Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN<br />
Ở KHÁNH HÒA<br />
STATUS OF FOOD POISONING BY TETRODOTOXIN IN KHANH HOA<br />
Phạm Thị Đan Phượng1, Phan Thị Thanh Hiền2<br />
Ngày nhận bài: 18/2/2014; Ngày phản biện thông qua: 06/5/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm do độc tố tetrodotoxin ở Khánh Hòa đã giảm, tuy nhiên việc khai<br />
thác, đánh bắt và chế biến các loại thủy sản chứa tetrodotoxin vẫn diễn ra, chưa được quản lý và kiểm soát chặt. Sản lượng<br />
thủy sản chứa tetrodotoxin (đặc biệt là các loài cá nóc) được khai thác hàng năm cao bằng các vật liệu thô sơ, phương<br />
pháp chế biến tự phát và sản phẩm được trà trộn trên thị trường. Do đó, nguy cơ ngộ độc do tetrodotoxin đối với người dân<br />
Khánh Hòa cũng như người dân trên cả nước ta cao. Một số biện pháp khắc phục nhằm hạn chế các vấn đề tồn tại nêu trên<br />
cũng được đề cập đến trong bài báo này.<br />
Từ khóa: tetrodotoxin, Khánh Hòa, ngộ độc thực phẩm, cá nóc<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In recent years, food poisoning caused by the tetrodotoxin in Khanh Hoa has reduced. However the exploitting,<br />
fishing and processing aquatic products containing tetrodotoxin still occur, they are not managed and controlled closely.<br />
The high products containing tetrodotoxin (especially the puffer fish) are fished by raw materials annually, spontaneous<br />
processing methods and blend products on the market. Therefore, the risk of tetrodotoxin poisoning due to Khanh Hoa<br />
people as well as all Vietnamese are high. Some overcome measures to minimize the above problems were also mentioned<br />
in this paper.<br />
Keywords: tetrodotoxin, Khanh Hoa, food poisoning, puffer fish<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Tetrodotoxin là một loại độc tố tự nhiên có ở<br />
một số loài thủy sản, đặc biệt là các loài cá nóc. Độc<br />
tính của tetrodotoxin có khả năng gây tác động thần<br />
kinh trung ương đến động vật và con người, tỷ lệ<br />
gây tử vong cao. Hàm lượng độc tố phân bố không<br />
chỉ trong trứng, bộ phận sinh dục, nội tạng, da mà<br />
còn có khả năng tồn tại trong thịt tùy theo mùa vụ,<br />
phân bố địa lí, giống loài… Tetrodotoxin có đặc tính<br />
khó lường, có sự biến động về hàm lượng và độc<br />
tính theo vùng nước sinh sống, giới tính, tuổi thọ…<br />
Hơn nữa, độc tố không bị phân hủy ở nhiệt độ chế<br />
biến thực phẩm bình thường như nhiệt độ sôi, độ<br />
lạnh đông hay sấy, phơi khô [4], [9]. Tuy nhiên, quan<br />
niệm của người dân không chỉ riêng ở Khánh Hòa<br />
mà người dân trên cả nước ta vẫn còn sai lệch, cho<br />
rằng thịt cá nóc thơm ngon, trắng và dai như thịt gà,<br />
<br />
1<br />
<br />
đặc biệt nghĩ rằng sau khi vệ sinh lột sạch da, loại<br />
bỏ nội tạng thì có thể sử dụng thịt cá an toàn.<br />
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được<br />
quan tâm hàng đầu của mọi xã hội. Các nghiên<br />
cứu sâu liên quan đến an toàn thực phẩm giúp con<br />
người có nhận thức giữ gìn sức khỏe, dẫn đến lao<br />
động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.<br />
Những năm gần đây, các nhà khoa học ở Viện Hải<br />
dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản và<br />
Trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu về việc<br />
khai thác, phân loài, đặc tính, phương thức chế<br />
biến… của độc tố tetrodotoxin, nhằm đưa ra các kết<br />
luận khoa học, cảnh báo người dân.<br />
Hiện nay, Khánh Hòa là nơi đầu tiên thí điểm<br />
dự án khai thác, chế biến và xuất khẩu cá nóc đi<br />
nước ngoài, đã mang lại hiệu quả kinh tế, giảm vụ<br />
ngộ độc do cá nóc và giải quyết ô nhiễm môi trường<br />
<br />
ThS. Phạm Thị Đan Phượng, 2 ThS. Phan Thị Thanh Hiền: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 227<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc thực phẩm do<br />
tetrodotoxin vẫn có thể xảy ra khi lượng thủy sản<br />
chứa độc tố trên địa bàn Tỉnh vẫn được khai thác<br />
và chế biến chưa được kiểm soát chặt, nguyên liệu<br />
và sản phẩm chế biến cá nóc vẫn trà trộn với các<br />
sản phẩm thủy sản khác. Do vậy, bài báo này tổng<br />
hợp thông tin khoa học từ các nghiên cứu khoa học,<br />
nêu và phân tích thực trạng ngộ độc do tetrodotoxin<br />
ở những năm gần đây và đưa ra một số biện pháp<br />
khắc phục là điều cần thiết, giúp người đọc dễ nắm<br />
bắt và truyền tải các đặc điểm chính và cách phòng<br />
ngừa chính cho người dân.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Tình hình khai thác và sử dụng thủy sản gây<br />
ngộ độc tetrodotoxin tại Khánh Hòa<br />
1.1. Tình hình khai thác và sử dụng thủy sản chứa<br />
tetrodotoxin<br />
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng Mơ và<br />
Trần Văn Dũng (2012, 2013) về tình hình khai thác<br />
và sử dụng một số loài thủy sản, trong đó có một số<br />
loài cá nóc và cua mang độc tố tetrodotoxin tại địa<br />
bàn tỉnh Khánh Hòa, cho thấy hoạt động đánh bắt<br />
diễn ra quanh năm, trừ những tháng mưa bão lớn<br />
và tập trung từ tháng 1 đến tháng 10. Khoảng thời<br />
gian này trùng với mùa sinh sản của các loài cá nóc<br />
chứa độc tố và cũng là thời điểm chúng có khả năng<br />
được sản sinh hàm lượng độc tố cao nhất trong năm<br />
[6], [7]. Trong các loài hải sản chứa tetrodotoxin, loài<br />
cá nóc được nghe nói đến nhiều nhất về các vụ ngộ<br />
độc thực phẩm gây nguy hiểm chết người.<br />
Ở Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa là một trong những<br />
nơi có sản lượng cá nóc được đánh bắt hàng năm<br />
cao, thành phần các loài cá nóc cũng rất phong phú.<br />
Sản lượng cá mang độc tố được khai thác và sử<br />
dụng hàng ngày rất lớn (150 kg/ngày/hộ dân), trong<br />
đó có nhiều loài cá nóc mang độc tố tetrodotoxin<br />
như cá nóc chấm cam (Torquigener pallimaculatus),<br />
cá nóc chuột chấm son (Arothron nigropunctatus),<br />
cá nóc chuột vằn mang (Arothron immaculatus),<br />
cá nóc sao (Takifugu niphobles), cá nóc tro (Lagocephalus<br />
lunaris), cá nóc vằn (Takifugu oblongus)… được<br />
xếp vào nhóm họ cá nóc chứa độc tố có độc tính<br />
mạnh và rất mạnh. Việc khai thác và sử dụng nhiều<br />
loài cá nóc với mục đích làm thực phẩm là chủ yếu<br />
(52,8%) nhưng sự hiểu biết về đặc tính và độc tính<br />
của độc tố chưa được người dân nắm bắt và quan<br />
tâm, chỉ 2,78% trong số họ có tìm hiểu qua tạp<br />
chí [6]. Đa số họ khai thác bằng các công cụ đơn<br />
giản, vô tình xuất hiện trong những mẻ lưới giã cào<br />
(chiếm 47,22%) và chưa có nghề, có ngư cụ chuyên<br />
biệt để khai thác cá nóc [4], [6].<br />
Ngoài ra, cho đến thời điểm này vẫn chưa có<br />
một công trình khoa học nào công bố về những giá trị<br />
<br />
228 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
dinh dưỡng của thịt cá nóc như những lời đồn đại,<br />
mức độ thơm ngon thì hoàn toàn tùy thuộc cảm<br />
nhận của từng cá nhân, nhưng mức độ gây ngộ độc<br />
ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng đã<br />
được nhiều nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu.<br />
Do vậy, việc tìm hiểu về thực trạng ngộ độc thực<br />
phẩm do độc tố tetrodotoxin để tìm ra cách giải pháp<br />
khắc phục là một vấn đề quan trọng và cần thiết.<br />
1.2. Tình hình ngộ độc do tetrodotoxin<br />
Mặc dù đã được cảnh báo liên tục nhưng hiện<br />
nay việc đánh bắt, buôn bán và sử dụng cá nóc vẫn<br />
xảy ra ở nhiều nơi trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa.<br />
Các ngành chức năng cũng như các phương tiện<br />
thông tin đại chúng đã thường xuyên tuyên truyền<br />
về mối nguy hiểm của việc sử dụng cá nóc không<br />
được chế biến đúng kỹ thuật nhưng nhiều người<br />
vẫn chủ quan. Không ít cơ sở chế biến thủy sản tại<br />
thành phố Nha Trang và các huyện Vạn Ninh, Ninh<br />
Hòa, Cam Ranh... vẫn chế biến cá nóc đưa ra thị<br />
trường nhưng chưa có sự cấp phép của cơ quan<br />
chức năng. Trên thực tế, cá nóc không chỉ ở dạng<br />
cá tươi mà còn được bày bán ở dạng cá khô (loại bỏ<br />
đầu), dạng bánh tráng; làm chả hay chế biến thành<br />
nước mắm khiến cho việc nhận dạng của người tiêu<br />
dùng hết sức khó khăn, do đó đã dẫn đến nhiều vụ<br />
ngộ độc và tử vong xảy ra hàng năm ở nước ta.<br />
<br />
Hình 1. Một loại cá nóc hòm Ostraciidae (trái) được bày bán<br />
trên đường phố Nha Trang<br />
<br />
Theo tài liệu của Trung tâm Y học dự phòng<br />
Nha Trang, chỉ tính riêng năm 2001 đã có 9 người<br />
bị ngộ độc, trong đó có 2 người tử vong tại Khánh<br />
Hòa [4]. Các năm gần đây, báo chí thường nêu các<br />
vụ ngộ độc do tetrodotoxin chủ yếu ở Quảng Bình,<br />
Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận… và ít<br />
thấy nhắc đến vụ ngộ độc nào do tetrodotoxin tại<br />
địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên trên thực tế,<br />
việc khai thác, chế biến vẫn lén lút diễn ra. Điều<br />
này cũng có thể được giải thích do tỉnh Khánh Hòa<br />
là một trong những nơi đầu tiên được thực hiện Đề<br />
án thí điểm khai thác, chế biến và xuất khẩu cá nóc<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
thực hiện trong hai năm 2010 - 2011. Theo bản tin<br />
ngắn của Đài Phát thanh truyền hình Khánh Hòa<br />
(2012), Doanh nghiệp Phước Thọ (đơn vị duy nhất<br />
được chọn thí điểm) đã thu mua, chế biến và xuất<br />
khẩu đi Hàn Quốc được 1,5 tấn cá nóc [1]. Việc làm<br />
này đã mang lại hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí và<br />
giải quyết ô nhiễm môi trường cho tỉnh Khánh Hòa.<br />
Ngoài ra, ý thức của người dân Khánh Hòa tránh sử<br />
dụng cá nóc tươi sống làm thực phẩm đã gia tăng.<br />
Chủ yếu lượng cá nóc sau đánh bắt được cấp đông<br />
lạnh, chế biến khô và làm mắm. Do vậy, tình hình<br />
ngộ độc và tử vong do ăn cá nóc trong các năm gần<br />
đây không chỉ tại các vùng ven biển mà còn xảy<br />
ra ở các tỉnh nội địa như Hà Nội, Bắc Ninh, Kom<br />
Tum, Dak Lak, Tây Ninh, Lâm Đồng, thành phố Hồ<br />
Chí Minh, Bình Thuận, Nam Định, Đồng Tháp, Thừa<br />
Thiên Huế… [2].<br />
1.3. Thủy sản mang độc tố tetrodotoxin<br />
Các vùng biển trên thế giới có rất nhiều thủy<br />
sản chứa độc tố tetrodotoxin sinh sống, đặc biệt tại<br />
các vùng biển nhiệt đới và ở các bãi đá, rạn san<br />
hô. Nhiều loại động vật biển được nghiên cứu có<br />
chứa hàm lượng độc tố tetrodotoxin nhiều ít tùy<br />
theo giống loài như các họ cá nóc, bạch tuộc đốm<br />
xanh, so biển, sao biển, một số loài ốc biển, một số<br />
loài cua biển... và một số loài tảo biển. Trong đó, cá<br />
nóc có khoảng 246 loài, bao gồm cả cá nóc biển và<br />
cá nóc nước ngọt [8].<br />
Ở Việt Nam có khoảng 67 loài cá nóc chứa<br />
tetrodotoxin thuộc 4 họ (Diodontidae, Ostraciidae,<br />
Tetraodontidae, Triodontidae), trong đó họ cá nóc<br />
(Tetraodontidae) là chủ yếu, chiếm khoảng 85%<br />
tổng trữ lượng cá nóc ở biển Việt Nam. Phần lớn<br />
các loài là cá nước mặn và một số loài là cá nước<br />
ngọt sinh sống trong sông suối hay cửa sông [4,8].<br />
Ở Khánh Hòa, ngoài các loài cá thường được<br />
ngư dân đánh bắt đã nêu trên thì loài cá nóc nhím<br />
(Diodontidae), cá nóc hòm (Ostraciidae), cá nóc ba<br />
răng (Triodontidae) được phân bố rộng ở vùng biển<br />
miền Trung, trong đó có tỉnh Khánh Hòa và có mật<br />
độ rất cao [8].<br />
1.4. Đặc điểm nhận dạng cá nóc<br />
Bộ cá nóc (Tetraodontiformes) có bốn phân bộ,<br />
11 họ và đa số sống ở vùng nước ven bờ, rạn san<br />
hô của biển nhiệt đới, chỉ một số ít sống ở vùng<br />
nước ngọt. Chúng có đặc điểm chung là thân ngắn,<br />
vây nhỏ, xương hàm và xương gần hàm gắn liền<br />
với nhau thành mỏ cứng thích nghi với tập tính bắt<br />
mồi [4], [8].<br />
Hình thể: mình cá hình tròn, dài, có màu sắc<br />
khác nhau trên thân, không có vẩy, vây nhỏ, mồm<br />
nhỏ và có kích thước trung bình 15 - 35 cm.<br />
Mồm và răng: mồm nhỏ, hàm răng gồm cả răng<br />
to và răng nhỏ gắn khít nhau và rất khỏe.<br />
<br />
Số 3/2014<br />
Vây cá: có hai vây ngực, một vây lưng, một vây<br />
hậu môn và một vây đuôi, không có vây bụng như<br />
các loài cá khác, các vây đều không có gai cứng.<br />
Vây lưng và vây hậu môn thường giống nhau và<br />
nằm đối diện hoặc gần đối diện với nhau, cách xa<br />
vây ngực và gần với vây đuôi. Khi bơi, vây lưng<br />
và vây hậu môn của cá nóc đồng loạt quẫy sang<br />
trái, sang phải, thân cá không cử động mà lao về<br />
phía trước.<br />
Xương cá: không có xương sườn và xương<br />
dăm ở phần thịt như cá loài cá khác.<br />
Dạ dày: có thể co dãn, hút được nhiều nước và<br />
không khí để phồng lên.<br />
Mắt: một mắt có thể nhắm lại được.<br />
2. Đặc tính của Tetrodotoxin và khả năng gây<br />
ngộ độc thực phẩm<br />
2.1. Nguồn gốc và khả năng sinh tổng hợp Tetrodotoxin<br />
Tetrodotoxin là một trong những độc tố thần kinh<br />
mạnh có ở một số loài thủy sản. Bình thường độc tố<br />
này tồn tại ở dạng tiền độc tố tetrodomin không độc.<br />
Khi cá chết hoặc bị ươn thì tetrodomin sẽ chuyển<br />
hóa thành tetrodotoxin gây độc [9]. Tuy nhiên, vấn đề<br />
nguồn gốc và khả năng sinh tổng hợp Tetrodotoxin<br />
vẫn còn đang tranh cãi. Những khám phá mới đây<br />
cho thấy Tetrodotoxin có khả năng được tổng hợp<br />
từ một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên sinh<br />
vật chủ, thuộc chi vi khuẩn, trong đó có Vibrio và đã<br />
được chứng minh một cách thuyết phục [10].<br />
Nhiều kết quả nghiên cứu về độc tính cá nóc<br />
cho biết các bộ phận khác nhau của cá nóc có độc<br />
tính với mức độ rất khác nhau. Mức độ độc của đa<br />
số các loài có thể được sắp xếp theo thứ tự: trứng,<br />
tinh sào, gan, ruột, da, thịt, chỉ riêng ở 2 loài thuộc<br />
họ cá nóc chuột (Arothron) được xác định có hàm<br />
lượng độc tính khá cao ở da. Theo giai đoạn chín<br />
sinh dục, cá nóc có độc tính cao ở giai đoạn V đối<br />
với cá thể đực và giai đoạn VI đối với cá thể cái. Độc<br />
tính của cá nóc thường tăng cao vào các tháng 2 - 3<br />
và 7 - 9 trong năm, đây cũng là mùa sinh sản của<br />
cá nóc [3], [5].<br />
2.2. Cấu trúc và đặc tính của Tetrodotoxin<br />
Tetrodotoxin có tên là anhydrotetrodotoxin4-epitetrotoxin hay axit tetronic, có công thức cấu<br />
tạo là C11H17O8N3 và cấu trúc phân tử được mô tả ở<br />
hình 2 [11].<br />
<br />
Hình 2. Cấu trúc phân tử của tetrodotoxin<br />
<br />
(Nguồn: kiwipedia.org)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 229<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Tetrodotoxin là hợp chất hữu cơ không có bản<br />
chất protein, tan trong nước và không bị phá hủy<br />
ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt<br />
trong môi trường acid và kiềm mạnh. Để làm giảm<br />
hàm lượng Tetrodotoxin trong thủy sản mang độc<br />
tố, cần gia nhiệt ở 1000C trong 6 giờ mới giảm được<br />
50% độc tố, nếu nâng nhiệt độ lên tới 2000C trong<br />
10 phút mới khử hoàn toàn [9]. Ngoài ra, các nhà<br />
khoa học thử nghiệm cho cá nóc vào dung dịch HCl<br />
0,2 - 0,3% ngâm trong 8 giờ thì mới có thể khử được<br />
độc tố hoàn toàn [2]. Như vậy, với phương pháp<br />
chế biến thực phẩm ở nhiệt độ sôi và thời gian nấu<br />
thông thường không đủ điều kiện để phá hủy độc<br />
tố và ngăn chặn khả năng gây ngộ độc thực phẩm.<br />
2.3. Độc tính của Tetrodotoxin<br />
Tetrodotoxin có độc tính mạnh gấp 275 lần so<br />
với cyanua [2]. Sự biến động độc tính khác nhau<br />
không chỉ giữa các loài mà còn giữa các bộ phận<br />
trong một loài, trong đó bộ phận trứng, tinh sào và<br />
gan là độc nhất.<br />
Cơ chế tác dụng độc: Tetrodotoxin gây ức chế<br />
các kênh Natri của tế bào, ngăn chặn dòng Na+<br />
trong cơ chế bơm Kali-Natri. Khi đó, kênh Natri của<br />
tế bào thần kinh bị ức chế, làm rối loạn hoạt động<br />
của tế bào và sự truyền dẫn xung thần kinh [9], [11].<br />
2.4. Triệu chứng ngộ độc và liều lượng gây tử vong<br />
Sau khi nạn nhân ăn phải thực phẩm chứa<br />
tetrodotoxin sẽ xảy ra một số triệu chứng sau 10<br />
phút như tê, ngứa môi và phía trong miệng; yếu, liệt<br />
cơ hoành và cơ ngực; hạ huyết áp và có thể dẫn<br />
đến tử vong sau 30 phút.<br />
Theo Lê Ngọc Tú (2006), liều gây chết ở chuột<br />
LD50 = 8-10 mg/kg thể trọng và liều gây độc đối với<br />
con người được xác định khoảng 1 - 4 mg [9].<br />
<br />
Số 3/2014<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm do<br />
tetrodotoxin từ một số loài thủy sản, đặc biệt là cá<br />
nóc, các cơ quan chức năng cần phối hợp tổ chức<br />
tuyên truyền, phổ biến cho người dân và đào tạo,<br />
tập huấn cho các đối tượng được phép khai thác,<br />
chế biến xuất khẩu về đặc tính và độc tính của độc<br />
tố tetrodotoxin, đặc tính và hàm lượng tùy thuộc<br />
giống loài thủy sản mang độc tố, gồm một số nội<br />
dung chính sau:<br />
- Khuyến cáo người dân không nên ăn các<br />
loại cá nóc và các loại thủy sản khác có chứa độc<br />
tố tetrodotoxin dưới bất cứ hình thức nào, dù là<br />
sản phẩm thủy sản tươi, ướp lạnh, làm khô hay<br />
nước mắm.<br />
- Kiểm soát, kiểm tra việc thực hiện đúng quy<br />
định về “Kiểm soát trong khai thác, thu mua, bảo<br />
quản, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu và xử lý chất<br />
thải cá nóc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, ban hành<br />
kèm theo Quyết định số 3405/QĐ-UBND, ngày<br />
28 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh<br />
Khánh Hòa. Quy định đã được nêu rõ tại Điều 1:<br />
“Sản phẩm cá nóc sau khi khai thác, thu mua, chế<br />
biến chỉ được phép xuất khẩu, tuyệt đối không được<br />
tiêu thụ nội địa”.<br />
Ngoài ra, việc nghiên cứu sâu về đặc tính, độc<br />
tính và hàm lượng độc tố tetrodotoxin của từng loài,<br />
phân loại loài không mang độc tố và mang độc tố,<br />
tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hợp<br />
lý nguồn lợi thủy sản, tránh lãng phí và gây ô nhiễm<br />
môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm<br />
và sức khỏe cộng đồng hoặc nghiên cứu chiết xuất<br />
tetrodotoxin phục vụ trong công nghệ dược phẩm<br />
mang lại hữu ích cho cộng đồng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Nguyễn Văn Lệ và cs, 2006. Báo cáo tóm tắt đề tài “Nghiên cứu độc tính cá nóc và các giải pháp xử lý, chế biến, quản lý từ<br />
khâu khai thác đến khâu tiêu thụ cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”. Viện Nghiên cứu Hải sản. Hải Phòng.<br />
Lê Thị Hồng Mơ, Trần Văn Dũng, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá biển mang độc tố ở Nha Trang - Khánh<br />
Hòa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, số 3: 25-29.<br />
Lê Thị Hồng Mơ, Trần Văn Dũng, 2013. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cua biển mang độc tố ở Nha Trang Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản , số 2: 9-13.<br />
Nguyễn Hoài Nam, Đặng Văn Thi, 2007. Một số thông tin cơ bản về cá nóc biển Việt Nam. Tạp chí Thủy sản, số 1: 25-28.<br />
Lê Ngọc Tú, 2006. Độc tố học và an toàn thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật: 147-153.<br />
http://ktv.org.vn/Detail.aspx?CatID=4f221ce7-d7b6-4855-9c3a-ac0fa0b86714&NewsID=f5938be7-b885-430a-9b33152e467fe474.<br />
http://www.agroviet.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=13677.<br />
http://www.rimf.org.vn/bantin/tapchi_newsdetail.asp?TapChiID=29&muctin_id=2&news_id=1673.<br />
http://www.khafa.org.vn/?cmd=newspub&cmdid=newspub-detail&idnew=700,<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
10. Chau R, Kalaitzis JA, Neilan BA, 2011. On the origins and biosynthesis of tetrodotoxin. Aquatic Toxicology, 104 (1 - 2):<br />
61-72.<br />
11. http://en.wikipedia.org/wiki/Tetrodotoxin.<br />
<br />
230 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />