intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp nhằm hạn chế việc khai thác cá chưa trưởng thành của nghề lưới kéo tại Việt Nam

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

56
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày một số biện pháp nhằm hạn chế việc khai thác cá chưa trưởng thành của nghề lưới kéo tại Việt Nam như: Thay đổi địa dạng mặt lưới ở đụt lưới, sử dụng đụt lưới có mắt lưới hình vuông, chèn một phần tấm trên của đụt lưới bằng lưới có mắt lưới hình vuông, thêm các giềng lực,... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp nhằm hạn chế việc khai thác cá chưa trưởng thành của nghề lưới kéo tại Việt Nam

Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03/2007<br /> <br /> Tröôøng Ñaïi học Nha Trang<br /> <br /> VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC KHAI THÁC CÁ<br /> CHƯA TRƯỞNG THÀNH CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO TẠI VIỆT NAM<br /> Nguyễn Phong Hải<br /> Khoa Khai Thác – ĐH Nha Trang<br /> <br /> Việc khai thác cá chưa trưởng thành (cá con)1 của nghề lưới kéo là một chủ đề được<br /> đề cập rất nhiều trên thế giới và ở Việt nam. Việc đánh bắt quá nhiều cá chưa trưởng thành<br /> sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi sinh vật biển và gây ra sự lãng phí tài nguyên thiên<br /> nhiên. Bài báo này giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật và xã hội nhằm hạn chế việc khai thác<br /> cá chưa trưởng thành ở nghề lưới kéo tại Việt nam.<br /> <br /> Một trong các mục đích của quản lý nghề cá là hạn chế tối đa việc khai thác cá chưa<br /> trưởng thành. Khai thác quá nhiều cá con sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lượng cá bổ sung cho đàn cá<br /> sinh sản để duy trì nguồn lợi, do đó làm cạn kiệt nguồn lợi một cách nhanh chóng [6]. Thêm vào<br /> nữa, xét về khía cạnh sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, khai thác cá chưa trưởng thành<br /> là kém hiệu qủa kinh tế. Nghề lưới kéo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác thủy<br /> sản của nước ta. Tuy nhiên, lưới kéo vốn dĩ là một ngư cụ có tính hủy diệt cao, khả năng chọn<br /> lọc của lưới kéo rất thấp, vì thế nghề này chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nghề khai thác đàn cá<br /> chưa trưởng thành.<br /> Để nghề lưới kéo hạn chế khai thác cá chưa trưởng thành, cơ quan quản lý thuỷ sản đã<br /> đưa ra các biện pháp quản lý đầu vào (input control) như quy định kích cỡ tối thiểu cho phép khai<br /> thác đối với một số loài thuỷ sản; cỡ mắt lưới tối thiểu ở bộ phận chứa cá; quy định vùng đánh<br /> bắt của các tàu công suất máy khác nhau... Tuy nhiên, dường như các biện pháp trên tỏ ra thiếu<br /> hiệu quả trong việc hạn chế khai thác cá chưa trưởng thành. Bài báo này đề cập đến một số biện<br /> pháp về mặt kỹ thuật, quản lý nghề lưới kéo nhằm hạn chế việc khai thác các đối tượng thủy sản<br /> chưa đến tuổi trưởng thành.<br /> I- Một số biện pháp cải tiến ngư cụ nhằm hạn chế việc khai thác cá chưa trưởng thành ở<br /> nghề lưới kéo.<br /> Về nguyên lý, việc cho thoát cá chưa trưởng thành ở lưới kéo cá dựa vào sự khác biệt về<br /> kích cỡ giữa cá trưởng thành và cá chưa trưởng thành (Size – based selectivity) [2] . Nghiên cứu<br /> tách cá con ra khỏi tôm ở nghề kéo tôm dựa trên khác biệt về tập tính sinh học, đặc biệt phản xạ<br /> trốn thoát của tôm và cá chưa trưởng thành (Behaviour based selectivity) [5]. Câu hỏi đặt ra là<br /> làm thế nào để tạo chỗ thoát một cách ổn định cho cá con ra khỏi lưới nhưng vẫn đảm bảo việc<br /> giữ lại cá có kích cỡ cho phép khai thác.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Các cụm từ ‘Cá chưa trưởng thành’ hoặc ‘cá con’ sử dụng trong bài báo này được hiểu là cá có kích thước<br /> nhỏ, chưa đến tuổi thành thục sinh dục hoặc đến tuổi thành thục sinh dục nhưng có giá trị kinh tế thấp. Nhóm cá<br /> này được ngư dân lựa chon sau khi khai thác và gọi chung là nhóm cá phân (cá tạp). Thường thì nhóm cá phân<br /> (cá tạp) có thành phần chủ yếu là cá chưa đến tuổi trưởng thành.<br /> <br /> 74<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03/2007<br /> Cá con có thể thoát ở bất cứ vị trí nào<br /> dọc theo hệ thống lưới (dây đỏi, cáp kéo,<br /> ván.. miệng lưới hay thoát khỏi mắt lưới ở<br /> phần cánh, thân và đụt lưới). Tuy nhiên,<br /> phản ứng cá trốn thoát khỏi lưới tập trung<br /> chủ yếu ở đụt. Tại phần đầu đụt lưới, thể tích<br /> không gian là hẹp nhất và bị thay đổi đột ngột<br /> từ thân lưới xuống đụt lưới, mật độ cá tập<br /> trung tại khu vực này là lớn hơn so với các<br /> khu vực lưới phía trước. Điều này dẫn đến<br /> khả năng va chạm cơ học giữa các cá thể,<br /> kích thích phản ứng trốn thoát của cá và đây<br /> là vị trí cá có phản ứng trốn thoát khỏi lưới<br /> lớn nhất. Tại đụt lưới, cá tìm cách chui qua<br /> mắt lưới tại thành đụt ra ngoài. Nghiên cứu<br /> thay đổi cấu trúc lưới kéo nhằm hạn chế việc<br /> khai thác cá chưa trưởng thành thường chú ý<br /> vị trí đầu đụt lưới (vùng giáp ranh giữa thân<br /> và đụt lưới)<br /> I.1-Thay đi hình dng mt li  đt<br /> li<br /> Hiện nay ở Việt Nam, lưới kéo sử dụng<br /> mắt lưới phổ biến dạng hình thoi. Xét về mặt<br /> chọn lọc của ngư cụ, mắt lưới loại này có<br /> nhược điểm là khép mắt lại khi kéo lưới trong<br /> nước, đặc biệt khi lưới được kéo với tốc độ<br /> cao và đụt chứa nhiều cá. Mặt khác, mắt lưới<br /> bị khép kín lại cản trở cá trốn thoát khỏi đụt.<br /> Để hạn chế nhược điểm của mắt lưới hình<br /> thoi, có thể thay thế mắt lưới hình thoi bằng<br /> mắt lưới hình vuông hoặc hình lục giác. Do<br /> đặc điểm về hình dạng mắt lưới và phương<br /> <br /> Tröôøng Ñaïi học Nha Trang<br /> lực căng của cạnh mắt lưới, nên mắt lưới<br /> hình thoi luôn có xu hướng khép mắt trong<br /> quá trình lưới chuyển động. Tổng lực cản<br /> thành càng lớn, khả năng khép mắt càng lớn.<br /> Khác với mắt lưới hình thoi, lực căng cạnh<br /> mắt lưới hình vuông khi chuyển động có<br /> phương vuông góc và song song với cạnh<br /> mắt lưới. Điều này giúp cho mắt lưới hình<br /> vuông vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu,<br /> ngay cả khi đụt lưới chứa nhiều cá.<br /> Nhược điểm của mắt lưới hình vuông là<br /> ở chỗ chế tạo và sửa chữa (bằng tay hoặc<br /> bằng máy) các tấm lưới hình vuông còn khó,<br /> dẫn đến giá thành tấm lưới mắt vuông là đắt<br /> hơn so với mắt lưới hình thoi. Việc sửa chữa<br /> các lỗ rách ở tấm lưới mắt vuông cũng khó<br /> khăn hơn. Thêm nữa, do đặc tính lực tác<br /> dụng kể trên, gút lưới mắt vuông luôn không<br /> ổn định, dễ trượt gút và làm thay đổi kích<br /> thước mắt lưới. Nếu sử dụng tấm lưới có<br /> mắt lưới hình thoi để tạo thành tấm lưới có<br /> mắt lưới hình vuông sẽ dẫn đến lãng phí<br /> nguyên liệu và chất lượng của tấm lưới mới<br /> có chất lượng làm việc không tốt. Hiện nay,<br /> với công nghệ mới, các tấm lưới có mắt lưới<br /> hình vuông được bện tết, không gút đã hạn<br /> chế nhược điểm của gút lưới kể trên.Tính ưu<br /> việt của mắt lưới hình vuông so với mắt lưới<br /> hình thoi được thể hiện ở ảnh chụp hình 1.<br /> <br /> Hình 1: Quan sát dưới nước<br /> đụt lưới có mắt lưới hình<br /> vuông (chỉ lưới màu<br /> đen) và hình thoi (chỉ<br /> lưới màu trắng). Mắt<br /> lưới hình thoi khép gần<br /> kín trong khi mắt lưới<br /> hình vuông vẫn mở, tạo<br /> lỗ thoát cho cá. [3].<br /> <br /> 75<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03/2007<br /> I.1.1 S dng đt li có mt li<br /> hình vuông<br /> Đụt lưới có mắt lưới hình vuông được<br /> xem là khá hiệu quả trong việc làm thoát cá<br /> con ra khỏi đụt lưới kéo. Thay vì sử dụng đụt<br /> <br /> Tröôøng Ñaïi học Nha Trang<br /> lưới thông thường, có thể sử dụng toàn bộ<br /> đụt lưới có mắt lưới hình vuông (hình 2). Các<br /> mắt lưới vuông luôn mở tạo điều kiện cho cá<br /> thoát khỏi lưới.<br /> <br /> Hình 2: Đụt lưới có mắt lưới hình vuông [4]<br /> <br /> I.1.2 Chèn m<br /> t ph n t m trên c<br /> a đt<br /> li bng li có mt li hình vuông<br /> Các nghiên cứu cho thấy, ở lưới kéo<br /> đáy, cá luôn có xu hướng trốn thoát qua mắt<br /> lưới ở tấm trên và ở phần đầu của đụt lưới.<br /> Vì thế chỉ cần thay thế một phần tấm trên của<br /> đụt lưới bằng tấm lưới có mắt lưới hình<br /> vuông nhằm tạo chỗ thoát cho cá (Hình 3).<br /> Broadhurst (1999) [1] nghiên cứu tác dụng<br /> của tấm lưới có mắt lưới hình vuông chèn<br /> vào tấm trên của đụt lưới có mắt lưới hình<br /> thoi của lưới kéo tôm ở vịnh Vincent, Nam<br /> Australia. Tác giả nhận thấy, thành phần cá<br /> <br /> kinh tế chưa trưởng thành trong sản lượng<br /> cá khai thác giảm đến 96.9 % (về khối<br /> lượng), nhưng vẫn đảm bảo lượng tôm khai<br /> thác. So với toàn bộ đụt lưới mắt hình vuông,<br /> đụt lưới có một phần tấm trên là mắt vuông<br /> sẽ hạn chế những lãng phí vật liệu, hạn chế<br /> phần nào nhược điểm của mắt lưới hình<br /> vuông.<br /> <br /> Hình 3: Tấm lưới có mắt lưới hình vuông được gắn vào tấm trên của đụt lưới [4]<br /> <br /> 76<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03/2007<br /> <br /> I.2- Thay đi v c u trúc đt li<br /> Khi quan sát dưới nước, đụt lưới có mắt<br /> hình thoi ở trong tình trạng không hoặc rất ít<br /> cá có dạng gần giống hình trụ. Khi cá vào đụt<br /> lưới nhiều, đụt có dạng gần giống hình củ<br /> hành. Cuối đụt phình to còn đầu của đụt lưới<br /> lại thu nhỏ lại hình cổ chai (Hình 4). Phần<br /> cuối đụt trước khu vực tập trung cá, mắt lưới<br /> mở to cho phép cá con trốn thoát. Phần còn<br /> <br /> Mắt lưới phía đầu<br /> của đụt khép kín dưới<br /> tác dụng của lực cản<br /> và lượng cá tập trung.<br /> <br /> Tröôøng Ñaïi học Nha Trang<br /> <br /> lại của đụt lưới, các mắt lưới bị khép lại. Nếu<br /> cá tiếp tục được dồn ép vào phía cuối đụt<br /> lưới, chúng sẽ bị mắc vào các mắt lưới hạn<br /> chế sự trốn thoát của cá khỏi mắt lưới ở khu<br /> vực cuối đụt lưới.<br /> <br /> Cá bị dồn về cuối đụt<br /> <br /> Phần đụt lưới ngay trước<br /> phần tập trung cá vẫn mở<br /> to cho cá con trốn thoát.<br /> Hình 4: Hình dạng của đụt lưới dưới nước khi chứa nhiều cá [4]<br /> I.2.1 Thêm các ging lc<br /> Nếu gắn thêm các giềng lực dọc theo đụt<br /> lưới, ngắn hơn chiều dài đụt thì giềng lực này<br /> sẽ góp phần giảm bớt sự thay đổi hình dạng<br /> của đụt (vẫn giữ đụt gần giống với hình trụ).<br /> Điều này góp phần giúp mắt lưới ít bị khép lại<br /> khi đụt lưới chứa nhiều cá.<br /> I.2.2 Thay đi chu vi đt li<br /> Một số nghiên cứu cho thấy, khi giảm chu<br /> vi phần cuối đụt lưới kéo nhưng vẫn giữ<br /> nguyên chu vi phần cuối thân và đầu đụt sẽ<br /> làm cho mắt lưới ở đụt được mở rộng hơn,<br /> tăng khả năng trốn thoát của cá con ra khỏi<br /> đụt lưới.<br /> I.3- Thêm các khung lc vào đt li<br /> <br /> Gắn các khung lọc bằng kim loại hay<br /> bằng nhựa vào đụt lưới kéo là một biện pháp<br /> khá phổ biến nhằm tạo chỗ thoát ổn định<br /> cho cá con thoát ra khỏi lưới. Khung lọc<br /> thường có cấu trúc là một hay nhiều tấm lọc<br /> liên kết với nhau bằng các bản lề. Các song<br /> chắn được thêm vào tấm lọc nhằm tạo lỗ<br /> thoát cho cá. Khoảng cách giữa các song<br /> chắn sẽ quyết định đến kích cỡ và số lượng<br /> cá thoát khỏi lưới. Việc đặt khung lưới ở các<br /> vị trí thuận lợi về thuỷ động học sẽ góp phần<br /> rất lớn kích thích sự trốn thoát của cá ra khỏi<br /> lưới. Nghiên cứu sử dụng tấm lọc Sort – X<br /> (Hình 5) của Larsen & Isaksen (1993) [7]cho<br /> thấy, dụng cụ này có thể giúp thoát phần lớn<br /> cá chưa trưởng thành ra khỏi lưới. Theo Hải<br /> (2003)[5], tấm lọc cá JTED, có cấu tạo gần<br /> <br /> 77<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc – Coâng ngheä Thuûy saûn soá 03/2007<br /> giống tấm lọc hình 5, khi lắp ráp vào đụt lưới<br /> kéo tôm ven bờ khai thác tại khu vực biển<br /> Tây Nam Bộ có thể giúp làm thoát đến 60%<br /> lượng cá có kích thước nhỏ ra khỏi lưới. Tấm<br /> <br /> Tröôøng Ñaïi học Nha Trang<br /> lọc dạng EX-it (hình 6) được nghiên cứu ở<br /> nghề lưới kéo Namibia cho thấy, khoảng<br /> 68% cá con L. vomerinus thoát khỏi lưới [9].<br /> <br /> Hình 5 : Tấm lọc kiểu Sort- X (gồm hai khung song chắn và một khung phủ bạt). Được<br /> sử dụng trong nghề lưới kéo cá tại Nauy [7]<br /> <br /> Cuối đụt<br /> Hình 6: Tấm lọc dạng EX-it chèn vào đụt lưới để làm thoát cá con L. vomerinus ở nghề<br /> kéo đáy Namibia [9]<br /> II- Biện pháp quản lý<br /> Cũng giống các hoạt động sản xuất<br /> khác, hoạt động khai thác thuỷ sản chịu sự<br /> chi phối rất lớn của quy luật cung–cầu. Khi<br /> nhu cầu sử dụng cá tạp còn lớn, và nhu cầu<br /> này không được điều chỉnh hợp lý thì việc<br /> hạn chế đánh bắt cá tạp sẽ gặp nhiều khó<br /> khăn. Một thực tế đáng phải xem xét là hiện<br /> nay một số tỉnh có nghề lưới kéo cá phát<br /> triển đã và đang xây dựng các nhà máy chế<br /> biến bột cá; như ở: Cà Mau, Bình Thuận,<br /> Vũng Tàu, Kiên Giang. Việc này được biện<br /> minh là một giải pháp tận dụng các nguồn<br /> phế thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản<br /> cũng như nguồn cá tạp từ các tàu kéo cá.<br /> Tuy nhiên, hiện trạng nghề kéo đáy ở nước<br /> ta còn lạc hậu nên tỷ lệ đánh bắt ngoài ý<br /> <br /> 78<br /> <br /> muốn cá chưa trưởng thành rất cao. Việc xây<br /> dựng các nhà máy chế biến bột cá này, vô<br /> hình chung, đã làm tăng “cầu” nguồn cá tạp<br /> cho các nhà máy chế biến bột cá dẫn đến<br /> kích thích khai thác cá tạp một cách quá<br /> mức. Theo điều tra của tác giả thì số tiền bán<br /> cá tạp của các tàu kéo cá chiếm một phần<br /> không nhỏ trên tổng thu của mỗi tàu (khoảng<br /> 20 – 50 %). Câu hỏi cấp thiết đặt ra là liệu<br /> xây dựng tràn lan các nhà máy chế biến bột<br /> cá như hiện nay là hợp lý, trên cơ sở sử<br /> dụng nguồn lợi thuỷ sản bền vững? Cần phải<br /> khẳng định lại là thành phần cá chưa trưởng<br /> thành của các mẻ lưới kéo có tỷ lệ khá cao,<br /> đáng ra sẽ có nhiều lợi nhuận hơn nếu khai<br /> thác chúng ở kích cỡ hợp lý.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2