Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH<br />
MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN CÓ GAI ĐỘC Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA<br />
STATUS OF EXPLOITATION, UTILIZATION AND PREVENTIVE MEASURES<br />
OF SOME VENOMOUS SPINE FISH SPECIES IN NHA TRANG – KHANH HOA<br />
Lê Thị Hồng Mơ1, Trần Văn Dũng2<br />
Ngày nhận bài: 06/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 09/01/2014; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loài sinh vật biển mang độc tố. Nghiên cứu<br />
được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2012 nhằm cung cấp những thông tin về tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá<br />
biển mang độc tố, nhóm cá có gai độc tại Nha Trang – Khánh Hòa. Các mẫu cá độc được thu gom tại các cảng và các chợ<br />
đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư dân khai thác quanh vùng biển Nha Trang và được phân loại thông qua các<br />
tài liệu phân loại cá hiện hành trong và ngoài nước. Đồng thời, kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)<br />
và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác và sử dụng các loài cá độc. Kết quả điều tra<br />
cho thấy, sản lượng cá mang độc tố được khai thác và sử dụng hàng ngày là rất lớn (150 kg/ngày/hộ). Ngoài 10 loài cá nóc<br />
độc đã được công bố trước đó, còn có 14 loài cá có gai độc thường được người dân khai thác và sử dụng làm thực phẩm,<br />
làm cảnh và thức ăn chăn nuôi. Nhìn chung, các thông tin và hiểu biết của người dân về các loài cá độc này còn hạn chế.<br />
Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc từ việc khai thác và sử dụng các loài cá này.<br />
Từ khóa: cá mang độc tố, gai độc, khai thác, phòng chống ngộ độc, sử dụng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
There are hundreds of cases of food poisoning related to exploitation and utilization of poisonous marine animals.<br />
This investigation was conducted from 2011 to 2012 to provide information about the status of exploitation and utilization<br />
of some venomous fish in Nha Trang – Khanh Hoa. Venomous fish samples were collected in fishing ports, wholesale<br />
markets, coastal areas and from fishermen exploited around Nha Trang coastal areas and then identified by common<br />
classification materials at home and abroad. The survey methods of rapid rural appraisal (RRA) and questionnaires were<br />
carried out to learn about the status of exploitation and utilization of venomous fish. The result showed that a large amount<br />
of venomous fish were daily exploited and utilized (150 kg/day/household). Apart from 10 poisonous puffer fish species<br />
published in the previous paper, there were also 14 other venomous fish species commonly exploited and utilized by<br />
inhabitants and then used for food, ornament and feed for animal husbandry. In general, the information and inhabitants’<br />
knowledge of venomous fish species were still limited. This survey also put forward a great number of solutions to reduce<br />
the risk of food poisoning related to exploitation and utilization of venomous fish.<br />
Keywords: exploitation, poisoning prevention and treatment, utilization, venomous fish, venomous spine<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hải sản nói chung và cá biển nói riêng là loại<br />
thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi giá trị<br />
dinh dưỡng cao và mùi vị thơm ngon của chúng.<br />
Tuy nhiên, nhiều loài hải sản được biết đến có mang<br />
độc tố gây chết người [7],[9],[12],[15],[19],[20],[22].<br />
<br />
1<br />
<br />
Các vùng biển nước ta đã ghi nhận 39 loài sinh vật<br />
độc hại, có khả năng gây chết người bao gồm 22<br />
loài cá, 10 loài rắn biển, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc<br />
cối, 3 loài cua hạt và 1 loài sam [7]. Trên thế giới đã<br />
thống kê được ít nhất 1.200 loài cá biển mang độc<br />
tố [13].<br />
<br />
ThS. Lê Thị Hồng Mơ, 2 ThS. Trần Văn Dũng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Nguồn gốc độc tố và phương thức gây độc của<br />
các loài cá mang độc tố rất đa dạng. Các chất độc<br />
có thể do bản thân các loài cá mang độc hoặc do<br />
ăn phải những loài sinh vật khác có chứa độc tố<br />
như tảo, vi khuẩn và nguyên sinh động vật [15]. Con<br />
người có thể bị ngộ độc thông qua con đường ăn<br />
uống (cá nóc, cá trích, cá chình, cá mòi đường, cá<br />
hồng,…), bị chúng cắn/chích (cá mao tiên, cá mặt<br />
quỷ, cá đuối, cá ngát,…) hoặc có thể bằng cả hai<br />
cách trên (cá chình, cá nóc,…) [7],[15]. Bản chất<br />
của các loại độc tố ở cá chủ yếu thuộc nhóm chất<br />
độc thần kinh thường gặp là tetrodotoxin, hay một<br />
số chất độc có bản chất là protein,… Hầu hết chúng<br />
là những chất độc rất nguy hiểm có thể gây tử vong<br />
trong thời gian ngắn ở liều lượng thấp. Người bị<br />
nhiễm độc, tùy theo mức độ nặng nhẹ, có thể biểu<br />
hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, rối loạn thần kinh,<br />
co giật, liệt cơ, hoại tử, hôn mê, trụy tim mạch và<br />
chết [2]. Các cơ quan mang độc tố ở cá cũng rất<br />
đa dạng, chúng có thể nằm trong nội tạng, tuyến<br />
sinh dục, cơ, da, xương, tia vây hay các gai độc<br />
[4],[6],[9],[15],[19].<br />
Trên thế giới cũng như trong nước, nhiều<br />
trường hợp ngộ độc do vô tình hay cố ý tiếp xúc với<br />
các loài cá có gai độc đã được báo cáo, và nhiều<br />
trường hợp nhiễm độc nặng và tử vong đã được ghi<br />
nhận [7], [17], [23]. Sự thiếu hụt các thông tin nghiên<br />
cứu, cảnh báo, nhận biết cũng như các biện pháp<br />
phòng tránh những loài cá có mang độc tố này là<br />
một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng<br />
các trường hợp ngộ độc. Điều tra về tình hình khai<br />
thác, sử dụng và đề xuất một số biện pháp phòng<br />
tránh ngộ độc gây ra do các loài cá độc, đặc biệt là<br />
nhóm cá có gai độc, là rất cần thiết góp phần nâng<br />
cao ý thức người dân và hạn chế những trường hợp<br />
ngộ độc có liên quan.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 đến<br />
năm 2012 trên các loài cá độc tại vùng biển Nha<br />
Trang – Khánh Hòa. Các mẫu cá độc được thu tại<br />
các cảng cá và chợ đầu mối, các bãi triều ven biển<br />
và từ các ngư dân lặn bắt quanh khu vực vùng biển<br />
Nha Trang – Khánh Hòa. Trong quá trình điều tra,<br />
tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân và thông<br />
qua trả lời các bản câu hỏi (phương pháp đánh giá<br />
nhanh nông thôn - RRA và phương pháp điều tra<br />
qua phiếu - SQ) nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác,<br />
<br />
Số 1/2014<br />
chế biến và sử dụng các loài cá độc; cách nhận biết<br />
các bộ phận và cơ quan có chứa độc tố, phương<br />
pháp loại bỏ các loại độc tố đó. Các mẫu cá được<br />
thu, phân tích và định loại thông quan các tài liệu<br />
phân loại cá biển thông dụng [15], [16]. Các mẫu<br />
cá độc được lưu giữ tại Bảo tàng Thủy sinh vật Trường Đại học Nha Trang phục vụ công tác tuyên<br />
truyền, giảng dạy và tham quan.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Trình độ của người tham gia khai thác và<br />
sử dụng một số loài cá mang độc tố<br />
Kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết các ngư dân<br />
khai thác và sử dụng nguồn cá biển mang độc tố<br />
được điều tra có trình độ văn hóa rất hạn chế. Đa<br />
phần có trình độ văn hóa cấp II chiếm 69,44%, trong<br />
khi số người học cấp III chỉ chiếm 13,89% thấp hơn<br />
cả số người học cấp I (16,67%).<br />
2. Các hình thức khai thác và lưu giữ cá mang<br />
độc tố<br />
Bảng 1. Phương thức khai thác và lưu giữ cá<br />
mang độc tố (n = 36)<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu điều tra<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số người trả lời<br />
<br />
1<br />
<br />
Hình thức khai thác<br />
- Giã cào<br />
- Lặn bắt<br />
- Lưới<br />
- Câu<br />
- Hình thức khác<br />
<br />
47,22<br />
11,11<br />
13,89<br />
19,44<br />
8,33<br />
<br />
17<br />
4<br />
5<br />
7<br />
3<br />
<br />
Hình thức lưu giữ<br />
- Ướp lạnh<br />
- Giữ sống<br />
- Không ướp lạnh<br />
<br />
22,22<br />
25,00<br />
52,78<br />
<br />
8<br />
9<br />
19<br />
<br />
2<br />
<br />
Các hộ ngư dân sử dụng nhiều phương tiện<br />
khác nhau để khai thác các loài cá mang độc tố như:<br />
giã cào, lặn bắt, lưới, câu và các hình thức khác.<br />
Trong đó, hình thức khai thác bằng giã cào là phổ<br />
biến nhất chiếm 47,22%. Sản lượng khai thác trung<br />
bình đạt 150 kg/ngày/hộ bao gồm nhiều loài cá khác<br />
nhau. Sau khi khai thác, các loài cá có gai độc này<br />
được lưu giữ sống (25%) hoặc tươi bằng cách ướp<br />
lạnh (22,22%) hoặc không (52,78%). Hoạt động<br />
khai thác các loài cá này thường diễn ra quanh năm<br />
trừ những tháng mưa bão lớn, tập trung chủ yếu từ<br />
tháng 1 đến tháng 10.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
3. Các loài cá mang độc tố thường được người dân sử dụng<br />
Bảng 2. Các loài cá mang độc tố thường được người dân sử dụng<br />
STT<br />
<br />
Tên tiếng việt<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Sử dụng<br />
<br />
1<br />
<br />
Cá đuối bồng mõm nhọn Dasyatis zugei Muller & Henle, 1841<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
2<br />
<br />
Cá đuối bông lồi<br />
<br />
Dasyatis bennettii Müller & Henle, 1841<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
3<br />
<br />
Cá đuối bồng đuôi vằn<br />
<br />
Dasyatis kuhlii Müller & Henle, 1841<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
4<br />
<br />
Cá đuối bồng mõm tù<br />
<br />
Dasyatis variden Garman, 1885<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
5<br />
<br />
Cá bọ cạp có gai ở đầu<br />
<br />
Scorpaena hatizyoensis Matsubara, 1943<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
6<br />
<br />
Cá ngát<br />
<br />
Plotosus anguillaris Bloch, 1797<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
7<br />
<br />
Cá mao tiên<br />
<br />
Dendrochius zebra Cuvier & Valenciennes, 1829<br />
<br />
Thực phẩm, làm cảnh<br />
<br />
8<br />
<br />
Cá mặt quỷ xám<br />
<br />
Inimicus idactylus Pallas, 1769<br />
<br />
Thực phẩm, làm cảnh<br />
<br />
9<br />
<br />
Cá mặt quỷ rạn san hô<br />
<br />
Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801<br />
<br />
Thực phẩm, làm cảnh<br />
<br />
10<br />
<br />
Cá bống Vân Mây<br />
<br />
Yongeichthys nebulosus Forskal, 1775<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
11<br />
<br />
Cá dìa chấm<br />
<br />
Siganus javus Linnaeus, 1766<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
12<br />
<br />
Cá dìa vệt vàng<br />
<br />
Siganus orgamin Bloch & Schncider 1801<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
13<br />
<br />
Cá dìa đen<br />
<br />
Siganus fuscescens Houttuyn, 1782<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
14<br />
<br />
Cá dìa sọc<br />
<br />
Siganus guttatus Bloch, 1787<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
15<br />
<br />
Cá dìa đôi vạch<br />
<br />
Siganus virgatus Valenciennes, 1835<br />
<br />
Thực phẩm<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 15 loài cá độc<br />
thuộc 8 giống thường được người dân khai thác<br />
và sử dụng. Trong số này, cá dìa có số lượng loài<br />
nhiều nhất với 5/15 loài, tiếp theo là cá đuối với 4/15<br />
loài. Trong các loài kể trên, cá mặt quỷ, cá mao tiên,<br />
cá bọ cạp có gai ở đầu, là những loài độc nhất, có<br />
thể gây chết người. Các trường hợp nhiễm độc<br />
gây chết người liên quan đến các loài cá này đã<br />
được báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới [14],[18],[21].<br />
<br />
So với nghiên cứu về thành phần cá nóc độc trước<br />
đó (10 loài), nhóm cá này có độc tính kém hơn, tuy<br />
nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho<br />
người khai thác và sử dụng đặc biệt là khi tiếp xúc<br />
với chúng [4]. Sau khi chuyển vào bến cảng, hầu<br />
hết các loài cá này, đặc biệt là những cá thể có kích<br />
thước lớn, được các thương lái mua ngay dùng làm<br />
thực phẩm. Một số loài cá đẹp được giữ sống để<br />
nuôi làm cảnh như cá mao tiên và cá mặt quỷ.<br />
<br />
4. Cách chế biến và sử dụng các loài cá mang độc tố<br />
Bảng 3. Cách chế biến, sử dụng và loại bỏ độc tố các loài cá độc (n = 36)<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu điều tra<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số người trả lời<br />
<br />
1<br />
<br />
Người sử dụng cá<br />
- Có sử dụng cá độc<br />
<br />
100<br />
<br />
36<br />
<br />
2<br />
<br />
Cách phòng tránh bị ngộ độc<br />
- Không để bị đâm, chích bởi gai độc<br />
<br />
100<br />
<br />
36<br />
<br />
44,44<br />
25,00<br />
19,44<br />
5,56<br />
5,56<br />
<br />
16<br />
9<br />
7<br />
2<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Cách chế biến, sử dụng<br />
- Nướng<br />
- Canh chua<br />
- Chiên, kho, hấp, sốt<br />
- Làm đồ mỹ nghệ, làm cảnh<br />
- Làm thức ăn nuôi thủy sản<br />
<br />
Hầu hết các loài cá mang độc tố trong nghiên<br />
cứu này đều được sử dụng làm thực phẩm (88,89%).<br />
Cách chế biến, sử dụng các loại cá này tương tự<br />
<br />
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
như những loài cá thông thường với các cách chế<br />
biến như: nướng, canh chua, chiên, hấp,… Một<br />
số loài cá hình dạng đẹp được sử dụng làm cảnh<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
(cá mao tiên, cá mặt quỷ). Những cá thể có kích thước<br />
nhỏ, giá trị kinh tế thấp thường được sử dụng cùng với<br />
cá tạp làm thức ăn nuôi thủy sản hay chăn nuôi.<br />
Tất cả các loài cá này đều có khả năng gây độc<br />
thông qua các gai, tia vây hoặc đuôi có mang độc<br />
tố. Trong quá trình khai thác và sử dụng, để tránh bị<br />
nhiễm độc, người dân cần tránh tiếp xúc trực tiếp và<br />
không để bị chích bởi các cơ quan mang độc tố trên.<br />
Nhiều loài cá trong nghiên cứu này có mùi vị thơm<br />
ngon, được người dân ưa chuộng và bán trong các<br />
nhà hàng với giá khá cao, đặc biệt là cá mặt quỷ có<br />
giá từ 350 – 720 nghìn đồng/kg.<br />
5. Cách nhận biết các bộ phận mang độc tố ở cá<br />
Bảng 4. Cách nhận biết các bộ phận<br />
chứa độc tố ở cá (n = 36)<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu điều tra<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số người<br />
trả lời<br />
<br />
1<br />
<br />
Khả năng nhận biết được<br />
bộ phận chứa độc tố ở cá<br />
- Có<br />
- Không<br />
<br />
91,67<br />
8,33<br />
<br />
33<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
Các bộ phận chứa độc tố<br />
- Các tia vây sắc, nhọn<br />
- Gai đuôi, sắc nhọn<br />
<br />
69,44<br />
30,56<br />
<br />
25<br />
11<br />
<br />
3<br />
<br />
Biết được bộ phận chứa<br />
độc tố ở cá qua<br />
- Nghe nói<br />
- Qua kinh nghiệm<br />
- Qua tài liệu<br />
<br />
58,33<br />
36,11<br />
5,56<br />
<br />
21<br />
13<br />
2<br />
<br />
Hơn 90% số người được hỏi nhận biết được bộ<br />
phận mang độc tố ở cá. Trong đó, tùy loài cá mà cơ<br />
quan chứa độc tố có thể là các tia vây (69,44%) hay<br />
gai đuôi (30,56%). Các bộ phận hay cơ quan chứa<br />
độc tố ở cá được người dân nhận biết chủ yếu qua<br />
nghe nói từ những người xung quanh (58,33%), còn<br />
lại thông qua kinh nghiệm của bản thân (36,11%), rất<br />
ít người biết thông qua sách vở hay tài liệu (5,56%).<br />
6. Các loại độc tố và giải pháp phòng tránh<br />
6.1. Cơ chế gây độc và triệu chứng ngộ độc<br />
Gai độc trên các tia vây hoặc đuôi được nối với<br />
tuyến độc nằm ngay phía gốc mỗi tia vây. Đây là cơ<br />
quan tự vệ và tấn công quan trọng của các loài cá<br />
độc [10]. Nhiều loài cá độc, đặc biệt là cá mặt quỷ,<br />
cá mao tiên hay cá bọ cạp có gai ở đầu và cá đuối,<br />
thường có khả năng ngụy trang rất tốt trong các rạn<br />
san hô, dưới cát hay các hang, hốc đá [15],[16],[21].<br />
Việc khó nhận biết chúng khi tham quan, thám hiểm<br />
hoặc bơi lội làm gia tăng nguy cơ bị những loài cá<br />
này tấn công. Khi vô tình tiếp xúc phải chúng, tùy<br />
áp lực mạnh hay nhẹ, lượng độc tố phóng ra có thể<br />
<br />
nhiều hay ít [9]. Các chất độc sẽ phóng ra cùng lúc<br />
khi các gai độc chích vào nạn nhân. Cơ quan bị nhiễm<br />
độc thường là chân, tay, hoặc các ngón tay do tiếp xúc<br />
trực tiếp với các loài cá này.<br />
Bản chất của các chất độc trên các loài cá có<br />
gai độc thường là các loại chất độc thần kinh, có bản<br />
chất là protein hoặc các dạng peptide tồn tại ở rất<br />
nhiều dạng khác nhau tùy theo loài cá (crinotoxin,<br />
thromboxane, phosphodiesterase, verrucotoxin,<br />
stonustoxin,…) [9]. Chúng đều là những chất có độc<br />
tính cao và có khả năng gây tử vong trong trường<br />
hợp nhiễm nặng và không có các biện pháp xử lý kịp<br />
thời. Khác với Tetrodotoxin ở cá nóc, các chất độc có<br />
bản chất protein dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt, tan<br />
trong nước và biến tính hoàn toàn trong quá trình chế<br />
biến. Do vậy, mức độ nguy hiểm gây ra liên quan đến<br />
các loài cá có gai độc thường thấp hơn các nhóm<br />
mang độc tố Tetrodotoxin hay Ciguatoxin.<br />
Triệu chứng lâm sàng khi ngộ độc: Tùy theo<br />
lượng độc nhiễm vào cơ thể, sau vài giờ nạn nhân<br />
có biểu hiện đau nhức, bầm tím, da biến màu, sưng<br />
phù, bội nhiễm, vết sưng lan rộng xung quanh vùng<br />
bị chích, hoại tử cục bộ. Trường hợp nhẹ, các dấu<br />
hiệu sẽ ổn định lại sau 12 – 24 giờ nhiễm độc. Trong<br />
trường hợp nhiễm độc nặng, nạn nhân có biểu hiện<br />
đau nhức dữ dội, khó thở, hạ huyết áp, nhịp tim<br />
chậm và rối loạn, suy tim, liệt cơ. Trường hợp nặng<br />
hơn, nạn nhân có biểu hiện suy hô hấp, co giật, liệt<br />
toàn thân, hôn mê và chết [9].<br />
6.2. Giải pháp phòng tránh<br />
Để hạn chế nguy cơ nhiễm độc trong quá trình<br />
khai thác và sử dụng các loài cá độc cần có sự phối<br />
hợp của người dân, chính quyền các cấp và các cơ<br />
quan chức năng. Hạn chế khai thác và sử dụng các<br />
loài cá có gai độc. Trong trường hợp khai thác và sử<br />
dụng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng khi còn<br />
sống, trong quá trình chế biến, cần có các dụng cụ<br />
bảo vệ như găng tay [1]. Cần tìm hiểu và nhận biết<br />
các loài cá có gai độc này thông qua sách báo, tài liệu<br />
và các phương tiện truyền thông đại chúng để có biện<br />
pháp bảo vệ khi tiếp xúc với chúng. Khi lặn bắt hoặc<br />
tham quan phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ. Không<br />
cầm nắm, tiếp xúc các loài hải sản có mang độc tố.<br />
Khi bị chích bởi các loài cá có gai độc này, cần<br />
nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu kịp<br />
thời: rửa sạch vết thương (nước muối, giấm hay xà<br />
phòng), tìm kiếm và loại bỏ các gai nhỏ, gai gãy còn<br />
sót lại xung quanh vết thương; ngâm phần bị tổn<br />
thương trong nước muối ấm 45 – 500C (tùy theo khả<br />
năng chịu đựng của nạn nhân) trong thời gian khoảng<br />
30 – 90 phút cho đến khi dấu hiệu đau nhức giảm<br />
bớt. Để duy trì nhiệt độ nước không thấp hơn 450C,<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
cần tiến hành thay nước ấm định kỳ 10 phút/lần [8],<br />
[11], [18]. Sau đó, cần đưa nạn nhân đến các cơ sở<br />
y tế gần nhất trước khi xuất hiện các triệu chứng<br />
nặng hơn (đau nhức dữ dội, sưng phù, hoại tử cục<br />
bộ, rối loạn hô hấp, nhịp tim,...) để được điều trị kịp<br />
thời với các biện pháp như gây tê, tiêm thuốc giảm<br />
đau, thuốc giải độc,...<br />
Ngoài ra, chính quyền các cấp và các cơ quan<br />
chức năng (ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển<br />
nông thôn) cần phối hợp với nhau trong việc tuyên<br />
truyền người dân về tính độc hại của các loài cá<br />
mang độc tố, biện pháp phòng tránh, và giám sát<br />
việc thực thi các chỉ thị về phòng chống ngộ độc do<br />
các loài cá mang độc tố gây ra.<br />
<br />
Số 1/2014<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Sản lượng cá mang độc tố được khai thác và<br />
sử dụng hàng ngày là rất lớn (150 kg/ngày/hộ). Có<br />
14 loài cá có gai độc thường được người dân khai<br />
thác và sử dụng làm thực phẩm, làm cảnh và thức<br />
ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về<br />
các loài cá độc còn rất hạn chế.<br />
2. Kiến nghị<br />
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng<br />
cao ý thức người dân về mối nguy hiểm và các biện<br />
pháp phòng chống ngộ độc khi khai thác và sử dụng<br />
các loài cá mang độc tố.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Bộ Thủy sản, 2003. Chỉ thị về việc ngăn chặn ngộ độc cá nóc. Số: 06/2003/CT-BTS.<br />
Bộ Y tế, 2002. Quyết định số 354/QĐ-BYT ngày 06/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và<br />
phòng ngộ độc cá nóc.<br />
Đào Việt Hà, Đỗ Thị Tuyết Nga, 2006. Độc tính Tetrodotoxin (TTX) của cá bống vân mây (Yongeichthys nebulosus Forskal,<br />
1775) thu tại Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Biển, số 1: 82 – 91.<br />
Lê Thị Hồng Mơ, Trần Văn Dũng, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá nóc độc ở Nha Trang – Khánh Hòa.<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 3, trang: 25 - 29.<br />
Đỗ Tuyết Nga, Đào Việt Hà, Phạm Xuân Kỳ, Lưu Thị Hà, Cao Phương Dung, 2003. Xác định độc tố Tetrodotoxin trong một<br />
số loài cá nóc thu ở Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Viện Hải dương học Nha Trang, tập 13: 215 - 224.<br />
Lâm Ngọc Trâm, Đỗ Tuyết Nga, Nguyễn Phi Đính, 1999. Các hợp chất tự nhiên trong sinh vật biển Việt Nam. NXB Khoa<br />
học và Kỹ thuật.<br />
Võ Sĩ Tuấn, 2006. Khảo sát và nghiên cứu sinh vật mang độc tố có thể gây chết người ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập<br />
Nghiên cứu biển, tập XV. NXB Khoa học và Kỹ thuật.<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
20.<br />
21.<br />
22.<br />
23.<br />
<br />
Atkinsin P.R.T., Boyle A., Hartin D., McAuley D., 2006. Is hot water immersion an effective treatment for marine envenomation?<br />
Emerg Med J, 23: 503-508.<br />
Chan, HY, Chan, YC, Tse, ML, Lau, FL, 2010. Venomous fish sting cases reported to Hong Kong Poison Information Centre:<br />
a three-year retrospective study on epidemiology and management. Hong Kong Journal of Emergency Medicine vol. 17 (1): 40 - 44.<br />
Cooper, MNK, 1991. Stone fish and Stingrays - Some notes on the injuries that they cause to man. J R Army Med Corps, 137: 136 - 140.<br />
Edmonds CE., 1975. Dangerous Marine Animals of the Indo-Pacific Region. Newport, Victoria: Wedneil: 24-78<br />
Fusetani N, Kem W., 2009. Marine toxins: an overview. In: Fusetani N, W. Kem (eds) Marine toxins as research tools,<br />
Springer-Verlag, Berlin, Germany: 1-44.<br />
Grady, D., 2006. Venom runs thick in fish families, Researchers Learn. New York Times.<br />
Gwee, MCE, Gopalakrishnakone, P, Yuen, TR, Khoo, HE, and Low, KSY, 1994. A review of stonefish venoms and toxins. Pharmac.<br />
Ther. Vol. 64: 509-528.<br />
Halstead, B.W., 1988. Poisonous and venomous marine animals of the world, 2nd rev. ed. Princeton, NJ, Darwin Press, 1168: 288 plates.<br />
Halstead, B.W., Auerbach, P.S., Campbell, D., 1990. A colour atlas of dangerous marine animals. London, Wolfe Medical<br />
Publications Ltd., 192 pp.<br />
Russell, FE, 1965. Marine toxins and venomous and poisonous marine animals. In: Russell FS, ed. Advances in marine biology. Vol.<br />
3. London, Academic Press, 255 pp.<br />
Russell, FF., 1974. Prevention and Treatment of Venomous Animal Injuries. Cellular and Molecular Life Sciences, 30 (1): 8-12.<br />
Southcott, RV and D.sc, MD., 1977. Australian Venomous and Poisonous Fishes. Clinical Toxicology 10(3): 291-325.<br />
Sutherland SK, 1983. Australian animal toxins: the creatures, their toxins and the care of the poisoned patient. Melbourne, Oxford<br />
University Press, 540 pp.<br />
Tam, G, Ng, H, Chau, C, Chan, T, Chan, A., Mak, T, Lau, FL, Tse, ML, Ngan, T, Wong, I., 2007. Venomous Fishes Venomous Fishes<br />
- They Sting. Hongkong Poison Control Network. Poisoning.com Vol 2, Issue 3.<br />
Taylor, G., 2000. Toxic fish spine injury: Lessons from 11 years experience. SPUMS Journal Volume 30, no.1.<br />
Williamson JA, Fenner PJ, Burnett JW, Rifkin JF, ed., 1996. Venomous and poisonous marine animals: a medical and biological handbook.<br />
Sydney, University of New South Wales Press/Fortitude Valley Queensland, Surf Life Saving Queensland Inc., 504 pp.<br />
<br />
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />