế hoạch theo công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ giáo dục Đào tạo hoặc theo mẫu giáo án phát huy tính tích cực của HS, cơ bản gồm các nội dung sau: Hoạt động mở đầu Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động luyện tập Hoạt động vận dụng Ví dụ: Thiết kế kế hoạch dạy học theo CV5512 trong bài “ Bất phương trình bậc nhất hai ẩn” Toán 10, sách Kết nối tri thức, tr22. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Biết cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ. 81
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM - Vận dụng được kiến thức về bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn. 2. Năng lực - Năng lực tư duy và lập luận Toán học: xuyên suốt bài học - Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập. - Năng lực mô hình hóa Toán học: Thông qua các bài toán thực tiễn (bài toán tình huống mở đầu vé xem phim, bài toán chi phí thuê xe…) - Năng lực giao tiếp Toán học: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Kiến thức về bất phương trình bậc nhất và cách vẽ đường thẳng có dạng ax+by=c. - Máy chiếu, Bảng phụ, phấn, thước kẻ. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tiếp cận với bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản để hình thành kiến thức mới. b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm tòi các kiến thức mới liên quan bài học. H1- Giáo viên giới thiệu bài toán thực tế có liên quan đến sự tối ưu để khơi gợi cho học sinh sự tò mò, khám phá vấn đề. H2- Giáo viên hướng dẫn lời giải phần đầu cho học sinh để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bâc nhất hai ẩn, cũng như tìm ra cách gọi ẩn số, biểu diễn các ẩn theo giả thiết đã cho. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 82
- PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ L1- Học sinh chú ý lắng nghe, theo dõi và ghi chép các kiến thức mới.. L2- Học sinh trả lời từng ý theo sự hướng dẫn của giáo viên để viết ra được một dạng biểu thức có chứa hai ẩn x, y (có thể có học sinh biết câu trả lời và cũng có học sinh không trả lời được đáp án). d) Tổ chức thực hiện: *) Chuyển giao nhiệm vụ : GV giới thiệu một bài toán thực tế về sự tối ưu trong lĩnh vực kinh tế. Bài toán: Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, một rạp chiếu phim phục vụ các khán giả một bộ phim hoạt hình. Vé được bán ra có hai loại: Loại 1 (dành cho trẻ từ 6 – 13 tuổi): 50.000 đồng/vé Loại 2 (dành cho người trên 13 tuổi): 100.000 đồng/vé Người ta tính toán rằng, để không phải bù lỗ thì số tiền vé thu được ở rạp chiếu phim này phải đạt tối thiểu 20 triệu đồng. Hỏi số lượng vé bán được trong những trường hợp nào thì rạp chiếu phim phải bù lỗ? *) Thực hiện: HS lắng nghe, theo dõi, ghi chép. *) Báo cáo, thảo luận: Gọi x là số vé loại 1 bán được và y là số vé loại 2 bán được. - GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức bằng cách gọi ra các ẩn phù hợp cho bài toán, hướng dẫn học sinh biểu diễn các ẩn theo các giả thiết đã biết để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. Câu trả lời: Ta có biểu thức tính số tiền bán vé thu được là *) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả. - Dẫn dắt vào bài mới. Đặt vấn đề: Dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì? Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN 83
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn và xác định được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn b) Nội dung: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau H1: Các số nguyên không âm x, y phải thỏa mãn điều kiện gì để số tiền bán vé thu được đạt tối thiểu 20 triệu đồng? H2: Nếu số tiền bán vé thu được nhỏ hơn 20 triệu đồng thì x và y thỏa mãn điều kiện gì? H3: Nêu khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. Cho ví dụ minh họa. c) Sản phẩm: L1: Ta xác định x, y sao cho biểu thức hay . L2: Ta xác định x, y sao cho biểu thức hay L3: BPT bậc nhất hai ẩn x , y có dạng tổng quát là: trong đó . Nghiệm của bất phương trình là cặp số (x 0 ; y 0 ) sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng. Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x+y
- PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Đánh giá, Giáo viên nhận xét bài làm và các ý kiến phát biểu của tất cả học sinh. nhận xét, Giáo viên chốt kiến thức: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm. tổng hợp Giáo viên chuyển ý vào phần Biểu diễn miền nghiệm. 2.3.2. Bồi dưỡng năng lực tiến hành dạy học a. Mục đích: Giúp sinh viên thực hành, luyện tập các bước lên lớp, thuần thục kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình dạy học sau này. b. Cách thức thực hiện: + Đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên các trường sư phạm Hiện nay, theo quan sát của chúng tôi, đa số giảng viên đã thực hiện rất nhiều phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy tính chủ động của SV. Tuy nhiên trong chương trình GDPT mới, đòi hỏi GV trong tương lai cần trang bị năng lực cho HS phổ thông thì ở chương trình đào tạo SV sư phạm, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học như dạy học nhóm, dạy học kiến tạo, dạy học theo lý thuyết tình huống, dạy học tích hợp,… để tiếp tục trang bị thêm cho SV các thành phần của năng lực dạy học; giúp SV sau khi ra trường có thể tổ chức được tiết dạy đáp ứng yêu cầu. + Rèn luyện kỹ năng tiến hành dạy học cho SV Một trong những nguyên tắc cơ bản trong dạy học là “ học đi đôi với hành”; nếu như kế hoạch bài học của SV không được tổ chức dạy học tốt thì kế hoạch đó vẫn chỉ đẹp trên giấy mà không triển khai được vào thực tiễn. Để rèn kỹ năng tiến hành dạy học cho SV, giảng viên Phương pháp dạy học ở các trường sư phạm cần tạo cơ hội cho SV tập dượt thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học theo hướng kiến tạo, khám phá tri thức mới. Điều này không chỉ dừng lại ở các tiết học chính khoá mà có thể được tổ chức trong các hội thi, ngoại khoá như : SV giảng, SV tài năng,….” Ngoài ra, có thể tổ chức cho SV thảo luận, nhận xét về các giờ dạy của GV ở các bậc học thông qua các video bài giảng, thông qua thao giảng, dự giờ góp ý để tự rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc tiến hành dạy học. 2.3.3. Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá a. Mục đích: Giúp SV tiếp cận với các phương pháp đánh giá trong chương trình GDPT mới, hình thành được kĩ năng kiểm tra đánh giá của SV cũng như đánh giá chính xác mức độ đạt được của SV b. Cách thức thực hiện: + Về phía giảng viên sư phạm: Giảng viên cần thay đổi phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá như thế nào để đánh giá được mức độ về năng lực cho SV, giúp SV hiểu được cách thức để đánh giá 85
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM các loại năng lực như năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực… thì SV sau khi ra trường mới có thể đánh giá mức độ đạt được các loại năng lực mà chương trình GDPT mới trang bị cho HS được. Ở đây, không chỉ là giảng viên đánh giá SV, mà cần lồng ghép cả đánh giá đồng đẳng như SV đánh giá SV; lồng ghép đánh giá thường xuyên trong nhận xét các bài tập nhóm, các bài thảo luận. Đồng thời rèn luyện đánh giá SV ở cuối mỗi bài học, chứ không chỉ dừng lại ở đánh giác ở các kỳ thi. Ngoài ra cần rèn luyện cho SV kỹ năng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong nội dung các môn học ở trường phổ thông, giúp SV tiếp cận dần với cách thức ra đề kiểm tra ở cấp phổ thông mình sẽ thực hành giảng dạy. + Về hình thức kiểm tra, đánh giá các học phần trong chương trình đại học của SV Chúng ta cũng cần đổi mới hình thức, cách thức, kiểm tra đánh giá cho phù hợp, có thể đồng nhất với các hình thức kiểm tra đánh giá ở chương trình phổ thông hiện nay. Đa số các học phần ở trường đại học vẫn còn thi theo hình thức tự luận, ở phổ thông thì đa số là thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 2.3.4. Bồi dưỡng năng lực quản lý dạy học a. Mục đích: Giúp SV trao dồi, thực hành, rèn luyện năng lực quản lý các giờ học ở trường phổ thông sau này. b. Cách thức thực hiện: + Về kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm Trong quá trình dạy học trên lớp, không phải lúc nào giờ dạy cũng diễn biến một cách suông sẻ, hợp lý, mà sẽ có những tình huống liên quan đến tâm lý, kiến thức của HS diễn ra. Chính vì vậy, người GV cần bình tĩnh, ứng xử khéo léo, linh hoạt để quản lý giờ dạy thành công. Muốn làm được điều này, ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, SV phải được làm quen, xử lý các tình huống như thế. Các tình huống này, có thể là giả định được giảng viên lồng ghép trong các giờ dạy của mình, tổ chức cho SV nhận định tình huống cũng như đề xuất cách thức xử lí tình huống cho phù hợp. Dựa trên cách xử lý của SV, giảng viên nhận xét, điều chỉnh, góp ý để qua đó SV hình thành kỹ năng này. + Về các hoạt động hỗ trợ SV. Mặc dù, tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp trong thời gian qua, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động ngoại khoá, hoạt động sinh hoạt giao lưu của các tổ chức đoàn, hội, của các khoa chuyên môn. Nhưng chúng tôi cho rằng, đây là hoạt động rất cần thiết và bổ ích cho SV, nhất là SV sư phạm trong việc bồi dưỡng năng lực dạy học, năng lực quản lý lớp học của SV. Vì vậy các tổ chức đoàn, hội của trường, của khoa chuyên môn cần thay đổi hình thức, cách thức tổ chức như thế nào vẫn thu hút SV tham gia học tập, giao lưu, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả. 86
- PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ + Về bản thân các bạn SV. Để có đầy đủ các thành phần của năng lực dạy học nói trên, để có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra với một người GV thực hiện chương trình GDPT mới sau này, mỗi bạn SV hiện nay cần xác định rõ động cơ, thái độ học tập của mình. Xác định được cái mình còn thiếu, còn yếu để học hỏi Thầy cô bạn bè, thu thập, rèn luyện dần cho mình những thói quen, kỹ năng tốt để sử dụng trong quá trình dạy học sau này. Một trong những năng lực quan trọng mà các bạn SV cần phải có là năng lực tự học để chuẩn bị cho mình điều kiện tốt nhất khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Mỗi SV cần xác định mình chính là nhân tố thúc đẩy thực hiện thành công chương trình GDPT mới để chủ động tìm hiểu thấu đáo chương trình môn học, nhất là đối với các môn học, cấp học mà mình sẽ giảng dạy. 3. Kết luận Năng lực dạy học là một năng lực cần thiết đối với bất kỳ người GV nào; và càng cần thiết hơn nữa đối với những bạn SV sư phạm – những GV tương lai của đất nước, thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc rèn luyện các loại năng lực này là thực sự cần thiết ở các trường sư phạm hiện nay. Cần có sự chung tay đồng bộ đến từ trường, khoa chuyên môn, giảng viên và cả chính SV để rèn luyện, nâng cao năng lực cho SV sư phạm đáp ứng những đòi hỏi của chương trình GDPT mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục môn Toán. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 30/2009 quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông [4] Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2021), Thông tư 17 về việc xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. [5] Phạm Thị Kim Anh (2020), Khung năng lực dạy học của giáo viên trả ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 1, tr 64 -73 [6] Trương Thị Bích (2019), Biện pháp phát triển năng lực dạy học cho SV đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, Thông tin NCKH Viện nghiên cứu sư phạm, trường Đại học sư phạm Hà Nội. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [8] Vũ Xuân Hùng (2016), Về hệ thống năng lực dạy học của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện, Tạp chí khoa học dạy nghề, số 30, 3/2016. 87
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM [9] Nguyễn Thị Hương (2018), Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực dạy học cho SV trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Tạp chí Giáo dục số 435 (kì 1 - 2018), tr 9-12. [10] Phan Quốc Lâm (2009), Xây dựng nội dung, quy trình hình thành kỹ năng sư phạm theo Chuẩn nghề nghiệp cho SV ngành giáo dục Tiểu học qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Bộ. [11] Bùi Văn Nghị, Hoàng Ngọc Anh, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn Tiến Trung (2016), Phát triển năng lực dạy học cho SV sư phạm Toán, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [12] Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Thị Mỹ Hoà (2017), Năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 136, tháng 1/2017, tr 37 -41. [13] Lã Thị Tuyên (2019), Phát triển năng lực dạy học cho SV sư phạm nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 7/2019, tr 266-271. [14] http://vieclamkontum.vn/bai-viet/4059/Giai-Phap-Nang-Cao-Nang-Luc-Nghe-Cho- Sinh-Vien-Su-Pham [15] https://www.baodongthap.vn/giao-duc/doi-moi-hoat-dong-dao-tao-giao-vien-o- truong-su-pham-102040.aspx SOME SOLUTIONS TO TRAINING TEACHING COMPETENCE FOR PEDAGOGICAL STUDENTS PHAM NGUYEN HONG NGU Quang Nam University Abstract: The 2018 General Education Program, which has been applied from the 2020-2021 school year, requires teachers to innovate teaching methods appropriately. Current students at pedagogical schools are the teachers who will successfully implement the new education program. From now on, pedagogical students need to equip themselves with knowledge and skills about teaching under the new curriculum. Fostering teaching competence for pedagogical students at university in general is necessary today. In this article, we discuss the components of teaching competence as well as ways of fostering teaching competence for pedagogical students at university, with the specific illustration in the case of students of Mathematics pedagogy. Keywords: Teaching competence, future teacher; pedagogical students, the 2018 general education program 88

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
